Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp để dạy tốt môn âm nhạc ở trường THCS Sơn Hà

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp để dạy tốt môn âm nhạc ở trường THCS Sơn Hà

Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật mà ở đó những ấn tượng của cuộc sống, tâm tư, tình cảm của con người được thể hiện bằng âm thanh. Các phương tiện để diễn tả của âm nhạc bao gồm các yếu tố âm nhạc. Như vậy, mỗi loại hình nghệ thuật đều dựa vào trước hết là những vật liệu riêng của nó, những phương tiện vật chất đặc thù để xây dựng nên hình tượng trong tác phẩm. Văn học dựa vào ngôn ngữ, điêu khắc đất, đá, thạch cao, hội họa màu sắc; múa, điệu bộ của con người và Âm nhạc là nghệ thuật âm thanh – nó thuộc loại văn hóa phi vật thể, có tác động mạnh mẽ đến tình cảm, cảm xúc của con người. Dạy âm nhạc trong trường phổ thông không nhằm đào tạo nghề mà thông qua phương tiện âm nhạc để tác động vào thế giới tinh thần của học sinh, có tác dụng làm cân bằng, hài hòa các hoạt động giáo dục trong nhà trường.

Âm nhạc gắn liền với con người từ lúc chào đời và tiếng hát là một “nhạc cụ” bẩm sinh ở mỗi người mà ai cũng có thể bộc lộ được. Âm nhạc giúp con người nâng cao thẩm mỹ, thêm tươi trẻ và yêu cuộc sống, yêu lao động hơn. Có thể nói âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của mỗi chúng ta, nó ảnh hưởng trực tiếp đến con người bằng tác động của giai điệu và lời ca.

 

doc 32 trang thuychi01 7180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp để dạy tốt môn âm nhạc ở trường THCS Sơn Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GD & ĐT HUYỆN QUAN SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ DẠY TỐT MÔN ÂM NHẠC 
Ở TRƯỜNG THCS SƠN HÀ
	Người thực hiện: Đỗ Xuân Ngọc
	Chức vụ: Giáo viên
	Đơn vị công tác:Trường THCS Sơn Hà
 	SKKN thuộc môn: Âm nhạc
THANH HÓA NĂM 2017
THANH HOÁ NĂM 2017
Năm học 2016-2017
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
1.5. Những điểm mới của SKKN
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của SKKN
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN
- Thuận lợi
3
- Khó khăn
+ Đặc điểm địa phương
+ Đặc điểm nhà trường
+ Về phía giáo viên
4
+ Về phía học sinh
2.3. Những giải pháp để giải quyết vấn đề
* Đối với việc dạy học nhạc lí
5
5- 7
* Đối với việc dạy hát
7- 11
* Đối với việc dạy tập đọc nhạc
11- 17
* Đối với việc dạy ÂNTT
17- 20
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
20- 21
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
21
1. MỞ ĐẦU
	1.1. Lí do chọn đề tài
	Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật mà ở đó những ấn tượng của cuộc sống, tâm tư, tình cảm của con người được thể hiện bằng âm thanh. Các phương tiện để diễn tả của âm nhạc bao gồm các yếu tố âm nhạc. Như vậy, mỗi loại hình nghệ thuật đều dựa vào trước hết là những vật liệu riêng của nó, những phương tiện vật chất đặc thù để xây dựng nên hình tượng trong tác phẩm. Văn học dựa vào ngôn ngữ, điêu khắc đất, đá, thạch cao, hội họa màu sắc; múa, điệu bộ của con người và Âm nhạc là nghệ thuật âm thanh – nó thuộc loại văn hóa phi vật thể, có tác động mạnh mẽ đến tình cảm, cảm xúc của con người. Dạy âm nhạc trong trường phổ thông không nhằm đào tạo nghề mà thông qua phương tiện âm nhạc để tác động vào thế giới tinh thần của học sinh, có tác dụng làm cân bằng, hài hòa các hoạt động giáo dục trong nhà trường. 
Âm nhạc gắn liền với con người từ lúc chào đời và tiếng hát là một “nhạc cụ” bẩm sinh ở mỗi người mà ai cũng có thể bộc lộ được. Âm nhạc giúp con người nâng cao thẩm mỹ, thêm tươi trẻ và yêu cuộc sống, yêu lao động hơn. Có thể nói âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của mỗi chúng ta, nó ảnh hưởng trực tiếp đến con người bằng tác động của giai điệu và lời ca.
Trong nhà trường THCS, giáo dục âm nhạc đã được đưa vào là môn học chính khóa. Bằng ngôn ngữ và đặc thù riêng, âm nhạc không chỉ mang lại những xúc động, niềm vui sướng trong cuộc sống tinh thần mà còn giúp các em học sinh mở rộng tầm hiểu biết về thế giới xung quanh. Thông qua âm nhạc giúp các em có thêm nghị lực vươn tới những ước mơ cao đẹp, biết ghét bỏ và loại trừ những thói hư tật xấu, biết yêu cuộc sống và yêu lao động, yêu trường lớp, yêu thầy cô, có tình thân ái với bạn bè.
Muốn cho học sinh, nhất là học sinh THCS có những tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo có năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên thì đòi hỏi người giáo viên phải có một phương pháp dạy học đạt hiệu quả cao trong từng bài và từng tiết dạy đối với các môn 
học nói chung và môn Âm nhạc nói riêng.
	Ở môn âm nhạc THCS, có các phân môn được lồng ghép với nhau để tạo cho học sinh những kĩ năng âm nhạc ban đầu. Đó là phân môn học hát; phân môn Tập đọc nhạc; phân môn Âm nhạc thường thức. Thông qua các phân môn này, học sinh được giáo dục về âm nhạc để nâng cao năng lực cảm thụ và thẩm mĩ âm nhạc ở mức độ cần thiết theo mục tiêu chung của môn học. Tính tích cực trong âm nhạc cần được xác định cụ thể thông qua các hoạt động của thầy và trò, đó là điều mà người giáo viên âm nhạc cần biết để có thể vận dụng ngay vào các tiết dạy của mình. 
Vì vậy qua một thời gian học tập và giảng dạy môn âm nhạc ở trường THCS Sơn Hà, với sự tích lũy kinh nghiệm qua những bài dạy tập đọc nhạc; dạy bài hát; âm nhạc thường thức; nhạc lí ... đối với những đối tượng học sinh khác nhau, tôi mạnh dạn đưa ra “Một số giải pháp để học tốt môn Âm nhạc ở trường THCS Sơn Hà” nhằm góp thêm những ý kiến, kinh nghiệm của bản thân vào việc đổi mới phương pháp dạy học môn âm nhạc trong trường THCS.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Giáo dục phổ thông nhằm giáo dục học sinh phát triển toàn diện, không những nâng cao hiểu biết về kiến thức văn hoá mà còn phát huy năng lực cảm thụ âm nhạc, làm cho đời sống tinh thần thêm phong phú, lành mạnh tạo điều kiện để các em bộc lộ và phát triển năng khiếu, góp phần phát triển toàn diện và hài hòa về tính cách cho các em.
Đặc biệt giáo dục thẩm mỹ trong nhà trường phổ thông là một trong bốn mặt giáo dục quan trọng nhất: Đức - Trí- Thể -Mĩ. Cái đẹp trong nghệ thuật âm nhạc xuất phát từ tác phẩm, từ nghệ thuật trình diễn tạo nên những hình tượng âm nhạc có tác dụng truyền cảm mạnh mẽ làm rung động lòng người, hướng con người tới Chân- Thiện -Mĩ
	 Xuất phát từ đặc trưng bộ môn thuộc phạm trù nghệ thuật đòi hỏi sự hứng thú cao, từ yêu cầu của việc đổi mới phương pháp là phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Có như vậy các em mới có điều kiện khắc phục khó khăn tiếp nhận kiến thức mới.
	Xuất phát từ tâm lý lứa tuổi học sinh THCS là lứa tuổi nhạy cảm, hiếu động ham thích ca hát. Nếu giáo viên gây được hứng thú trong bài dạy sẽ tạo cho học sinh sự phấn chấn, hào hứng để tiếp thu bài học một cách có hiệu quả.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh khối 6,7,8,9 trường THCS Sơn Hà- Quan Sơn- Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp minh hoạ
- Phương pháp tổng hợp
- Phương pháp quan sát sư phạm
- Thực tế giảng dạy
- Phương pháp kiểm nghiệm so sánh
- Qua sách báo, băng hình, dự giờ thăm lớp, trao đổi kinh nghiệm với 
đồng nghiệp.
	1.5. Những điểm mới của Sáng kiến kinh nghiệm
	 Học sinh tiếp thu bài một cách chủ động trong mọi tình huống sư phạm. Thực hiện yêu cầu bài học sáng tạo, khoa học không bị gò bó nhồi nhét.
	Học sinh tự tin khi trình bày các tác phẩm trước đám đông, phát huy các khả năng thiên bẩm mà không cần sự áp đặt của giáo viên.
	Học sinh thực sự cảm nhận được sự khác biệt giữa việc học môn Âm nhạc với các môn khoa học khác. Thêm yêu thích môn học hơn, tích cực hoạt động trong các phong trào văn hóa văn nghệ của trường trong các đột hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn trong năm.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/05/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo cũng đã nêu: “Phải phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh; điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiên thức vào thực tiễn;tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”.
	Trong những năm qua, từ khi nước ta bước sang thế kỷ XXI, sự nghiệp giáo dục đào tạo âm nhạc có điều kiện phát triển những bước cao hơn. Cho đến ngày nay việc đưa âm nhạc vào học đường đã được chú trọng vì những lợi ích quan trọng của nó trong việc giáo dục hình thành nhân cách cho học sinh trở thành những con người toàn diện. Bởi vậy việc dạy bộ môn âm nhạc ở trường học nói chung và ở trường THCS Sơn Hà- huyện Quan Sơn nói riêng, mặc dù không nhằm đào tạo các em thành những con người hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp mà chủ yếu là giáo dục văn hoá âm nhạc, làm cho các em yêu thích nghệ thuật âm nhạc, hình thành ở học sinh một tâm hồn trong sáng, một thị hiếu âm nhạc lành mạnh, cách tư duy sắc sảo, lòng khát khao sáng tạo, giàu tình cảm, nhanh nhẹn hoạt bát và sống vui tươi. 
Đây là một môn học còn rất mới mẻ và không giống những môn học khác, 
môn học mang tính nghệ thuật cao, học sinh học theo phương châm “học để mà 
vui - vui để mà học”. Vì vậy tạo cho các em sự say mê hứng thú học tập là rất 
cần thiết.
	2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
	- Thuận lợi:
Trường THCS Sơn Hà luôn được sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương trong công tác hoạt động giáo dục. Đội ngũ giáo viên đồng đều, được đào tạo chuẩn và trên chuẩn có lòng nhiệt tình yêu nghề mến trẻ, tận tụy với công việc, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ.
	- Khó khăn:
+ Đặc điểm tình hình địa phương
Sơn Hà là xã vùng cao, đặc biệt khó khăn của huyện Quan Sơn. Phía Bắc giáp xã Sơn Lư và thị trấn Quan Sơn; phía Nam giáp Lào (Với 3,9 km đường biên); phía Tây giáp xã Tam Lư và xã Sơn Lư; phía Đông giáp xã Trung Thượng và xã Yên Khương của huyện Lang Chánh. Diện tích tự nhiên của xã Sơn Hà hơn 8.974,24 ha; dân số có hơn 2024 khẩu. Toàn xã có 6 thôn bản; thuộc chương trình 135 của chính phủ. Địa hình xã Sơn Hà rất phức tạp, núi non hiểm trở, các thôn bản đóng rải rác xa trung tâm xã đường giao thông tới nhiều thôn bản đi lại hết sức khó khăn, sông suối chằng chịt, mùa mưa lũ đi lại rất khó khăn và nguy hiểm. Các thôn bản lại cách xa nhau và cách xa trung tâm xã, có bản xa đến 13 km do vậy ảnh hưởng lớn đến việc đi học của con em trong xã.
	Tình hình chính trị ổn định, đời sống kinh tế, văn hoá của Sơn Hà đã có bước phát triển. Tuy nhiên, trình độ dân trí không đồng đều, trên 95% là dân tộc Thái, đời sống kinh tế còn ở mức thấp thuộc diện khó khăn. 100% dân số sống bằng nghề trồng lúa nước, lúa rẫy và các cây ngắn ngày nên tỉ lệ hộ đói nghèo còn ở mức cao. 
+ Đặc điểm nhà trường
	Những năm trở lại đây, nhà trường gặp không ít những khó khăn về cơ sở vật chất. Phòng lớp học xuống cấp trầm trọng và không sử dụng được. Năm học 2015 – 2016 nhà trường phải tổ chức các hoạt động giáo dục nhờ ở trường tiểu học Sơn Hà; năm học 2016 – 2017 nhà trường tổ chức dạy học ở 04 phòng học tạm bợ bằng tranh tre, nứa lá. Trang thiết bị dạy học chưa đáp ứng được nhu cầu dạy và học trong điều kiện mới. Bên cạnh đó, học sinh chủ yếu ở các chòm bản xa, lại chưa có nhà bán trú nên việc đến trường của các em còn gặp rất nhiều khó khăn. Điều kiện kinh tế của người dân còn nghèo, dân trí không cao nên việc đầu tư cho con em học tập còn hạn chế. 
+ Về phía giáo viên
Nhìn chung, đội ngũ cán bộ giáo viên nhà trường tương đối đông, song chất lượng không đồng đều. Chưa có kinh nghiệm dạy học theo hướng đổi mới tích hợp liên môn trong những tiết dạy ở các môn học dẫn đến giờ học thường khô khan, thiếu sinh động, chưa kích thích hứng thú và sự yêu thích của học sinh, phần nào ảnh hưởng đến thái độ học tập của học sinh nói chung và đối với 
môn âm nhạc nói riêng.
+ Về phía học sinh
Đối với học sinh trường THCS Sơn Hà, nhìn chung các em đều ngoan, lễ phép nhưng tương đối nhút nhát. Đa phần học sinh bị chi phối, ảnh hưởng về các môn chính, lo cho thi, lo đánh giá, phần nào sao nhãng việc học môn âm nhạc. Một nguyên nhân khách quan khác cũng không kém phần quan trọng liên quan đến hiệu quả và chất lượng bộ môn đó là thời gian dành cho bộ môn âm nhạc quá ít (1tiết/ tuần). 
2.3. Những giải pháp để giải quyết vấn đề
	* Đối với việc dạy học Nhạc lí: 
	Nhạc lí là nội dung tương đối khó dạy, vì học sinh không được học thường xuyên, thời gian dạy ít và các em không có điều kiện vận dụng. Bên cạnh đó, một số kiến thức còn xa lạ, khó tiếp thu với nhiều em. Khi dạy Nhạc lí, giáo viên cần dạy chính xác, đầy đủ về kiến thức, ngắn gọn và dễ hiểu, cần tạo điều kiện cho học sinh được quan sát, lắng nghe, trả lời, nhận xét, so sánh, được thực hành bằng những bài hát, bài tập đọc nhạc cụ thể. Giáo viên cần tránh một số lỗi sau:
	- GV dạy sai về kiến thức, phân tích, giải thích không đúng về bản chất của kiến thức.
	- GV chỉ thuyết trình, diễn giảng mà không cho HS được nghe âm thanh, được quan sát hay làm bài tập.
	- GV phân tích sâu, mở rộng về kiến thức nhạc lí, làm nội dung trở nên rườm rà.
	- GV yêu cầu HS làm bài tập không phù hợp với mục tiêu.
            Trong những lỗi dạy sai về kiến thức, lỗi dạy sai về phách là khá phổ biến. Nhiều giáo viên hiểu sai (thực ra là hiểu một cách máy móc) về nhịp và phách trong âm nhạc. Tuy nhiên, đây lại là kiến thức rất cơ bản, liên quan tới việc trình bày bài hát và bài Tập đọc nhạc, vì vậy dẫn đến hậu quả là hầu hết học sinh thể hiện không đúng trường độ các bài thực hành âm nhạc. Ví dụ giáo viên hướng dẫn học sinh đọc nét nhạc sau kết hợp gõ phách:
            Khi đọc đến nốt Đô cuối bài, có giáo viên yêu cầu học sinh gõ 2 tiếng (tiếng thứ nhất vang lên khi đọc nốt Đô) rồi ngừng gõ và ngừng ngân, giáo viên khác lại yêu cầu các em phải gõ đến tiếng thứ 3 mới ngừng gõ và ngừng ngân. Vậy ai là người đã hiểu đúng và làm đúng? Khái niệm về phách thì mọi giáo viên chắc chắn đều thuộc: đó là những khoảng thời gian ngắn và bằng nhau, lặp đi lặp lại đều đặn, liên tục. Tuy vậy, bản chất của phách thì nhiều giáo viên còn chưa hiểu đúng: phách là đơn vị đo trường độ trong âm nhạc (tức là thời gian, tương tự giây, phút) và mỗi phách là khoảng thời gian trôi qua giữa hai tiếng gõ liền kề. Nếu không có hai tiếng gõ thì không thể có được một phách: tiếng gõ thứ nhất là điểm khởi đầu của phách, tiếng gõ tiếp theo là điểm kết thúc của phách, đồng thời nó cũng là điểm khởi đầu của phách sau đó.
	Như vậy, để thể hiện đúng trường độ nốt nhạc ngân 2 phách, cần phải gõ 3 tiếng (tiếng thứ nhất vang lên khi bắt đầu đọc nốt nhạc) rồi ngừng gõ và ngừng ngân là chính xác.
	Tương tự, để thể hiện đúng trường độ nốt nhạc ngân 3 phách, cần phải gõ 4 tiếng Quay lại với ví dụ trên, khi hướng dẫn học sinh đọc nét nhạc dưới đây kết hợp gõ phách:
	Giáo viên yêu cầu học sinh khi đọc nốt Đô cuối bài, phải gõ đến tiếng thứ 3 mới ngừng gõ và ngừng ngân là chính xác.
	Để hiểu rõ hơn vấn đề này, chúng ta cần tìm hiểu về sơ đồ phách. Sơ đồ phách là hình ảnh tượng trưng cho đường nét tay gõ phách, nhằm phân tích và mô tả để chúng ta thấy rõ về trường độ của các nốt nhạc trong hình tiết tấu nào đó. Khi gõ phách, thực chất là tay mỗi người vẽ vào không gian một đường thẳng (gồm nét đi lên và nét đi xuống) lặp đi lặp lại. Nhưng trong sơ đồ, nét đi lên và nét đi xuống được chuyển dịch đều đặn về phía bên phải tạo nên đường gấp khúc, làm như vậy để thuận tiện cho việc diễn tả trường độ của từng nốt nhạc đã ngân lên như thế nào.
	Ví dụ khi mô tả trường độ các nốt nhạc (6 nốt) trong hình tiết tấu trên:
	Dùng sơ đồ phách để mô tả độ ngân dài của 6 nốt nhạc, chúng ta sẽ thấy:
	Trong ví dụ này, nốt 1 và nốt 6 đều ngân hai phách, như vậy sơ đồ phách của chúng phải giống nhau. Điều đó giúp chúng ta nhận thấy, nếu nốt cuối trong bản nhạc ngân dài 2 phách, cần phải gõ đến tiếng thứ 3 rồi mới ngừng gõ và ngừng ngân.
	Ví dụ khi mô tả trường độ các nốt nhạc trong một hình tiết tấu phức tạp hơn:
	Dùng sơ đồ phách để mô tả độ ngân dài của 12 nốt nhạc và dấu lặng đen, chúng ta sẽ thấy:
            Như vậy sơ đồ phách giúp ta thấy rõ từng nốt nhạc vang lên chính xác ở vị trí nào khi gõ phách, dù với hình tiết tấu đơn giản hay phức tạp. Nếu không dùng sơ đồ phách, sẽ rất khó lí giải về trường độ của những nốt cuối bản nhạc, đặc biệt khi đó là những nốt móc đơn, móc đơn chấm dôi hoặc móc kép.
	Bên cạnh đó, khi dạy nhạc lí người giáo viên cần nhớ được các nguyên tắc cơ bản sau: 
	+ Nguyên tắc thứ nhất: “ Từ thực tiễn rút ra khái niệm hoặc định nghĩa về lí thuyết”. 
	Ví dụ: Muốn định nghĩa về nhịp  2/4 , giáo viên cần hát trích đoạn và đánh nhịp một số bài hát viết ở nhịp 2/4 và gợi ý để học sinh trả lời về định nghĩa 
nhip 2/4. Giáo viên củng cố, bổ sung và đưa ra định nghĩa về nhịp 2/4.
	+ Nguyên tắc thứ hai: “ Lấy cái học sinh đã biết để đi đến cái học sinh chưa biết”.
	Ví dụ: Khi dạy về trường độ của âm thanh, giáo viên cho học sinh nghe trích đoạn một bài hát quen thuộc và gõ phách để học sinh nhân ra trường độ của âm thanh có độ dài ngắn khác nhau. Từ đó đưa ra khái niệm về trường độ của âm thanh....
* Đối với việc dạy hát: Ngoài các bước dạy một bài hát theo quy định thì người giáo viên cần biết áp dụng được một số giải pháp sau: 
Một là, cải thiện mối quan hệ Dạy - Học  giữa thầy và trò
Trong sự nghiệp giáo dục, mối quan hệ giữa thầy và trò luôn mật thiết. Vai trò của người thầy là dạy và nhiệm vụ của trò là học. Cần phải nhận thức được rằng mối quan hệ giữa thầy và trò là mối quan hệ giữa chủ thể - chủ thể. Với vị trí quan trọng của phân môn, tính tích cực của học sinh trong học hát cần được xác định cụ thể thông qua các hoạt động của thầy và trò, trong đó người thầy là người trực tiếp quyết định các mối quan hệ này. Người giáo viên vào lớp với thái độ vui vẻ thân mật đối với học sinh, việc đánh giá công bằng trong việc kiểm tra miệng...đều là những yếu tố góp phần tạo nên không khí hào hứng chung của cả lớp để chuẩn bị bước vào bài học mới nhưng sự hứng thú học tập chỉ thực sự bắt đầu với phần giới thiệu đề mục mới tạo sự hấp dẫn đối với học sinh.
Hai là, đổi mới cách dạy học
	Hiện nay, với xu hướng đổi mới giáo dục, vai trò của người giáo viên vô cùng quan trọng bởi giáo viên chính là người định hướng, khuyến khích, giúp học sinh tự khám phá tri thức. Với vai trò đó, trước hết, giáo viên phải giải phóng cho học sinh trong quan hệ thầy - trò với phương châm “Tất cả vì học sinh thân yêu” hay “Dạy học lấy học sinh làm trung tâm”. Cần chú ý phát triển ở người học tính tích cực, sáng tạo, phát huy hứng thú, động cơ và tinh thần của học sinh. Mặt khác, giáo viên cần phải nâng cao nghiệp vụ sư phạm, biết sử dụng công nghệ thông tin và đồ dùng dạy học (Nhạc cụ) trong dạy học, làm phong phú bài giảng, giúp học sinh có động lực phát huy tri giác trong học tập. Từ đó có thể khuyến khích kĩ năng nghe và tự đánh giá của học sinh bằng cách thay đổi tiết tấu, tempo hay dịch giọng bản nhạc để học sinh nhận biết và thực hành. 
	Ví dụ: Hành khúc tới trường (Âm nhạc 6)
GV thay đổi tốc độ của bài hát: Từ tempo 110 xuống 90 hoặc thay đổi tiết tấu từ Machl sang Beat ballat..
 Em có nhận xét gì nếu thay đổi tốc độ cũng như tiết tấu cho bài hát như chúng ta vừa trình bày?
Học sinh trả lời: Bài hát Hành khúc tới trường nếu hát ở tốc độ chậm cũng như tiết tấu nhẹ nhàng mềm mại sẽ không phù hợp với sắc thái của bài hát vì bài hát có tính nhịp đi, hùng mạnh.
Giáo viên giải thích: Cơ bản một bài hát có thể sử dụng nhiều tiết tấu và tempo khác nhau. Tuy nhiên, dựa vào tính chất của bài để lựa chọn tiết tấu và tempo phù hợp như thế mới truyền tải được sắc thái cũng như ý tưởng của tác giả.
Với cách trình bày như vậy chắc chắn từng ngày học sinh sẽ có những cảm nhận mới trong mỗi lần hát và nghe hát.
Ba là, hướng dẫn học sinh nêu cảm nhận về bài hát vừa được học
Trong học tập, hướng dẫn học sinh tìm tòi sáng tạo là hình thức cao nhất thể hiện tính tích cực học tập của học sinh, hãy bắt đầu khuyến khích các em mạnh dạn nói lên những cảm nhận của mình về môn học, về bài hát. Giáo viên cần tạo điều kiện để HS tự nhận xét, tự đánh giá, tự cảm nhận để có thể điều 
chỉnh cách học theo hướng tích cực. 
Ví dụ: Sau khi cho HS nghe hát mẫu và đọc lời ca, GV đặt câu hỏi: 
 Em hãy nêu cảm nhận của mình về bài hát Mái trường mến yêu?
 Học sinh sẽ trả lời qua phần gợi mở của giáo viên. VD: Nội dung bài hát nói lên điều gì? Giai điệu bài hát như thế nào? Qua bài hát này bản thân em học tập được gì? Em sẽ phải làm gì để xứng với những điều mà nội dung bài hát muốn chuyển tải tới? Có thể HS trả lời chưa được trôi chảy hoặc ý tứ chưa được sâu sắc song qua nhận xét và khắc hoạ của giáo viên (có nhiều cách để hướng dẫn học sinh nêu cảm nhận, có thể là ngay sau khi nghe hát mẫu về bài hát như ví dụ, cũng có thể sau khi được trình bày bài hát ; học sinh có thể nêu theo hình thức cá nhân hoặc theo nhóm, tùy thuộc vào thái độ học tập và đối tượng học sinh mà người giáo viên có thể yêu cầu và hướng dẫn) thì học sinh từ chỗ hiểu nội dung bài hát còn mơ hồ sẽ hiểu sâu sắc hơn và đặc biệt là sẽ có trách nhiệm hơn trong việc học tập cũng như rèn luyện.
Bốn là, hướng dẫn học sinh thể hiện bài hát kết hợp với nhạc đệm và vận động phụ họa.
Trong khi dạy bài hát, người giáo viên ngoài công việc chuẩn bị hát thuần thục bài hát; đàn chuẩn xác giai điệu, soạn giáo án... thì một việc không thể thiếu để khích lệ và tạo điều kiện cho học sinh được thể hiện, được hoạt độ

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_de_day_tot_mon_am_nha.doc