Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy tập đọc nhạc cho học sinh khối 4-5 ở bậc Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy tập đọc nhạc cho học sinh khối 4-5 ở bậc Tiểu học

Việc giáo dục một con người toàn diện không chỉ giáo dục cho họ có đạo đức tốt, có trình độ hiểu biết, nắm chắc các kiến thức khoa học và xã hội mà còn phải giáo dục cho họ biết nhìn nhận, phân biệt, biết thưởng thức cái đẹp và biết làm đẹp cho cuộc sống nói chung, cuộc sống của mình nói riêng. Vì vậy, có thể nói rằng giáo dục thẩm mỹ cho con người là điều kiện cần thiết của mỗi con người.

 Một trong những con đường giáo dục thẩm mỹ nhanh và hiệu quả nhất là giáo dục thông qua các môn học nghệ thuật. Trong đó, Âm nhạc có vị trí rất quan trọng. Đặc biệt trong những năm gần đây, Bộ giáo dục và đào tạo đã điều chỉnh nội dung giáo dục nghệ thuật trong nhà trường và coi đây là môn học bắt buộc, trong đó có môn Âm nhạc.

 Âm nhạc là phương tiện hiệu quả nhất trong giáo dục thẩm mỹ, đặc biệt là ở bậc Tiểu học, thông qua môn học này đã hình thành cho các em những kiến thức ban đầu về ca hát, về kiến thức Âm nhạc. Đặc biệt là trang bị cho các em có một thế giới tinh thần thoải mái hơn, giúp các em phát triển toàn diện hơn, từ đó giúp các em học tốt các môn học khác.

 

doc 17 trang Trần Đại 27/04/2023 5407
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy tập đọc nhạc cho học sinh khối 4-5 ở bậc Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
*********************
 Phần 1. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Mục đích của sáng kiến... 	Trang 02 
2. Đóng góp của sáng kiến .	Trang 03
Phần 2. NỘI DUNG 
Chương 1. Cơ sở khoa học của sáng kiến...Trang 04
1. Cơ sở lý luận của sáng kiến....Trang 04
2. Cơ sở thực tiÔn của sáng kiến ...Trang 05
Chương 2. Thực trạng sáng kiến đề cập đến ....Trang 05
Chương 3. Các giải pháp mang tính khả thi Trang 06
 Chương 4. Kiểm chứng các giải pháp đã triển khai........................Trang 12
Phần 3. PHẦN KẾT LUẬN
 1. Những vấn đề quan trọng nhất được đề cập của sáng kiến ... 	Trang 14 
 2. Hiệu quả thiết thực của sáng kiến .............................................	Trang 14
 3. Kiến nghị.......................................................................................	Trang 15
 4. Tài liệu tham khảo.	Trang 16
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Mục đích của sáng kiến:
Việc giáo dục một con người toàn diện không chỉ giáo dục cho họ có đạo đức tốt, có trình độ hiểu biết, nắm chắc các kiến thức khoa học và xã hội mà còn phải giáo dục cho họ biết nhìn nhận, phân biệt, biết thưởng thức cái đẹp và biết làm đẹp cho cuộc sống nói chung, cuộc sống của mình nói riêng. Vì vậy, có thể nói rằng giáo dục thẩm mỹ cho con người là điều kiện cần thiết của mỗi con người.
	Một trong những con đường giáo dục thẩm mỹ nhanh và hiệu quả nhất là giáo dục thông qua các môn học nghệ thuật. Trong đó, Âm nhạc có vị trí rất quan trọng. Đặc biệt trong những năm gần đây, Bộ giáo dục và đào tạo đã điều chỉnh nội dung giáo dục nghệ thuật trong nhà trường và coi đây là môn học bắt buộc, trong đó có môn Âm nhạc.
 Âm nhạc là phương tiện hiệu quả nhất trong giáo dục thẩm mỹ, đặc biệt là ở bậc Tiểu học, thông qua môn học này đã hình thành cho các em những kiến thức ban đầu về ca hát, về kiến thức Âm nhạc. Đặc biệt là trang bị cho các em có một thế giới tinh thần thoải mái hơn, giúp các em phát triển toàn diện hơn, từ đó giúp các em học tốt các môn học khác.
	Ở lớp 4- 5 ngoài việc học hát các em còn được tập đọc các bài tập đọc nhạc với các hình tiết tấu đơn giản như : Nốt trắng, nốt đen, móc đơn, được ghép lời ca theo nhạc và được làm các bài tập nhạc và vậy việc học âm nhạc ở lớp 4 của học sinh Tiểu học đã bắt đầu chuyển sang một giai đoạn mới. Các em trực tiếp được tiếp xúc với các nốt nhạc trên khuông nhạc có khoá son đó là một phân môn mới, phân môn Tập đọc nhạc. Bên cạnh đó việc rèn luyện khả năng nghe âm nhạc chuẩn xác, phát triển tai nghe góp phần vào việc giáo dục văn hóa âm nhạc cho các em là điều rất cần thiết .
Qua thực tế giảng dạy từ những năm trước đây. Tôi nhận thấy rằng trước một bài tập đọc nhạc, ghi chép nhạc, để các em hiểu, nắm được và thực hiện tốt yêu cầu của bài người giáo viên cần có một phương pháp truyền đạt, hướng dẫn thật tốt , đơn giản nhưng lại hiệu quả nhất, để giúp các em nắm bắt, tiếp thu nhanh nhất kiến thức bài học. Từ đó, tôi đưa ra một số biện pháp dạy tập đọc nhạc cho học sinh khối 4- 5 ở bậc Tiểu học cũng là những kinh nghiệm mà tôi đã đúc kết được trong những năm giảng dạy tại trường.
2. Đóng góp của sáng kiến:
	Qua thực tế giảng dạy, khi giáo viên giới thiệu các bài tập đọc nhac thì các em rất mơ hồ, chưa nhận biết nhanh vị trí các nốt nhạc trên khuông hoặc chưa phân biệt rõ các loại nhịp ví dụ như 2/4, 3/4 hay trong các ô nhịp có bao nhiêu phách đối với loại nhịp 2/4, 3/4 Chính vì vậy các em hiểu mơ hồ, bởi vì những kiến thức đó rất trừu tượng với lứa tuổi của học sinh tiểu học. Vì thế học sinh rất e ngại khi đọc nhạc, do sợ mình đọc nhạc sai, sợ các bạn chê cười. 
Qua sáng kiến này giúp: 
	- Gv dạy tốt môn Âm nhạc và Học sinh học tốt môn Âm nhạc.
	- Làm giảm đi phần nào khả năng ngại hoặc sợ khi đọc nhạc.
	- Giúp Học sinh đọc đúng, chuẩn các bài Tập đọc nhạc và ghép lời ca của từng bài Tập đọc nhạc đúng hơn.
- Nhờ có sáng kiến này học sinh của trường tôi đã đọc nhạc đúng hơn, chuẩn hơn và thích học phần Tập đọc nhạc hơn.
	- Học sinh hứng thú khi đến tiết học nhạc.
Phần 2. NỘI DUNG 
Chương 1: Cơ sở khoa học của sáng kiến:
1. Cơ sở lý luận của sáng kiến
	Xuất phát từ thực trạng giảng dạy Âm nhạc cho học sinh ở lứa tuổi Tiểu học. Vấn đề học và kết quả học tập của các em là hết sức quan trọng, điều đó không chỉ phụ thuộc vào chương trình giảng dạy phù hợp mà còn phụ thuộc vào phương pháp truyền thụ của người Thầy. Hơn nữa còn phụ thuộc vào ý thức học tập của các em cùng với sự quan tâm chăm sóc, tạo điều kiện của gia đình và toàn thể xã hội.
	Như chúng ta đã biết, Âm nhạc là một môn học mang tính nghệ thuật cao, nó khác rất nhiều so với môn học khác, tuy nó không đòi hỏi sự chính xác một cách tuyệt đối như những con số nhưng lại đòi hỏi người học phải có sự yêu thích, sự đam mê thậm chí là một chút cái gọi là “năng khiếu”, điều này không phải học sinh nào cũng có được. Học Âm nhạc mang đến cho học sinh những phút giây thư giãn, thoải mái, học mà chơi, chơi mà học. Thông qua những câu nhạc, những lời ca, Âm nhạc giúp các em nhận thức những hình tượng âm thanh, giai điệu, kích thích cảm xúc của các em, giúp các em cảm thụ những giai điệu qua từng bài nhạc, từng câu nhạc.
	Vậy làm thế nào để các em đọc đúng đọc chuẩn và bước đầu có kỹ năng đọc được bài tập đọc nhạc ? Trước tiên người giáo viên cần tạo cho các em có một tâm trạng thoải mái, một hứng thú tràn đầy khi học âm nhạc và yếu tố quan trọng là người giáo viên phải truyền tải chính xác các kiến thức về Âm nhạc. 
Là giáo viên chuyên ngành Âm nhạc, qua thời gian trực tiếp giảng dạy, bản thân ít nhiều đã đúc kết được những kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy thực tế việc học tập và tiếp thu các kiến thức của môn học, đặc biệt là kiến thức đọc và ghi chép nhạc của các em còn nhiều hạn chế, nhiều em còn rất lúng túng khi đọc các nốt nhạc, và khi đọc nhạc các em vẫn chưa đọc đúng cao độ và trường độ các nốt nhạc. 
Trước những thực tại đó, tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm hướng dẫn các em học tập đọc nhạc khá hiệu quả mà tôi đã tiến hành năm học 2016-2017 như sau.
2. Cơ sở thực tiển của sáng kiến:
	Những năm trước đây, việc đầu tư trang thiết bị cho môn Âm nhạc còn hạn chế. Giáo viên khi lên lớp chưa chú trọng đến các bài Tập đọc nhạc mà chỉ tập trung dạy thuộc lời ca và hát đúng giai điệu một bài hát cụ thể. Do đó việc truyền đạt và giúp các em tiếp thu kiến thức Âm nhạc là hết sức khó khăn, thậm chí những kiến thức đó đến với các em hết sức trừu tượng và nhiều học sinh còn cảm thấy xa vời. Việc truyền thụ các kiến thức âm nhạc chỉ qua phương pháp truyền khẩu thuần tuý, ít phát triển khả năng tư duy của các em. Do đó, không tạo được sự thu hút, ít gây hứng thú học tập cho các em.
Dựa vào cơ sở lý luận đã có, cùng với thời gian giảng dạy tại trường, tôi đã tìm hiểu khả năng học nhạc của học sinh. Bằng việc quan sát thực tế các giờ học tôi nhận thấy việc tiếp thu các kiến thức Âm nhạc và sự yêu thích học tập bộ môn chỉ rơi vào một số em gọi là có năng khiếu. Còn lại các em khác chỉ học theo bản năng phải học nên ít có sự sáng tạo trong vận dụng kiến thức.	
Qua kiểm tra đọc một bài tập đọc nhạc thì số lượng các em đọc tốt còn rất khiêm tốn. Thực tế khi nghe các em thực hiện bài tập, bên cạnh những em trình bày tự nhiên và thoải mái vẫn còn một số em chưa thực sự mạnh dạn, tự tin, chỉ đọc với tính chất thuộc lòng, đọc nhạc thì chỉ đúng tên nốt mà chưa đúng trường độ, ngắt, nghỉ tuỳ tiện không đúng tiết tấu của bài nhạc. 
Chương 2. Thực trạng sáng kiến đề cập đến.
	1. Thuận lợi:
- Bản thân là giáo viên được đào tạo cơ bản về chuyên ngành Âm nhạc và được trực tiếp tham gia giảng dạy âm nhạc.
- Thời gian dạy môn Âm nhạc ®Õn nay đã được 17 năm. Bản thân được tiếp súc với nhiều đối tượng học sinh.
- Được tạo điều kiện về cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học.
- Học sinh yêu thích học môn Âm nhạc.
- Những năm gần đây môn Âm nhạc là một trong những môn dạy bắt buộc trong trương trình đào tạo của Bộ Giáo Dục.
	2. Khó khăn: 
 	- Các em lần đầu tiên làm quen với cao độ tiết tấu, vì ở lớp 3 các em chỉ mới làm quen với tên nốt hình nốt mà chưa giải quyết đến phần đọc cao độ. Chính vì thế việc đọc nhạc của các em khối lớp 4 đầu năm chưa thực sự tốt.
- Cảm nhận về cao độ trường độ chưa chuẩn.
- Nhiều học sinh chưa phân biệt được tên nốt nhạc, hình nốt nhạc, cao hơn nữa là loại nhịp của bài Tập đọc nhạc mà mình đang được học.
- Khi việc đọc cao độ, trường độ còn chưa chuẩn thì việc khớp giữa nhạc điệu và lời ca còn rất lúng túng.
- Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh lớp 4- 5 rất năng động, khi đọc nhạc chưa biết kiềm chế được âm thanh gây ồn ào cho cả lớp.
- Mức độ cảm nhận âm nhạc của các em không đồng đều.
- Phụ huynh học sinh chỉ chú trọng vào các môn như Toán - Tiếng việt, ít quan tâm đến môn Âm nhạc. 
- Cơ sở vật chất, phòng chức năng ch­a cã nªn viÖc dạy và học cña c« vµ trß vÉn cßn gÆp nhiÒu khã kh¨n nh­ ch­a mang ®µn ®Õn hÕt tõng líp tõng tiÕt häc.
Chương 3. Các giải pháp mang tính khả thi.
	Để có một tiết học nhạc hiệu quả, gây hứng thú cho học sinh trước tiên người giáo viên phải xây dựng nề nếp học tập ngay từ bài học đầu tiên. Cụ thể như xác định thái độ, ý thức học tập đối với môn Âm nhạc. Ở lớp 3, các em đã được làm quen với các kí hiệu Âm nhạc: các hình nốt, khuông nhạc, khóa Son, đọc 8 bài tập đọc nhạc. Ở lớp 4, sang lớp 5, các kỹ thuật đó được duy trì và nâng cao hơn một bước. Vì vậy, giáo viên phải có các phương pháp dạy học và rèn kỹ năng để truyền thụ lại cho các em các kiến thức của bài học. Còn Học sinh phải có phương pháp học làm sao cho phù hợp với phương pháp dạy của Giáo viên.
	1. Giải pháp thứ nhất:
* Nắm chắc trương trình và xây dựng phương pháp Tập đọc nhạc.
	1. Học sinh ở lớp 3, học sinh mới làm quen với các kí hiệu ghi nhạc: khóa Son, khuông nhạc, một số hình nốt nhạc, vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc,  đặc biệt vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc rất quan trọng, nó quyết định cho việc đọc nhạc của học sinh ở các lớp trên, vì vậy để cho dễ nhớ tôi đã cho học sinh ghi nhớ bằng các câu hát như sau:
	* Những nốt trong khe đếm từ dưới lên:
Fa La Đố Mí bốn nốt trong khe
Nhớ mãi nghe em, nhớ mãi không quên
Fa khe đầu (1) Lá khe hai (2) Đố khe ba (3) và Mí thì ở khe tư (4)
	* Những nốt trên dòng đếm từ dưới lên:
Xòe bàn tay ta được khuôn nhạc bàn tay.
Mi dòng thứ nhất, dòng nhì (2) nốt son
Si si si dòng ba (3) khắc ghi
Rế và Fa trên dòng trên dòng 4- 5.
Ta thường xuyên ôn tập củng cố cho học sinh ghi nhớ vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc bằng các câu văn này kết hợp sử dụng khuông nhạc bàn tay trái để khắc sâu kiến thức cho học sinh.
2. Học sinh lớp 4, do mới được tiếp xúc nên yêu cầu của phân môn tập đọc nhạc đặt ra cho các em là hết sức nhẹ nhàng, đơn giản. Ở giai đoạn đầu tiếp cận với phân môn này, các em phải thực hành các bài tập về cao độ, về tiết tấu, người giáo viên phải giúp các em nhận ra được âm thanh cao, thấp tương ứng với vị trí các nốt nhạc trên khuông trong phạm vi 1 quãng 8. Sau đó, các em được tiếp cận với thang 5 âm: Đô - Rê - Mi – Son – La và tiến tới thang 7 âm: Đô - Rê - Mi – Pha – Son La – Si.
	3. Học sinh lớp 5, phân môn tập đọc nhạc cũng dựa trên cơ sở các kiến thức đã học ở lớp 4 nhưng nâng cao hơn nữa. Cả năm, các em được học 8 bài tập đọc nhạc đều viết ở nhịp 2/4 ; 3/4 dựa trên cao độ của thang 5 âm: Đô, Rê, Mi, Son, La hoặc thang 7 âm: Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La, Si.
 Về tiết tấu, các em tiếp tục được củng cố lại trường độ với các hình móc đơn, nốt đen, nốt trắng, lặng đen và chấm dôi. Cách dạy thực hành các hình nốt có thể thực hiện gõ theo tiết tấu, cũng có thể cho học sinh tập đọc bằng tên gọi các hình nốt: đơn, đen, trắng, ta có thể thay bằng tiếng trống: Tùng, rinh...
	Việc giúp học sinh tập đọc 1 bài tập đọc nhạc muốn thu được kết quả cũng phải được thực hiện theo đúng các bước theo trình tự nhất định. Sau khi giới thiệu bài tập đọc nhạc, bước đầu tiên là luyện tập cao độ. Cho các em đọc lại cao độ của các nốt nhạc không chỉ giúp các em khởi động giọng mà còn giúp các em nhớ vị trí các nốt trên khuông nhạc và cảm nhận cao độ các nốt so với nhau.
Muốn các em thực hiện tốt bài tập, giáo viên phải đưa ra yêu cầu để các em tìm hiểu, nhận xét bài nhạc, bài tập đọc nhạc có mấy nốt? Gồm nốt gì? Rút ra thang âm cho học sinh đọc, có thể hoán đổi vị trí các nốt nhạc để học sinh tìm tòi ở mức độ cao hơn nhằm kiểm tra tai nghe của các em. Về trường độ gồm những hình nốt gì? Rút ra hình tiết tấu chung của bài tập cho học sinh đọc tiết tấu. Trong bài có sử dụng các ký hiệu Âm nhạc nào? mục tiêu của giai đoạn này là làm thế nào để các em nắm và thể hiện được hình tiết tấu chủ đạo của bài. Việc thể hiện tiết tấu phải được kết hợp theo nhiều hình thức, có thể là vừa đọc vừa vỗ tay, vừa đọc vừa gõ đệm nhạc cụ. Hình thức thể hiện cũng có thể là cả lớp, theo tổ nhóm, cá nhân xen kẽ. Khi các em đã thực hiện tốt tiết tấu của bài, giáo viên đàn để các em nghe và cảm nhận giai điệu theo tiết tấu, Đây là lúc bắt đầu tập đọc bài nhạc, tập đọc từng câu theo đàn, giáo viên sửa lỗi truyền miệng. Luyện tập củng cố theo nhóm, tổ hoặc cá nhân. Khi các em đọc đúng cao độ, trường độ của bài, mới chuyển sang ghép lời ca. Để các em có cảm nhận tốt hơn trong việc ghép lời ca với nhạc, giáo viên nên cho các em tự ghép lời, sau đó, giáo viên đàn giai điệu và hát mẫu lời ca để các em nghe, so sánh. Giáo viên bắt nhịp, học sinh đọc lại nhạc và ghép lời ca. Giáo viên đàn lại từng câu, sửa lỗi cho các em. Giai đoạn này đòi hỏi sự kết hợp luyện tập nhịp nhàng giữa đọc nhạc, hát lời và gõ đệm nhạc cụ. Cuối cùng là việc đánh giá, đây là giai đoạn động viên khích lệ các em học tập. Phải thường xuyên động viên học sinh, việc động viên giúp cho các em chưa thể hiện bài tập đọc nhạc tốt sẽ cố gắng học tập hơn.
2. Giải pháp thứ hai.
*Tăng cường luyện đọc nhạc ở trên lớp:
 Ở những khâu lên lớp cơ bản, trong thời gian cho phép giáo viên có thể tăng cường kiểm tra, giúp học sinh rèn đọc nhạc . Ví dụ có thể tiến hành bài dạy theo các bước sau:
 2.1 Kiểm tra bài cũ: 
 Bên cạnh việc kiểm tra yêu cầu luyện tập giáo viên cần coi trọng việc đọc bài tập đọc nhạc đã học ở giờ trước. Những học sinh đọc chưa đúng với tốc độ, cường độ, cao độ của bài cần được sữa chữa để đọc cho đúng . GV không nên cho điểm cao những em đọc chưa đúng theo những yêu cầu trên.
2.2. Bài mới: 
Ví dụ: Bài tập đọc nhạc số 2:
 Bước 1: Cho học sinh quan sát 
Bước 2: Cho học sinh nói tên nốt theo thứ tự trong bài TĐN từ đầu đến hết bài và so sánh cao độ của 2 câu nhạc (giống nhau chỉ khác ở ô nhịp cuối)
 Câu 1 : Đô -Son –Mi -Đô -Rê –Son -Mi
 Câu 2 : Đô -Son –Mi -Đô -Rê –Mi -Đô
Bước 3: Tách tiết tấu cho học sinh nhận biết và tập gõ đệm, đọc tiết tấu theo âm hình tiết tấu
 Đen- Đen- Đen- Đen- Đen- Đen - Trắng
 Đen- Đen- Đen- Đen- Đen- Đen - Trắng
Bước 4: Giáo viên gợi ý để học sinh so sánh tiết tấu của 2 câu nhạc trong bài TĐN số 2 (giống nhau hoàn toàn)
 	Bước 5: Cho học sinh nêu các nốt trong bài TĐN từ thấp đến cao Đ-R-M-S-L. 
Giáo viên đánh đàn chuỗi âm trên cho học sinh luyện đọc từ thấp đến cao và ngược lại từ 3 – 4 lần, hướng dẫn thêm cho học sinh cáchđọc TĐN
Bước 6: Cho học sinh tự đọc bài TĐN trên theo sự hiểu biết của mình, tự thể hiện khả năng của mình trước lớp. 
Bước 7: Giáo viên bổ sung sửa chữa thêm cho học sinh đọc được đúng, chia tổ, nhóm luyện đọc kết hợp gõ đẹm theo nhịp phách. 
 Với mục đích tiếp tục luyện đọc nhạc với yêu cầu cao hơn, hướng đến mục đích là đọc hay và đọc đúng bài tập đọc nhạc nên ở bước này giáo viên tổ chức cho học sinh tập luyện để thể hiện năng khiếu của mình. Bởi vì tập luyện là yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo cho học sinh thành công khi đọc trước người nghe. Khi luyện tập giáo viên cần chỉ ra những nốt khó đọc, những “điểm nút” trong bài đòi hỏi học sinh phải hiểu được mới tìm cách thể hiện điều đó trong cách đọc. Trong bước tập luyện, học sinh phải thảo luận, nhận xét về cách đọc, giải thích vì sao đọc như thế là chưa hay, đọc như thế là chưa đúng. 
Bước 8: Chia nhóm đọc ghép lời ca phối hợp
Bước 9: Thực hiện trò chơi củng cố qua bài TĐN cho 5 em học sinh mỗi em mang tên một nốt nhạc.Trình bày bài tập đọc nhạc theo yêu cầu của giáo viên. Việc tổ chức trò chơi bắt buộc các em phải nhớ vị trí và cao độ của nốt mình mang tên để đọc nhạc và ghép lời bài TĐN. Nếu em nào đọc sai cao độ, tên nốt thì em đó xuống để bạn khác lên thay thế và trò chơi kết thúc khi các em đọc nhạc một cách thành thạo
 Cuối cùng GV nhận xét chung về giờ học, lưu ý học sinh những chỗ cần luyện đọc thêm và trước khi kết thúc tiết học cho học sinh nghe một bạn đọc hay nhất lớp đọc lại bài tập đọc nhạc vừa học. Nếu có băng của nghệ sĩ (hoặc giáo viên có năng khiếu) thì càng tốt. Như vậy cách đọc và nội dung của bài tập đọc nhạc một lần nữa được khắc sâu trong trí nhớ các em.
	3. Giải pháp thứ ba.
* Xây dựng phương pháp ghi chép nhạc:
	Ghi chép lại các bài nhạc đã học giúp các em nắm chắc vị trí các nốt trên khuông cũng như nhớ các hình nốt, ký hiệu đã học. Nếu như tập đọc nhạc mang nhiều tính chất trừu tượng vì nó còn phụ thuộc vào tai nghe của từng em thì ghi chép nhạc mang tính cụ thể hơn, hiện thực hơn. Do vậy, việc hướng dẫn các em ghi chép đơn giản và dễ thực hiện. Tuy nhiên, đơn giản không có nghĩa là không quan trọng, ngược lại tập ghi chép nhạc là sự đúc kết giữa 2 phân môn tập hát và tập đọc nhạc để khắc sâu kiến thức. Do đó đòi hỏi phải có sự chính xác tuyệt đối từng vị trí nốt trên khuông nhạc, quan trọng hơn nữa là qua chép nhạc các em phải nhớ được tên các nốt nhạc là gì, nằm ở vị trí nào, cách viết các hình nốt ra sao, các hình nốt đó có ý nghĩa gì và phải thể hiện thế nào. Việc ghi chép nhạc còn giúp các em ghi nhớ các ký hiệu khác về âm nhạc. Các kiến thức đó hổ trợ cho việc tập đọc nhạc hoặc thực hiện các bài hát theo yêu cầu của tác giả như: dấu luyến, dấu chấm dôi, dấu quay lại, dấu hồi đoạn, dấu lặng đen, lặng đơn, ngắt câu
	Việc ghi chép nhạc là công việc đòi hỏi phải hướng dẫn các em thực hiện một cách thường xuyên. Tuy nhiên không nhất thiết lúc nào cũng phải thực hiện ngay tại lớp vì như thế sẽ mất rất nhiều thời gian. Ở lớp chỉ hướng dẫn các em cách thực hiện việc ghi chép, nhận ra cách trình bày thế nào cho đúng, cho đẹp còn việc ghi chép lại bài nên cho các em thực hiện ở nhà.
4. Giải pháp thứ tư.
* Hướng dẫn cho học sinh tự tập các bài đọc nhạc trong chương trình và các bài đọc nhạc ngoài chương trình để rèn kỹ năng nghe và đọc nhạc.
- Dựa trên cơ sở các bài Tập đọc nhạc trong chương trình đã học Giáo viên hướng dẫn Học sinh cách ôn tập các bài Tập đọc nhạc.
- Tự mình đọc lại các bài Tập đọc nhạc trong giờ học.
- Kết hợp biểu diễn (có thể dứng trước Bố mẹ, người thân, hay đứng trước gương)
- Nhờ người thân có hiểu biết về Âm nhac như Thầy cô, anh chị, bạn bè nghe và sửa cho.
+ Đọc các bài ngoài trương trình
- Học sinh có thể đọc những bản nhạc, bài hát đơn giản ngoài chương trình như giao cho các nhóm trưởng điều hành trong các giờ ôn buổi chiều vì trong chương trình học hai buổi trên ngày Giáo viên có thể sử dụng các tiết ôn nhạc cho phù hợp như vào việc rèn (hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh, ôn luyện các bài hát, rèn biểu diễn và rèn đọc nhạc) cho học sinh. Qua các tiết dạy nhạc dần dần học sinh có kỹ năng tự tin hơn trong học tập.
Chương 4. Kiểm chứng các giải pháp đã triển khai
 * Đầu năm học
Kết quả đánh giá ở đầu năm học 2016-2017:
Tổng số học sinh thùc nghiÖm cña khối 4:
Tổng số HS
Hoàn thành tốt (A+)
Hoàn thành (A)
Chưa hoàn thành (B)
62
SL
%
SL
%
SL
%
10
16.1
50
80.7
2
3.2
Tổng số học sinh thùc nghiÖm khối 5:
Tổng số HS
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
58
SL
%
SL
%
SL
%
12
20.7
45
77.6
1
1.7
* Sau khi áp dụng
Kết quả Học kì II năm học 2016-2017
Tổng số học sinh thùc nghiÖm khối 4:
Tổng số HS
Hoàn thành tốt (A+)
Hoàn thành (A)
Chưa hoàn thành (B)
66
SL
%
SL
%
SL
%
32
48.5
34
51.5
Tổng số học sinh thùc nghiÖm khối 5:
Tổng số HS
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
62
SL
%
SL
%
SL
%
30
48.4
32
51.6
	Qua thực tế giảng dạy, khi giáo viên giới thiệu các bài tập đọc nhac thì các em đã dần dàn tiếp thu, từ việc còn mơ hồ đến giờ các em đã mạnh dạn, tự tin hơn, nhận biết nhanh vị trí các n

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_day_tap_doc_nhac_cho.doc