Sáng kiến kinh nghiệm Một cách tiếp cận và giảng dạy thơ Đường trong chương trình Ngữ văn 7

Sáng kiến kinh nghiệm Một cách tiếp cận và giảng dạy thơ Đường trong chương trình Ngữ văn 7

Bộ phận văn học nước ngoài nói chung và thơ Đường nói riêng ở trường THCS là một mảng khó dạy đối với giáo viên. Vì vậy trong quá trình giảng dạy giáo viên không khỏi lúng túng và gặp nhiều khó khăn như: Hàng rào ngôn ngữ, sự cách biệt về thời gian, sự trải nghiệm của học sinh lớp 7 còn hạn chế.

Trước tình hình ấy, để khắc phục những khó khăn nêu trên và đáp ứng yêu cầu giảng dạy. Tất nhiên giáo viên phải tìm hiểu kĩ chương trình, bổ sung thêm kiến thức từ các sách nghiên cứu, đi sâu tìm hiểu, lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp ,vừa sức với học sinh, giúp các em vượt qua những khó khăn trên để cảm nhận được cái hay, cái đẹp của tác phẩm thơ Đường.Sách giáo khoa Ngữ văn trung học cơ sở có đưa vào chương trình một lượng không nhiều các tác phẩm thơ Đường, song thơ Đường vốn rất hàm súc, nói ít gợi nhiều, ý tại ngôn ngoại, vừa có tính ước lệ, cổ kính, trang nghiêm, vừa có tính chặt chẽ niêm luật của thể loại. Tiếp nhận thơ Đường đối với lứa tuổi học sinh trung học cơ sở thì quả là điều không hề đơn giản. Chính vì vậy người giáo viên phải là chiếc cầu nối giúp các em cảm nhận được thơ Đường - một thành tựu của thơ ca nhân loại.

Mấy năm gần đây, việc dạy phần Văn học nước ngoài nói chung và các tác phẩm Thơ Đường ở THCS đó khó hơn trước. Một phần do chưong trình và sách giáo khoa được cải tiến, phần khác do bản thân đời sống văn học cũng có thay đổi. Tuy nhiên, kết quả của việc dạy học mảng văn học được coi là khó này có lẽ chưa đáp ứng được sự mong mỏi không chỉ của xã hội và của các bậc cha mẹ học sinh, mà còn của chính bản thân giáo viên giảng dạy bộ môn Ngữ Văn.

doc 18 trang Mai Loan 23/04/2025 320
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một cách tiếp cận và giảng dạy thơ Đường trong chương trình Ngữ văn 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
 Nội dung Trang
 PHẦN A: MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn chuyên đề. 2
II. Mục đích của chuyên đề. 2
III. Phạm vi, phương pháp, đối tượng nghiên cứu. 3
1. Phạm vi nghiên cứu. 3
2. Phương pháp nghiên cứu. 3
3. Đối tượng nghiên cứu. 3
 PHẦN B: NỘI DUNG
I. Cơ sở khoa học. 4
1. Cơ sở lý luận. 4
2. Cơ sở thực tiễn. 4
II. Nội dung: 6
 Một cách tiếp cận và giảng dạy thơ Đường trong chương trình Ngữ 
văn 7
1- Đưa học sinh vào thế giới quan của nhà thơ. 6
2- Bước đầu tìm hiểu thể thơ. 8
3- Tìm hiểu văn bản (sự kết hợp giữa bản phiên âm, dịch nghĩa và dịch 9
thơ)
4- Chọn lọc một số chi tiết để phân tích và bình giá. 12
5- Vận dụng quan điểm tích hợp vào dạy - học Thơ Đường. 11
III. Kết quả thực nghiệm. 22
 PHẦN C: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 23
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
 1 một cách sâu sắc. Nội dung phong phú được thể hiện bằng hình thức thơ hoàn mỹ. 
Thơ Đường là sự kế thừa và phát triển cao độ của thơ ca cổ điển Trung Quốc mà 
những phương diện của thi pháp thơ cổ điển của Trung Quốc vốn rất tiêu biểu. Do 
đó, thi pháp thơ Đường rất đa dạng, phong phú, phức tạp và sâu sắc. Hiểu được thơ 
Đường một cách thấu đáo đã là khá, việc giảng dạy như thế nào để học sinh cảm 
thụ được còn khó khăn hơn rất nhiều. Đó là vấn đề mà giáo viên đứng lớp như 
chúng tôi rất trăn trở. 
 Thơ Đường rất phong phú cả về nội dung lẫn nghệ thuật. Nhưng điều tôi 
trình bày dưới đây chỉ là vài suy nghĩ của cá nhân về một vài phương pháp giảng 
dạy thơ Đường trong chương trình Ngữ văn 7.
III.PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
1. Phạm vi nghiên cứu:
 Chuyên đề tập chung nghiên cứu: Một cách tiếp cận thơ Đường trong 
chương trình Ngữ văn 7 THCS.
2. Phương pháp nghiên cứu:
 - Nghiên cứu.
 - Điều tra.
 - Khái quát- Phân tích- Tổng hợp.
3. Đối tượng nghiên cứu:
 Học sinh lớp 7
 3 giáo khoa được cải tiến, phần khác do bản thân đời sống văn học cũng có thay đổi. 
Tuy nhiên, kết quả của việc dạy học mảng văn học được coi là khó này có lẽ chưa 
đáp ứng được sự mong mỏi không chỉ của xã hội và của các bậc cha mẹ học sinh, 
mà còn của chính bản thân giáo viên giảng dạy bộ môn Ngữ Văn.
 Theo phân phối chương trình Ngữ văn bậc THCS, thơ Đường được chọn dạy 
4 bài ở lớp 7, trong học kì I với tổng số tiết 4 tiết. Đó là những bài thơ đặc sắc, lại 
ngắn gọn, dễ thuộc, dễ nhớ, gần gũi về nhiều mặt với các bài thất ngôn bát cú, tuyệt 
cú Việt Nam. Đó là các bài: Hồi hương ngẫu thư (Hạ Tri Chương), Vọng Lư Sơn 
bộc bố, Tĩnh dạ tứ ( Lí Bạch ), Mao ốc vị thu phong sở phá ca (ĐỗPhủ). Với 4 tác 
phẩm chọn giảng (ở nhiều thể thơ khác nhau), phần văn học đặc sắc đại diện cho 
một thời đại hoàng kim của thi ca Trung Quốc này đó gúp phần hình thành năng 
lực cảm thụ văn học cho học sinh. Thông qua việc tiếp nhận, học sinh sẽ hiểu được 
những nét độc đáo của thơ ca đời Đường và có tác dụng rất lớn trong quá trình liên 
hệ học tập các tác phẩm thơ của dân tộc (đặc biệt là thơ ca thời kì Trung đại).
 Tuy nhiên, do đặc trưng về thể loại và ngôn ngữ, việc dạy Thơ Đường trong 
nhà trường lâu nay thường gặp những khó khăn nằm trong những khó khăn chung 
của bộ phận văn học dịch. Các tác phẩm Thơ Đường trong chương trình Ngữ văn 7 
cũng thuộc vào tình trạng này. Khó khăn cơ bản là ở chỗ giáo viên và học sinh phải 
đối diện trực tiếp với các văn bản tiếng nước ngoài, mặc dù có bản dịch nhưng vẫn 
còn nhiều chênh lệch; mặt khác, các bài Thơ Đường thường ngắn và ý nghĩa 
thường ẩn sâu trong ngôn ngữ tác phẩm, đôi khi vượt ra ngoài ngôn ngữ biểu 
hiện...Vì vậy, một thực tế phổ biến là giáo viên thường thụ động dựa vào hướng 
dẫn và các bản dịch để giảng cho học sinh mà ít quan tâm đến nguyên tác tác phẩm. 
Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới việc chuyển tải cái hay, cái đẹp của tác phẩm 
tới học sinh. Với cách dạy ấy, học sinh chỉ nhớ "vẹt" ý của bài mà không hiểu sâu 
sắc tác phẩm, không phát huy được năng lực sáng tạo; chỉ sau thời gian ngắn, 
những nội dung ấy nếu không được ôn lại, sẽ nhanh chóng ra khỏi trí nhớ, lâu dần, 
thói quen đó làm mất hứng thú của học sinh đối với bộ môn Văn. 
 5 Phân tích thơ trước hết phải bám vào ngôn từ của tác phẩm, tuy nhiên có 
nhiều trường hợp hiểu thân thế của tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm có thể 
giúp ích rất nhiều trong việc phân tích, cảm thụ cũng như xác định ý nghĩa giá trị 
của tác phẩm.
 Chẳng hạn, thế giới quan trong thơ Lý Bạch là thế giới của một ông tiên làm thơ;
Ông là người thông minh, biết làm thơ từ thuở nhỏ, giao du rộng rãi, thạo kiếm 
thuật. Từ trẻ ông đã xa gia đình đi du ngoạn tìm đường lập công danh sự nghiệp. 
Chính vì điều đó đó ảnh hưởng không nhỏ đến phong cách thơ của ông: một tâm 
hồn phóng khoáng, tự do, hình ảnh thơ tươi sáng kỳ vĩ, một người thích viễn du, 
thích thưởng ngoạn cái đẹp...Đặc trưng này trong con người ông đã ảnh hưởng đến 
các tác phẩm của ông.Vì vậy, dạy thơ ông giáo viên có thể dẫn cho học sinh cảm 
nhận theo hướng trên, chẳng hạn trong 2 câu thơ:
 Phi lưu trực há tam thiên xích
 Nghi thị ngân hà lạc cửu thiên
 (Vọng Lư Sơn bộc bố)
 Dịch thơ : Nước bay thẳng xuống ba ngàn thước 
 Tưởng dải ngân hà tuột khỏi mây 
 Lý Bạch đã xây dựng một hình tượng thiên nhiên kỳ vĩ và diệu xảo nhờ trí 
tưởng tượng mạnh mẽ kì lạ đạt đến mức điêu luyện. Chính sự lãng mạn, phóng 
túng đó tạo nên nét riêng trong thơ Lý Bạch.
 Dạy Tĩnh dạ tứ (Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh) học sinh phải nắm được: 
Thuở nhỏ Lí Bạch thường lên núi Nga Mĩ ở quê nhà ngắm trăng. Từ 25 tuổi, ông 
đã xa quê và xa mãi. Bởi vậy cứ mỗi lần thấy trăng là nhà thơ lại nhớ tới quê nhà 
da diết.
 Còn dạy thơ Đỗ Phủ, giáo viên cần hướng học sinh vào chất thánh trong con 
người ông, phong cách thơ ông khác hẳn với Lý Bạch, ông viết về mọi đề tài và 
không đề tài nào thoát ly thời cuộc vì cuộc đời ông nhiều gian nan vất vả. Ông đã 
có một thời gian ngắn làm quan song từ quan vì xảy ra sự biến An Lộc Sơn vả lại 
 7 Kim thể (hay Cận thể, gồm Luật thơ và Tuyệt cú). Thơ Cổ thể thường linh hoạt về 
số câu, không gò bó về niêm luật, về cách gieo vần ; Thơ Kim thể (còn gọi là thơ 
Đường luật), tuy có gò bó đôi chút về niêm luật song lại có cấu trúc cân đối hài 
hoà, mỗi bài thơ giống như một bài toán giải đáp một vấn đề xã hội bằng hình 
tượng nghệ thuật. 
 Đối với học sinh THCS giáo viên chưa cần cho học sinh hiểu hết về niêm 
luật Thơ Đường, chỉ cần nắm bắt một số đặc điểm về thể thơ tạo điều kiện thuận lợi 
cho việc tiếp cận tác phẩm .
 Chẳng hạn, khi tiếp xúc với thể thơ thất ngôn, ngũ ngôn tứ tuyệt, chỉ với 4 
câu từ 20 - 28 chữ nhưng cấu trúc đó hoàn thiện; đó là sự hài hoà giữa bằng trắc âm 
dương; nhất quán từ đề tài, mở đề và kết luận. 
 Xung quanh vấn đề tìm hiểu thể thơ, lâu nay nhiều giáo viên vẫn xem nhẹ nên 
chỉ làm một cách qua loa. Tuy vậy, nếu bỏ qua công đoạn này là bỏ qua những nét 
tinh hoa độc đáo nhất của thơ Đường và hiệu quả cảm nhận tác phẩm của học sinh 
sẽ giảm đi rất nhiều. 
3 - Tìm hiểu văn bản (sự kết hợp giữa bản phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ).
 Dạy thơ nói chung đã khó, dạy thơ tiếng nước ngoài qua bản dịch (đặc biệt là 
thơ chữ Hán) lại càng khó hơn. Bởi lẽ một thực tế, giữa nguyên tác và bản dịch 
cũng vẫn có độ chênh: Hao hụt hoặc sai lệch ít nhiều  Vì lẽ đó, khi dạy những tác 
phẩm loại này, giáo viên thường gặp rất nhiều lúng túng. Cho học sinh cảm nhận 
theo hướng nào? Phân tích bài thơ ra sao? Bắt đầu khai thác từ đâu? ... Kết quả là 
không ít giáo viên khi dạy mảng văn thơ dịch mới chỉ đưa học sinh vào những 
hướng cảm thụ một cách sơ sài, đôi khi còn chưa sát ý. 
 Thông thường, khi dạy học các tác phẩm Thơ Đường, giáo viên chỉ tổ chức 
học sinh khai thác văn bản theo các bản dịch thơ; thiên về khai thác nội dung tác 
phẩm mà ít hoặc không chú ý đến việc khai thác những yếu tố nghệ thuật trong 
phiên âmBằng cách này, giáo viên sẽ không thể tìm ra được những nét tinh xảo, 
 9 dòng thác từ xa của tác giả. Nhìn từ xa dòng thác tuôn trào liên tục giống như dải 
lụa trắng rủ xuống, bất động treo trên vách núi rủ xuống phía trước dòng sông. Bản 
dịch đã làm cho ấn tượng về dòng thác trở nên mờ nhạt và liên tưởng ở câu sau 
(Nghi thị ngân hà lạc cửu thiên - Tưởng dải ngân hà tuột khỏi mây) trở nên thiếu 
cơ sở. Nếu dịch được từ “quải” thì sẽ làm cho dòng thác trở nên sinh động hơn rất 
nhiều.
Hoặc khi dạy văn bản: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh ( Tĩnh dạ tứ ) của Lí Bạch:
 Phiên âm: Sàng tiền minh nguyệt quang,
 Nghi thị địa thượng sương.
 Dịch nghĩa: Ánh trăng sángđầu giường,
 Ngỡ là sương trên mặt đất.
 Dịch thơ: Đầu giường ánh trăng rọi,
 Ngỡ mặt đất phủ sương.
 Bản dịch dùng 2 động từ “rọi” và “phủ” chỉ biểu hiện được chủ thể là ánh 
trăng, nhưng trong nguyên tác, dùng một động từ “nghi”- đó biểu thị được chủ thể 
là con người. Chính điều này ở bản dịch thơ làm cho ý vị trữ tình của bài thơ trở 
nên mờ nhạt và tạo cảm giác 2 câu đầu chỉ đơn thuần tả cảnh- Thực ra, chủ thể ở 
đây vẫn là con người: con người thấy ánh trăng sáng ngỡ là mặt đất phủ một lớp 
sương trắng
 Trong “Hồi hương ngẫu thư” (Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê) của Hạ 
Tri Chương ), nguyên tác được viết theo thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt nhưng trong 
bản dịch thơ lại theo thể thơ Lục bát - một thể loại thơ của Việt Nam khác hẳn với 
thể thơ Đường thất ngôn tứ tuyệt vốn có của bài thơ. Tuy nhiên người dịch đã dịch 
sát với bản phiên âm nên những cảm xúc của tác giả trong bài thơ vẫn được giữ 
nguyên.
 Điều đó cho thấy việc dịch sát ý và đối chiếu giữa phiên âm, dịch nghĩa, dịch 
thơ là vô cùng quan trọng trong việc cảm thụ cái hay, cái đẹp của bài thơ.
 11

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_cach_tiep_can_va_giang_day_tho_duo.doc