Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh Trung học Phổ thông ôn tập kiến thức cho các kì thi quan trọng của Lớp 12

Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh Trung học Phổ thông ôn tập kiến thức cho các kì thi quan trọng của Lớp 12

. PHẦN HƯỚNG DẪN TÌM KIẾM THÔNG TIN - KIẾN THỨC, ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

* Cơ sở: Do phần nghị luận xã hội là phần mà học sinh rất ngại học nên tôi đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết để tìm cho học sinh cách học có hiệu quả nhất để các em không chỉ biết một mà còn biết nhiều vấn đề, không chỉ biết nội dung cơ bản mà còn biết tất cả các khía cạnh có liên quan để nếu gặp một đề hoàn toàn mới cũng sẽ không bị lúng túng.

* Nội dung cụ thể:

I. Gợi hứng thú cho học sinh:

1. Đọc cho học sinh nghe những bài viết có liên quan tới các vấn đề cần bàn luận: những bài tản văn của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, những bài báo của nhà văn - nhà báo - nhà thơ Nguyễn Quang Thiều. Đó đều là những bài viết giàu chất văn và thể hiện một quan điểm, lập trường, một cái nhìn và tầm nhìn có chiều sâu, một cách viết rất nhân văn và gần gũi. Ngoài ra, có thể tìm kiếm các bài báo viết về một sự việc, con người nào đó có liên quan đến vấn đề cần trao đổi với học sinh.

 

doc 78 trang cuonglanz2a 5520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh Trung học Phổ thông ôn tập kiến thức cho các kì thi quan trọng của Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
Së Gi¸o dôc ®µo t¹o LÀO CAI
@&?
S¸ng KiÕn Kinh NghiÖm
HƯỚNG DẪN HỌC SINH 
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 
ÔN TẬP KIẾN THỨC CHO CÁC KÌ THI QUAN TRỌNG CỦA LỚP 12
	M«n: Ng÷ v¨n.
	Người viết: Nguyễn Thị Hạnh
Lào Cai, th¸ng 03 n¨m 2013
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
Së Gi¸o dôc ®µo t¹o LÀO caI
Tªn s¸ng kiÕn kinh nghiÖm
HƯỚNG DẪN HỌC SINH 
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 
ÔN TẬP KIẾN THỨC CHO CÁC KÌ THI QUAN TRỌNG CỦA LỚP 12
M«n: Ng÷ v¨n
Khối: 12
 Năm học 2012 - 2013
 MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 
I.Lí do chọn đề tài
II. Mục đích, nhiệm vụ
III. Đối tượng, phạm vi 
IV. Cơ sở lí luận và phương pháp
PHẦN NỘI DUNG 
I. PHẦN HƯỚNG DẪN TÌM KIẾM THÔNG TIN - KIẾN THỨC, ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 
II. Tổng hợp kiến thức ở các chiều sâu - rộng của mỗi vấn đề 
III. Xây dựng hệ thống những bài văn "mẫu mực" để đọc cho học sinh nghe:
IV.PHẦN TRAO ĐỔI - KIỂM TRA TRỰC TUYẾN QUA YAHOO
PHẦN KẾT LUẬN
TƯ LIỆU THAM KHẢO
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, học sinh cuối cấp phải đối mặt với rất nhiều kì thi quan trọng, thậm chí là những kì thi có ý nghĩa quyết định con đường tương lai của mình. Lượng kiến thức, yêu cầu củng cố phương pháp, hoàn thiện kĩ năng làm bài... luôn là một áp lực khiến các em học sinh rất khó vượt qua nếu không có sự trợ giúp, hướng dẫn của các thầy cô giáo. Là một giáo viên đã theo đuổi nghề dạy học 17 năm, tôi có rất nhiều trăn trở khi nhìn những gương mặt lo âu, những đôi mắt thâm quầng của những học sinh mình dạy. Bởi vậy, bằng kinh nghiệm và tình yêu thương đối với học sinh, tôi đã cố gắng hình thành một số phương pháp ôn tập cho học sinh để các em có thể học và củng cố kiến thức một cách thật hiệu quả.
2. Mục đích, nhiệm vụ:
- Về mục đích: giúp học sinh củng cố kiến thức ở các mảng văn học và xã hội, rèn luyện khả năng phản ứng với các tình huống kiến thức (các câu hỏi, các đề bài) được đặt ra trong các đề thi để các em có thể xử lí đề và triển khai bài làm một cách thuận lợi nhất.
- Về nhiệm vụ: tìm các giải pháp, cách thức ôn tập hiệu quả cho học sinh trong phạm vi thời gian ngắn ngủi của năm học cuối cấp.
3. Đối tượng, phạm vi:
- Đối tượng: học sinh lớp 12 - đặc biệt là học sinh có mục đích tham gia kì thi chọn học sinh giỏi và kì thi tuyển sinh Đại học - Cao đẳng.
- Phạm vi: Kiến thức và kĩ năng thuộc môn Ngữ văn trong chương trình Trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
4. Cơ sở lí luận và phương pháp:
- Cơ sở lí luận:
+ Lí luận dạy học hiện nay coi học sinh là trung tâm của hoạt động dạy học. Luật giáo dục của nước CHXHCN Việt Nam trong điều 4 (yêu cầu về nội dung phương pháp giáo dục) cũng chỉ rõ: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo ở người học, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” (Luật Giáo dục - trang 9 - 1998). Điều đó không có nghĩa là xem nhẹ vai trò của giáo viên nhưng rõ ràng đã chối bỏ tư cách truyền đạo, giảng đạo theo kiểu độc diễn của người thầy. Trong dạy học nói chung và dạy Văn nói riêng, làm thế nào để kích thích được khả năng chủ động, sáng tạo của học sinh là một vấn đề then chốt, góp phần quyết định chất lượng của hoạt động dạy và học.
+ Môn Văn trong trường phổ thông hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề đáng phải suy nghĩ. Học sinh lựa chọn khối thi có môn Văn ngày càng ít. Trong giờ học, hiện tượng học sinh thờ ơ, không hứng thú, tiếp thu kiến thức thụ động không phải là hiếm. Thậm chí có quan niệm cho rằng, đây là môn học vừa khó vừa khổ. Thủ tướng Phạm Văn Đồng - người dành nhiều sự quan tâm đến giáo dục- từng có lời khuyên với giáo viên dạy Văn: “Học sinh nhớ nhiều, học nhiều là điều đáng khuyến khích nhưng đó quyết không phải là điều chủ yếu. Điều chủ yếu là dạy học sinh cách suy nghĩ sáng tạo. Chúng ta phải xem lại cách giảng dạy văn  trong trường phổ thông của chúng ta, không nên dạy như cũ bởi vì dạy như cũ thì không những việc dạy văn không hay mà việc đào tạo con người cũng không có kết quả. Vì vậy dứt khoát chúng ta phải có cách dạy khác, phải dạy cho học sinh biết suy nghĩ, suy nghĩ bằng trí óc của mình và diễn tả suy nghĩ đó theo cách của mình thế nào cho tốt nhất ”.
- Phương pháp: Để triển khai đề tài, tôi chủ yếu sử dụng phương pháp thực nghiệm - tức là giáo viên và học sinh trực tiếp thực hành để sau đó cùng rút kinh nghiệm. Phương pháp này vừa kích thích trí sáng tạo của học sinh, vừa tạo không khí gần gũi, thân thiết giữa học sinh và giáo viên - điều vô cùng cần thiết trong dạy - học môn văn.
5. Kết cấu:
Trong quá trình thực nghiệm tại các lớp khối 12 vừa qua, tôi chủ yếu sử dụng hai biện pháp chính là hướng dẫn tìm kiếm thông tin - kiến thức, ôn tập và thực hành kiểu bài nghị luận xã hội và kiểm tra trực tuyến qua yahoo.
Bởi vậy, nội dung chính trong sáng kiến hướng dẫn học sinh ôn tập cũng tập trung vào hai phần chính:
- Phần hướng dẫn tìm kiếm thông tin - kiến thức, ôn tập và thực hành kiểu bài nghị luận xã hội.
- Phần kiểm tra trực tuyến qua yahoo.
PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG
A. PHẦN HƯỚNG DẪN TÌM KIẾM THÔNG TIN - KIẾN THỨC, ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
* Cơ sở: Do phần nghị luận xã hội là phần mà học sinh rất ngại học nên tôi đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết để tìm cho học sinh cách học có hiệu quả nhất để các em không chỉ biết một mà còn biết nhiều vấn đề, không chỉ biết nội dung cơ bản mà còn biết tất cả các khía cạnh có liên quan để nếu gặp một đề hoàn toàn mới cũng sẽ không bị lúng túng.
* Nội dung cụ thể:
I. Gợi hứng thú cho học sinh:
1. Đọc cho học sinh nghe những bài viết có liên quan tới các vấn đề cần bàn luận: những bài tản văn của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, những bài báo của nhà văn - nhà báo - nhà thơ Nguyễn Quang Thiều... Đó đều là những bài viết giàu chất văn và thể hiện một quan điểm, lập trường, một cái nhìn và tầm nhìn có chiều sâu, một cách viết rất nhân văn và gần gũi. Ngoài ra, có thể tìm kiếm các bài báo viết về một sự việc, con người nào đó có liên quan đến vấn đề cần trao đổi với học sinh. Chẳng hạn, khi chữa đề "Khi mẹ (hoặc cha) nổi giận, tôi đã tìm được một bài báo về tình thương của người mẹ đối với con để thiết kế một giáo án như sau:
GIÁO ÁN THỬ NGHIỆM
Đề bài: Khi mẹ (hoặc cha) nổi giận...
* Khởi động cho cảm xúc:
Chuyện "Mẹ hy sinh cứu con" làm Internet nóng ran 
	Sau khi động đất qua đi, lực lượng cứu hộ bắt đầu các hoạt động tìm kiếm cứu nạn. Và khi họ tiếp cận đống đổ nát từ ngôi nhà của một phụ nữ trẻ, họ thấy thi thể của cô qua các vết nứt. Nhưng tư thế của cô có gì đó rất lạ, tựa như một người đang quỳ gối cầu nguyện; cơ thể nghiêng về phía trước, và hai tay cô đang đỡ lấy một vật gì đó. Ngôi nhà sập lên lưng và đầu cô. 
	Đội trưởng đội cứu hộ đã gặp rất nhiều khó khăn khi anh luồn tay mình qua một khe hẹp trên tường để với tới thi thể nạn nhân. Anh hy vọng rằng, người phụ nữ này có thể vẫn còn sống. Thế nhưng cơ thể lạnh và cứng đờ cho thấy cô đã chết.  
	Cả đội rời đi và tiếp tục cuộc tìm kiếm ở tòa nhà đổ sập bên cạnh. Không hiểu sao, viên đội trưởng cảm thấy như bị một lực hút kéo trở lại ngôi nhà của người phụ nữ. Một lần nữa, anh quỳ xuống và luồn tay qua khe hẹp để tìm kiếm ở khoảng không nhỏ bên dưới xác chết. Bỗng nhiên, anh hét lên sung sướng: "Một đứa bé! Có một đứa bé!". 
	Cả đội đã cùng nhau làm việc; họ cẩn thận dỡ bỏ những cái cọc trong đống đổ nát xung quanh người phụ nữ. Có một cậu bé 3 tháng tuổi được bọc trong một chiếc chăn hoa bên dưới thi thể của người mẹ. Rõ ràng, người phụ nữ đã hy sinh để cứu con mình. Khi ngôi nhà sập, cô đã lấy thân mình làm tấm chắn bảo vệ con trai. Cậu bé vẫn đang ngủ một cách yên bình khi đội cứu hộ nhấc em lên. 
	Bác sĩ đã nhanh chóng kiểm tra sức khỏe của cậu bé. Sau khi mở tấm chăn, ông nhìn thấy một điện thoại di động bên trong. Có một tin nhắn trên màn hình, viết: "Nếu con có thể sống sót, con phải nhớ rằng mẹ rất yêu con".
	Chiếc điện thoại di động đã được truyền từ tay người này sang tay người khác. Tất cả những ai đã đọc mẩu tin đều không ngăn nổi dòng nước mắt: "Nếu con có thể sống sót, con phải nhớ rằng mẹ rất yêu con". 
	Thanh Hảo (T.H)
* Triển khai bài học:
I. Giới hạn vấn đề:
Với câu nói "Khi mẹ (hoặc cha) nổi giận", ta nên nhìn từ góc độ nào?
- Nói tới cha mẹ là phải đặt trong mối quan hệ với con cái. Vì vậy, cần nhìn nhận vấn đề từ góc độ của một đứa con.
Em đã từng phải đối mặt hoặc từng chứng kiến chuyện này chưa?
Vấn đề chúng ta đề cập thuộc lĩnh vực nào? Và nếu giải quyết trong phạm vi bài văn nên đưa về dạng bài nào? Kết cấu thông thường của dạng bài ấy?
II. Triển khai vấn đề:
a. Giới thiệu vấn đề: có thể theo nhiều cách song cần nhấn mạnh đây là tình huống luôn có thể xảy ra trong cuộc sống.
b. Nêu biểu hiện: 
Cho biết biểu hiện của cơn nóng giận?
- Tình huống cụ thể: học sinh có thể tùy chọn tình huống do mình tự trải nghiệm hoặc được chứng kiến hay thu thập từ báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng.
- Biểu hiện của sự giận dữ:
+ Trước hết cần lưu ý rằng "giận" khác với "nổi giận": nếu "giận" chỉ là cảm thấy không bằng lòng và bực bội với người có quan hệ gần gũi nào đó vì người ấy đã làm điều trái với ý mình thì "nổi giận" lại là mức độ cao của giận, là khi có những phản ứng tâm lý rất mạnh mẽ, thành cơn, không thể kìm nén, kiềm chế được.
+ Khi "nổi giận", do mất kiềm chế nên biểu hiện của nó cũng rất khó được người khác đón nhận một cách bình thường. Vì "nổi giận" sẽ kèm theo la hét, quát tháo, chì chiết, đay nghiến; đập phá đồ đạc, hủy hoại những món đồ liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến cơn giận; đánh đập, xua đuổi...
c. Phân tích nguyên nhân vì sao mẹ (hoặc cha) nổi giận:
Theo em, vì sao cha mẹ chúng ta nổi giận?
- Do những áp lực cuộc sống mà cha mẹ phải đối mặt bên ngoài cánh cửa ngôi nhà - nhất là trong cuộc sống hiện đại, nhịp sống và đòi hỏi của cuộc sống, của công việc tăng nhanh đến "chóng mặt".
- Do mâu thuẫn gia đình - giữa cha mẹ với nhau và với người thân của cha mẹ khiến học không có cách nào giải tỏa ngoài cách trút vào con cái.
- Tuy nhiên, với đề bài này, người viết cần từ tư cách một đứa con để nhìn thì nguyên nhân chủ yếu cần nhận thức và phân tích rõ là do những biểu hiện của con cái:
+ Trong học hành: lười nhác, cẩu thả, kết quả thua sút do thiếu ý thức và thiếu nỗ lực, cố gắng...
+ Trong sinh hoạt: bừa bãi, bẩn thỉu, chưa chú ý đảm bảo vệ sinh cá nhân cũng như vệ sinh chung của cả gia đình...
+ Trong ứng xử: có những lời nói, việc làm vô ý, gây hiểu lầm hoặc cố ý hỗn hào, cự cãi, có thái độ phản ứng một cách xấc xược...
- Và sau tất cả, cần nhận ra rằng xét đến cùng thì bên cạnh việc cha mẹ không thắng nổi những áp lực của cuộc sống, nguyên nhân sâu xa nhất, chủ yếu nhất để cha mẹ nổi giận với con là vì thương yêu, lo lắng cho con, mong con hoàn thiện hơn mà do khoảng cách thế hệ hay do con vô tâm nên chưa nhận ra được.
d. Phân tích hậu quả:
Hậu quả cơn nóng giận là gì? (Lưu ý là khi ta xét hậu quả cần xét ở các đối tượng có liên quan đến vấn đề)
- Với chính cha mẹ:
+ Ức chế tinh thần, ảnh hưởng lập tức đến khả năng kiểm soát lời nói, hành vi, ảnh hưởng lâu dài tới khả năng làm việc.
+ Thay đổi cách nhìn, thái độ với con cái và với cuộc sống của chính mình.
+ Rất khó để cân bằng tâm lí.
- Với con cái:
+ Khi còn nhỏ: sợ hãi, đau khổ mà thu mình lại.
+ Lớn hơn một chút: không chỉ buồn khổ mà còn thấy uất ức, thấy bị đối xử bất công, thấy không được yêu thương; đôi khi phản ứng lại một cách dữ dội khiến mối quan hệ với cha mẹ càng rạn nứt, khó hàn gắn.
---> Những biểu hiện như thế chỉ chứng tỏ sự ích kỉ, khờ dại và non nớt của những đứa con chưa trưởng thành.
Vậy ta cần làm gì để giải quyết và giảm thiểu những cơn nóng giận cũng như khắc phục hậu quả đáng tiếc của nó? (Hãy tìm kiếm giải pháp bằng hiểu biết và tấm lòng của những đứa con đã thực sự trưởng thành, vì lúc này ta đang tỉnh táo để nhận thức đầy đủ về vấn đề, chứ nếu để mọi chuyện xảy ra rồi sẽ không thể nhìn nhận một cách bình tĩnh nữa).
e. Đề xuất giải pháp cho những người con muốn thể hiện mình là người trưởng thành:
- Bước đầu, khi cha mẹ đang trong cơn nóng giận, mọi lời giải thích sẽ không có nhiều tác dụng. Vì vậy cần biết im lặng và lắng nghe với vẻ mặt chân thành - thể hiện sự tiếp thu và cũng tạo điều kiện để cha mẹ bình tâm lại.
- Sau đó, nếu người có lỗi là anh chị em mình, ta cần là người "hóa giải"cơn giận dữ (có thể chỉ cần một cốc nước mát, một chiếc khăn mặt ấm, một cách nào đó thích hợp với nhu cầu và tính cách của cha mẹ - điều này phải tự mình cảm nhận và lựa chọn bởi chỉ đứa con biết yêu thương bố mẹ mới cảm nhận được, người ngoài không thể hay sẽ rất khó giúp ta một lời khuyên đúng) và "hòa giải" mối quan hệ giữa cha mẹ với anh chị em ta (cũng bằng cách nào đó mà chỉ ta mới là người rõ nhất). Còn nếu người có lỗi là mình thì cần biết cách "chuộc lỗi" bằng những đổi thay theo hướng tích cực. Cần hiểu rằng cơn giận xuất phát từ yêu thương rất dễ để hóa giải bằng những gì mà người yêu thương ta vẫn hằng kì vọng.
- Và quan trọng hơn tất cả là đề phòng bão lũ bao giờ cũng tốt hơn là chống chọi với nó khi nó xảy ra. Nếu cơn nóng giận của cha mẹ là bão lũ, hay thậm chí là "sóng thần", "núi lửa" đi nữa thì vẫn có thể phòng tránh bằng khả năng và tấm lòng của những đứa con ngoan: cố gắng học hành cho tốt, giúp đỡ bố mẹ một số việc nhà, tinh tế và nhạy cảm hơn để cảm thông và thương yêu chính người đã sinh thành nuôi dưỡng... Làm được điều đó, ta sẽ khiến ngôi nhà là một căn phòng điều hòa nhiệt độ, là vườn cây sum xuê hoa trái và ríu rít tiếng chim như khu vườn của người bà trong truyện "Dưới bóng hoàng lan" của Thạch Lam để cha mẹ khi trở về là mọi bực dọc lo âu, mọi ưu phiền khổ não sẽ dừng lại hết phía ngoài bậu cửa.
e. Kết luận: Khẳng định đạo làm con.
Gợi ý: có thể kết luận bằng một số hình ảnh hoặc câu chuyện ngắn gọn mà có ý nghĩa để gây ấn tượng.
Ví dụ: Chuyện về lòng hiếu thảo của Hàn Bá Du, chuyện Chử Đồng Tử, chuyện Cái sọt, chuyện về đôi bàn tay người mẹ, chuyện về Mục Kiền Liên cứu mẹ hay chính là sự tích lễ Vu Lan.
*Khắc sâu ấn tượng với bài văn tham khảo:
Cách đây không lâu, dư luận đã xôn xao khi báo chí liên tiếp đưa tin về những vụ án dã man mà hung thủ và nạn nhân lại là những người có mối quan hệ ruột rà máu mủ. Vụ án 2 vợ chồng giết chết con trai ở Hà Tĩnh, rồi vụ án Nghiêm Viết Thành đâm chết bố xảy ra tại Hải Duơng. Đau lòng và bất ngờ hơn là khi nguyên nhân của những cái chết thương tâm ấy đựợc làm sáng tỏ. Cả 2 bi kịch đều xuất phát từ những cuộc cãi vã hết sức bình thường giữa bố mẹ và con cái. Theo cách nghĩ trước đây, phần lỗi lớn hơn sẽ luôn thuộc về những người làm cha, làm mẹ. Bởi đơn giản họ là người lớn, trách nhiệm của họ là giáo dục những đứa con, họ phải biết cách kiềm chế, họ phải biết cách bình tĩnh lắng nghe
Nhưng nên chăng, chính chúng ta, những người đang ở vào vị trí của một đứa con thử một lần suy nghĩ lại? Có lẽ đã đến lúc chính chúng ta cần học cách ứng xử đúng mực hơn, thay vì đỏng đảnh hờn dỗi, thay vì vùng vằng oán trách một cách hết sức trẻ con khi cha mẹ của chúng ta nổi giận.
Thực ra, cha mẹ nổi giận là một chuyện hết sức bình thường.
Đi suốt quãng đời niên thiếu cho tới lúc trưởng thành, có lẽ không một người con nào chưa từng trải qua cái cảm giác khi phải đối diện với cây roi của bố, hay những lời trách mắng nặng nề của mẹ. Trong những ý nghĩ ấm ức hờn dỗi, ta có thể đã cho rằng bố mẹ dễ dàng nổi nóng đơn giản là vì bố mẹ luôn cho mình cái quyền được nổi nóng với con cái, vì bố mẹ quá khó tính, nặng nề, thậm chí là dường như bố mẹ đã quá quan trọng hoá vấn đề, hay là quá gia trưởng, độc đoán... Nhưng lắng lòng mình hơn một chút, có lẽ ta sẽ nhận ra nhiều hơn là những suy nghĩ hời hợt đó. Mẹ tôi có thể rút soạt chiếc roi tre giắt trên gác bếp chỉ vì tôi đã giang nắng một buổi trưa hay đi tắm sông cùng lũ bạn nhưng cũng vẫn là mẹ, buổi đêm thức giấc đã trở dậy giảm đi một số cho gió nhẹ đi từ chiếc quạt điện khi cái oi nóng chập tối đã được thay thế bằng cái se se của buổi đêm khuya, hay có khi để đắp thêm cho tôi một tấm chăn khi trời trở lạnh, lo lắng tới không ngủ nổi dù trán tôi chỉ hơi hâm hấp sốt... Đôi khi, trước cơn giận dữ của cha mẹ, chỉ là chúng ta quá hồn nhiên mà không tưởng tượng được những hậu quả mà người lớn với những kinh nghiệm vốn có có thể lường trước được. Đôi khi, chỉ là tình yêu thương quá lớn khiến bố mẹ lo lắng nhiều hơn, hoảng hốt nhiều hơn, nóng ruột nhiều hơn trước những sai phạm của chúng ta
Tất nhiên, có những lúc lỗi lầm của chúng ta là nguyên nhân chính, nhưng cũng có những lúc bố mẹ nổi giận với chúng ta là vì những bất mãn, bực dọc đã thành hình từ bên ngoài cánh cổng gia đình, và một chút bất cẩn, một chút sơ ý của chúng ta chính là giọt nước cuối cùng làm tràn cốc nước. Những khi đó, cái cảm giác bị đối xử bất công dễ khiến ta không chỉ tủi thân mà còn muốn oán hận bố mẹ. Nhưng nếu ta biết đến những khó khăn trong công việc mà bố mẹ đang phải cố gắng vượt qua, những rắc rối từ những mối quan hệ xã hội mà bố mẹ luôn phải đau đầu tháo gỡ, áp lực từ những công việc không tên, cả khói bụi trên phố và cơn mưa bất chợt lúc tan tầm... Nếu ta hiểu bố mẹ - dù là người lớn - thì vẫn luôn có những giới hạn nhất định về sức chịu đựng, và có những bức bối, những căng thẳng không thể không giải toả... Nếu cảm nhận được tất cả những điều đó, ta sẽ học được cách cảm thông với sự nóng nảy dường như vô lí và đôi khi hơi thái quá của bố mẹ chúng ta.
 Chẳng ai muốn đối diện với những cơn giận dữ, chẳng ai muốn nghe những câu nói nặng lời...
Nhưng khi bố mẹ nổi giận, thì ta hãy cố gắng lắng nghe... lắng nghe, và im lặng...
Lắng nghe, để bố mẹ ít nhất cũng cảm nhận đuợc ta đang ăn năn biết lỗi thực sự chân thành. Lắng nghe, để biết được nguyên nhân khiến bố mẹ không thể bình tĩnh như bố mẹ vẫn luôn bình tĩnh. Lắng nghe, và cố gắng nhìn lại lỗi lầm mà mình đã phạm phải từ góc nhìn như góc nhìn của bố mẹ, hay cố gắng đặt mình vào địa vị của bố mẹ để nhìn xem có phải thực sự là ta đã quá vô tâm, quá bất cẩn, quá nông cạn và hời hợt? Vô tâm không chỉ vì đã vô ý gây ra một sai phạm nhỏ, mà còn vì ta đã không đủ tinh tế để nhận ra một nét mệt mỏi trong mắt mẹ, hay một cái thở dài của bố trong bữa cơm trưa... Lắng nghe và im lặng khi ấy không chỉ là thái độ cần thiết của một đứa con, mà còn vì nó sẽ cho cả bố mẹ và chúng ta một khoảng lặng cần thiết để bình tĩnh lại và nhìn nhận mọi việc đang diễn ra cho thấu đáo.
Nhưng bạn biết không, cơn nóng giận bột phát với những biểu hiện thái quá của bố mẹ khiến bạn đau buồn thì sẽ còn có một điều đáng buồn hơn - ấy là khi nỗi tức giận của mẹ không thể nói được ra thành lời nữa. Nó còn khủng khiếp hơn khi bạn bị mắng mỏ, thậm chí là bị quát tháo, đánh đập. Lúc ấy nó không đơn giản chỉ là một nỗi bực dọc thông thường nữa. Nó đã trở thành một nỗi đau, một sự thất vọng, thậm chí là một vết thương mà mẹ không thể nào tự xoa dịu được. Đó là khi ta vì cái tôi ích kỉ, vì chút bồng bột, thiếu suy nghĩ đã tự cho mình cái quyền cự cãi, hỗn hào, thậm chí là xúc phạm, lên án cha mẹ của mình...
Tôi không thể đưa ra cho bạn một bài học nào khi mẹ nổi giận. Nhưng có lẽ, tôi cũng như bạn thôi, cũng đang tồn tại trong một quy luật tất yếu đối với tất cả những người con. Lúc bé, bạn sợ sệt khi mẹ nổi giận. Lớn hơn một chút, bạn bắt đầu biết cãi lại những điều mẹ nói vì khoảng cách giữa hai thế hệ không dễ gì có được một tiếng nói chung. Rồi ở một độ tuổi nào đó hơn nữa, bạn bắt đầu bỏ ngoài tai và "thích nghi", thậm chí là trơ lì trước nỗi tức giận của mẹ - coi nó chỉ như một cái gì đó vô nghĩa lí, không ảnh hưởng nhiều đến quan điểm của bạn. Nhưng chắc chắn một ngày, khi nỗi giận đó không hiện hữu nữa mà chỉ là một thứ ta buộc phải cảm nhận, bạn sẽ buộc phải tự thay đổi. Vì ngày ấy là ngày bạn đã thực sự là một người trưởng thành. Tôi chợt liên tưởng đến một câu chuyện mà mình đã đọc về Hàn Bá Du. Ông không bao giờ khóc khi bị mẹ đánh đòn, chỉ duy nhất một lần ông khóc, đó là khi ông  nhận ra rằng, mẹ đã già yếu và không còn sức đánh con đuợc nữa. Đến khi nào, chúng ta mới có thể là, sẽ là một đứa con trưởng thành như Hàn Bá Du?
Quy luật tự nhiên, chúng ta không thể thay đổi nó nhưng cũng có thể thích nghi với nó. T

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_trung_hoc_pho_thong.doc