Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh trình bày và giải bài tập Vật Lý 8

Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh trình bày và giải bài tập Vật Lý 8

1. Lý do chọn chuyên đề:

• Qua thực tế giảng dạy bộ môn vật lí khối 8 còn gặp nhiều khó khăn như sau:

- Chưa biết cách diễn đạt được kiến vật lí về các lĩnh vực nêu trên.

- Chưa biết cách suy luận một cách chặt chẽ về các kiến thức có liên quan.

- Chưa biết cách kết hợp nhiều kiến thức khác nhau để giải một bài tập nâng.

- Từ những lý do trên tôi chọn chuyên đề: “HƯỚNG DẪN HỌC SINH TRÌNH BÀY

VÀ GIẢI BÀI TẬP VẬT LÝ 8 ”, nhằm giúp học sinh nắm được cách trình bày và kiến

thức để giải các bài tập vật lí.

2. Mô tả nội dung:

Trong chương trình Vật lý 8 lượng kiến thức khá nhiều và đi kèm với đó là một số

lượng không nhỏ bài tập. Mặc dù bài tập nhiều nhưng với lượng kiến thức nhiều thì

không có thời gian dành cho các tiết bài tập nên dẫn đến kỹ năng trình bày, giải bài của

học sinh khá yếu.

 Trong công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay việc hình thành các kỹ năng cho học sinh

mối là điều quan trọng nhất. Chính vì vậy việc giúp các em học sinh nắm được cách

trình bày bài, kỹ năng giải các bài tập từ đơn giản đến phức tạp là hết sức quan trọng.

pdf 4 trang haihuy29 14/08/2023 5774
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh trình bày và giải bài tập Vật Lý 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ 
HƯỚNG DẪN HỌC SINH TRÌNH BÀY VÀ GIẢI BÀI TẬP VẬT LÝ 8 
I. LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ VÀ MÔ TẢ MÔ TẢ NỘI DUNG: 
1. Lý do chọn chuyên đề: 
• Qua thực tế giảng dạy bộ môn vật lí khối 8 còn gặp nhiều khó khăn như sau: 
- Chưa biết cách diễn đạt được kiến vật lí về các lĩnh vực nêu trên. 
- Chưa biết cách suy luận một cách chặt chẽ về các kiến thức có liên quan. 
- Chưa biết cách kết hợp nhiều kiến thức khác nhau để giải một bài tập nâng. 
- Từ những lý do trên tôi chọn chuyên đề: “HƯỚNG DẪN HỌC SINH TRÌNH BÀY 
VÀ GIẢI BÀI TẬP VẬT LÝ 8 ”, nhằm giúp học sinh nắm được cách trình bày và kiến 
thức để giải các bài tập vật lí. 
2. Mô tả nội dung: 
Trong chương trình Vật lý 8 lượng kiến thức khá nhiều và đi kèm với đó là một số 
lượng không nhỏ bài tập. Mặc dù bài tập nhiều nhưng với lượng kiến thức nhiều thì 
không có thời gian dành cho các tiết bài tập nên dẫn đến kỹ năng trình bày, giải bài của 
học sinh khá yếu. 
 Trong công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay việc hình thành các kỹ năng cho học sinh 
mối là điều quan trọng nhất. Chính vì vậy việc giúp các em học sinh nắm được cách 
trình bày bài, kỹ năng giải các bài tập từ đơn giản đến phức tạp là hết sức quan trọng. 
II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ 
1. Những kiến thức cơ bản: 
a. Tốc độ: 
Các bài học liên quan đến tốc độ nằm trong các bài 1, 2, 3 nhằm giúp học sinh nắm 
vững được các kiến thức cơ bản như: khái niệm tốc độ, công thức tính tốc độ, công thức tính 
tốc độ trung bình, chuyển động đều, chuyển động không đều. 
Đây là những bài đầu tiên nên giáo viên cần hình thành cho các em kỹ năng trình bày 
bài giải một cách khoa học, logic nhất. 
Trong đó: v là tốc độ; S là quảng đường dịch chuyển; t là thời 
gian đi hết quảng đường. 
b. Áp suất 
 Tập hợp các bài tìm hiểu về áp suất gây ra bởi chất rắn, chất lỏng và chất khí của 
chương trình vật lí 8 được bắt đầu bằng bài hình thành khái niệm áp suất. Các thí nghiệm 
dùng để hình thành khái niệm áp suất trong bài đều được dựa trên đặc điểm truyền áp lực 
của chất rắn.Do chương trình không yêu cầu đưa ra cơ chế cũng như đặc điểm của sự truyền 
áp lực và áp suất của các chất khác nhau, nên ở bài này và những bài sau chỉ dựa vào một số 
thí nghiệm và quan sát hằng ngày để nhận biết sự tồn tại của áp suất và ý nghĩa của chúng 
trong đời sống kỹ thuật. 
Những vấn đề cơ bản của bài này là cho học sinh hiểu được: 
 Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép. 
 Áp suất được tính bằng công thức: p = 
 Trong đó, p là áp suất, F là áp lực tác dụng lên mặt bị ép có diện tích là S. 
 Đơn vị của áp suất là Pascal (Pa): 1Pa = 1N/m2 
c. Áp suất của chất lỏng – bình thông nhau. 
 * Áp suất của chất lỏng có những đặc điểm sau đây: 
 Tại một điểm trong lòng chất lỏng, áp suất tác dụng theo mọi phương và có giá trị 
như nhau. 
 Áp suất tại một điểm trong lòng chất lỏng cách mặt thoáng của chất lỏng một độ cao 
h được tính theo công thức: p = d.h 
Trong đó: h là độ sâu được tính từ điểm tính áp suất đến mặt thoáng chất lỏng. 
 d là trọng lượng riêng của chất lỏng. 
 * Bình thông nhau: 
 Chú ý: Hiện tương mặt thoáng của chất lỏng trong các bình thông nhau nằm trên 
cùng một mặt phẳng ngang được suy ra từ đặc điểm của áp suất trong lòng chất lỏng. Điều 
cơ bản ở đâu là bình thông nhau phải có đường kính trong đủ lớn để không xảy ra hiện 
tượng mao dẫn. Do hiện tượng mao dẫn nên một ống thủy tinh có đường kính nhỏ hơn 
1mm, nhúng vào một chậu nước tạo thành một bình có hai nhánh thông nhau thì mực nước 
trong ống thủy tinh sẽ dâng cao hơn mực nước trong chậu. Vì học sinh lớp 8 không học hiện 
tượng mao dẫn nên giáo viên nên tránh hiện tượng này khi làm thí nghiệm, không dùng bình 
có đường kính trong quá nhỏ, dưới 2mm. 
 Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mặt thoáng của chất 
lỏng ở các nhánh khác nhau đều ở cùng một độ cao. 
 Trong máy thủy lực, nhờ chất lỏng có thể truyền nguyên vẹn độ tăng áp suất, nên ta 
luôn có: 
 = 
 Trong đó: f là lực tác dụng lên pít-tông có tiết diện S 
 F là lực tác dụng lên pít-tông có tiết diện s 
 Nếu hai bình thông nhau chứa hai chất lỏng có trọng lượng riêng khác nhau, thì khi 
cân bằng mực nước trong hai bình sẽ chênh lệch nhau sao cho tại một mặt S ở chỗ hai bình 
thông nhau, áp lực do hai cột nước trong hai bình gây nên ở hai mặt S phải bằng nhau: 
F1 = F2 
p1S = p2S 
 d1h1 = d2h2 
 Bình nào chứa chất lỏng có trọng lượng riêng lớn hơn thì độ cao của cột nước sẽ nhỏ 
hơn. Trong hình vẽ vì d1 < d2 nên cột nước trong bình lớn cao hơn trong bình nhỏ. Nếu hai 
bình chứa cùng một chất lỏng thì d1 = d2 nên h1 = h2, mực nước trong hai bình ngang nhau. 
d. Lực đẩy Ác-si-mét 
Lực đẩy Archimedes (hay được viết lực đẩy Archimède hay lực đẩy Ác-si-mét) là lực tác 
động bởi một chất lưu (chất lỏng hay chất khí) lên một vật thể nhúng trong nó, khi cả hệ 
thống nằm trong một trường lực (như trọng trường hay lực quán tính). Lực này có cùng độ 
lớn và ngược hướng của tổng lực mà trường lực tác dụng lên phần chất lưu có thể tích bằng 
thể tích vật thể chiếm chỗ trong chất này. Lực này được đặt tên theo Ác-si-mét, nhà bác học 
người Hy Lạp đã khám phá ra nó. Lực đẩy Ác-si-mét giúp thuyền và khí cầu nổi lên, là cơ 
chế hoạt động của sự chìm nổi của tàu ngầm hay cá, và đóng vai trò trong sự đối lưu của 
chất lưu. 
 Tuy nhiên, để dễ hiểu, trong sách giáo khoa phổ thông được trình bày như sau: “Một 
vật nhúng vào chất lỏng bị chất lỏng đẩy thẳng từ dưới lên với lực có độ lớn bằng trọn 
lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ. Lực này gọi là lực đẩy Ác-si-mét”. 
 Công thức tính lực đẩy Ác-si-mét: 
FA = d.V 
Trong đó, d: trọng lượng riêng của chất lỏng. 
 V là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. 
e. Sự nổi 
 Nếu ta thả một vật ở trong chất lỏng thì: 
 Vật chìm xuống khi lực đẩy Ac-si-mét FA nhỏ hơn trọng lượng P: FA < P 
 Vật nổi lên khi: FA > P 
 Vật lơ lửng trong chất lỏng khi: FA = P 
 Khi vật nổi trên mặt chất lỏng thì lực đẩy Ác-si-mét: FA = d.V 
Trong đó, V là thể tích của phần vật chìm trong chất lỏng (không phải thể tích của vật), d là 
trọng lượng riêng của chất lỏng. 
2. Giải pháp: 
• Bước thứ nhất: Tóm tắt 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc đề bài và tóm tắt bài. Thông qua việc tóm tắt đề 
bài giáo viên có thể nắm bắt được việc học bài, hiểu bài của từng em học sinh. Bởi vì học 
sinh không thể giải bài được khi không biết cách sử dụng các ký hiệu trong công thức để 
tóm tắt đề bài. 
- Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi liên quan đến các ký hiệu được sử dụng để tóm 
tắt. Thông qua các câu hỏi giáo viên hướng dẫn các em nắm vững cách sử dụng các ký 
hiệu. Sau đó nhìn vào tóm tắt có thể đọc lại khái quát nội dung đề bài. 
Vd: 
▪ Quảng đường ký hiệu là gì? 
▪ Nếu có nhiều quảng đường thì ký hiệu thế nào? 
▪  
• Bước thứ hai: Hướng dẫn học sinh cách trình bày bài giải. Việc trình bày bài giải phải 
đảm bảo đầy đủ các thành phần như: lời giải, công thức, số liệu. đáp an. Việc yêu cầu trình 
bày như thế giúp học sinh làm bài chặt chẽ và đồng thời giúp rèn luyện cách trình bày gọn 
gàng, rõ ràng. Việc trình bày bài giải cần chú ý những điểm sau: 
- Lời giải cần bám sát vào kết quả của phép tính. 
- Ghi công thức thích hợp với ký hiệu đã sử dụng ở phần tóm tắt. 
- Thế số, tính toán, ghi kết quả và đơn vị tương ứng. 
VÍ DỤ MINH HỌA 
Bài tâp 3.12: Hà nội cách Đồ Sơn 120km. Một ôtô rời Hà Nội đi Đồ Sơn với vận tốc 
45km/h. Một người đi xe đạp với vận tốc 15km/h xuất phát cùng lúc từ Đồ Sơn về Hà Nội. 
a/ Bao lâu ôtô và xe đạp gặp nhau? 
b/ Nơi gặp nhau cách Hà Nội bao xa? 
 Tóm tắt 
S = 120 km 
v1 = 45 km/h 
v2 = 15 km/h 
t = ? 
S1 = ? 
Giải 
Gọi t là thời điểm hai xe gặp nhau. 
Quảng đường xe ôtô đi 
S1 = v1 * t = 
Quảng đường xe đạp đi 
S2 = v2 * t = 
Vì khoảng cách của HN và ĐS là 120 km nên: 
S = S1 + S2 = 45 * t + 15 * t = 120 
 t = 120/60 = 2 (h) 
Khoảng cách nơi gặp nhau cách HN: 
S1 = v1.t = 45 . 2 = 90 (km)
V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
1. Kết luận: 
Trong quá trình giảng dạy vật lí ở trường THCS việc hình thành cho học sinh phương 
pháp, kỹ năng giải bài tập vật lí là hết sức cần thiết, từ đó giúp các em đào sâu mở rộng kiến 
thức cơ bản của bài giảng, vận dụng tốt kiến thức vào thực tế, phát triển năng lực tư duy của 
học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. 
Dạy học góp phần để hình thành nhân cách con người lao động mới, sáng tạo, thích 
nghi với xã hội ngày càng phát triển. Do vậy, phương pháp dạy học bộ môn phải thực hiện các 
chức năng nhận thức, phát triển và giáo dục, tức là lựa chọn phương pháp học bộ môn sao cho 
học sinh nắm vững tri thức, kĩ năng, kĩ xảo và vận dụng kiến thức vào thực tiễn. 
2. Kiến nghị: 
Cần có sự phối hợp chặt chẽ: giữa giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm, giữa giáo 
viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh, có sự phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà 
trường để kịp thời sửa những hành vi sai phạm của học sinh, giúp các em có ý thức hơn trong 
học tập. 
Tăng cường tiết bài tập. thực hành thay vi chỉ lý thuyết suông. 
Có phòng chức năng bộ môn. 
Tuy nhiên vì điều kiện và thời gian, cũng như tình hình thực tế của học sinh nên việc 
thực hiện chuyên đề này còn chỗ nào thiếu sót, kính mong thầy, cô trao đổi, góp ý cho chuyên 
đề này. 
 Giáo viên 
 Nguyễn Đình Anh Khoa 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_trinh_bay_va_giai_b.pdf