Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh Lớp 9 ôn luyện một số dạng bài tập môn Ngữ văn

Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh Lớp 9 ôn luyện một số dạng bài tập môn Ngữ văn
  • Bên cạnh việc cùng các em học sinh khám phá nội dung các đơn vị kiến thức thuộc bộ môn Ngữ văn tôi luôn hướng dẫn cho học sinh phương pháp làm bài mà cụ thể là cách làm các dạng bài tập ôn thi vào 10. Áp dụng phương pháp này, tôi đã góp phần nâng cao chất lượng học tập bộ môn Ngữ văn trong nhà trường.
  • Trong những năm trở lại đây chất lượng điểm thi vào lớp 10 bộ môn Ngữ văn của trường tôi đang giảng dạyđã có những bước khởi sắc, học sinh của tôi có thể bình tĩnh, chủ động, tự tin làm bài khi các em đã có được phươngpháp giải quyết các dạngbài tập khác nhau mà khônghề lúng túng.
docx 11 trang Phúc Hảo 18/05/2024 3853
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh Lớp 9 ôn luyện một số dạng bài tập môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 9
ÔN LUYỆN MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP MÔN NGỮ VĂN
Lĩnh vực/ Môn : Ngữ văn
Cấp học : Trung học cơ sở
Tên tác giả : TRẦN THỊ NHUNG
Đơn vị công tác : THCS Tản Lĩnh- Huyện Ba Vì- Hà Nội
Năm học 2019-2020
PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ	3
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI	3
Cơ sở lí luận	3
Cơ sở thực tiễn	3
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU	3
THỜI GIAN, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU	1
PHÂN B.NỘI DUNG
NỘI DUNG LÍ LUẬN	4
THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ	4
MÔ TẢ CÁC GIẢI PHÁP	5
............................................................................................................................ 6
KẾT QUẢ	10
PHẦN C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ	10
KẾT LUẬN	10
KIẾN NGHỊ	100
TÀI LIỆU THAM KHẢO	101
PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cơ sở lí luận
Trong nhà trường, môn Ngữ văn vừa là môn học có tính nghệ thuật vừa mang tính chất giáo dục. Với khả năng riêng của mình, văn học có tác dụng sâu sắc và lâu bền trong đời sống và trí tuệ bạn đọc. Văn học khơi nguồn sáng tạo cho con người, làm phong phú thêm tâm hồn bao thế hệ, mang đến nhiều ước mơ, hi vọng, nhiều tình cảm tốt đẹp cho con người trong cuộc sống. Do đó việc dạy và học Ngữ văn ở trường phổ thông được chú trọng và quan tâm. Trong hệ thống giáo dục phổ thông ở các cấp học, cùng với các môn học cơ bản khác, môn Ngữ văn luôn được dành thời lượng thỏa đáng. Đặc biệt, khi xem xét tuyển sinh lên bậc học THPT, môn Ngữ văn được chọn là một trong môn học chính để đánh giá trình độ kiến thức của các em học sinh, làm cơ sở tuyển sinh cho mỗi nhà trường.
Cơ sở thực tiễn
Kì thi vào lớp 10 THPT ở Hà Nội nhiều năm nay là thước đo đánh giá khá khách quan cả quá trình học tập của học sinh toàn cấp THCS. Tuy vậy, với chiến lược đổi mới mạnh mẽ về quy mô, loại hình đào tạo nên những năm gần đây, chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 các trường công lập chỉ đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu, còn lại sẽ phải học trường dân lập, hệ giáo dục thường xuyên và học trường nghề. Nhận thức được tầm quan trọng của kì thi chuyển cấp, để nâng cao hiệu quả môn học và với mong muốn các em học sinh đều đỗ đạt theo nguyện vọng của mình, tôi rất quan tâm đến phương pháp ôn tập và làm bài kiểm tra cho các em.
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Qua nhiều năm giảng dạy học sinh lớp 9, và căn cứ vào năng lực học sinh của trường tôi, tôi thấy rõ những hạn chế của các em khi làm một số dạng bài tập về văn bản tự sự, phân tích hiệu quả thẩm mĩ của các biện pháp tu từ. Đây là những bài tập không quá khó, nhưng đối với đối tượng học sinh yếu, học sinh trung bình, trung bình khá thì để đạt hiệu quả cao lại không hề đơn giản. Bản thân tôi, trong quá trình giảng dạy, tôi đã thực hiện nghiêm túc việc xây dựng đề kiểm tra theo ma trận để cho học sinh ôn luyện và thấy có hiệu quả. Bởi vậy, tôi muốn ghi lại thành sáng kiến kinh nghiệm “Hướng dẫn học sinh lớp 9 ôn luyện một số dạng bài tập môn Ngữ văn” để cùng đồng nghiệp trao đổi, bàn bạc để tìm ra cách tốt nhất góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc dạy học bộ môn Ngữ văn lớp 9 nói riêng và ở bậc THCS nói chung.
THỜI GIAN, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Học sinh lớp 9 trong 5 năm học gần đây tại trường THCS tôi giảng dạy.
PHẦN B : NỘI DUNG
NỘI DUNG LÍ LUẬN
Có thể nói, hiểu được nội dung văn bản, cảm thụ được ý nghĩa từ tác phẩm giúp học sinh có thể chiếm lĩnh được giá trị nghệ thuật từ các tác phẩm văn chương. Tuy nhiên, áp dụng kiến thức đã được học để có thể làm tốt bài thi là một vấn đề được rất nhiều học sinh quan tâm. Có những học sinh hiểu bài nhưng lại lúng túng trong việc xử lí câu hỏi. Có những học sinh có kiến thức mà làm bài điểm chưa cao vì thiếu kĩ năng  Như vậy sau nhiều năm giảng dạy học sinh lớp 9, tôi thấy rõ cách tiếp cận một số dạng câu hỏi về văn bản tự sự và khai thác giá trị biện pháp tu từ là vấn đề mà rất nhiều giáo viên và học sinh đang quan tâm tới.
THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
Nâng cao chất lượng giáo dục là vấn đề quan tâm hàng đầu của tất cả các nhà trường. Bởi vậy, ngay từ đầu năm học mới, Ban giám hiệu trường chúng tôi đã rất chú trọng tới công tác chuyên môn. Nhưng có thể nói, công tác giáo dục của trường tôi gặp không ít khó khăn. Chất lượng đầu vào chưa cao, trình độ của học sinh không đồng đều lực học của nhiều em ở mức trung bình, yếu kém. Bên cạnh đó, phụ huynh học sinh đa số là người lao động bình dân, thu nhập thấp, nhiều phụ huynh chưa quan tâm đúng mực đến việc học của con; nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn, mồ côi cha mẹ.
Trong quá trình giảng dạy, tôi thấy các em học sinh chưa chăm học, chưa nhận thức được tầm quan trọng của kì thi vào 10. Và đặc biệt trong quá trình làm bài kiểm tra học sinh chưa nắm vững về tác phẩm tự sự mà chỉ hiểu nội dung một cách khái quát. Nhiều học sinh còn chưa đọc kĩ tác phẩm, chưa bám sát vào các chi tiết nên ngay cả việc làm bài tập dạng tóm tắt văn bản còn gặp khó khăn.  một số học sinh còn khi làm bài thường sa vào kể lể dài dòng không đúng trọng tâm. Tất cả những thực trạng trên phản ánh nhiều học sinh có kiến thức nhưng thiếu kĩ năng làm bài.
Kết quả khảo sát thực tế trước khi thực hiện đề tài: Lớp 9D- Sĩ số 42; Năm học 2017-2018 ( đầu năm)
Điểm giỏi
Điểm khá
Điểm trung bình
Điểm yếu
Điểm kém
Tổng số
%
Tổng số
%
Tổng số
%
Tổng số
%
Tổng số
%
2
4,76
12
28,57
18
42,87
8
19,04
2
4,76
MÔ TẢ CÁC GIẢI PHÁP
Phân loại các dạng bài tập của văn bản tự sự
Thuyết minh (giới thiệu).
Giải thích ý nghĩa nhan đề.
Phân tích tình huống truyện.
Phân tích các chi tiết trong tác phẩm tự sự.
Viết đoạn văn phân tích các nhân vật trong các tác phẩm tự sự.
Từ các vấn đề trong văn bản nghị luận tự sự liên hệ để viết bài văn nghị luận xã hội.
Trong khuôn khổ của đề tài này, tôi đi vào những dạng bài tập chủ yếu là: Hoàn cảnh sáng tác, thuyết minh, phân tích tình huống truyện, phân tích các chi tiết trong tác phẩm tự sự.
Hướng dẫn học sinh cách làm các dạng bài tập
Dạng bài tập thuyết minh
Thuyết minh về tác giả, tác phẩm
a1. Tác giả : Giới thiệu được những nét khái quát về cuộc đời và sự nghiệp văn học, phong cách văn chương của tác giả.
a2. Tác phẩm : Giới thiệu được :
+ Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
+ Giới thiệu được những ý chính của tác phẩm
+ Giới thiệu được nội dung và những thành công về nghệ thuật.
+ Đánh giá chung về tác phẩm, vị trí của tác phẩm với nền, dòng, giai đoạn văn học
Lưu ý: Bài viết phải thỏa mãn các yêu cầu về thể loại thuyết minh, tránh sa vào tóm tắt hay nghị luận vấn đề.
Thuyết minh về nhân vật
Với dạng bài tập này, giáo viên hướng dẫn học sinh giới thiệu được các ý cơ bản sau:
+ Giới thiệu được nguồn gốc, lai lịch của nhân vật.
+ Đặc điểm của nhân vật.
Ví dụ:
- Ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân là người có tinh thần yêu làng, yêu nước sâu sắc, tinh thần kháng chiến đến cảm động (dẫn chứng cần nhớ: Đoạn ông Hai bị mụ chủ nhà không cho ở nữa, ông Hai bị rơi vào tâm trạng tuyệt vọng, đấu tranh tư tưởng).
Lưu ý: Bài viết phải thỏa mãn các yêu cầu về thể loại thuyết minh, tránh sa vào tóm tắt hay nghị luận vấn đề.
Dạng bài tập tình huống truyện
Tình huống chính là toàn bộ các sự việc xảy ra tại một nơi trong một thời gian hoặc một thời điểm nào đấy buộc người ta phải suy nghĩ, hành động, đối phó, chịu đựng  hướng dẫn học sinh thực hiện các bước sau :
Bước 1. Hướng dẫn đọc văn bản, tóm tắt tác phẩm
Hoạt động đọc không chỉ là hoạt động mở đầu cho quá trình tiếp nhận mà đọc để hiểu tác phẩm.
Tóm tắt tác phẩm là việc rút gọn, thu nhỏ những chi tiết, sự kiện.
Bước 2. Hướng dẫn học sinh xác định và phân loại các tình huống truyện.
Bước 3. Phân tích tình huống trong truyện ngắn để làm nổi bật ý nghĩa, tác dụng của tình huống trong việc khắc họa tính cách nhân vật, thể hiện tư tưởng của tác phẩm.
Việc phân tích tình huống trong truyện ngắn chính là việc phân tích cho học sinh hiểu nhân vật ở trong truyện ở hoàn cảnh sống ra sao.
Từ tình huống ấy làm nổi bật ý nghĩa, tác dụng của tình huống trong việc khắc họa tính cách nhân vật, thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm.
* Hướng dẫn học sinh tìm hiểu một số loại tình huống thường gặp trong tác phẩm tự sự hiện đại
- Tình huống bất ngờ, éo le để thể hiện tình cảm cha con sâu sắc trong truyện ngắn “Chiếc Lược Ngà” của Nguyễn Quang Sáng
Truyện có hai tình huống:
Tình huống thứ nhất cũng là tình huống cơ bản của truyện : Hai cha con gặp nhau sau tám năm xa cách, nhưng thật trớ trêu là bé Thu không nhận cha, đến lúc em nhận ra và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu lại phải lên đường.
Tình huống thứ 2: Ở khu căn cứ ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương và mong nhớ vào việc làm cây lược ngà để tặng con nhưng ông đã hi sinh khi chưa kịp trao món quà ấy cho con.
Dạng bài tập phân tích một chi tiết trong tác phẩm tự sự
Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Giới thiệu chi tiết quan trọng trong tác phẩm cần phân tích.
Phân tích chi tiết đó hay, đặc sắc như thế nào về nội dung, hình thức.
Một số đề tham khảo
Đề 1: Trong truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân có đoạn kể về ông Hai cứ múa tay lên mà khoe nhà ông bị giặc đốt, đốt nhẵn. Chi tiết này dường như vô lí. Ý kiến của em như thế nào? Ghi lại vắn tắt ý kiến của mình bằng một đoạn văn khoảng 15 dòng.
Hướng dẫn học sinh cách làm dạng bài khai thác biện pháp tu từ trong tác phẩm văn học
Đề cho một đoạn thơ hoặc một đoạn văn trong chương trình Ngữ văn 9 :
Yêu cầu chỉ ra biện pháp tu từ.
Nêu tác dụng của biện pháp tu từ.
Bài tập :
Trong bài thơ “Đồng chí”, Chính Hữu đã viết xúc động về người chiến sĩ thời kháng chiến chống Pháp.
“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”.
Câu thơ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”, nhà thơ sử dụng biện pháp tu từ gì
? Nêu rõ hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ ấy.
(Đề thi năm 2008 – 2009)
Ví dụ 2 : Đề thi năm 2012 - 2013 Phần II.
Câu 2. Trong nhan đề “Lặng lẽ Sa Pa”, tác giả đã sắp xếp các từ khác với trật tự thông thường như thế nào? Cách sắp xếp ấy có dụng ý gì trong việc thể hiện chủ đề truyện ngắn?
Câu 3. Ghi lại một dẫn chứng ở một bài thơ đã học (nêu rõ tên tác phẩm) để thấy rằng cách sắp xếp đó được nhiều tác giả sử dụng trong sáng tá của mình.
Hướng dẫn cách làm về dạng bài tìm phép tu từ và phân tích phép tu từ có trong đoạn thơ, đoạn văn :
Yêu cầu về kiến thức
Bước 1: Đọc kĩ đoạn thơ, đoạn văn, xác định và gọi tên biện pháp tu từ.
Bước 2:
+ Chỉ ra từ ngữ sử dụng biện pháp tu từ.
+ Nêu tác dụng (bám vào dấu hiệu của các biện pháp tu từ để phân tích tác dụng và đặt trong ngữ cảnh ấy nó góp phần thể hiện nội dung, tỉnh cảm, cảm xúc gì ).
Yêu cầu về hình thức : Trình bày bằng các ý hoặc diễn đạt thành đoạn văn (từ 3 đến 5 câu).
Hướng dẫn bài tập vận dụng:
Đề bài: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ sau. Nêu hiệu quả mà biện pháp tu từ mang lại.
“Lại đi, lại đi trời xanh thêm”
(Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật)
Hướng dẫn:
- Bước 1: Gọi tên biện pháp tu từ: (1) Điệp ngữ
(2) Ẩn dụ
- Bước 2: + Chỉ ra từ ngữ sử dụng biện pháp tu từ: (1) “lại đi”,
(2) “trời xanh thêm”
+ Nêu tác dụng:
Gợi nhịp sống thường ngày của “tiểu đội xe không kính”, đoàn xe cứ nối tiếp nhau ra trận, thể hiện quyết tâm giải phóng miến Nam của những chiến sĩ trong những năm chống Mĩ cứu nước.
Thể hiện tinh thần lạc quan của những người lính, là biểu tượng của trời đất tự do giải phóng.
- Bước 3. Viết thành đv khoảng 5 câu.
Trong khổ thơ cuối bài thơ “ Bài thơ về TĐXKK của PTD có câu thơ: “Lại đi...”. Đây là câu thơ ngắn gọn nhưng hàm súc, giàu ý nghĩa. Tác giả đã khéo léo sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ và ẩn dụ để gợi lên ý chí chiến đấu của những người lính lái xe Trường Sơn. Điệp ngữ “lại đi” được lặp lại hai lần gợi nhịp sống thường ngày của “tiểu đội xe không kính”, đoàn xe cứ nối tiếp nhau ra trận, thể hiện quyết tâm giải phóng miến Nam của những chiến sĩ trong những năm chống Mĩ cứu nước. Bên cạnh đó, phép tu từ ẩn dụ “ trời xanh thêm” còn thể hiện tinh thần lạc quan tiến về phía trước của những người lính, đồng thời nó còn là biểu tượng của trời đất tự do giải phóng.
Dạng bài tập yêu cầu học sinh viết đoạn văn phân tích hoặc trình bày cảm nhận, hay nêu suy nghĩ về đoạn thơ theo các cách lập luận: Diễn dịch, quy nạp hoặc tổng hợp - phân tích - tổng hợp.
Ví dụ: Đề thi năm 2013 - 2014
Phần I
Trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, Thanh Hải nguyện làm một con chim, một cành hoa và một nốt nhạc trầm để kết thành:
“Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”
Câu 3. Dựa vào khổ thơ trên, hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo cách lập luận tổng hợp - phân tích - tổng hợp làm rõ tâm niệm của nhà thơ, trong đó có sử dụng câu bị động và phép thế (gạch chân câu bị động và những từ ngữ dùng làm phép thế).
Hướng dẫn cách làm :
- Bước 1: Xác định yêu cầu của chủ đề.
+ Đọc kỹ đề bài.
+ Xác định những từ ngữ quan trọng của đề bài.
+ Từ những từ ngữ quan trọng, xác định yêu cầu cần đạt về hình thức và nội dung.
Bước 2: Tìm ý
(Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm ý bằng cách đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi).
+ Xác định nội dung chính của đoạn thơ (cũng chính là câu chủ đề của đoạn văn).
Bước 3. Viết đoạn văn:
+ HÌnh thức đoạn văn (theo yêu cầu của đề: Kiểu đoạn, số câu ).
+ Nội dung đoạn văn: Học sinh dựa vào các ý đã tìm diễn đạt thành đoạn văn hoàn chỉnh.
Bước 4: Đọc và sửa lỗi:
Giáo viên cho học sinh đọc lại đoạn văn mình vừa viết.
Giáo viên cho học sinh nhận xét về nọi dung và hình thức của đoạn văn.
KẾT QUẢ
Bên cạnh việc cùng các em học sinh khám phá nội dung các đơn vị kiến thức thuộc bộ môn Ngữ văn tôi luôn hướng dẫn cho học sinh phương pháp làm bài mà cụ thể là cách làm các dạng bài tập ôn thi vào 10. Áp dụng phương pháp này, tôi đã góp phần nâng cao chất lượng học tập bộ môn Ngữ văn trong nhà trường.
Trong những năm trở lại đây chất lượng điểm thi vào lớp 10 bộ môn Ngữ văn của trường tôi đang giảng dạyđã có những bước khởi sắc, học sinh của tôi có thể bình tĩnh, chủ động, tự tin làm bài khi các em đã có được phương pháp giải quyết các dạng bài tập khác nhau mà không hề lúng túng.
Kết quả khảo sát thực tế sau khi thực hiện đề tài: Lớp 9D- Sĩ số 42; (cuối năm)
Điểm giỏi
Điểm khá
Điểm trung bình
Điểm yếu
Điểm kém
Tổng số
%
Tổng số
%
Tổng số
%
Tổng số
%
Tổng số
%
6
14,28
17
40,46
18
42,88
1
2,38
0
0
PHẦN C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Trong những năm qua, chúng tôi đã áp dụng đề tài này vào việc dạy ôn cho học sinh thi vào lớp 10. Với các dạng bài tập trên học sinh đã biết nhận diện và làm được bài, do vậy điểm thi môn Ngữ văn của các em học sinh do tôi giảng dạy đã đạt được những kết quả tốt.
Mong muốn tìm ra cách thức dạy học môn Ngữ văn đạt hiệu quả là mục đích nghiên cứu của nhiều giáo viên đứng lớp tại các trường phổ thông. Đề tài này cũng không nằm ngoài mục đích ấy. Với sáng kiến kinh nghiệm này tôi chỉ mong muốn
cùng các thầy cô trao đổi với mục đích tìm ra được định hướng tốt nhất trong việc nâng cao chất lượng ôn thi vào 10 nói riêng và giảng dạy môn Ngữ văn nói chung của chương trình THCS. Những biện pháp tôi nêu trong đề tài nhỏ này chỉ là những điều cá nhân tôi thực hiện trong thực tế giảng dạy nhiều năm qua, bởi vậy sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể hơn của cấp trên, sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp.
KIẾN NGHỊ
Tôi có ý kiến tới các cấp lãnh đạo, các nhà chuyên môn cần tổ chức nhiều hơn nữa những chuyên đề về phương pháp dạy học để những giáo viên được học tập kinh nghiệm. Cần có thêm những cuốn sách, những bài viết thực sự có giá trị thiết thực bàn về phương pháp dạy học Ngữ văn để giáo viên được tham khảo.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn các cấp lãnh đạo, các đồng chí, đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ôn tập Ngữ văn 9 - Thái Thành Vĩnh, Nguyễn Ngọc Hà 
Ôn tập - Kiểm tra Ngữ văn 9 và luyện thi vào 10 - Nguyễn Thanh Vân.
Ôn tậpvà kiểm tra Ngữ văn 9 và ôn thi vào 10 - Lê Xuân Soan.
Đề luyện thi và kiển tra – Nguyễn Thanh V9ân - Trần Thị Thành.
Các chuyên đề ôn thi vào 10 - Phan Ngọc Anh.
Bồi dưỡng Ngữ văn, luyện thi vào 10 - Ngô Văn Cảnh.
Dạy học theo chuẩn kiến thức và kĩ năng - Ngữ Văn 9.

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_lop_9_on_luyen_mot.docx
  • pdfSKKN VAN 9- NHUNG_13578247.pdf