Sáng kiến kinh nghiệm Hình thành và phát triển phẩm chất nhân ái cho học sinh Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Hình thành và phát triển phẩm chất nhân ái cho học sinh Lớp 1

Phẩm chất là những tính tốt thể hiện ở thái độ, hành vi ứng xử của con người; cùng với năng lực tạo nên nhân cách con người.

“Nhân ái là yêu thương con người”. Lòng nhân ái có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống và là một tiêu chí hàng đầu để đánh giá con người. Lòng nhân ái là cơ sở không thể thiếu để xây dựng một xã hội văn minh, nhân đạo; là sợi dây bền chắc, thiêng liêng kết nối con người... Lòng nhân ái là một phẩm chất tốt đẹp, cao quý, cần phải được bồi đắp, gìn giữ.

Theo Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể chính thức được Bộ giáo dục và Đào tạo công bố vào ngày 27 tháng 12 năm 2018, phẩm chất “nhân ái” là một trong năm phẩm chất cốt lõi sau: Yêu nước, Nhân ái, Chăm chỉ, Trung thực, Trách nhiệm.

doc 12 trang Hiền Tài 24/06/2024 1933
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hình thành và phát triển phẩm chất nhân ái cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
	Kính gửi: Trường Tiểu học Tân Đồng, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước
 Tôi ghi tên dưới đây:
Số TT
Họ và tên
Ngày, tháng, năm sinh
Nơi công tác
Chức danh
Trình độ chuyên môn
Tỷ lệ (%) đóng góp
1
Đỗ Văn Hiếu
05/07/1981
Trường Tiểu học
Tân Đồng, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước
Giáo viên
Đại học sư phạm
50%

	Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến “Hình thành và phát triển phẩm chất nhân ái cho học sinh lớp 1”. Với những thông tin về sáng kiến cụ thể như sau:
1. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Đỗ Văn Hiếu.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục và Đào tạo
3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 7/9/2022
4. Mô tả bản chất của sáng kiến:
4.1. Đối tượng đề nghị công nhận sáng kiến (loại hình sáng kiến):
Nền giáo dục của chúng ta hiện nay, việc thực hiện chương trình GDPT 2018 không chỉ chú trọng đến dạy kiến thức cho học sinh mà đặc biệt chú trọng phẩm chất, năng lực cho học sinh. Hình thành và phát triển phẩm chất cho học sinh tiểu học là một việc làm vô cùng quan trọng nhất là với lứa tuổi nhỏ, lứa tuổi đang "như búp trên cành". Trẻ em như một tờ giấy trắng, ngay từ ban đầu việc hình thành và phát triển cho các em có những phẩm chất, đặc biệt là phẩm chất “nhân ái” là một việc làm vô cùng thiết thực, nó giúp các em hình thành nên thói quen có hành vi đạo đức tốt mãi mãi về sau.
Sáng kiến công tác chủ nhiệm “Hình thành và phát triển phẩm chất nhân ái cho học sinh lớp 1”.
4.2. Mô tả tính mới của sáng kiến
Phẩm chất là những tính tốt thể hiện ở thái độ, hành vi ứng xử của con người; cùng với năng lực tạo nên nhân cách con người.
“Nhân ái là yêu thương con người”. Lòng nhân ái có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống và là một tiêu chí hàng đầu để đánh giá con người. Lòng nhân ái là cơ sở không thể thiếu để xây dựng một xã hội văn minh, nhân đạo; là sợi dây bền chắc, thiêng liêng kết nối con người... Lòng nhân ái là một phẩm chất tốt đẹp, cao quý, cần phải được bồi đắp, gìn giữ. 	 
Theo Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể chính thức được Bộ giáo dục và Đào tạo công bố vào ngày 27 tháng 12 năm 2018, phẩm chất “nhân ái” là một trong năm phẩm chất cốt lõi sau: Yêu nước, Nhân ái, Chăm chỉ, Trung thực, Trách nhiệm. 
Đối với cấp tiểu học phẩm chất nhân ái bao hàm các biểu hiện sau đây:
Nhân ái
Các biểu hiện
Yêu quý mọi người
- Yêu thương, quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình.
- Yêu quý bạn bè, thầy cô; quan tâm, động viên, khích lệ bạn bè.
- Tôn trọng người lớn tuổi; giúp đỡ người già, ốm yếu, người khuyết tật; nhường nhịn và giúp đỡ em nhỏ.
- Biết chia sẻ với những bạn có hoàn cảnh khó khăn, các bạn ở vùng sâu, vùng xa, người khuyết tật và đồng bào bị ảnh hưởng của thiên tai
Tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người
- Tôn trọng sự khác biệt của bạn bè trong lớp về cách ăn mặc, tính nết và hoàn cảnh gia đình.
- Không phân biệt đối xữ, chia rẽ các bạn.
Sẵn sàng tha thứ cho những hành vi có lỗi của bạn
Vì vậy, trong quá trình dạy học bản thân tôi luôn chú trọng tới việc hình thành và phát triển phẩm chấc cho học sinh đặc biệt là phẩm chất nhân ái cho học sinh qua tất cả các môn học và hoạt động giáo dục. Chính vì vậy, nên tôi đã nghiên cứu, xây dựng kế hoạch và bắt tay vào thực hiện các hoạt động cụ thể để: “Hình thành và phát triển phẩm chất nhân ái cho học sinh lớp 1” với mong muốn tạo tập thể lớp 1/4 đoàn kết, biết yêu thương, chia sẻ và biết đem niềm vui đến cho mọi người.
4.3. Mô tả các bước thực hiện sáng kiến
Để hình thành và phát triển phẩm chất nhân ái cho học sinh lớp 1, trong quá trình giảng dạy tôi đã thực hiện các biện pháp sau:
5.1. Tìm hiểu tầm quan trọng của việc cần hình thành phẩm chất nhân ái cho học sinh ngay từ lớp 1.
Qua thực tế giảng dạy, tôi thấy rằng học sinh của chúng ta nếu chỉ học trên lí thuyết chưa đủ mà trong cuộc sống có rất nhiều mối quan hệ, có nhiều tình huống khác nhau mà chỉ với những kiến thức đơn thuần học sinh không có khả năng giải quyết các tình huống khác nhau trong cuộc sống. Khoảng cách giữa nhận thức và hành động cách nhau quá xa. Nhiều tình huống cuộc sống các em chỉ ứng phó một mình. Do quá nhiều việc phải tự mình quyết định nên các em không những phải cần biết rõ làm thế nào là điều hay, lẽ phải mà còn phải có khả năng hành động theo nhận thức. Có phẩm chất, hiểu rõ được phẩm chất các em biết điều chỉnh hành vi của mình trong những tình huống khác nhau trong cuộc sống. Giáo dục phẩm chất giúp các em xây dựng những hành vi lành mạnh, thay đổi những hành vi tiêu cực, giúp cho các em có môi trường học tập lành mạnh “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Chính vì điều đó nên tôi nhận thấy rằng với sự phát triển của xã hội hiện nay thì hình thành năng lực, phẩm chất cho học sinh là công việc quan trọng không thể coi nhẹ hơn giáo dục kiến thức được. 
5.2. Giáo viên chủ nhiệm phải là tấm gương sáng để cho học sinh noi theo.
Với truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta, người giáo viên luôn được coi là một hình tượng mẫu mực, là người dạy học trò tri thức và nhân cách. Người giáo viên, hàng ngày qua từng bài giảng, hành động của mình đã và đang nuôi dưỡng nhân cách cho học trò. Vì vậy mỗi thầy giáo, cô giáo cần là một tấm gương sáng về đạo đức, cho học sinh noi theo.
Chính vì thế, là một giáo viên chủ nhiệm lớp, tôi luôn dùng tình thương và trách nhiệm để cảm hóa học sinh hay chính là để làm gương cho các em. Một thầy cô muốn hoàn thành nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm trước hết phải có tâm, có tấm lòng vì tình yêu thương con người, có sự độ lượng, bao dung, đồng thời giỏi về tâm lý lứa tuổi, có nhiều biện pháp giáo dục tinh tế. Bởi vì làm chủ nhiệm là một nghệ thuật, đòi hỏi người giáo viên phải là tấm gương sáng về đạo đức, mẫu mực từ lời ăn tiếng nói, tác phong làm việc cho đến trình độ chuyên môn; quan hệ với học trò như một người bạn lớn, vừa gần gũi, vừa đáng tin cậy; kiên trì giáo dục học sinh theo kiểu “mưa dầm thấm lâu”; giáo dục phẩm chất phải trở thành thói quen của giáo viên chủ nhiệm. Có như vậy thì mới thình thành tốt phẩm chất cho học sinh.
Ví dụ: Trong giờ ra chơi, tôi thường trò chuyện cùng học sinh, tôi luôn tạo điều kiện cho cô trò gần gũi tình cảm, dễ chia sẻ cảm thông với nhau hơn. Có như vậy thì các em mới dám nói, dám tâm sự và giáo viên mới hiểu được tâm tư, tình cảm của các em. Cùng các em thực hiện các hoạt động ngoài giờ lên lớp cũng góp phần tạo mối quan hệ gần gũi giữa giáo viên và học sinh.
Hình ảnh: Cô giáo cùng các em dọn vệ sinh sân trường.
5.3. Làm tốt công tác chủ nhiệm qua tìm hiểu quan sát đối tượng học sinh để đưa ra những phương pháp giáo dục phù hợp.
Tôi tìm hiểu đối tượng thông qua học sinh trong lớp, giáo viên bộ môn hoặc qua phụ huynh. Sau đó, tôi tiến hành phân loại đối tượng để đưa vào sổ kế hoạch cá nhân, kế hoạch công tác chủ nhiệm, cụ thể:
+ Học sinh nghịch ngợm, chưa ngoan: Minh, Phòng, Vũ, Lợi, Hùng, Đạt, Hằng, Vy
+ Học sinh chưa hoàn thành kiến thức, kĩ năng: Trân, Châu, Khang, Ánh, Hiếu, Thiện, Thuy
+ Học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn: Thiện, Ánh.
+ Học sinh khuyết tật: Gia
+ Học sinh rụt rè, nhút nhát: Ánh, Thuy, Nam, Kha, Trân, Châu
* Đối với học sinh nghịch ngợm, chưa ngoan:
Tôi tìm hiểu nguyên nhân qua gia đình: Gia đình có sự mâu thuẫn giữa bố và mẹ, gia đình thiếu quan tâm hoặc có thể bị bạn bè, kẻ xấu lôi kéo.Hoặc trẻ có những tính xấu mà gia đình chưa giáo dục được,
Với những em chưa ngoan, tôi dùng phương pháp tác động tình cảm, nghiêm khắc đối với học sinh nhưng không cứng nhắc. Tuyệt đối không sử dụng phương pháp trách phạt, chú ý gần gũi các em và thường xuyên nhắc nhở động viên, khen ngợi kịp thời để tạo động lực để các em cố gắng. Giao cho các em đó một chức vụ trong lớp nhằm gắn với trách nhiệm với các em để từng bước điều chỉnh, hoàn thiện mình. 
* Đối với học sinh học chưa hoàn thành mục tiêu bài học: 
Tôi tìm hiểu nguyên nhân vì sao em đó chưa hoàn thành bài, học chậm những môn nào. Có thể là ở gia đình các em đó không có thời gian học tập vì phải làm nhiều việc hoặc em đó chưa hiểu bài nên cảm thấy chán nản.
Giáo viên lập kế hoạch giúp đỡ bằng những việc cụ thể :
+ Đưa ra những câu hỏi từ dễ đến khó để học sinh có thể trả lời được nhằm tạo hứng thú và củng cố niềm tin ở các em.
+ Quan tâm đến các em học sinh đó trong các giờ lên lớp và hoạt động giáo dục.
+ Tổ chức cho học sinh học theo nhóm để học sinh học tốt giúp đỡ học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức tiến bộ. 
Hình: Học sinh luyện đọc cặp đôi
Gặp gỡ phụ huynh học sinh trao đổi về tình hình học tập, cũng như sự tiến bộ của con em để phụ huynh giúp đỡ, kèm cặp và động viên các em.
Chú ý tránh thái độ miệt thị, phân biệt đối xử làm cho các em nhụt chí, xấu hổ trước bạn bè.
* Đối với những học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn: 
Lớp tôi chủ nhiệm có nhiều học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn về các mặt như: về kinh tế (em Ánh, em Châu), hoàn cảnh bố mẹ lớn tuổi bệnh tật quanh năm, phải chạy chữa rất tốn kém (em Thiện).
Với những học sinh này, tôi thường sắp xếp thời gian tới thăm gia đình các em (ngay từ đầu năm) để phần nào nắm rõ hơn hoàn cảnh cụ thể của từng em để tìm ra giải pháp phối hợp giữa gia đình và nhà trường. Tới thăm gia đình học sinh với thái độ gần gũi, chân thành, tôi hỏi han, chia sẻ và cảm thông với từng mảnh đời của họ.
Với những học sinh trong hoàn cảnh này, tôi quan tâm tới các em nhiều hơn về tình cảm, động viên các em để các em coi mình là người mẹ, người thân, người bạn... để các em vượt qua khó khăn đi học đều, cố gắng vươn lên trong học tập, rèn luyện. Ngoài ra, tôi khuyên và chỉ ra cho các em nên làm những việc làm có ích và vừa sức giúp đỡ gia đình.
Riêng em Thiện, tôi chú ý giúp em luôn tiến bộ để mẹ em yên tâm chữa bệnh. Bố mẹ em rất quan tâm đến con cái nên tôi thường xuyên gọi điện động viên, hỏi thăm tình hình sức khỏe của mẹ em . Một sự cảm thông dâng trào làm tôi rất xúc động trước tình cảm của mẹ Thiện dành cho em. 
Với những học sinh khác, tôi chia sẻ và khuyên các em nên có thái độ cảm thông với bạn và cùng giúp đỡ nhau trong mọi hoạt động để cùng nhau tiến bộ. 
* Đối với những học sinh khuyết tật:
Lớp tôi có 1 học sinh khuyết tật dạng tự kỉ. Đó là em: Ung Hoàng Gia. Em Gia là học sinh trầm tính, ngoan hiền nhưng không tập trung, trong giờ học em hay đi ra ngoài không có khả năng giao tiếp. Với em học sinh này, tôi theo dõi thường xuyên sự tiến bộ của em và tìm hiểu thêm các cuốn sách, các thông tin trên mạng Internet nói về học sinh khuyết tật, thiểu năng trí tuệ, tự kỉ... để tìm các biện pháp hữu hiệu hy vọng giúp em cải thiện được tình hình sức khỏe cũng như tâm lý.
Từ những hiểu biết về trẻ em, tôi gần gũi với các em, tạo cơ hội cho các em được hoạt động về trí tuệ cũng như các giao tiếp khác:
+ Giao bài với lượng kiến thức nhẹ, vừa sức mang tính động viên.
+ Rèn các kĩ năng sống và kĩ năng giao tiếp cơ bản như: từ tự vệ sinh cá nhân đến vệ sinh cá nhân sạch sẽ, biết trực nhật, tham gia lao động dọn vệ sinh cùng các bạn, biết giữ vệ sinh chung, biết giúp đỡ gia đình, bạn bè, người thân những việc vừa sức, biết chào hỏi người lớn tuổi, biết nói lời cảm ơn và xin lỗi... 
+ Nhắc nhở các học sinh khác phải gần gũi, thương yêu bạn, không được có thái độ miệt thị, trêu ghẹo bạn. Lao động giúp các em xích lại gần nhau hơn, biết giúp đỡ nhau cùng làm công việc. Vì thế , tôi thường tổ chức để các em được làm việc cùng nhau, biết chia sẻ công việc với nhau, tạo cơ hội cho bạn tham gia các hoạt động tập thể khác...
Hình: Em Gia tham gia chăm sóc tưới nước cho cây.
5.4. Xây dựng đội ngũ Ban cán sự ( BCS) lớp giỏi quản lý.
Xây dựng một đội ngũ BCS quản lý giỏi là việc rất quan trọng, người giáo viên làm công tác chủ nhiệm phải có kế hoạch thực hiện cụ thể. Hơn nữa, để đội ngũ BCS lớp cùng giáo viên chủ nhiệm đôn đốc, nhắc nhở việc thực hiện nề nếp học tập của các bạn là công việc cần thiết và có ích.
Trước hết , những học sinh được chọn làm BCS lớp bao giờ cũng phải gương mẫu trước các bạn về mọi mặt: Học tập, kỷ luật, tham gia các hoạt động, đối xử với bạn bè....
 (Việc bầu BCS của lớp tôi để các em tự chọn, tôi chỉ tham gia sau khi đã có ý kiến của số đông học sinh. Tiếp theo đó cùng cả lớp  thảo luận về nội quy của nhà trường và một số điều do lớp đặt ra để các bạn trong BCS của lớp dễ theo dõi, kiểm tra giúp nhau cùng tiến bộ. Tất cả các em đều được tham gia ý kiến, các em cùng nhau trao đổi  xem có điểm nào các em thấy khó thực hiện tôi sẽ giải thích và giúp các em làm tốt hơn. Sau đó tiến hành phát động thi đua giữa các tổ). 
Sau đó hằng ngày, hàng tuần, các cán bộ lớp bao gồm: Lớp trưởng quản lý chung, 2 Lớp phó học tập quản lý nề nếp học tập, 1 lớp phó trật tự quản nề nếp lớp, 4 Tổ trưởng và 10 nhóm trưởng sẽ tiến hành công việc của mình như sau: Nêu nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận: Lớp trưởng: theo dõi chung công việc của lớp như: thi đua giữa các tổ, báo cáo về tình hình hàng ngày của lớp cho giáo viên chủ nhiệm. Lớp phó học tập: theo dõi, đôn đốc giúp đỡ các bạn trong học tập. Lớp phó văn thể mĩ: phát động tốt các phong trào của Nhà trường tổ chức. Lớp phó lao động: theo dõi vệ sinh chung trường, lớp, các nhân. Lớp phó kỉ luật: theo dõi các bạn về trật tự, nề nếp, thực hiện nội qui trường, lớp. Tổ trưởng: điều hành việc chung, theo dõi và đôn đốc các hoạt động hàng ngày của tổ về việc thực hiện nề nếp, nội quy, học tập Tổ phó: cùng với tổ trưởng điều hành công việc chung nhưng chủ yếu phụ trách về việc thực hiện nội quy là chính. Nhiệm vụ chung của tổ trưởng và tổ phó, là truy bài 15 phút đầu giờ kiểm tra tổ viên việc chuẩn bị sách vở, đồ dùng và bài mới, thực hiện nội quy. Tôi luôn phối hợp tốt với ban các sự lớp làm việc với tinh thần kiểm tra, đôn đốc, giúp đỡ và tôn trọng.
5.5. Nêu gương và khen thưởng.
Nắm được tâm lý của học sinh tiểu học rất thích được khen, thích được động viên nên tôi hướng dẫn ban cán sự lớp lập bảng chấm điểm thi đua từng học sinh về các việc làm tốt trong tuần. 
Hằng ngày, hằng tuần, qua quan sát các biểu hiện trong các hoạt động của học sinh, sau khi đánh giá nhận xét chỉ rõ cho các em nắm được điểm mạnh và điểm cần cố gắng của từng em, tôi thường động viên, khích lệ, giúp học sinh khắc phục khó khăn, phát huy được ưu điểm.
Một điều không thể thiếu nữa là để tạo sự hưng phấn, vui vẻ, phấn khởi, giúp các em có ý thức cao trong việc rèn luyện tu dưỡng bản thân, tôi luôn chú ý động viên, khuyến khích học sinh thực hiện tốt các hoạt động học tập, rèn luyện. Ngay từ buổi họp phụ huynh đầu năm học tôi trao đổi với phụ huynh lớp cùng phối hợp và dành một khoản chi phí riêng để khen thưởng kịp thời động viên các em để tạo cho các em có một động cơ tốt trong việc duy trì thực hiện nội quy, nề nếp. Bên cạnh đó tôi dành một ít thời gian trong giờ sinh chủ nhiệm để các em kể lại những việc tốt, việc làm các em đã giúp bạn trong tuần (như giúp đỡ bạn học tập, cho bạn mượn bút, thấy bạn té ngã thì đỡ bạn, nhắc nhở bạn không được mua đồ ăn vặt, tha lỗi cho bạn khi bạn làm mình té, ....). Sau đó bầu chọn HS có nhiều việc làm giúp đỡ bạn tuyên dương trước lớp và nhận thưởng. 
Hình: Học sinh được nhận thư khen về việc giúp đỡ bạn.
Mỗi lần được tuyên dương, các em rất vui và hãnh diện. Vì thế các em không ngừng thi đua cố gắng thực hiện tốt mọi yêu cầu học tập, tích cực trong các hoạt động. Đây là một hình thức động viên về tinh thần rất giá trị và hiệu quả. Các em sẽ nhanh nhẹn hơn, phẩm chất nhân ái cũng được hình thành và phát triển một cách tự nhiên và bền chặt nhất.
5.6. Tạo không khí vui vẻ, sôi động, hào hứng trong giờ học
Để chuẩn bị cho một tiết dạy, tạo được hứng thú cho học sinh, giáo viên cần kết hợp các phương pháp giảng dạy phù hợp, sinh động, sáng tạo. Để tạo nên một không khí sinh động và lôi cuốn học sinh thì không dễ dàng, giáo viên phải hiểu biết ngôn ngữ diễn đạt, cách tổ chức, trình bày bài giảng,  Những PPDH tích cực cần được phát huy trong dạy học là: PPDH thực hành giao tiếp, PPDH phân tích ngôn ngữ, PPDH rèn luyện theo mẫu, PPDH đặt và giải quyết vấn đề, PPDH trực quan, PPDH đóng vai, PPDH trò chơi Mỗi hình thức tổ chức dạy học đều có tác dụng tích cực để phát triển học sinh ở một khía cạnh nào đó. Vì vậy mỗi giáo viên cần biết kết hợp nhiều hình thức tổ chức để phát huy thế mạnh của từng học sinh, tạo không khí vui vẻ, sôi động, hào hứng trong tiết học.
Phương pháp dạy học mới, đòi hỏi phải có hình thức tổ chức dạy học tạo cơ hội cho học sinh suy nghĩ làm việc, trao đổi thảo luận với nhau nhiều hơn nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, độc lập của học sinh. 
Ví dụ: Bài 4: Yêu thương con người, hoạt động 3: Xử lí tình huống (trang 18), sách Hoạt động trải nghiệm, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống.
+ Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm đôi quan sát tranh và tìm hiểu nội dung tranh và trả lời câu hỏi: Nếu em là các bạn trong tranh em sẽ làm gì để thể hiện hành động yêu thương? 
+ Học sinh hoạt động nhóm. Sau đó đại diện nhóm lên chia sẻ bằng hình thức đóng vai.
Tranh 1: Em sẽ chăm sóc khi mẹ ốm.
Tranh 2: Em nhặt sách hộ cô giáo.
Tranh 3: Em nhặt trái cây hộ cô bán hàng.
Tranh 4: Em sẽ chúc mừng Sinh nhật mẹ.
+ Giáo viên cho học sinh nhận xét và chốt lại nội dung.
Như vậy, kết hợp nhiều hình thức dạy học sẽ làm cho tiết học sôi nổi, các em sẽ khắc sâu được nội dung bài học và biết cách yêu thương giúp đỡ mọi người. Qua đó, cách em sẽ dễ hình thành phẩm chất nhân ái hơn thông qua nội dung của bài học.
5.7. Xem những bộ phim ngắn về bài học cuộc sống trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Những phim ngắn “Quà tặng cuộc sống” có nhiều ý nghĩa giáo dục và giúp các em hình thành và phát triển phẩm chất nhân ái vì thế giáo viên có thể chọn chiếu một phim phù hợp với mục đích của giờ sinh hoạt.
Ví dụ, khi chiếu phim “Câu chuyện chiếc bình nứt”, giáo viên có thể đặt câu hỏi: Sự khiếm khuyết có giá trị không? Hình ảnh chiếc bình nứt tượng trưng cho ai trong cuộc sống? Trong cuộc sống, khi gặp những khiếm khuyết của bản thân hay của người khác, chúng ta thường làm gì? Ai sẽ đóng vai trò "người gánh nước" trong cuộc sống của bạn? Em có suy nghĩ gì về việc chọn nghề liên quan đến khiếm khuyết của bản thân?
Các học sinh thảo luận, suy nghĩ, đưa ra câu trả lời cho tất cả các câu hỏi trên. Giáo viên sẽ phân tích thêm nội dung, ý nghĩa của từng đáp án để các em hiểu rõ hơn từ đó rút ra được bài học cho bản thân và vận dụng vào cuộc sống. Bài học rút ra từ đoạn video là: Mỗi người trong chúng ta đều có những khuyết điểm riêng biệt. Ai cũng đều là “Chiếc bình nứt” cả. Nhưng chính các vết nứt và khuyết điểm đó của từng người mới khiến cho đời sống chúng của chúng ta trở nên thú vị và làm chúng ta thỏa mãn. Chúng ta phải chấp nhận cá tính của từng người trong cuộc sống và tìm cho ra cái tốt trong họ.
Phương pháp này đem lại hiệu quả giáo dục rất lớn mà giáo viên không phải “nói nhiều”, “giáo huấn nhiều”. Nên lựa chọn sử dụng những phim gần gũi liên quan với phẩm chất mà giáo viên đang lựa chọn giáo dục cho học sinh. Điều này là rất quan trọng vì nếu chọn sai nội dung thì việc giáo dục sẽ giống như “râu ông nọ cắm cằm bà kia”.
Mỗi giờ sinh hoạt, tôi chỉ cần chiếu một đến hai đoạn video, không nên chiếu quá nhiều mà không để thời gian cho học sinh suy nghĩ, thảo luận.
Trong năm học, tôi đã cho học sinh xem các video: “Câu chuyện về tình bạn”, “Đứa cháu hư”, “Bữa trưa ở trường”, “Bánh đúc có xương”, ....
 5.8. Thường xuyên tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh để tạo cơ hội cho các em hình thành phẩm chất nhân ái.
Các năng lực phẩm chất học sinh không chỉ được hình thành trong quá trình học tập và rèn luyện mà nó còn được hình thành nhiều qua các hoạt động trải nghiệm trong và ngoài nhà trường. Hoạt động trải nghiệm có thể tổ chức quy mô lớn nhỏ tùy vào thời gian, điều kiện của nhà trường, của từng lớp, từng đối tượng học sinh. Ngoài các hoạt động trải nghiệm theo quy mô lớn như tổ chức theo trường, theo khối, tôi thấy các trải nghiệm qui mô nhỏ (theo từng lớp riêng) cũng rất cần thiết và mang lại hiệu quả cao. Bởi vì học sinh chủ yếu hoạt động trên lớp mà tổ chức trải nghiệm cho các em cũng cần có các hoạt động, thực tế, đa dạng, cần được giáo viên tổ chức th

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_hinh_thanh_va_phat_trien_pham_chat_nha.doc