Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh trải nghiệm cuộc sống xung quanh thông qua sản phẩm trong môn Mĩ thuật Lớp 4
Cơ sở lí luận
Mĩ thuật là môn học thuộc lĩnh vực nghệ thuật, mà nghệ thuật là sự kết tinh đặc biệt của sự sáng tạo cái đẹp, là đỉnh cao của giá trị thẩm mĩ, góp phần quan trọng tạo nên đời sống văn hóa, nghệ thuật. Giá trị của cái đẹp trong nghệ thuật là sự tổng hợp nhiều giá trị đạo đức, chính trị, xã hội
Thực hiện công văn 135/PGDĐT- GDTH ngày 10 tháng 8 năm 2016 V/v triển khai dạy học Mĩ thuật, Thủ công, Tin học cấp Tiểu học. “Dạy - học Mĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực” phương pháp dạy - học Mĩ thuật mới sử dụng những quy trình mĩ thuật của Đan Mạch -SAEPS, lấy học sinh làm trung tâm, kích thích sự tương tác, tư duy sáng tạo và phát triển nhận thức, từ đó các em hình thành và phát triển ba năng lực cốt lõi là: Sáng tạo Mĩ thuật và qua đó biểu đạt bản thân (suy nghĩ, tình cảm, mong muốn,.). Hiểu, cảm nhận và phản ánh được hình ảnh của sản phẩm/ tác phẩm mĩ thuật (phân tích, đánh giá được sản phẩm/ tác phẩm). Giao tiếp/ trao đổi, tiếp nhận ý tưởng và ý nghĩa thông qua sản phẩm/ tác phẩm mĩ thuật. Cùng lúc với việc phát triển những năng lực nói trên, học sinh có thể phát triển các giác quan, các kĩ năng sống, kinh nghiệm và khả năng giải quyết vấn đề, các năng lực hợp tác, năng lực tự học và đánh giá.
Thật vậy, ngạn ngữ của Trung Hoa đã nói “Nghe rồi sẽ quên - Nhìn rồi sẽ nhớ - Chỉ có tự làm mới hiểu” hay câu nói "Học đi đôi với hành" mà ông cha ta đã đúc kết từ trước tới nay quả thật không sai, không thể phủ nhận được, nếu học mà không vận dụng vào cuộc sống thì sẽ không thiết thực, chỉ là lí thuyết suông. Học sinh áp dụng ngay những gì mình học vào cuộc sống hàng ngày, qua đó các em được trải nghiệm kĩ năng mới, kiến thức mới, đồng thời hiểu và nhớ kiến thức lâu hơn. Các năng lực của học sinh đều được phát triển và hỗ trợ lẫn nhau. Qua đây nuôi dưỡng, thử thách tài trí và khả năng tưởng tượng của học sinh. đảm bảo cho các em tiến bộ qua từng ngày. Thông qua đó, các em tự khám phá và chiếm lĩnh những kiến thức, kĩ năng, từng bước hình thành các phẩm chất, năng lực, tính sáng tạo, độc lập, tự chủ và kĩ năng sống cần thiết.
Chính vì thế, việc định hướng cho các em nhận biết các hình thức trải nghiệm, để hướng dẫn cho học sinh trải nghiệm tốt các hoạt động diễn ra trong cuộc sống hằng ngày của các em một cách sâu sắc, tạo nên dư âm, dư vị cho sản phẩm đó là yếu tố cần thiết, giúp các em luôn xây dựng môi trường văn hóa mà ở đó mỗi người học biết cách tôn trọng những giá trị chung, góp phần xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Đó là lí do tôi chọn đề tài và chia sẻ kinh nghiệm cùng với mọi người.
I. Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Ông cha ta vẫn thường nói “Học đi đôi với hành”, học mà không thực hành thì sẽ không biết, không nhớ, không hiểu... làm thế nào để mọi người cùng hiểu và nhớ để thực hiện tốt hơn trong cuộc sống. Một khi đã làm được sản phẩm đẹp, vậy làm cách nào để mọi người biết đến ý nghĩa và thông điệp muốn gửi gắm qua sản phẩm, đây cũng là vấn đề đang được mọi người quan tâm. Một sản phẩm đẹp chứa đựng tâm hồn đẹp và một tâm hồn đẹp sẽ xây dựng, tạo ra được sản phẩm đẹp. Nếu sản phẩm đẹp kết hợp chất lượng tốt mà không được biết đến, không thấy được giá trị của nó thì coi như không tồn tại. Mặt hàng tốt nếu được nhà sản xuất giới thiệu đến nhiều người tiêu dùng biết về giá trị, ý nghĩa và chất lượng thì sản phẩm đó chắc chắn được mọi người lựa chọn và tin dùng, từ đây cũng xây dựng được thương hiệu lớn. Cũng giống như các em đã tạo ra được sản phẩm đẹp nhưng không giới thiệu được ý nghĩa, nội dung đến với người xem, thì sản phẩm đó dễ bị lãng quên vì không để lại ấn tượng cho người xem. Vậy, thẩm mĩ là hình thức cảm nhận giác quan về cái đẹp, cho phép con người giải thích bản thân và người khác bằng ngôn ngữ nghệ thuật. Chính vì thế, thẩm mĩ còn là cách để chúng ta thể hiện cảm xúc, trải nghiệm và trình bày kinh nghiệm của mình thông qua sản phẩm. Sáng tạo những sản phẩm và hợp tác chia sẻ kinh nghiệm, phân tích diễn giải sự lựa chọn của mình. Như vậy thực hành, trải nghiệm đều là những phương thức học hiệu quả, gắn với vận động, với thao tác vật chất, với đời sống thực. Việc học thông qua làm, học đi đôi với hành và học từ trải nghiệm đều giúp người học đạt được tri thức và kinh nghiệm nhưng theo các hướng tiếp cận không hoàn toàn như nhau, trong đó trải nghiệm có ý nghĩa giáo dục cao nhất và có phần bao hàm cả làm và thực hành. Do đó, việc dạy mĩ thuật ở phổ thông rất quan trọng, vì cho dù ở bất cứ môn học nào hay ở trong cuộc sống thì tính thẩm mĩ, tư duy cũng rất cần thiết. Môn học Mĩ thuật hỗ trợ rèn luyện cho trẻ có khả năng biết nhìn nhận cái đẹp, hiểu thế nào là cái đẹp, là lẽ phải, đồng thời rèn cho học sinh tính cẩn thận, cần cù, siêng năng, tư duy, sáng tạo, biết tự làm đẹp, tích lũy vốn kiến thức cho chính bản thân các em đang diễn ra trong cuộc sống xung quanh mình. Giới thiệu, trưng bày sản phẩm là một phần không thể thiếu của môn Mĩ thuật, ngoài việc giúp học sinh biết sắp xếp, tạo hình sao cho khéo léo, thuận mắt, còn đòi hỏi người học phải luôn có sự sáng tạo, tìm tòi, kết hợp kiến thức giữa các môn học để trải nghiệm cuộc sống thông qua sản phẩm mới mang đậm tính chất văn hóa, nghệ thuật... Như thế, việc sử dụng các hình ảnh, ngôn ngữ của bản thân vào thực tế thành cái mới trong bài học, bài làm của học sinh sẽ hình thành cho các em có thói quen tập tư duy trừu tượng phát triển hơn, phong phú hơn. Trong quá trình giảng dạy, tôi thấy đa số học sinh đều không sâu chuỗi các sự kiện hay các tình huống diễn ra trong cuộc sống, còn ngại ngùng đứng trước đám đông, ngại bày tỏ cảm xúc của mình về sản phẩm mà bản thân người học đã dùng cả tâm huyết và công sức tạo ra, không dám nói về ý nghĩa của nội dung sản phẩm hay sở thích, về những kỉ niệm sâu sắc, về bối cảnh đã diễn ra trong cuộc sống đã trở thành một phần kí ức không thể quên của các em. Vậy, làm thế nào để học sinh không còn phải rơi vào những tình huống trên, xác định được trọng tâm ý nghĩa, thông điệp của sảm phẩm khi đứng trước đám đông để giới thiệu về sản phẩm của mình, của bạn... Là một giáo viên giảng dạy nhiều năm, bản thân tôi luôn suy nghĩ, tìm tòi các biện pháp để giúp học sinh trải nghiệm cuộc sống xung quanh thông qua đánh giá sản phẩm trong quá trình học tập, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của môn Mĩ thuật. Một số kinh nghiệm giúp học sinh trải nghiệm cuộc sống xung quanh thông qua sản phẩm trong môn Mĩ thuật lớp 4 là một vấn đề tôi rất tâm đắc và chọn làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài Mục tiêu: Nhằm giúp học sinh nhận biết một số hình thức trải nghiệm cuộc sống xung quanh, để giới thiệu sản phẩm đến với người xem về giá trị của sự sáng tạo các sản phẩm mĩ thuật; nắm vững hình thức diễn đạt và sâu chuỗi được những kiến thức các môn học như: Kể chuyện, Tiếng Việt (tập viết kịch; viết lời thoại; tập viết văn như mô tả, tái hiện...) mang tính chất nhân văn. Phân biệt các hình thức giới thiệu sản phẩm, lựa chọn hình thức phù hợp để lôi cuốn người xem. Từ đó thúc đẩy khả năng tư duy, sự sáng tạo, tính tò mò sự hiếu kì của các em thông qua buổi giới thiệu sản phẩm mĩ thuật. Giúp học sinh cảm thụ được vẻ đẹp của các sản phẩm mĩ thuật. Yêu qúy, trân trọng và biết phát huy, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, có thị hiếu thẩm mĩ đúng đắn, góp phần hoàn thiện nhân cách và để nâng cao chất lượng môn Mĩ thuật. Phát triển năng lực tư duy trong học tập, trong sinh hoạt mĩ thuật, tiếp cận với thực tế xung quanh. Yêu mến và cảm nhận những hình ảnh màu sắc để vẽ thành tranh, góp phần động viên học sinh phát triển tính chủ động. Phát hiện và bồi dưỡng học sinh năng khiếu. Nhiệm vụ: Tìm giải pháp nâng cao chất lượng về giới thiệu sản phẩm, để học sinh được tái hiện lại những cảnh vật hoặc sự việc đã diễn ra trong cuộc sống hằng ngày, trước tập thể trong giờ học Mĩ thuật ở lớp 4 cấp Tiểu học. Vận dụng tốt về suy nghĩ, ý thức, trách nhiệm, thái độ tích cực vào trong cuộc sống, làm thay đổi ý thức, thái độ, tình cảm; thay đổi kiến thức; rèn luyện kĩ năng về: Vẽ, viết, nói... Nghiên cứu thực trạng kết quả dạy và học trong quá trình giới thiệu sản phẩm của học sinh qua các bài thực hành. Tiến hành thực nghiệm để chứng minh được rằng một số biện pháp đó khắc phục được tình trạng và nâng cao chất lượng dạy, học môn Mĩ thuật. 3. Đối tượng nghiên cứu Giúp học sinh trải nghiệm cuộc sống xung quanh, thông qua sản phẩm trong môn Mĩ thuật lớp 4. 4. Giới hạn của đề tài Một số biện pháp giúp học sinh trải nghiệm cuộc sống xung quanh thông qua sản phẩm, năm học 2016 - 2017. 5. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành đề tài này, tôi sử dụng một số phương pháp sau: - Điều tra thực trạng - Phương pháp quan sát - Phương pháp thảo luận - Phương pháp trải nghiệm II. Phần nội dung 1. Cơ sở lí luận Mĩ thuật là môn học thuộc lĩnh vực nghệ thuật, mà nghệ thuật là sự kết tinh đặc biệt của sự sáng tạo cái đẹp, là đỉnh cao của giá trị thẩm mĩ, góp phần quan trọng tạo nên đời sống văn hóa, nghệ thuật. Giá trị của cái đẹp trong nghệ thuật là sự tổng hợp nhiều giá trị đạo đức, chính trị, xã hội Thực hiện công văn 135/PGDĐT- GDTH ngày 10 tháng 8 năm 2016 V/v triển khai dạy học Mĩ thuật, Thủ công, Tin học cấp Tiểu học. “Dạy - học Mĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực” phương pháp dạy - học Mĩ thuật mới sử dụng những quy trình mĩ thuật của Đan Mạch -SAEPS, lấy học sinh làm trung tâm, kích thích sự tương tác, tư duy sáng tạo và phát triển nhận thức, từ đó các em hình thành và phát triển ba năng lực cốt lõi là: Sáng tạo Mĩ thuật và qua đó biểu đạt bản thân (suy nghĩ, tình cảm, mong muốn,...). Hiểu, cảm nhận và phản ánh được hình ảnh của sản phẩm/ tác phẩm mĩ thuật (phân tích, đánh giá được sản phẩm/ tác phẩm). Giao tiếp/ trao đổi, tiếp nhận ý tưởng và ý nghĩa thông qua sản phẩm/ tác phẩm mĩ thuật. Cùng lúc với việc phát triển những năng lực nói trên, học sinh có thể phát triển các giác quan, các kĩ năng sống, kinh nghiệm và khả năng giải quyết vấn đề, các năng lực hợp tác, năng lực tự học và đánh giá. Thật vậy, ngạn ngữ của Trung Hoa đã nói “Nghe rồi sẽ quên - Nhìn rồi sẽ nhớ - Chỉ có tự làm mới hiểu” hay câu nói "Học đi đôi với hành" mà ông cha ta đã đúc kết từ trước tới nay quả thật không sai, không thể phủ nhận được, nếu học mà không vận dụng vào cuộc sống thì sẽ không thiết thực, chỉ là lí thuyết suông. Học sinh áp dụng ngay những gì mình học vào cuộc sống hàng ngày, qua đó các em được trải nghiệm kĩ năng mới, kiến thức mới, đồng thời hiểu và nhớ kiến thức lâu hơn. Các năng lực của học sinh đều được phát triển và hỗ trợ lẫn nhau. Qua đây nuôi dưỡng, thử thách tài trí và khả năng tưởng tượng của học sinh... đảm bảo cho các em tiến bộ qua từng ngày. Thông qua đó, các em tự khám phá và chiếm lĩnh những kiến thức, kĩ năng, từng bước hình thành các phẩm chất, năng lực, tính sáng tạo, độc lập, tự chủ và kĩ năng sống cần thiết. Chính vì thế, việc định hướng cho các em nhận biết các hình thức trải nghiệm, để hướng dẫn cho học sinh trải nghiệm tốt các hoạt động diễn ra trong cuộc sống hằng ngày của các em một cách sâu sắc, tạo nên dư âm, dư vị cho sản phẩm đó là yếu tố cần thiết, giúp các em luôn xây dựng môi trường văn hóa mà ở đó mỗi người học biết cách tôn trọng những giá trị chung, góp phần xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Đó là lí do tôi chọn đề tài và chia sẻ kinh nghiệm cùng với mọi người. 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu a) Về phía học sinh Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy học sinh rất thích được thể hiện, tái hiện lại nội dung câu chuyện hay và có ý nghĩa hoặc thời khắc đáng nhớ đã diễn ra; hay giới thiệu cho mọi người biết về sở thích, sở trường, ý nghĩa khi xây dựng một sản phẩm theo đúng chủ đề đã được lựa chọn. Nhưng hầu hết các em đều e ngại, rụt rè, không tự tin đứng trước đám đông, còn nói qua loa, xấu hổ; câu nói thiếu trọng tâm, dài dòng, không toát lên được ý đồ hay thông điệp đến với người xem, người nghe về vấn đề nào đó theo thói quen mà các em chưa có sự thay đổi. Vốn về các hình ảnh, ngôn ngữ hội họa, dữ liệu ngôn ngữ, màu sắc còn nghèo nên chất lượng diễn đạt, giới thiệu nội dung, thuyết trình hay đóng kịch chưa cao: nội dung sơ sài, bố cục lỏng lẻo, thiếu tính sáng tạo, thiếu sự hồn nhiên ngây thơ hoặc sao chép một cách máy móc, rập khuôn theo các câu chuyện mẫu và chưa có cảm xúc khi hóa thân vào nhân vật. Mặt khác các em còn lúng túng về cách thể hiện nội dung, bố cục câu chuyện liên quan đến sản phẩm, chưa chú ý đến sức mạnh của tập thể, sự đoàn kết trong nhóm, chưa làm rõ được trọng tâm của bài. Các em còn nghèo vốn từ diễn đạt nội dung, chưa sâu chuỗi được các nội dung liên quan đến chủ đề, đến sản phẩm. Chưa có buổi học dành riêng cho các em có cùng sở thích, để tạo điều kiện cho các em phát huy tối đa niềm đam mê và khả năng sáng tạo, tư duy. Bên cạnh đó còn có nhiều phương tiện giải trí, nên chưa dành thời gian cho môn Mĩ thuật, còn e ngại trong cách thể hiện nội dung. b) Về phía giáo viên Mất nhiều thời gian, kinh phí để sưu tầm tranh ảnh và chuẩn bị đồ dùng dạy học về các đề tài phải đảm bảo các yêu cầu về tính thẩm mĩ, tính khoa học để trong quá trình gợi ý, hướng dẫn cho học sinh lựa chọn được nội dung câu chuyện làm sao cho thật phù hợp với nội dung sản phẩm theo khả năng riêng và không bị lệch nội dung của bài học. Dự kiến các tình huống xử lí nội dung liên quan trong tiết học, hoặc tình huống đột ngột xảy ra trong quá trình giảng dạy của giáo viên chưa chu đáo, thiếu khoa học nên gây nhàm chán cho một số học sinh và hiệu quả tiết học chưa như mong muốn. Là một giáo viên Tiểu học trực tiếp dạy môn Mĩ thuật, tôi cảm nhận được cái khó trong việc tự trang bị kiến thức và thực hiện các kĩ năng trải nghiệm vào thực tế cho học sinh thông qua sản phẩm mĩ thuật. Hiện nay, nhu cầu tiến tới cái đẹp ngày càng cao, các em biết nhận xét, bình chọn những tiêu chí cho cái đẹp, thế nào là đẹp phù hợp với cá nhân... Chính vì thế, môn Mĩ thuật là môn hỗ trợ cho nhu cầu tất yếu của các em trong cuộc sống, từ đây khơi gợi cho các em những lựa chọn đúng trong học tập và thực tế trong sinh hoạt hàng ngày, cho mai sau. * Nguyên nhân và yếu tổ tác động Đa số học sinh chưa mạnh dạn trong quá trình học tập. Do các em đang làm quen và tiếp cận với các quy trình dạy học mới, có nhiều hình thức trải nghiệm khác lạ, nên còn lúng túng trong quá trình viết, nói, diễn đạt cũng như thực hành các kĩ năng ấy. Mặt khác do các em chưa bao giờ đứng trước nhiều người, để thể hiện điều mình muốn nói từ sản phẩm mĩ thuật đến người xem, còn ngại ngùng, e thẹn,... khi trải nghiệm thực tế. Do các em chưa chịu khó tìm tòi, học tập và giải quyết các tình huống thường gặp trong cuộc sống. Ít quan sát, để ý mọi việc diễn ra hằng ngày, nên không nhớ các sự việc diễn ra như thế nào. Còn hạn chế trong việc sâu chuỗi các dữ kiện để tạo thành một nội dung trải nghiệm hoàn chỉnh sao cho phù hợp với bài học, thiếu tự tin khi đứng trước mọi người để trình diễn nội dung nào đó. Chưa nắm được các hình thức trải nghiệm sao cho phù hợp với nội dung của sản phẩm và nội dung trải nghiệm. Từ những thực trạng trên, tôi đưa ra một số kinh nghiệm giúp học sinh trải nghiệm cuộc sống xung quanh trong môn Mĩ thuật của bản thân, đã thực hiện trong thời gian qua, phần nào đó đã cải thiện được chất lượng học tập của môn học này. 3. Nội dung và hình thức của giải pháp a) Mục tiêu của giải pháp Nhằm giúp học sinh hình thành một số kĩ năng: Quan sát, nhận biết các tình huống xảy ra trong cuộc sống hàng ngày và vận dụng vào thực tế có hiệu quả qua các bài học của môn Mĩ thuật. Nhận biết các hình thức trải nghiệm, lựa chọn hình thức sao cho phù hợp với nội dung học tập. Biết quan tâm, chia sẻ những khó khăn, giúp đỡ mọi người trong thực tế, sử dụng ngôn ngữ của hội họa là bố cục, đường nét, màu sắc, có khả năng thể hiện cảm xúc, ngôn ngữ hình thể của mình về thế giới xung quanh. Biết tạo và giải quyết tình huống có vấn đề theo khả năng của mình, biết giữ gìn, phát huy vào học tập và trong cuộc sống hàng ngày. Phát triển khả năng quan sát, nhận xét, tư duy, tưởng tượng, sáng tạo cho học sinh Phát triển khả năng viết, nói, thuyết trình, đóng kịch, sắm vai, kể chuyện trong quá trình trải nghiệm. Rèn cho học sinh có thói quen luôn quan tâm, chia sẻ, quan sát để ý đến môi trường sống quanh ta. Có ý thức làm đẹp môi trường cho quê hương, đất nước con người Việt Nam chúng ta... Nhằm phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu. Tăng cường tính hợp tác, học hỏi lẫn nhau trong quá trình học tập của học sinh. Luôn có hứng thú trong các tiết học, trong giờ học luôn tự tin, thoải mái không gò bó, tự do sáng tạo. b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp b.1) Giúp học sinh nhận biết các hình thức giới thiệu sản phẩm Lựa chọn hình thức giới thiệu sản phẩm phong phú làm cho tiết học trở nên sinh động và sôi nổi, thu hút được sự chú ý người xem, không gây nhàm chán trong tiết học. Mỗi hình thức đem đến cho người xem một cảm giác thú vị khác nhau và người thể hiện trải nghiệm cũng có trạng thái khác nhau. Mỗi hình thức có một tác dụng riêng, hiệu quả riêng, ý nghĩa riêng. Vậy, hình thức ấy như thế nào, ra sao, người dạy cùng học sinh tìm hiểu, tháo gỡ, giúp đỡ học sinh để các em hiểu và thực hiện. - Hình thức kể chuyện - Hình thức đóng kịch - Hình thức sắm vai - Hình thức thuyết trình - Hình thức múa rối Có hai loại hình múa rối đó là: Múa rối cạn và múa rối nước. Trong trường học tôi chủ yếu chỉ giới thiệu loại hình múa rối cạn. Múa rối cạn có nhiều thể loại khác nhau như: Rối tay, rối que, rối dây, rối bóng, rối mặt nạ, rối nhà mồ, rối lốt,... b.2) Hướng dẫn học sinh lựa chọn hình thức trải nghiệm Muốn lựa chọn hình thức để trải nghiệm sao cho phù hợp và sinh động, thì người học phải dựa vào ý tưởng xây dựng nội dung sản phẩm của nhóm để lựa chọn cách trình bày. Mỗi nội dung trong một chủ đề có nhiều hoạt động khác nhau, mỗi hoạt động có những hình ảnh, nhân vật, thái độ, hành động khác nhau. Do đó cần phải cân nhắc kĩ việc lựa chọn hình thức trải nghiệm. Mỗi hình thức trưng bày có tính ưu việt riêng, để phô diễn được hết trọng tâm của người học muốn diễn đạt nội dung cũng như gửi thông điệp hay, có ý nghĩa đến người xem. Chính vì vậy, sự lựa chọn hình thức trải nghiệm những thách thức khi các em sáng tạo sản phẩm cũng rất là quan trọng, mỗi em có ý thích thể hiện với chất liệu khác nhau thì dẫn đến hình thức trải nghiệm và hiệu quả cũng khác nhau, cụ thể như sau: Ví dụ: Chủ đề: Sự chuyển động của dáng người Như chúng ta đã biết con người có nhiều hoạt động khác nhau, thì dáng người thay đổi sao cho phù hợp với hoạt động đó. Vậy, các nhóm đã lựa chọn chất liệu như tre, giấy, đất nặn,... để tạo dáng con người. Khi các em lựa chọn chất liệu để thực hiện tạo dáng người thì sẻ liên quan đến hình thức trải nghiệm như múa rối (rối que, rối dây,...), kể chuyện, đóng kịch, thuyết trình hay sắm vai. Mục đích thấy được dáng con người rất đẹp, uyển chuyển, duyên dáng, phong phú trong các hoạt động, để thể hiện tài năng điều khiển của bản thân, biến những vật vô tri vô giác trở nên sống động hơn qua khả năng diễn xuất và hình thành các kĩ năng sống cho các em. - Hình thức múa rối cho ta thấy dáng người chuyển động linh hoạt, phong phú, không cứng nhắc hay chỉ có một tư thế như trong tranh vẽ. Mà giúp các em phát triển tư duy hơn khi được hóa thân thành diễn viên múa rối, người điều khiển rối luôn phải sử dụng hai tay kéo dây và di chuyển qua lại giữa các khe trên mặt bàn kết hợp quan sát làm sao cho các dáng người sinh động. Trải nghiệm này tạo động lực cho các em luôn cố gắng tìm tòi sâu hơn về cách điều khiển rối như thế nào sao cho dáng người linh hoạt, bắt mắt, các dáng phải liên kết với nhau tạo thành một câu chuyện ấn tượng, dễ nhớ, làm cho người xem thích thú hơn trong học tập. Trải nghiệm khi Múa rối - Võ sĩ đấu kiếm; Lễ phát thưởng trong lễ tổng kết năm học - Với chất liệu đất nặn, các em tạo sản phẩm là hình khối có không gian 3D, có bối cảnh đẹp, phù hợp với hình thức trải nghiệm là đóng kịch. Mục đích giúp các em thấy được không gian, bối cảnh trong sản phẩm và thực tế có gì khác nhau, giúp các em sắp đặt được các nhân vật sao cho phù hợp với bối cảnh, nhìn thấy được hình ảnh nào cần đứng trước hoặc đứng sau, nhân vật nào đứng gần, đứng xa... thì sẽ tạo cho bố cục chặt chẽ, thuận mắt, thấy dáng người thật uyển chuyển và đẹp như thế nào . Ngoài sắp đặt hình ảnh nhân vật sao cho phù hợp các em còn được hóa thân làm các nhân vật mình yêu thích như các nhân vật trong truyện cổ tích, anh hùng lịch sử, siêu nhân hay người mà mình yêu quý nhất trong gia đình, trong cuộc sống. Các em được thử thách với vai trò là diễn viên nhí, vậy diễn viên phải như thế nào, làm cái gì, nói và diễn đạt ngôn ngữ hình thể như thế nào để thu hút người xem. Đây cũng là một thử thách lớn trong quá trình học tập, nó tạo đà phát triển hơn cho các em về
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_trai_nghiem_cuoc_song_xu.doc