Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh lớp 5 học tốt văn miêu tả

Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh lớp 5 học tốt văn miêu tả

 - Việc vận dụng quan điểm dạy học tích hợp trong dạy học chưa được giáo viên vận dụng triệt để nên lượng kiến thức, kĩ năng cung cấp cho học sinh trong một tiết Tập làm văn thường rất lớn, nhiều lúc dẫn đến tình trạng quá tải trong tiết học.

 - Giáo viên đã có nhiều cố gắng trong việc đổi mới phương pháp dạy học nhưng đôi khi cũng ngại không dám thoát li các gợi ý của sách giáo khoa, sách hướng dẫn vì sợ sai.

- Giáo viên chưa khơi gợi sự ham thích học phân môn Tập làm văn, chưa phát huy tối đa năng lực học tập và cảm thụ văn học của học sinh, chưa bồi dưỡng cho các em lòng yêu quý Tiếng Việt.

Đặc biệt sau mỗi bài văn, giáo viên chưa hướng dẫn học sinh nhận thấy được hình ảnh hay, câu văn hay cần học và những chỗ sai cần khắc phục.

 

docx 23 trang Trần Đại 28/04/2023 9476
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh lớp 5 học tốt văn miêu tả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GD-ĐT TÂN CHÂU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 TRƯỜNG TH B LONG AN	 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
GIÚP HỌC SINH LỚP 5 HỌC TỐT VĂN MIÊU TẢ
I/ Sơ lược lý lịch tác giả:
Họ và tên: NGUYỄN TẤN NHỰT Nam, nữ: Nam.
Ngày tháng năm sinh: 27/12/1984.
Nơi thường trú: Tổ 24, ấp Long Hiệp, Long An, Tân Châu, An Giang.
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học B Long An.
Chức vụ hiện nay: Tổ trưởng khối 5.
Trình độ chuyên môn: Cử nhân tiểu học.
Lĩnh vực công tác: Giáo viên dạy lớp.
II.Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị:
 Trường có 01 điểm do 3 điểm trường trước đây hợp thành, nằm ven theo
bờ sông Kênh Xáng. Năm 1998 trường được xây dựng mới trên mặt bằng rộng cặp theo lộ giao thông Long An - Châu Phong, tọa lạc trên tuyến dân cư thuộc Ấp Long Hòa, xã Long An, từ đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh học tập. Dân số sinh sống trong địa bàn khá đông, đa số người dân lao động nghèo, sống bằng nghề buôn bán nhỏ, làm ruộng, làm thuê. Thực hiện chương trình, mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, địa phương được chọn là xã điểm của tỉnh trong việc xây dựng nông thôn mới. Năm 2015 xã Long An được UBND tỉnh An Giang công nhận đạt chuẩn. Trong năm học này Trường Tiểu học B Long An được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.
 1. Thuận lợi:
+ Được sự quan tâm của cấp Ủy Đảng, chính quyền địa phương và sự chỉ đạo chuyên môn của Phòng GD&ĐT.
+ Công tác tham mưu, phối hợp thực hiện có hiệu quả nên tổ chức được nhiều hoạt động giáo dục, các phong trào thi đua, hội thi do ngành phát động, duy trì khá tốt sĩ số ở các khối lớp.
+ Các ngành, đoàn thể, ấp, cha mẹ học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động của nhà trường; Xã hội hóa giáo dục có chuyển biến tích cực.
+ Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, tâm huyết với nghề nghiệp, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao.
+ Được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đạt chuẩn, tạo điều kiện phấn đấu để nhà trường đạt chuẩn quốc gia theo lộ trình.
2. Khó khăn:
+ Một bộ phận cha mẹ học sinh còn nghèo, thường xuyên làm ăn xa nên học sinh nghỉ dài ngày ảnh hưởng chất lượng học tập.
+ Một số giáo viên vận dụng việc đổi mới phương pháp dạy học hiệu quả chưa cao nhất là phương pháp bàn tay nặn bột, ứng dụng công nghệ thông tin, hình thức tổ chức chưa được phong phú để nâng cao hiệu quả giảng dạy.
+ Đa số học sinh sống ở địa bàn nông thôn, cha mẹ bận rộn với công việc đồng áng nên ít quan tâm đến việc học của con mình.
-Tên sáng kiến: GIÚP HỌC SINH LỚP 5 HỌC TỐT VĂN MIÊU TẢ
- Lĩnh vực: Chuyên môn
III/ Mục đích yêu cầu của sáng kiến:
 Nghiên cứu đề tài, tôi không có nhiều tham vọng mà chỉ nhằm mục đích góp một phần công sức của mình vào công tác giáo dục của nhà trường. Với việc nghiên cứu đề tài, tôi mong muốn sẽ có được bài học kinh nghiệm để có thể áp dụng vào thực tiễn giảng dạy phân môn Tập làm văn trong trường Tiểu học B Long An nói riêng, các trường trong tỉnh nói chung. Trên cơ sở các kiến thức, kĩ năng về văn miêu tả đã được học, học sinh có thể vận dụng học tiếp lên lớp trên.
 1/ Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến:
 a) Thuận lợi:
+ Giáo viên
Đội ngũ giáo viên đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm qua nhiều năm thực hiện đổi mới chương trình thay sách giáo khoa
+ Học sinh
Học sinh được mượn sách, được đọc thường xuyên nhiều loại sách ngay tại thư viện của trường. Một số phụ huynh quan tâm tới con em mình nên có sự chuẩn bị đầy đủ về sách vở, dụng cụ học tập.
 b) Những tồn tại:
 +Giáo viên:
 - Việc vận dụng quan điểm dạy học tích hợp trong dạy học chưa được giáo viên vận dụng triệt để nên lượng kiến thức, kĩ năng cung cấp cho học sinh trong một tiết Tập làm văn thường rất lớn, nhiều lúc dẫn đến tình trạng quá tải trong tiết học.
 - Giáo viên đã có nhiều cố gắng trong việc đổi mới phương pháp dạy học nhưng đôi khi cũng ngại không dám thoát li các gợi ý của sách giáo khoa, sách hướng dẫn vì sợ sai.
- Giáo viên chưa khơi gợi sự ham thích học phân môn Tập làm văn, chưa phát huy tối đa năng lực học tập và cảm thụ văn học của học sinh, chưa bồi dưỡng cho các em lòng yêu quý Tiếng Việt.
Đặc biệt sau mỗi bài văn, giáo viên chưa hướng dẫn học sinh nhận thấy được hình ảnh hay, câu văn hay cần học và những chỗ sai cần khắc phục.
+ Học sinh:
- Học sinh chưa thực sự thấy yêu thích môn học.
- Học văn miêu tả, làm văn miêu tả nhưng nhiều học sinh lại thiếu vốn sống thực tế nên dẫn đến tình huống hay gặp trong dạy học Tập làm văn miêu tả là nhiều học sinh sử dụng các gợi ý của giáo viên, các đoạn văn mẫu để viết (theo kiểu kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc). Học sinh chưa biết cách sử dụng biện pháp nghệ thuật vào bài và bộc lộ cảm xúc. 
- Một khó khăn nữa là nhiều học sinh viết chữ chưa đẹp, sai chính tả nhiều. Nhiều bài văn có chữ viết lem nhem, đầy vết bẩn. Có bài viết, số chữ sai chính tả nhiều hơn số chữ viết đúng. Với một bài văn đầy lỗi chính tả, tẩy xóa thì việc đọc lại bài, trau chuốt câu văn, sửa ý, sửa từ quả là rất khó.
- Phần lớn học sinh trong lớp đều là con nông dân. Nên việc dạy dỗ, rèn luyện ở nhà còn hạn chế. 
 Với các em, vốn sống, vốn kinh nghiệm còn hạn hẹp. Đặc biệt vốn từ của em còn hạn chế. Có khi các em có trong đầu đối tượng miêu tả, định miêu tả như thế này nhưng lại không biết dùng ngôn ngữ nào để diễn đạt ý của mình. Nên trong bài văn của các em, khi đọc lên thấy có nhiều từ tối nghĩa, có nhiều câu cụt. Bài văn khô cứng, rời rạc như ghi chép lại, lắp ráp một cách thô sơ, không hề có sự suy nghĩ chủ quan, không bộc lộ thái độ, tình cảm của người viết. 
Thực trạng học sinh còn nhiều hạn chế như vậy đã làm cho tiết Tập làm văn trở thành một gánh nặng, một thách thức đối với giáo viên tiểu học. Ý nghĩ cho rằng Tập làm văn là một phân môn khó dạy, khó học và khó đạt hiệu quả cao đã là nhận thức chung của nhiều thầy cô giáo dạy lớp 4, lớp 5.
 2/ Sự cần thiết khi áp dụng sáng kiến:
 Nhiệm vụ của người giáo viên tiểu học là cung cấp những kiến thức một cách toàn diện cho học sinh. Mỗi môn học đều góp phần hình thành và phát triển nhân cách của trẻ, cung cấp cho các em những tri thức cần thiết để phục vụ cho cuộc sống, học tập và sinh hoạt sao cho tốt nhất và có hiệu quả cao. Đối với học sinh lớp 5, phân môn Tập làm văn nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung là phần mà các em ngán ngại nhất. Bởi phân môn này đòi hỏi ở học sinh sự tổng hợp của quan sát thực tế; chọn lọc hình ảnh, nội dung cần thiết, vận dụng kiến thức ngữ pháp, vốn từ ngữ, nắm chắc thể loại văn, sử dụng tốt các phương pháp nghệ thuật văn học như là nhân hóa, so sánh, để có thể viết thành một bài văn theo yêu cầu đề. Mặt khác, nội dung kiểm tra cuối năm ở lớp 5 gần như là tất cả thể loại văn mà các em đã được học ở tiểu học: Tả cảnh, tả người, tả đồ vật, tả cây cối,. Chính vì thế, để học sinh có thể hoàn thành tốt bài văn là điều không dễ dàng.
 Nếu như tả người, tả cây cối, con vật, đồ vật, giáo viên có thể hình thành cho các em trình tự tả để ghi nhớ thì tả cảnh lại là điều hết sức khó. Vì mỗi cảnh khác nhau, cảm nhận và cách quan sát của mỗi người cũng khác nhau. Do đó, để học sinh nắm trình tự thể loại này chỉ có thể nêu cho các em cách tả chung theo thứ tự không gian từ xa đến gần, từ gần ra xa, từ cao xuống thấp hay từ thấp lên caoVí dụ: Đề bài “ Tả quang cảnh trường em trước buổi học” thì tả từ trong trường ra đến cổng trường Với thể loại văn tả cảnh, các em thường dễ sa đà vào tường thuật như với đề “Tả một cảnh đẹp mà em có dịp tham quan”, học sinh thường kể lại đi với ai, bằng xe gì, dọc đường ăn sáng ở đâu, thời gian đến nơi là bao lâu mà không diễn đạt được cảnh đẹp mình được ngắm. Vì vậy, cần nhấn mạnh cho các em rõ tả cảnh là “vẽ lại hình ảnh bằng lời văn”. Qua bài văn, người đọc có thể tưởng tượng ra cảnh đó như một bức tranh hay một ảnh chụp trước mắt. 
Vì trong chương trình tiểu học, môn Tiếng Việt chiếm vị trí rất quan trọng. Tiếng Việt tạo điều kiện và cơ sở cho học sinh học tốt các bộ môn học khác, đặc biệt chương trình mới đã chú trọng đến yêu cầu luyện tập thực hành về kĩ năng luyện nói, viết cho học sinh. Nhưng dạy tập làm văn ở lớp 5 có những điểm khó, vì nó đòi hỏi năng lực hướng dẫn và ứng xử linh hoạt của giáo viên trên lớp. Bởi vậy, làm thế nào để dạy tốt phân môn Tập làm văn là một vấn đề hết sức cần thiết đối với mỗi giáo viên nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
 Là một giáo viên được phân công dạy lớp 5, qua thời gian giảng dạy tôi thấy học sinh của mình rất cố gắng học tập, đặc biệt là môn Tiếng Việt. Thực tế cho thấy khi học phân môn Tập làm văn thì nhiều em còn lúng túng. Với suy nghĩ: " Làm thế nào để học sinh viết được một bài văn hay và tự tin trong học tập ?”. Để tháo gỡ những khó khăn trên, tôi quyết định chọn đề tài: “ Giúp học sinh lớp 5 học tốt văn miêu tả”.
 3/Nội dung sáng kiến:
3.1. Tiến trình thực hiện
 Mỗi môn học có những phương pháp học khác nhau nhưng cái chung vẫn là học sinh làm trung tâm của quá trình học tập, giáo viên chỉ đóng vai trò người tổ chức hoạt động, dẫn dắt để học sinh làm việc. Muốn thực hiện được yêu cầu trên, khó nhất vẫn là tạo được hứng thú học tập làm văn cho học sinh. Mặt khác, giáo viên cần tôn trọng độc lập suy nghĩ, sự sáng tạo của học sinh qua bài làm tập làm văn. Mỗi bài văn là sản phẩm của từng cá nhân học sinh trước một đề tài. Sản phẩm ít nhiều in dấu ấn riêng của từng em trong cách suy nghĩ, cách tả, cách diễn đạt. 
Mỗi tiết học tập làm văn phải là một tiết thực hành, cần giảm sự giảng giải của giáo viên để tăng thời gian cho sự luyện tập của học sinh. Tuy nhiên, phần lí thuyết của từng kiểu bài cần được truyền đạt chính xác, đầy đủ để soi sáng cho học sinh trong quá trình thực hành. Giáo viên phải giúp cho học sinh viết bài văn giàu cảm xúc, tạo nên “cái hồn”, chất văn của bài làm. Luôn nuôi dưỡng ở các em tâm hồn trong sáng, cái nhìn hồn nhiên, một tấm lòng dễ xúc động và luôn hướng tới cái thiện. Giáo viên cần uốn nắn để học sinh tránh thái độ giả tạo, giả dối, hoặc biểu hiện bài làm theo cách sao chép nguyên văn bài mẫu. Kết quả cuối cùng của việc dạy tập làm văn là hiệu quả của những bài văn. Bài văn hay là bài văn đạt tốt các yêu cầu về nội dung, nghệ thuật và giàu cảm xúc. Vậy, trong mỗi giờ tập làm văn, giáo viên cần thực hiện tốt các yêu cầu này. Ở lớp 5, để viết bài tập làm văn, học sinh thường trải qua các khâu cơ bản là: Lập dàn ý, trao đổi ý, lời văn qua tiết luyện tập (tập làm văn miệng), làm văn viết, rồi được học tập, rút kinh nghiệm qua giờ trả bài. Trong các tiết học này, giáo viên và học sinh sẽ lần lượt giải quyết các yêu cầu trên.
3.2. Thời gian thực hiện
 Nghiên cứu và áp dụng cho học sinh lớp 5B Trường Tiểu học B Long An từ năm học 2015 – 2016 và rút kinh nghiệm áp dụng cho các năm sau.
 Chọn đề tài này để nghiên cứu, tôi đề ra nhiệm vụ cho từng giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: (Năm học 2015-2016)
Điều tra, phân loại học sinh lớp 5 khi mới nhận lớp. Từ đó mạnh dạn áp dụng những biện pháp nhằm giúp học sinh yêu thích và học tốt kiểu bài miêu tả trong chương trình Tiếng Việt lớp 5.
Trên cơ sở các giải pháp đã áp dụng, tôi sẽ rút ra những bài học kinh nghiệm trong dạy học kiểu bài miêu tả cho học sinh lớp 5.
Giai đoạn 2: (Năm học 2017-2018)
Phát triển sáng kiến thành đề tài nghiên cứu. Tiếp tục áp dụng những biện pháp nhằm giúp học sinh lớp 5 yêu thích và học tốt kiểu bài miêu tả.
3.3. Biện pháp tổ chức:
Xuất phát từ thực trạng và nguyên nhân trên, đồng thời thấy rõ vai trò, nhiệm vụ của một giáo viên đang đứng trên bục giảng, tôi mạnh dạn đưa ra các giải pháp sau đây, hi vọng sẽ nâng cao được chất lượng phân môn Tập làm văn cho lớp tôi.
a/ Về phương pháp làm bài tập làm văn:
Muốn làm tốt một bài tập làm văn, học sinh phải học và hiểu đầy đủ về phương pháp làm bài, đồng thời thực hành nhiều lần. 
Cụ thể các bước của quá trình một bài tập làm văn viết là:
Tìm hiểu đề bài:
Trước hết, cần tìm hiểu đề bài để xác định rõ thể loại bài (miêu tả hay kể chuyện,), kiểu bài như tả cảnh hay tả đồ vật hoặc tả người,và trọng tâm của bài (phần nào là chủ yếu cần nói rõ). Việc tìm hiểu đề bài cần được coi trọng để xác định đúng yêu cầu của đề bài, tránh lạc đề.
Lập dàn ý (kết hợp với việc tìm ý):
Dàn ý được lập trên cơ sở tìm được những ý đúng với đề tài và trọng tâm bài. Muốn việc tìm ý đạt yêu cầu tốt ta phải căn cứ vào thực tế quan sát hoặc hiểu biết đối tượng, căn cứ vào hiểu biết của mình qua thực tiễn sống.
Tìm được nhiều ý là tốt, nhưng cần phải lựa chọn ý tiêu biểu để bài làm hướng đúng trọng tâm, tránh được sự rườm rà. Việc tìm ý, chọn ý gắn với lập dàn ý và cả hai công việc này bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Cùng với việc lập dàn ý, ta có thể bổ sung những ý khác mà trước đó chưa tìm ra hoặc loại bỏ một vài ý chưa cần, chưa sát trọng tâm của bài.
Lập dàn ý là yêu cầu cần thiết nhất phải có. Một dàn ý rõ ràng, cụ thể, hợp lí sẽ góp phần vào kết quả bài làm văn của học sinh.
Và dàn bài của một bài tập làm văn thường có ba phần:
- Mở bài.
- Thân bài.	
- Kết bài.
Viết thành bài hoàn chỉnh:
Đây là khâu rất quan trọng trong quá trình làm văn. Trên cơ sở dàn ý vừa lập, học sinh viết thành câu, thành đoạn, thành bài viết hoàn chỉnh. Lời văn diễn đạt phải rõ ràng, rành mạch, trong sáng, đúng ngữ pháp; diễn đạt có hình ảnh, linh hoạt, sinh động và có cảm xúc. Cần tránh lối đặt câu sai ngữ pháp, lộn xộn,. Nội dung đúng, lời văn trong sáng và cảm xúc chân thực sẽ tạo nên chất lượng tốt của bài văn.
Chính vì vậy mà rất nhiều học sinh luôn dành thời gian thích đáng để viết nháp hoặc chuẩn bị chu đáo trước khi viết bài chính thức. Và đó là một việc làm tốt cần phát huy (tất nhiên chỉ có thể viết nháp trong một khoảng thời gian cho phép hoặc đọc dò lại bài chuẩn bị trước để việc làm bài hoàn chỉnh đảm bảo đúng thời gian quy định). 
Đọc soát lại bài làm :
Để tránh những sơ suất trong việc dùng từ và đặt câu, đồng thời để tránh những lỗi chính tả, học sinh cần đọc lại bài viết của mình để sửa chữa những chỗ sai, xóa bỏ những chữ thừa hoặc bổ sung những từ ngữ do vô tình đã bị thiếu khi viết. Việc làm này là cần thiết để “tu chỉnh” cho bài văn đạt kết quả tốt hơn.
b/ Về xây dựng nội dung:
* Đối với văn tả cảnh: là văn dựa trên sự quan sát, óc nhận xét của mình, rồi dùng ngôn ngữ (nói hoặc viết) dựng lại một bức tranh với những hình ảnh, đường nét, màu sắc và gợi ra cả âm thanhvề một cảnh vật cụ thể nào đó. Chính vì vậy mà giáo viên hướng dẫn cho học sinh phải nắm được ba yêu cầu cơ bản:
+ Phải dùng ngôn ngữ nói hoặc chữ viết của mình mà vẽ cho ra, trình bày cho được một cách trung thực quang cảnh mình muốn tả để người nghe, người đọc cùng thấy được, cùng hình dung được quang cảnh được tả một cách rõ ràng, tường tận.
+ Phải giúp cho người đọc, người nghe cảm nhận như chính mình.
+ Phải trình bày bài văn bằng một kết cấu hợp lí, bằng những từ ngữ, hình ảnh trong sáng, chọn lọc. Đây là yêu cầu về sự diễn đạt, về cách nói, cách viết. 
Về phương pháp làm bài, giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện ba bước cụ thể như sau:
Bước 1: Xác định đối tượng miêu tả.
Xác định xem đối tượng em định tả là cảnh gì? ở đâu? Phạm vi không gian, thời gian của cảnh được tả và nội dung chủ yếu cần làm toát lên từ cảnh đó.
Bước 2: Quan sát
Chọn vị trí quan sát thuận tiện nhất để nắm bắt được những chi tiết, đặc điểm cơ bản, quan trọng của cảnh.
Quan sát bằng mắt nhìn, tai nghe và kết hợp các giác quan khác. Lưu ý đến các yếu tố như màu sắc, hình ảnh, âm thanh có hòa hợp với nhau không?
Bước 3: Sắp xếp ý, chọn lựa từ ngữ, hình ảnh để xây dựng thành một bài văn tả cảnh hoàn chỉnh.
Ví dụ: Tả cảnh sinh hoạt là sự tổng hợp của tả cảnh thiên nhiên, cảnh vật, con ngườiVì vậy, việc lựa chọn sắp xếp các chi tiết tiêu biểu, hợp lí là hết sức cần thiết. Phải làm sao toát lên cho được trọng tâm và nội dung của cảnh cần tả.
Nội dung đủ và phong phú là yêu cầu không thể thiếu của bài văn tốt.
Giải quyết vấn đề này, ta cần trải qua khâu thứ nhất của mỗi bài văn là: “Quan sát, tìm ý, lập dàn bài chi tiết”.
Mỗi bài văn của học sinh cần có bố cục 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) đủ ý, đúng yêu cầu và diễn đạt phong phú.
Với mỗi bài văn, công việc đầu tiên giáo viên yêu cầu học sinh phải làm là tìm hiểu đề.
- Học sinh cần đọc kĩ đề nhiều lần rồi trả lời các câu hỏi về vấn đề chính trong đề.
Ví dụ: Đề bài yêu cầu tả cảnh gì? Vào lúc nào? Cảnh này có đặc điểm gì về người và phạm vi hoạt động? 
Hoạt động của học sinh, phụ huynh học sinh khi trường tan học thường bộc lộ những điểm gì nổi bật?
- Bám sát yêu cầu đề, huy động vốn thực tế tìm ý, xây dựng dàn bài chi tiết trên cở sở dàn bài chung của mỗi thể loại.
Ở phần chính của bài văn, giáo viên yêu cầu các em phát triển bằng nhiều ý khác nhau. 
Ví dụ 1. Đề bài: “Em hãy viết một bài văn tả cảnh nhộn nhịp của sân trường em trong giờ ra chơi”.
Phần thân bài gồm các ý:
a/ Vài nét bao quát về cảnh sân trường lúc giờ chơi.
b/ Hoạt động cụ thể của học sinh ở sân trường trong giờ ra chơi.
c/ Khung cảnh sân trường lúc tín hiệu báo giờ ra chơi kết thúc.
Khi học sinh nêu được những phần chính này, tôi yêu cầu các em trả lời câu hỏi: “Để tả rõ và đúng trọng tâm, em cần xác định đúng những gì?” Học sinh nêu được cảnh thứ hai. Sau đó, tôi cho các em phát triển ý trong mỗi phần(chú ý là phần trọng tâm):
GV hỏi: Từ trong lớp học, các bạn học sinh tỏa ra sân trường thế nào? Cảnh sân trường lúc này có gì nổi bật về âm thanh, màu sắc, sự hoạt động?
Nhóm hoạt động sôi nổi nhất là nhóm nào? Họ chơi những trò chơi gì? Các bạn trong nhóm hoạt động thế nào?...
Học sinh nêu ý rất đa dạng, tôi cho học sinh phát biểu tự nhiên rồi chốt lại:
+ Sân trường rộn rã tiếng nói cười,  Những bộ đồ đồng phục áo trắng quần tây đen nổi bật trên sân trường, trông xa như một đàn cò trắng dừng chân giữa thảm cỏ xanh.
Những hoạt động có nhiều học sinh tham gia với không khí sôi nổi, thích thú, ví dụ: đá cầu, nhảy dây, chơi bóng, 
- Hướng dẫn học sinh quan sát làm nổi bật bản chất của đối tượng miêu tả mà không nhất thiết phải theo một trình tự nhất định như từ trên xuống dưới hay từ ngoài vào trong, từ xa lại gần
* Cùng với việc quan sát trên giáo viên hướng dẫn cho học sinh quan sát đối tượng miêu tả không chỉ dừng lại ở thị giác mà điều cần thiết giúp các em làm tốt văn miêu tả là phải kết hợp quan sát với nhiều giác quan như: thính giác (tai), khứu giác, xúc giác, vị giác
Ví dụ: Để miêu tả thành công một cơn mưa rào, tác giả Tô Hoài đã cùng một lúc sử dụng nhiều giác quan để quan sát. 
* Thị giác: nhìn mây biến đổi trước cơn mưa; thấy mưa rơi; thấy những đổi thay của cây cối, con vật, bầu trời, cảnh tượng xung quanh khi mưa tuôn, lúc mưa ngớt.
* Khứu giác: ngửi thấy mùi nồng ngai ngái, xa lạ man mác của những trận mưa mới đầu mùa.
* Thính giác: nghe thấy tiếng gió thổi; thấy sự biến đổi của tiếng mưa; nghe thấy tiếng sấm, tiếng chim hót
* Xúc giác: làn da cảm thấy sự mát lạnh của làn gió nhuốm hơi nước mát lạnh trước cơn mưa,
 Ví dụ: đây là bài văn “ Tả cảnh nhộn nhịp của sân trường em giò ra chơi ” của em Tô Thị Mỹ Diện:
* Đối với văn tả người: Giáo viên yêu cầu học sinh chú ý đến ba mặt: hình dáng, tính tình (tính nết) và hoạt động. Vì ba mặt này có liên quan chặt chẽ với nhau và đều nhằm làm nổi bật rõ tinh thần, tình cảm và tính cách của người được tả.
Về tả hình dáng (ngoại hình) một người, ta thường chú ý đến tầm vóc, khuôn mặt, mái tóc, làn da, cặp mắtcách ăn mặc, dáng đi, tiếng nói cười nhưng cần lướt qua (hoặc lược bỏ) những nét không nổi bật, để tập trung vào những đặc điểm tiêu biểu, gây ấn tượng mạnh cho người đọc. Thông thường, dựa vào tuổi tác, nghề nghiệp, hoàn cảnh sống của mỗi người, ta có thể chọn tả những nét phù hợp và nổi bật. 
Ví dụ: nhà văn Ma Văn Kháng tả anh Hạng A Cháng khỏe mạnh qua các hình ảnh như “ ngực nở vòng cung, bắp tay bắp chân rắn như trắc gụ; vóc cao, vai rộng; người đứng như cái cột đá trời trồng; khi đeo cày, trông hùng dũng như một chàng hiệp sĩ, chăm chắm vào công việc; người anh như rạp hẳn xuống, đôi chân xoải dài ”; còn nhà văn Trần Vân tả một chú bé sống ở vùng biển qua những hình ảnh và chi tiết cụ thể: “Nó cởi trần, phơi nước da rám đỏ khỏe mạnh của những đứa trẻ lớn lên với nắng, nước mặn và gió biển. Thân hình nó rắn chắc, nở nang: cổ mập, vai rộng, ngực nở căng, bụng 

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_lop_5_hoc_tot_van_mieu_t.docx