Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh khối 12 ôn thi THPT Quốc Gia bằng công cụ dạy live stream
Đã bao giờ bạn có một tiết học hoặc một hoạt động mà bạn tường thuật trực tiếp nó trên các trang mạng xã hội? Có lẽ không phải tất cả học sinh trong lớp của bạn muốn chia sẻ những nội dung cụ thể trong giờ học. Nhưng nhiều lần bạn muốn kết nối lớp học của mình với một giáo viên khác đang ở đâu đó trong đất nước này hoặc trên thế giới và bạn đang tìm kiếm một cách hợp lý để thực hiện điều đó.
Giáo viên và các cán bộ quản lý ngày nay đều có những phương tiện công nghệ rất hiệu quả để mang các giờ học và các sự kiện của nhà trường ra khỏi không gian thông thường của trường học cho phép nhiều đối tượng được quan sát, tham gia vào giờ học. Các công nghệ phát trực tiếp có thể kết nối các nền giáo dục, các giáo viên mang các môn học và các sự kiện trên toàn thế giới đến với lớp học và ngược lại đưa đến những trải nghiệm mới.
Bạn có thể sử dụng những thiết bị đơn giản chư một chiếc điện thoại và tài khoản facebook để truyền tải nội dung bài học. Giáo viên và học sinh, phụ huynh và những học sinh trên thế giới có thể tìm kiếm những video phù hợp để tương tác.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AN GIANG TRƯỜNG THPT VÕ THÀNH TRINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc An Giang, ngày 11 tháng 02 năm 2019 BÁO CÁO Kết quả thực hiện sáng kiến, cải tiến, giải pháp kỹ thuật, quản lý, tác nghiệp, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật hoặc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng I. Sơ lược lý lịch tác giả: - Họ và tên: Nguyễn Thị Hồng Phương Nam, nữ: Nữ - Ngày tháng năm sinh: 18/05/1981 - Nơi thường trú: ấp An Thuận , xã Hòa Bình – Chợ Mới – An Giang - Đơn vị công tác: Trường THPT Võ Thành Trinh - Chức vụ hiện nay: Giáo viên dạy lớp. - Trình độ chuyên môn: Cử nhân sư phạm Hóa học. - Lĩnh vực công tác: Dạy lớp 12C2,8,11C3,5,8. II. Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị: Tóm tắt tình hình đơn vị: Trường THPT Võ Thành Trinh tọa lạc tại địa chỉ: ấp An Thuận – xã Hòa Bình – huyện Chợ Mới – tỉnh An Giang. BGH Nhà Trường và GV đã ý thức được vai trò của việc ứng dụng CNTT trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng GD. -Ban lãnh đạo nhà trường luôn khuyến khích và tạo mọi điều kiện có thể cho GV sử dụng CNTT trong giảng dạy. -GV luôn có ý thức tự học,tự tìm hiểu về công nghệ thông tin. -HS hứng thú với môn học. - Nhà trường đã trang bị và cài các phần mềm cho GV ứng dụng và khai thác và mở lớp tập huấn cho CB –GV sử dụng ứng dụng CNTT. -Nhà trường đã nối mạng Internet và cũng khuyến khích hỗ trợ GV trong trường mua máy vi tính và nối mạng để khai thác thông tin , tài liệu nhằm phục vụ cho việc giảng dạy ngày một tốt hơn. Thuận lợi: Được sự quan tâm, chỉ đạo của Sở Giáo Dục Được sự quan tâm, hỗ trợ của Ban lãnh đạo nhà trường Được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị Được sự phối hợp và giúp đỡ của đồng nghiệp Khó khăn: Học sinh nhà xa, hoàn cảnh khó khan, chi phí học tập không đủ trang trải, tốn rất nhiều thời gian, giảm bớt thời gian đến trường , tang cường thời gian tự học. Ngại hỏi bài trực tiếp giáo viên, giao thông cũng bất tiện. Còn một số học sinh ngại tiếp cận công nghệ thông tin , thích đi đến trường học trực tiếp giáo viên. Việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy có ý nghĩa rất lớn .Song hiện nay, cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu chưa có phòng chức năng, nên đôi khi cũng còn rất khó khăn để thực hiện .Hơn thế nữa, học sinh cũng chưa quen với công nghệ thông tin vẫn có giờ học trên lớp các thầy cô có ý tưởng hay về bài soạn mà không thể đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy cho học sinh được. Hơn nữa, còn nhiều HS lười học, chưa nhận thức được vị trí của môn học, chưa đầu tư thích đáng cho môn học,có thời gian vào mạng,thay cho việc học,thì các em lại “Chơi games” chưa có phương pháp học tiếng, ngại thực hiện các hoạt động nghe- nói vì sợ mắc lỗi sai. Kiến thức của nhiều em rất hạn chế, các em không thể giải bài tập được. Đường truyền mạng còn yếu. Đa phần GV chưa nắm được kiến thức cơ bản về CNTT, chưa chủ động ứng dụng trong giảng dạy, bên cạn đó phần đa phụ huynh học sinh còn chưa có cái nhìn đúng về việc sử dụng mạng Internet. Hơn nữa. hoạt động dạy và học môn Hóa học thực chất là hoạt động rèn kỹ năng giải bài tập là yếu tố bắt chước, lặp đi lặp lại thường xuyên đem lại hiệu quả rất cao.Tuy nhiên, thực tế hiện nay, học sinh chỉ được học 2 đến 3 tiết /tuần, ngoài những giờ học trên lớp các em rất ít giải bài tập, các em không có môi trường học tập, không có cơ hội để thực hành , luyện tập, áp dụng những gì các em được học trên lớp vào thực tiển. Giáo viên nhiều khi chưa biết tạo ra không khí, môi trường học tập trong lớp học, chưa biết cách khuyến khích HS, chưa đầu tư tổ chức các hoạt động dạy học mang lại hiệu quả cao dẫn đến giờ học buồn tẻ, HS tiếp thu kiến thức một cách thụ động, ít tham gia xây dựng bài. Đôi khi GV chưa dành thời lượng thích đáng cho học sinh luyện tập mà chỉ chú trọng đến việc giảng giải lý thuyết nên HS lại càng ít có cơ hội thực hành. Bên cạnh đó ,có những tiết mà trong một giờ dạy thường gặp không ít khó khăn vì thời gian học ngắn mà nội dung kiến thức thì nhiều dẫn đến chưa thực sự đảm bảo chất lượng cho một tiết dạy và học. 4. Tên sáng kiến/đề tài giải pháp: Giúp học sinh khối 12 ôn thi THPT Quốc Gia bằng công cụ dạy live stream. 5. Lĩnh vực: Ứng dụng CNTT vào dạy học. III. Mục đích yêu cầu của đề tài, sáng kiến: Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến: Cảm nhận chung của HS về môn hóa học Cảm nhận của HS Số ý kiến Tỷ lệ Thứ tự Môn học quá khó, em không hiểu 14 38,89% 2 GV giảng bài không hấp dẫn, không liên hệ thực tế 9 25,00% 3 Mất kiến thức cơ bản về hóa học, không có hứng thú học 17 47,22% 1 Phản ánh mức độ hoạt động học tập của HS Hoạt động học tập của HS Thường xuyên Bình thường Ít khi SL % SL % SL % Chú ý nghe giảng, phát biểu ý kiến 7 19,44 20 55,55 9 25,00 Chuẩn bị bài trước khi đến lớp 5 13,89 27 75,00 4 11,11 Tích cực làm bài tập 6 16,67 19 52,78 11 30,56 Đọc thêm sách tham khảo về hóa học 4 11,11 15 41,67 17 47,22 Tỉ lệ sử dụng phương pháp DHNVĐ vẫn thấp là do GV gặp nhiều khó khăn khi sử dụng. Khó khăn lớn nhất đối với GV đó là HS đã quen với phương pháp dạy học truyền thống nên còn thụ động, lười suy nghĩ giải quyết vấn đề. Khó khăn khi xây dựng các tình huống hấp dẫn, gắn liền với thực tế, vì như vậy mới thu hút được HS. Vì nội dung bài học quá dài nên GV không có điều kiện cho HS giải quyết các tình huống phức tạp ngay trên lớp, GV chỉ có thể sử dụng phương pháp DHNVĐ ở một số bài có nội dung không quá dài nếu không có thể không theo kịp tiến độ chương trình. Trong khi đó lại tốn nhiều thời gian chuẩn bị, suy nghĩ để thiết kế tình huống, thiếu tài liệu tham khảo về DHNVĐ. Ngoài ra do GV chưa có kinh nghiệm dẫn dắt HS vào vấn đề cuốn hút. Bên cạnh đó, trình độ HS lại không đồng đều hoặc trình độ HS không cao dẫn đến khó thiết kế tình huống, khó quản lí lớp khi sử dụng DHNVĐ. Thời gian rèn luyện kỹ năng giải bài tập rất ít. Các em mất kiến thức từ lớp 8,9, thậm chí không biết tính số mol, không nhận dạng được từng chất. Nói chung không có thời gian giải bài tập, trường THPT VÕ THÀNH TRINH nằm tại xã Hòa Bình, điểm đầu vào rất thấp, đa số PHHS đi làm xa, các em ở nhà với ông bà là chủ yếu. Động lực học chưa có, thực ra các em học không hiểu dẫn đến chán học. Làm sao các em hiểu được bài? Bằng phương pháp nào? Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến: Đã bao giờ bạn có một tiết học hoặc một hoạt động mà bạn tường thuật trực tiếp nó trên các trang mạng xã hội? Có lẽ không phải tất cả học sinh trong lớp của bạn muốn chia sẻ những nội dung cụ thể trong giờ học. Nhưng nhiều lần bạn muốn kết nối lớp học của mình với một giáo viên khác đang ở đâu đó trong đất nước này hoặc trên thế giới và bạn đang tìm kiếm một cách hợp lý để thực hiện điều đó. Giáo viên và các cán bộ quản lý ngày nay đều có những phương tiện công nghệ rất hiệu quả để mang các giờ học và các sự kiện của nhà trường ra khỏi không gian thông thường của trường học cho phép nhiều đối tượng được quan sát, tham gia vào giờ học. Các công nghệ phát trực tiếp có thể kết nối các nền giáo dục, các giáo viên mang các môn học và các sự kiện trên toàn thế giới đến với lớp học và ngược lại đưa đến những trải nghiệm mới. Bạn có thể sử dụng những thiết bị đơn giản chư một chiếc điện thoại và tài khoản facebook để truyền tải nội dung bài học. Giáo viên và học sinh, phụ huynh và những học sinh trên thế giới có thể tìm kiếm những video phù hợp để tương tác. Với sự phát triển của công nghệ thế giới ngày càng trở nên phẳng hơn, con người ngày càng có nhiều cơ hội để giao lưu tương tác một các trực tiếp. Không thể phủ nhận những trải nghiệm mà công nghệ mang lại đối với quá trình dạy học. Để tạo nên những công dân toàn cầu với kĩ năng hợp tác của thế kỉ 21, live stream đã thực sự mang giáo viên, học sinh vào không gian lớp học vượt ra khỏi bức tường để trở thành một lớp học toàn cầu. Hiệu quả: Học live stream giúp học sinh không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn đáp ứng đúng với nhu cầu của mình. Ngồi học tại nhà vô cùng thoải mái, giảm áp lực, khi live stream sẽ giải lại những bài tập tương tự nhằm củng cố kiến thức nền vững chắc cho HS. Dễ tiếp cận và thuận tiện: học trên công nghệ là Internet, vì vậy việc tiếp cận rất dễ dàng. Bạn có thể tiếp cận và học bất cứ nơi đâu. Đây cũng chính là tính thuận tiện của việc học live stream. GV không cần gặp HS giải nhiều bài tập hơn, HS có thể chia sẽ về xem lại rất nhiều lần. Từ đây, giải pháp sáng kiến “Giúp học sinh khối 12 ôn thi THPT Quốc Gia bằng công cụ dạy live stream” được hình thành.. Nội dung sáng kiến: CHUẨN BỊ. BƯỚC 1: CHUẨN BỊ MỘT MÁY QUAY CÓ ĐỘ NÉT CAO Dạy học trực tuyến đồng nghĩa với việc bạn phải quay bài giảng của mình để đăng lên website hoặc các nền tảng chia sẻ video. Vì vậy việc chuẩn bị một chiếc máy quay có độ nét cao là điều cần thiết. Trên thị trường bây giờ có rất nhiều loại máy quay full HD giá khá mềm, dao động từ 5 – 7 triệu nên bạn cũng không phải lo về chi phí đầu tư ban đầu này, bởi một chiếc máy quay tốt có thể dùng được nhiều năm. BƯỚC 2: CHUẨN BỊ DANH SÁCH CÂU HỎI THƯỜNG GẶP Việc giải đáp thắc mắc một cách nhanh chóng cũng thể hiện yếu tố chuyên nghiệp và tận tâm trong hoạt động giảng dạy. Giáo viên sẽ được học sinh đánh giá cao về trình độ/ sự hiểu biết cũng như độ nhiệt tình thông qua việc trả lời các câu hỏi này. Vì vậy bạn nên chuẩn bị sẵn một danh sách các câu hỏi. Như vậy, bạn không bị động trong việc tìm câu trả lời ngay lập tức. BƯỚC 3: RÈN LUYỆN NGÔN NGỮ CƠ THỂ & GIỌNG NÓI Hai công cụ bạn sẽ cần sử dụng để giảng dạy là giọng nói và các động tác cơ thể. Là một giáo viên, bạn sẽ phải nói chuẩn. Đặc biệt bạn dạy về phát âm hay luyện giọng thì giọng nói không chỉ phải chuẩn mà còn phải truyền cảm. Bên cạnh đó, ngôn ngữ cơ thể sẽ giúp tăng tính hấp dẫn của bài giảng. Chẳng hạn như một khuôn mặt biết cười khi dạy về giao tiếp. BƯỚC 4: TÌM ĐÚNG NỀN TẢNG TẠO WEBSITE DẠY HỌC “CHUẨN ISO” Bạn không biết hoặc biết rất ít về lập trình và muốn sở hữu trường học của riêng mình? Bạn có thể thuê các đơn vị thiết kế website và trả cho họ một đống tiền để họ lập trình mà chưa chắc đã ưng ý. Hoặc bạn tự tạo kênh chia sẻ bài giảng qua Facebook hay Youtube. Nhưng bạn sẽ phải chấp nhận giới hạn của các kênh này. Nếu như trong bán hàng online có nền tảng Haravan mang lại cơ hội làm chủ doanh nghiệp; thì trong dạy học trực tuyến cũng có nền tảng Hachium. Nền tảng được tích hợp sẵn mọi chức năng dạy học – thanh toán – bảo mật. Vì vậy, bạn không phải lo lắng gì về hệ thống mà chỉ tập trung vào chất lượng bài giảng. BƯỚC 5: HIỂU VỀ CÁC CÔNG CỤ ONLINE MARKETING CƠ BẢN Xây dựng trường học online cũng có nghĩa là bạn phải tự làm các hoạt động marketing để thu hút khách hàng đến với website của mình. Một số công cụ/ kênh bạn cần phải nắm vững là: SEO, Adwords, Facebook Ads, Facebook Content, Web Content, Affiliate Marketing. Đi kèm với các công cụ này là sẽ là các chỉ số đo lường cơ bản: Traffic, Traffic Sources, CTR, ER, CRV, Impression, Affiliate Networks Kiến thức về Online Marketing bây giờ có rất nhiều trên mạng, bạn chỉ việc Google là ra hết. Nhưng để nắm vững chúng, bạn nên thực hành thêm. Bạn cũng có thể mời chuyên gia hợp tác cùng làm việc. BƯỚC 6: ĐỪNG QUÊN GIAO BÀI TẬP VÀ KIỂM TRA BÀI THƯỜNG XUYÊN. Ở các lớp học truyền thống, giảng viên giao bài tập sau khi kết thúc giờ học và hôm sau kiểm tra bài khá dễ dàng. Nhưng đối với lớp học online, bài tập về nhà dường như là một điều khá khó. Bạn sẽ không kiểm tra một cách chính xác được học sinh có làm hay không. Việc giao bài – làm bài – kiểm tra hoàn toàn được thực hiện thông qua các công cụ có sẵn của nền tảng dạy học. Nhưng đừng vì thế mà bỏ quên việc này. Nó sẽ giúp cho giảng viên và học sinh tương tác hai chiều tốt hơn. Đồng thời thể hiện được sự tân tâm với bài giảng và mức độ tiếp thu của học viên. BƯỚC 7: KHÔNG NÊN QUAY PHIM NẾU CHƯA CÓ KỊCH BẢN TỪ TRƯỚC Nếu bạn không chuẩn bị kịch bản trước, điều đó đồng nghĩa với việc bạn chưa chuẩn bị bài giảng trước. Quay ngẫu hứng sẽ rất nguy hiểm bởi người xem có thể sẽ không hiểu hết hoặc hiểu đúng những gì bạn muốn chia sẻ. Hãy soạn giáo án và quay video theo nội dung đã soạn. BƯỚC 8: KHÔNG NÊN TRẢ LỜI BỪA VỀ VẤN ĐỀ MÀ MÌNH CHƯA THÀNH THẠO Một lớp học online sẽ hạn chế việc hỏi – đáp giữa chừng, nhưng không vì thế mà việc tương tác bị bỏ quên. Học sinh có thể hỏi về nội dung bài giảng hoặc các vấn đề liên quan qua nhiều hình thức. Có thể ở phần comment dưới mỗi bài giảng, hoặc qua Live Chat, thậm chí qua Facebook của giảng viên. Hãy cân nhắc thật kỹ mọi câu trả lời trước khi ấn Send. “Bút sa gà chết”, nếu câu trả lời sai hoặc thiếu cơ sở thì đó sẽ là một đánh giá tiêu cực từ phía học sinh. BƯỚC 9: KHÔNG NÊN TRẢ LỜI CHẬM CÁC THẮC MẮC CỦA HỌC VIÊN Trả lời các câu hỏi của học viên cũng là một hoạt động chăm sóc khách hàng. Vì vậy bạn nên đặt ra quy định về thời gian phản hồi (Ví dụ: trong vòng 24h). Nếu trả lời chậm (hoặc chậm hơn so với lời cam kết), học sinh sẽ đánh giá về mức độ nhiệt tình của bạn. BƯỚC 10: KHÔNG NÊN GIỮ NGUYÊN NỘI DUNG BÀI GIẢNG NHIỀU KHÓA DẠY. Việc giữ y nguyên nội dung giống như việc mặc nguyên một bộ trang phục cho mọi bài giảng vậy. Nó khiến người học cảm thấy nhàm chán. Thậm chí họ có thể đánh giá bạn là không chịu cải tiến. Hãy chịu khó đầu tư cho bài giảng, nâng cấp nội dung cũng như phương pháp dạy. Hãy để người trước cảm thấy “thèm thuồng” còn người học mới cảm thấy “tự hào”. Nội dung câu hỏi nên có một chút hài hước hoặc gắn với thực tiễn hoặc lồng ghép các câu ca dao, lồng ghép nhiều hình ảnh trực quan gây ấn tượng dễ nhớ cho HS. GV có sự sang tạo thật nhiều, tạo ra nhiều câu thần chú độc đáo HS học để nhớ đời. Không nên lạm dụng các câu hỏi trên mạng rất khô cứng dễ chán. Chuẩn bị nội dung live sao cho phù hợp cả HSY, HSTB, HSK, HSG vẫn tiếp thu và thích học tập. GV nên gửi tài tiệu trước vài ngày để HS tự làm trước tại nhà, gửi tài liệu chậm nhất trước ngày live HS phải nhận được. Nội dung live đánh mạnh kiến thức căn bản. BƯỚC 11: CÁCH SẮP XẾP THỜI GIAN HỌC HỢP LÍ. Thời gian học live stream phải thật sự phù hợp với thời gian biểu của HS. Chọn thời gian buổi tối vào khoảng 7h30 đến 9h không nên dạy quá khuya HS cần nghỉ ngơi. Đa số HS thuộc địa bàn nông thôn. Thời gian từ 9h về sau các em chuẩn bị bài cho ngày hôm sau. Thông báo trước với HS thời gian live và nội dung live để HS chuẩn bị. BƯỚC 12: ĐỘNG VIÊN TINH THẦN HỌC TẬP. Sẽ có điểm cộng nếu như các em HS chăm chỉ theo dõi vào học live đầy đủ. Cuối mỗi buổi live nên có bắt thăm trúng thưởng. Ví dụ: 10HS đầu tiên comment có đáp án đúng cộng vào điểm tích lũy, có thể vào cột miệng , cột 15 phút. Nói chung , GV tạo không khí học tập sôi động, vui tươi, phấn khởi kích thích sự sang tạo và thích thú cho HS. 2. Tiến trình thực hiện. Bước 1: Hoàn thành lý thuyết trên lớp, phát phiếu học tập trước khi HS đã hoàn thành lý thuyết, CHỦ ĐỀ: ESTE-LIPIT ----- I. Giới thiệu chung 1. Tên chủ đề: ESTE-LIPIT (3tiết) Nội dung kiến thức bao gồm: - Bài 1: ESTE (2 tiết). - Bài 2: LIPIT (1 tiết) 2. Ý nghĩa của việc thực hiện chủ đề: Thông qua chủ đề giúp học sinh - So sánh được các khái niệm, tính chất của các este,chất béo, từ đó giúp học sinh khắc sâu hơn kiến thức. - Phát triển các năng lực như năng lực giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn... - Phát triển khả năng tự tìm kiếm, chọn lọc và liên kết các thông tin rời rạc từ nhiều bài học khác nhau thành một hệ thống thông tin duy nhất. 3. Mục tiêu của chủ đề 3.1 Về kiến thức: HS biết được: - Khái niệm, đặc điểm cấu tạo phân tử, danh pháp (gốc - chức) của este. - Tính chất hoá học : Phản ứng thuỷ phân (xúc tác axit) và phản ứng với dung dịch kiềm (phản ứng xà phòng hoá). - Phương pháp điều chế bằng phản ứng este hoá. - ứng dụng của một số este tiêu biểu. HS giải thích được: - Este không tan trong nước và có nhiệt độ sôi thấp hơn axit đồng phân. - Vận dụng kiến thức giải các bài tập tính toán và một số bài tập thực tiễn. 3.2 Về kĩ năng - Viết được công thức cấu tạo của este có tối đa 4 nguyên tử cacbon. - Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của este no, đơn chức. - Phân biệt được este với các chất khác như ancol, axit,... bằng phương pháp hoá học. - Tính khối lượng các chất trong phản ứng xà phòng hoá. 3.3 Về thái độ: Giáo dục đức tính cẩn thận, chính xác khi sử dụng hóa chất và tiến hành thí nghiệm 3.4 Các năng lực chính hướng tới: - Năng lực giải quyết vấn đề. - Năng lực hợp tác. - Năng lực làm việc độc lập. - Năng lực tính toán hóa học. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học. - Năng lực thực hành hóa học. - Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống. 4. Sản phẩm cuối cùng của chủ đề: báo cáo của các nhóm học sinh, phần mềm mô phỏng, các hình ảnh của giáo viên, ... II. Kế hoạch dạy học Thời gian Tiến trình dạy học Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên Kết quả/ sản phẩm dự kiến Chuẩn bị ở nhà Nghiên cứu SGK, mạng internet, ... Đưa ra hệ thống câu hỏi để học sinh chuẩn bị Bảng hệ thống trên giấy A0 (hoặc file trình chiếu powerpoint) 15 phút tiết 1 Hoạt động khởi động Tham gia trò chơi “Ai nhanh hơn” Cho học sinh xem 1 số hình ảnh về các ứng dụng của este-chất béo để trả lời. Biết được ứng dụng của các este-chất béo. 25 phút tiết 1 tiết 2, 3 . Hoạt động hình thành kiến thức Học sinh làm việc cá nhân, theo nhóm và đọc tài liệu. Giao nhiệm vụ, phiếu học tập. Hệ thống kiến thức cho học sinh ghi bài. Báo cáo kết quả của các nhóm về các nội dung . 5 phút cuối của mỗi tiết Hoạt động luyện tập và giao nhiệm vụ về nhà. Nhận nhiệm vụ theo tài liệu học tập. Giao nhiệm vụ trực tiếp hoặc giao phiếu học tập. Báo cáo kết quả của các nhóm 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Hình ảnh, ứng dụng các este-chất béo - Dụng cụ, mẫu hóa chất, phim thí nghiệm. - Phiếu học tập, nhiệm vụ cho các nhóm, giấy A0, bút lông. - Bảng so sánh khái niệm, tính chất. - Giáo án powerpoint về đáp án của các nhiệm vụ. 2. Chuẩn bị của học sinh: - Sách giáo khoa hóa học 12 cơ bản. - Bài soạn theo yêu cầu của GV. 3. Phương pháp dạy học: - Phát hiện và giải quyết vấn đề. - Thảo luận nhóm. - Sử dụng TBDH, tranh ảnh, phim, SGK,... - Sử dụng câu hỏi bài tập. - Kĩ thuật sơ đồ tư duy, kĩ thuật KWL. 4. Các hoạt động dạy học Hoạt đông 1: Chuẩn bị của HS ở nhà GV yêu cầu HS xem bài trước ở nhà và tìm hiểu những câu hỏi sau: 1. Kể tên 1 số este-chất béo tiêu biểu và ứng dụng của chúng trong đời sống. 2. Lập bảng so sánh este,chất béo về các yếu tố sau: a/ Khái niệm và công thức phân tử chung. b/ Đồng phân và danh pháp. c/ Tính chất vật lí. d/ Tính chất hóa học (chứng minh bằng phương trình hóa học) e/ Điều chế và ứng dụng. Hoạt động 2: Hoạt động khởi động Mở đầu giờ học, GV nêu vấn đề “Hôm nay, chúng ta sẽ nghiên cứu về các este-chất béo, qua tìm hiểu từ SGK và các nguồn tài liệu khác, các em đã biết được những gì về este-chất béo?” HS thảo luận và nêu ý kiến hoặc sử dụng kĩ thuật KWL cho HS điền vào các mục theo phiếu sau SƠ ĐỒ KWL Nội dung: ESTE-CHẤT BÉO. Em hãy liệt kê tất cả những gì em đã biết về este-chất béo. Họ và tên học sinh:. Điềau đã biết (Know) Điều muốn biết (Want) Điều học được ( Learned) . . . . . . . . . . . . Lớp:.. Giáo viên giới thiệu sơ lược về este- chất béo. GỢI Ý TRÒ CHƠI: GV cho HS tham trò chơi “Ai nhanh hơn” 1/ Quan sát hình ảnh và cho biêt đây là các ứng dụng gì của este. 2/ Este nào tìm thấy trong quả chanh dây? QUẢ CHANH DÂY 3/ Trong dầu ăn chứa chất béo nào? 4.Làm bơ nhân tạo bằng phương pháp nào? GV dẫn vào chủ đề: Thông qua các hình ảnh trên, chúng ta đang nói về ứng dụng và điều chế của một số este-chất béo. Vậy chất béo có phải là este không?Bây giờ chúng ta sẽ đi tìm hiểu cụ thể hơn về một số loại este-chất béo. Hoạt động 3: Định nghĩa và công thức phân tử chung của este-chất béo.. Phiếu học tập số 1: Định nghĩa và công thức phân tử chung của este-chất béo.. Hoạt động cá nhân: GV yêu cầu HS hoạt động tự lực thông qua các câu hỏi: - Định nghĩa về este-chất béo.. - Công thức phân tử chung của este no đơn chức,chất béo. Hoạt động nhóm: GV nêu vấn đề - Hãy
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_khoi_12_on_thi_thpt_quoc.docx