Tạo hứng thú cho cho học sinh trong tiết học “Lập dàn ý bài văn thuyết minh” (tiết 56, Ngữ văn 10) thông qua việc tìm hiểu lịch sử, xã hội địa phương

Tạo hứng thú cho cho học sinh trong tiết học “Lập dàn ý bài văn thuyết minh” (tiết 56, Ngữ văn 10) thông qua việc tìm hiểu lịch sử, xã hội địa phương

Mục đích của giáo dục là phải truyền tải hơi thở của cuộc sống con người” (Tagore). Hiện nay, giáo dục gắn liền với thực tiễn địa phương đang là một xu thế mới mà cũng là định hướng của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với các nhà trường trong một vài năm gần đây và các năm tiếp theo. Mô hình giáo dục này giúp học sinh sớm có tiếp cận thực tiễn, tăng cường kiến thức thực tế ở địa phương và từ đó có thể có định hướng nghề nghiệp phù hợp cho tương lai của mình, đồng thời làm giàu thêm tình yêu quê hương, đất nước ở mỗi người. Tuy nhiên vấn đề này chưa thực sự được chú ý ở nhiều trường THPT vì nhiều lí do.

 1.1.2. Văn hóa – xã hội ở địa phương là môi trường sống gần gũi, gắn liền với mỗi học sinh. Tìm hiểu về lịch sử, văn hóa, xã hội quê nhà là tìm hiểu những gì quen thuộc nhất với các em. Riêng học sinh ở huyện Thiệu Hóa có nhiều lợi thế, bởi đây tuy là huyện nhỏ của nhưng có truyền thống văn hóa từ lâu đời. Nằm ở trung tâm đồng bằng châu thổ sông Mã (phía tây thành phố Thanh Hóa) huyện được biết đến như cái nôi văn hóa loài người. Đây còn là quê hương của rất nhiều nhân vật lịch sử, danh nhân văn hóa, cùng nhiều địa danh du lịch, di tích, quần thể danh thắng, làng nghề mà không phải ai cũng có thể biết hết.

1.1.3.Những tiết học về làm văn nói chung và văn thuyết minh nói riêng đa phần chưa thực sự gây hứng thú với học sinh, đặc biệt lại là tiết học về lập dàn ý. Vậy làm thế nào để bài học trở nên hấp dẫn, sinh động để tăng cường hiểu biết thực tiễn; để thắt chặt niềm tự hào, khơi dậy ý chí phục vụ, phấn đấu vì quê hương? Làm được điều đó cần phải có một biện pháp thu thu hút sự quan tâm, kích thích được trí tò mò, ham hiểu biếtvà tinh thần chủ động lĩnh hội kiến thức ở các em.

 1.1.4. Tích hợp kiến thức tổng hợp (liên môn) để giải quyết các vấn đề thực tiễn là một phương pháp mới tạo được nhiều hứng thú cho giáo viên và học sinh. Phương pháp này giúp học sinh không bó hẹp với “không gian” kiến thức của môn học mà nhận thấy được sự phong phú của tri thức nhân loại. Từ đó chủ động hơn trong lĩnh hội tri thức.

 Từ những lí do trên, từ những trăn trở và kinh nghiệm bản thân tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh nghiệm của mình với tên đề tài: Tạo hứng thú cho cho học sinh trong tiết học “Lập dàn ý bài văn thuyết minh” (tiết 56, Ngữ văn 10) thông qua việc tìm hiểu lịch sử, xã hội địa phương (mà cụ thể là địa phương huyện Thiệu Hóa).

 

docx 12 trang thuychi01 10301
Bạn đang xem tài liệu "Tạo hứng thú cho cho học sinh trong tiết học “Lập dàn ý bài văn thuyết minh” (tiết 56, Ngữ văn 10) thông qua việc tìm hiểu lịch sử, xã hội địa phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài:
	1.1.1 “Mục đích của giáo dục là phải truyền tải hơi thở của cuộc sống con người” (Tagore). Hiện nay, giáo dục gắn liền với thực tiễn địa phương đang là một xu thế mới mà cũng là định hướng của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với các nhà trường trong một vài năm gần đây và các năm tiếp theo. Mô hình giáo dục này giúp học sinh sớm có tiếp cận thực tiễn, tăng cường kiến thức thực tế ở địa phương và từ đó có thể có định hướng nghề nghiệp phù hợp cho tương lai của mình, đồng thời làm giàu thêm tình yêu quê hương, đất nước ở mỗi người. Tuy nhiên vấn đề này chưa thực sự được chú ý ở nhiều trường THPT vì nhiều lí do.
	1.1.2. Văn hóa – xã hội ở địa phương là môi trường sống gần gũi, gắn liền với mỗi học sinh. Tìm hiểu về lịch sử, văn hóa, xã hội quê nhà là tìm hiểu những gì quen thuộc nhất với các em. Riêng học sinh ở huyện Thiệu Hóa có nhiều lợi thế, bởi đây tuy là huyện nhỏ của nhưng có truyền thống văn hóa từ lâu đời. Nằm ở trung tâm đồng bằng châu thổ sông Mã (phía tây thành phố Thanh Hóa) huyện được biết đến như cái nôi văn hóa loài người. Đây còn là quê hương của rất nhiều nhân vật lịch sử, danh nhân văn hóa, cùng nhiều địa danh du lịch, di tích, quần thể danh thắng, làng nghề mà không phải ai cũng có thể biết hết. 
1.1.3.Những tiết học về làm văn nói chung và văn thuyết minh nói riêng đa phần chưa thực sự gây hứng thú với học sinh, đặc biệt lại là tiết học về lập dàn ý. Vậy làm thế nào để bài học trở nên hấp dẫn, sinh động để tăng cường hiểu biết thực tiễn; để thắt chặt niềm tự hào, khơi dậy ý chí phục vụ, phấn đấu vì quê hương? Làm được điều đó cần phải có một biện pháp thu thu hút sự quan tâm, kích thích được trí tò mò, ham hiểu biếtvà tinh thần chủ động lĩnh hội kiến thức ở các em.
	1.1.4. Tích hợp kiến thức tổng hợp (liên môn) để giải quyết các vấn đề thực tiễn là một phương pháp mới tạo được nhiều hứng thú cho giáo viên và học sinh. Phương pháp này giúp học sinh không bó hẹp với “không gian” kiến thức của môn học mà nhận thấy được sự phong phú của tri thức nhân loại. Từ đó chủ động hơn trong lĩnh hội tri thức.
	Từ những lí do trên, từ những trăn trở và kinh nghiệm bản thân tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh nghiệm của mình với tên đề tài: Tạo hứng thú cho cho học sinh trong tiết học “Lập dàn ý bài văn thuyết minh” (tiết 56, Ngữ văn 10) thông qua việc tìm hiểu lịch sử, xã hội địa phương (mà cụ thể là địa phương huyện Thiệu Hóa).
 1.2. Mục đích nghiên cứu:
	- Giúp học sinh vận dụng những kiến thức đã học về văn thuyết minh và kĩ năng lập dàn ý để lập dàn ý cho một bài văn thuyết minh có đề tài gần gũi, quen thuộc.
	- Phát huy vai trò chủ động, tích cực của học sinh trong việc thu thập tài liệu, chiếm lĩnh tri thức để vận dụng vào bài học.
	- Giúp học sinh có thêm những hiểu biết sâu sắc về con người, văn hóa quê mình để từ đó tăng cường lòng tự hào và tinh thần xây dựng quê hương.
	- Cung cấp thêm tư liệu cho các khóa học sau.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
	- Học sinh lớp 10, trường THPT Dương Đình Nghệ đang sinh sống trên quê hương Thiệu Hóa.
	- Những yếu tố lịch sử, văn hóa – xã hội trên địa bàn huyện Thiệu Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
	- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế.
	- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
Đề tài được ứng dụng trong thực tiễn sẽ có tác dụng giúp học sinh khắc phục được tâm lý ngại học giờ văn thuyết minh nói chung và tiết luyện tập Lập dàn ý bài văn thuyết minh nói riêng, có thêm nhiều hiểu biết về nơi mình sinh sống, gắn lý thuyết với thực tiễnđể từ đó biết yêu hơn vốn văn hóa quý giá mà cha ông để lại, thấy được vai trò, trách nhiệm của mình đối với việc bảo tồn và phát huy những di sản đó đồng thời ý thức được vai trò của mình trong việc xây dựng quê hương trong thời đại mới.
2. NỘI DUNG
2.1.Cơ sở lí luận
	Theo Đại từ điển tiếng Việt (Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, 1998): “Hứng thú” có hai nghĩa, đó là “Biểu hiện của một nhu cầu, làm cho chủ thể tìm cách thỏa mãn, tạo ra khoái cảm, thích thú và huy động sinh lực để cố gắng thực hiện” và “hứng thứ là sự ham thích”. Tâm lý học cho rằng “Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, nó có ý nghĩa đối với cuộc sống và có khả năng mang lại khoái cảm trong quá trình hoạt động. Hứng thú biểu hiện ở sự tập trung cao độ, ở sự say mê, hấp dẫn bởi nội dung hoạt động, ở bề rộng và chiều sâu của hứng thú.Hứng thú làm nảy sinh khát vọng hành động, làm tăng hiệu quả của hoạt động nhận thức, tăng sức làm việc Hứng thú biểu hiện ở sự tập trung chú ý cao độ, sự say mê hấp dẫn bởi nội dung hoạt động, ở bề rộng và chiều sâu của hứng thú. Nên muốn gây hứng thú ở con người cần chú ý hai đặc điểm là: thứ nhất là phải làm cho đối tượng hứng thú có cường độ kích thích mạnh, hấp dẫn, mới lạ và độc đáo. Thứ hai là phải làm cho con người hiểu biết tương đối thấu đáo về nó.”
 “Một người thầy vĩ đại là một người biết cách truyền cảm hứng” (William A.Ward). Cảm hứng là hứng thú học tập của học sinh, là đích cao nhất mà các nhà sư phạm muốn hướng tới bởi “Hứng thú, ham mê học tập là một trong những nguồn gốc chủ yếu nhất của việc học tập có kết quả cao, là con đường dẫn đến sáng tạo và tài năng” [4]. Khi học sinh có sự say mê, hứng thú với bài học các em sẽ không ngại khó khăn, tiếp cận tri thức một cách chủ động, tự giác, đầy sáng tạo; kiến thức sẽ được ghi nhớ lâu bền, ý nghĩa. Ở môi trường giáo dục hứng thú được hình thành, duy trì và phát triển nhờ vai trò dẫn dắt, hướng dẫn, tổ chức của giáo viên. Giáo viên là người có vai trò quyết định trong việc phát hiện, hình thành, bồi dưỡng hứng thú học tập cho học sinh. Vì thế, trong quá trình dạy học trên lớp tuỳ vào từng đối tượng cụ thể giáo viên cần triển khai, xây dựng phương pháp giáo dục phù hợp để tạo hứng thú cho học sinh. Có vậy tiết học mới thực sự thành công.
Để lập dàn ý cho một bài văn thuyết minh cần hiểu rõ về kiểu bài này. Văn bản thuyết minh là “kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức (kiến thức) về đặc điểm, tính chất, nguyên nhâncủa các hiện tượng trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích. Tri thức trong văn bản thuyết minh đòi hỏi khách quan, xác thực, hữu ích cho con người.Văn bản thuyết minh cần được trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ và hấp dẫn” [2]. Vì vậy đòi hỏi người học trước khi lập dàn ý, viết bài phải tìm hiểu kĩ lưỡng, nắm vững đối tượng cần thuyết minh. Nếu tri thức trong văn bản chưa đúng hoặc chưa đảm bảo tính khách quan, văn bản đó sẽ không phải là văn thuyết minh. Đây là việc làm khó đối với học sinh lớp 10 nếu không được hướng dẫn cụ thể.
2.2. Thực trạng vấn đề
Qua thực tế giảng dạy ở trường THPT Dương Đình Nghệ những năm trước đây, bản thân tôi nhận thấy hầu hết các em học về văn thuyết minh và bài “Luyện tập dàn ý bài văn thuyết minh” thường rất uể oải, ít chú ý, thậm chí làm bài tập chiếu lệ, có khi sao chép từ sách tham khảo hoặc lấy bài văn mẫu có sẵn từ cấp THCS. Vì thế tiết học thường rời rạc, chưa có sự tương tác tích cực giữa người dạy và người học. Hơn nữa phần kiến thức này giáo viên cũng ít chú trọng đến việc gắn bài học với thực tiễn để tăng hứng thú cho học sinh. Dẫn đến tình trạng mặc dù đã được rèn luyện từ các lớp dưới nhưng vẫn lúng túng khi viết bài về thể loại này do chưa nắm vững các bước lập dàn ý, triển khai ý.
Có một thực tế đáng buồn khác là khi được hỏi về quê mình (cụ thể là xã mình đang sống) đa số học sinh rất mơ hồ, thậm chí không kể được tên của danh nhân, hay địa danh lịch sử – văn hóa nào mặc dù kiến thức này ít nhiều đã được cung cấp qua các tiết học về chương trình địa phương ở THCS. Cá biệt những câu trả lời ngô nghê “giờ em mới nghe nói đến cô ạ!”, “ông ấy là ai, cô?”, “xã em chẳng có danh nhân hay địa điểm văn hóa nào cả”, “em có đi qua nhưng không để ý”khiến tôi trăn trở. Và thường các em măc định huyện Thiệu Hóa chỉ có một số địa danh, người nổi tiếng mà sách vở hay nhắc đến như: núi Đọ, Lê Văn Hưu, Nguyễn Quán Nho, Dương Đình Nghệ mà thôi. Trong khi đó huyện Thiệu Hóa là vùng đất có lịch sử, truyền thống văn hóa lịch sử từ rất lâu đời. Có thực tế này là do các em chưa thực sự được tìm hiểu vùng kiến thức xung quanh bài học, chưa có điều kiện tìm hiểu văn hóa xã hội địa phương, nhiều em vẫn chỉ sống trong sách vở, lý thuyết mà chưa có liên hệ thực tiễn. 
Tất cả những điều này đề có thể trở nên sống động, gây ấn tượng với học sinh, khiến học sinh khắc sâu kiến thức nếu giáo viên biết đưa học sinh về với đời sống xã hội xung quanh mình. 
 	Từ cơ sở lí luận và thực tiễn nói trên tôi đã tiến hành thực nghiệm trên lớp bằng các phương thức, cách thức làm sao cho việc đưa kiến thức lịch sử, văn hóa – xã hội địa phương vào giảng dạy đạt hiệu quả cao nhất. Tôi xin giới thiệu một số biện pháp cụ thể Tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học “Lập dàn ý bài văn thuyết minh” (tiết 56, Ngữ văn 10) thông qua việc tìm hiểu lịch sử, văn hóa -xã hội địa phương .
2.3. Biện pháp thực hiện:
Tạo hứng thú cho học sinh thông qua việc hướng dẫn thu thập thông tin.
Việc thu thập thông tin ở đây phải đảm bảo yêu cầu chuẩn xác, rõ ràng bởi đó là điều kiện tiên quyết nhất của văn thuyết minh. Học sinh cần chuẩn bị kiến thức cần thiết liên quan đến đối tượng thuyết minh để chuẩn bị cho việc lập dàn ý. Việc làm này giúp người học bắt đầu tiếp cận với bài học, phát hiện ra những điều mới mẻ, những điều đã có từ lâu mà mình chưa biết trong cuộc sống xung quanh, từ đó có nhu cầu được trao đổi kiến thức, hiểu biết của mình với giáo viên, với các bạn. Đây cũng là yếu tố làm nên sự hào hứng của học sinh trong tiết học. Hoạt động này đóng vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần quyết định kết quả giờ học, kết quả dạy và học của cả thầy và trò bởi nó đáp ứng được 2 đặc điểm của hứng thú (người đọc cảm thấy hấp dẫn và hiểu thấu đáo về đối tượng).
Để hoạt động thu thập thông tin trở nên hấp dẫn, không thiên về hình thức, tôi tổ chức một trò chơi nho nhỏ đòi hỏi sự tham gia của tất cả các em học sinh trong lớp. Đó là chia nhóm nhỏ (theo đơn vị xã) và yêu cầu học sinh tìm hiểu, ghi chép, lựa chọn nội dung phù hợp với nhóm của mình theo các chủ đề sau:
Tìm hiểu về danh nhân văn hóa quê ở xã mình.
Tìm hiểu di tích lịch sử - văn hóa, danh lam, thắng cảnh tại xã mình.
Tìm hiểu các lễ hội văn hóa, làng nghề truyền thống, khu sản xuất chuyên nghiệp có tại xã mình.
Cách làm món ăn đặc sản của xã mình.
Trò chơi có quy định thời gian cụ thể và chất lượng sản phẩm thu được. Trong đó thời gian tiến hành khoảng 2 tuần (bắt đầu khi học sinh thi học kì 1 xong); cách tính điểm theo hệ số của thang điểm 10 (số lượng hệ số 1; chất lượng hệ số 2). Đội thắng sẽ được nhận một phần thưởng mang tính chất khuyến khích học tập. Trong trường hợp xã nào đấy chỉ có một em học sinh hoặc không có em học sinh nào thì tôi chia nhóm theo cụm xã, làm sao đó để cân đối số lượng đối tượng thuyết minh các em có thể thu thập thông tin ngang nhau giữa các nhóm. 
Tuy nhiên, như đã nói, có nhiều em rất khó khăn trong việc thu thập kiến thức bởi các em ít tìm hiểu, tiếp xúc với trường kiến thức này trong khi đó các trang mạng lớn lại ít đề cập đầy đủ. Vì thế giáo viên cần phải có một số gợi ý cụ thể hơn. Tôi thường cho học sinh những gợi ý cụ thể: 
+ Xã Thiệu Hợp – Thiệu Khánh: Quần thể danh thắng Bàn A Sơn – Bằng Trình, chùa Vồm (chú ý những lần vua chúa đã về thăm, đề thơ) núi Đọ, ngã ba Đầu
	 + Thiệu Trung: Làng nghề đúc đồng; danh nhân Lê Văn Hưu; Lê Quát,Lê Lương.chùa Hương Nghiêm, đền thờ Khổng Minh Không
	+ Thiệu Công: Võ tướng Trịnh Công Tá (thế kỉ XV) – ít người biết đến.
	+ Thiệu Phúc: cử nhân Nguyễn Cảnh hay còn gọi là Nguyễn Hữu Duyên (tác giả của truyện Nôm Truyện Phương Hoa thế kỉ XIX) 
	+ Thiệu Tiến: Đền thờ họ Vương, Linh Sơn tự
	+ Thị trấn Vạn Hà: tể tướng Nguyễn Quán Nho, đền thờ Lê Đinh Lễ, Trịnh Cao Đệ (tiến sĩ năm 1650), đình làng Dương Hòa, đình làng Kiến Hưng
	+ Thiệu Dương: đền thờ Dương Đình Nghệ, nghề làm cót, đình làng Thanh Dương
	+ Thiệu Long: làng nghề mây giang xiên, đền thờ Dương Vân Nga, núi Nuông
	+ Thiệu Châu: Bánh đa làng Chòm, Lễ hội đình Đắc Châu
	+ Thiệu Đô: nghề dệt lụa làng Hồng Đô, công ty May 10, đền thờ thôn 6, nghề làm nem chua
	+ Thiệu Thịnh: Lê Văn Thạc
	+ Thiệu Lý: Hội Rỵ
	Điều lợi thế khi học cho bài học này là các em có thời gian chuẩn bị nhiều bởi đây là bài học ở đầu học kì 2, học sinh có ngày nghỉ học kì, nghỉ tết dương lịch để đi thăm quan, tìm hiểu, sưu tập, làm việc nhómvà hầu như học sinh đều rất hào hứng.
Hướng dẫn nhóm học sinh tự lập dàn ý trên cơ sở thông tin đã có qua những câu hỏi định hướng.
	Sau khi hướng dẫn cho học sinh thu thập thông tin đầy đủ, chính xác, khoa học, tôi hướng dẫn học sinh lập dàn ý theo hệ thống hợp lý, phù hợp. Học sinh có thể tích hợp với các bài học trước đó như Kết cấu văn bản thuyết minh (Chương trình Ngữ văn lớp 10, tập 1); Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh (Ngữ văn lớp 8, tập 1) để hoàn thành công việc. Các em có thể tự chọn các kiểu kết cấu phù hợp cho bài làm của mình tùy theo chủ đề nhóm mình lựa chọn. Ở bước này giáo viên cần có định hướng để mỗi chủ đề đều được chuẩn bị (tránh trường hợp chỉ tập trung vào một chủ đề nhất định).
	Để công việc chuẩn bị được tốt và để tăng sức hấp dẫn, tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học tôi thường đưa ra một số gợi ý qua hệ thống câu hỏi định hướng. Có 2 dạng câu hỏi:
	Thứ nhất: Những câu hỏi gợi ý về phương pháp làm bài. Đó là những câu cụ thể mà thông qua việc trả lời (dựa vào tư liệu đã có ở phần 1) các em có thể sắp xếp thành dàn ý phù hợp.
	Ví dụ1: Khi các nhóm có ý định thuyết minh về danh nhân văn hóa, sẽ nhận được những câu gợi ý: 
	+ Kết cấu nào phù hợp cho bài thuyết minh về danh nhân văn hóa? 
+ Ông là ai (tể tướng, nhà sử học, võ tướng, quan đại thần, ông tổ nghề.)? 
	+ Những đặc điểm cần lưu ý về quê hương, gia đình, dòng họ? Những sự kiện lớn trong cuộc đời gắn liền với sự nghiệp của ông?
	+ Những đánh giá của các nhà nghiên cứu, những câu chuyện xoay xung quanh cuộc đời ông?....
	Ví dụ 2: Những câu hỏi gợi ý cho bài dàn ý thuyết minh về danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử:
	+ Nên lập ý theo trình tự nào (không gian, thời gian, logichay kết hợp các trình tự)?
	+ Cấu trúc của danh lam?
	+ Nhân vật gắn liền với danh lam?
	..
	Thứ 2: Những câu hỏi tạo điểm nhấn cho bàidàn ý thuyết minh. Đây là những câu hỏi mang tính giai thoại, mở rộng mà phải thực sự tìm hiểu sâu đối tượng thuyết minh học sinh mới làm được. Kiểu câu hỏi này thường gây ngạc nhiên cho các em, kích thích trí tò mò, giúp người nghe, người trình bày ghi nhớ kiến thức lâu bền hơn.
	Ví dụ 1: Như khi nói về tế tướng Nguyễn Quán Nho, ngoài những câu chuyện về tấm áo tặng mẹ, về rổ bèo trước khi ra đình nghinh tế mà trên sách vở, truyền thống thường nhắc đến tôi còn có định hướng để các em tìm hiểu thêm một số câu chuyện bên ngoài, những chuyện được lưu truyền trong dân gian mà ít người biết đến qua các câu hỏi: Vì sao có tên ngõ quan thượng? Theo người dân, cây dừa 3 ngọn ở làng Dương Hòa biểu tượng cho điều gì? Để lí giải được câu hỏi này, học sinh phải tìm được đúng những người biết sâu sắc về tể tướng Vãn Hà mới có thể trả lời được. 
	Ví dụ 2: Khi các em muốn lập ý thuyết minh về chùa Vồm sẽ được nhận các câu hỏi: “Lâm tuyền ổn thể” là nơi nào? Ai đã gọi như vậy? Vì sao có địa danh Vồm? Điều đặc biệt nhất ở chùa Vồm là gì?
	Ví dụ 3: Để tìm hiểu về núi Nuông, núi Đọ ngoài di chỉ khảo cổ học tôi thường đặt những câu hỏi khơi dậy sự say mê tìm tòi ở các em như: Núi Nuông gắn liền với vị thần nào? Nhân dân có lí giải gì về hình dạng núi? Dân trong huyện thường rỉ tai nhau, muốn sinh con, đặc biệt là con trai thì tìm về đâu?
Cho học sinh các nhóm thuyết trình về dàn ý của mình trên lớp.
	Trong quá trình của bài dạy, sau khi ôn lại một số kiến thức về văn thuyết minh (lưu ý sự khác biệt của văn thuyết minh với văn tự sự, biểu cảm) và cách làm dàn ý bài văn thuyết minh (khoảng 10 phút), tôi dành thời gian còn lại cho các nhóm trình bày dàn ý đã chuẩn bị trước của mình (tùy điều kiện thời gian, có thể 4-5 nhóm trình bày). Đây là bước chính, quan trọng của tiết dạy bởi cốt yếu của bài này là các em biết thực hành qua đó biết nhận ra ưu điểm và hạn chế của các tổ nhóm. Cũng thông qua hoạt động này học sinh có thể biết thêm những kiến thức mới về xã khác trong địa bàn huyện mình sinh sống. Kích thích ở các em lòng ham học hỏi, tìm tòi, yêu quê hương, có mối liên hệ giữa bài học với thực tiễn.
	Để tiết học thực sự sôi nổi , không gây nhàm chán tôi tiến hành qua 2 bước:
	Bước 1: Hệ thống lại những nội dung các em đã thu thập, chuẩn bị trên các slide theo chủ đề. Việc này giúp học sinh nhận ra bức tranh toàn cảnh về lịch sử ,văn hóa – xã hội huyện nhà. 
Nội dung của slide:
- Danh nhân văn hóa ở huyện Thiệu Hóa (sắp xếp theo dòng thời gian): Lê Lương, Dương Đình Nghệ, Dương Tam Kha, Dương Vân Nga, Lê văn Hưu, Lê Quát, Nguyễn Quán Nho, Lê Văn Thạc
- Di tích lịch sử - văn hóa, danh thắng : Núi Đọ, Núi Nuông, Đền thờ họ Vương, Thắng cảnh Bàn A - Bằng Trình, Ngã Ba Đầu, Linh Sơn tự, Chùa Yên Lộ, đền thờ họ Vương, Đền thờ Khổng Minh Không..
- Lễ hội, làng nghề truyền thống, khu sản xuất chuyên nghiệp:Lễ hội chùa Vồm, chùa Hương Nghiêm; Lễ hội đình làng Dương Hòa, làng Thanh Dương, hội Rỵ  Nghề đúc đồng Thiệu Trung, Cót làng Dàng xã thiệu Dương, đúc xoong nồi nhôm xã Thiệu Giao, dệt lụa Hồng Đô xã Thiệu Đô, Công ty May 10, May Vạn Hà, khu sản xuất nông nghiệp sạch Lam Sơn.
- Đặc sản: nem chua thiệu Đô, bánh đa Thiệu Châu, Rượu Đại Bái (Thiệu Giao), bánh lá Thiệu Nguyên
	Bước 2: Học sinh trình bày dàn ý của nhóm mình. Ở bước này tôi lựa chọn mỗi chủ đề (trong 4 chủ đề đã chuẩn bị ) một dàn ý tốt nhất để các em trình bày , các nhóm khác nhận xét. 
	Thông thường, tôi chọn ở chủ đề 1 (dàn ý thuyết minh danh nhân văn hóa) nhóm tìm hiểu về Dương Đình Nghệ bởi đây là danh nhân trường được vinh dự mang tên, đây cũng là cái tên gắn bó với biết bao lớp học sinh đã và đang theo học ở trường. Tuy nhiên, với các em lớp 10, kiến thức về ông lại rất ít ỏi, hạn chế, cá biệt có khi chỉ biết đến ông qua cái tên mà thôi. Qua bài học, qua dàn ý các bạn trình bày, chắc hẳn mỗi học sinh sẽ có thêm kiến thức về tiết độ sứ Dương Đình Nghệ để rồi tự hào hơn về ngôi trường mình theo học.
	 	Ở chủ đề 2, tùy vào sự chuẩn bị của các nhóm (chọn nhóm có sự chuẩn bị tốt nhất), thường tôi chọn những nhóm thuyết minh về những địa danh ít học sinh biết đến để các em có thêm kiến thức về vùng quê mình mà mình sinh sống.
 	Về chủ đề 3: Theo sự phân bố của chương trình, bài học thường diễn ra trước tết nguyên đán cổ truyền của dân tộc, sau tết dương lịch. Đây là thời gian diễn ra (chuẩn bị diễn ra) nhiều hoạt động văn hóa sôi nổi trong huyện nên tôi thường lựa chọn những nhóm thuyết minh về lễ hội để các em tiện liên hệ thực tiến, nghiền ngẫm, ghi nhớ bài học. Đó có thể là lễ hội mang đậm tín ngưỡng như lễ hội chùa, đìnhcũng có khi là lễ theo quan niệm cổ truyền gần gũi với đời sống. Điều quan trọng là khi tìm hiểu về mảng văn hóa này học sinh thực sự sống trong không khí của lễ hội, từ đó tích lũy kiến thức, làm giàu hơn vốn văn hóa của mình để có thể vận dụng, liên hệ, so sánhtrong cuộc sống. 
	Tuy nhiên, để tích hợp với hoạt động giáo dục hướng nghiệp và các hoạt động xã hội đang diễn ra trong huyện Thiệu Hóa như phong trào xây dựng nông thôn mới, phong trào thi đua lập thành tích chào mừng 20 năm tái lập huyệntôi cũng lựa chọn những dàn ý về làng nghề truyền thống hay doanh nghiệp, khu sản xuất chuyên nghiệp lớn trong huyện. Đây là hoạt động lồng ghép, vừa tăng hứng thú cho bài học, vừa giúp học sinh hiểu hơn về kinh tế huyện nhà lại vừa có tác dụng định hướng nghề nghiệp cho học sinh (một vấn đề cần thiết mà xã hội đang đặt hàng cho các nhà trường THPT)
	Chủ đề 4: Về đặc sản quê hương, trên địa bàn huyện Thiệu Hóa vốn chỉ nổi tiếng với một số món ăn là bánh đa làng Chòm (hay còn gọi làng Minh Châu, thiệu Châu); bánh lá (còn goi là bánh răng bừa vì có hình dáng nhỏ như răng cái bừa ngày xưa) xã thiệu Nguyên, nem chua làng Hồng (thiệu Đô). Ngoài ra còn có đặc sản rượu Đại Bái (thiệu Giao) đã đi vào câu ca, lời hát. Trước đây còn có 

Tài liệu đính kèm:

  • docxtao_hung_thu_cho_cho_hoc_sinh_trong_tiet_hoc_lap_dan_y_bai_v.docx
  • docxPHỤ LỤC 1.docx
  • docTÀI LIỆU THAM KHẢO.doc