Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên chủ nhiệm với công tác hướng nghiệp cho học sinh dân tộc thiểu sổ ở trường THPT 1-5

Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên chủ nhiệm với công tác hướng nghiệp cho học sinh dân tộc thiểu sổ ở trường THPT 1-5

Đường đời của mỗi chúng ta có nhiều bước ngoặt quan trọng, một trong những bước ngoặt rất quan trọng đó là công việc. Nếu có được một công việc phù hợp với năng lực, sở thích, đam mê của bản thân và nhu cầu của xã hội sẽ giúp cho mỗi cá nhân có thể phát triển được tài năng, theo đó tạo ra năng suất chất lượng lao động cao. Đây cũng là điều kiện quan trọng hàng đầu để đảm bảo cuộc sống của mỗi cá nhân, cũng như góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đảm bảo sự cân đối giữa đặc điểm của cá nhân với yêu cầu nghề nghiệp và nhu cầu của xã hội đối với các ngành nghề; sự cân đối này sẽ góp phần tạo nên sự ổn định phát triển kinh tế, xã hội. Khoản 1, điều 20 Bộ luật lao động của nước ta đã ghi: “Mọi người có quyền tự do chọn nghề và học nghề phù hợp với nhu cầu việc làm của mình”. Vì thế, mọi thanh niên đều có quyền lựa chọn con đường vào đời, vào nghề một cách tự nguyện, tự giác mà xã hội đã dành cho mình. Song, ở lứa tuổi thanh niên, mà nhất là lứa tuổi 16 – 18 không phải bất cứ ai và bất cứ lúc nào cũng có thể trả lời được câu hỏi sau khi tốt nghiệp phổ thông mình sẽ “đi đâu”, làm “nghề gì”? Những quyết định chọn nghề của thanh niên nói chung và của học sinh THPT nói riêng bị đan xen bởi những mâu thuẫn không dễ gì tháo gỡ được. Đó là mâu thuẫn giữa những ước mơ, nguyện vọng nghề nghiệp của bản thân với mong muốn, định hướng của gia đình, với nhu cầu nhân lực của xã hội; mâu thuẫn giữa ước mơ học Đại học với số lượng hạn chế mà các trường Đại học có thể tiếp nhận. Nhiều em không muốn học tại các trường Trung cấp, Cao đẳng nghề hoặc học nghề tự do. Hơn nữa khi bước vào đời, các em học sinh còn chưa có được những thái độ đúng đắn trước khi lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân mình. Các em chưa hiểu được nghề nào trong xã hội là nghề cao quý, chưa hiểu và còn định kiến với những nghề cho là bình thường, chỉ chú ý quan tâm tới những nghề mà theo các em đó là nghề thời thượng, vinh quang. Từ đây, có thể dẫn đến rất nhiều sai lầm khi các em chọn nghề. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để giúp các em học sinh THPT có được sự lựa chọn nghề một cách đúng đắn và khoa học, tức là sự lựa chọn đó vừa phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng, năng lực cá nhân vừa phù hợp với nhu cầu nhân lực của nền kinh tế nước ta đang ngày càng phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế. Chỉ có một hoạt động giúp các em học sinh có được sự lựa chọn nghề một cách đúng đắn, khoa học khi chọn nghề, đảm bảo cho tất cả các yêu cầu nói trên, đó chính là công tác hướng nghiệp.

Trường THPT 1-5 thuộc địa phận của huyện Nghĩa Đàn, miền tây xứ Nghệ; nơi đây đa số người dân là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống lâu đời tại các bản, làng; nền kinh tế địa phương còn gặp nhiều khó khăn, kinh tế gia đình chủ yếu là các nghề thủ công, nông nghiệp thô sơ, lạc hậu. Tuổi thơ các em học sinh dân tộc thiểu số là những buổi chiều chăn trâu, cắt cỏ; là những buổi bình minh lên nương phát rẫy phụ giúp bố mẹ, là được tận mắt chứng kiến những công việc vất vả, một nắng hai sương; bán mặt cho đất, bán lưng cho trời của người thân; nhằm chắt chiu, gom góp từng đồng nuôi các em khôn lớn, học hành. Trong thâm tâm các em, chẳng ai là không muốn mình vươn lên học thật giỏi, có nghề nghiệp ổn định, lương cao để giúp gia đình trang trải cuộc sống khó khăn chồng chất khó khăn, bản thân thoát khỏi cảnh nghèo nàn, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc. Nhưng, cuộc sống đâu phải luôn được trải bằng thảm màu hồng, đâu phải ước là được, đâu phải mong là sẽ có.

docx 63 trang Thu Kiều 19/09/2024 100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên chủ nhiệm với công tác hướng nghiệp cho học sinh dân tộc thiểu sổ ở trường THPT 1-5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐỀ TÀI:
GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM VỚI CÔNG TÁC HƯỚNG NGHIỆP CHO 
 HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỔ Ở TRƯỜNG THPT 1-5
 Lĩnh vực: Chủ nhiệm MỤC LỤC
 NỘI DUNG Trang
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................ 2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu......................................................... 3
3.1. Khách thể nghiên cứu ............................................................................ 3
3.2. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 3
4. Giả thuyết khoa học................................................................................... 4
5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 4
5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................. 4
5.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 4
6. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 4
7. Những luận điểm cần bảo vệ đề tài ......................................................... 6
8. Đóng góp mới của đề tài ........................................................................... 6
PHẦN II. NỘI DUNG 7
1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 7
2. Cơ sở thực tiễn .......................................................................................... 7
3. Thực trạng nội dung cần nghiên cứu ...................................................... 8
3.1. Thuận lợi .................................................................................................. 8
3.2. Khó khăn .................................................................................................. 9
4. Quan niệm về công tác hướng nghiệp...................................................... 10
5. Mục đích của công tác hướng nghiệp đối với học sinh dân tộc thiểu
số . 11
6. Ý nghĩa của của công tác hướng nghiệp đối với học sinh dân tộc
thiểu số............................................................................................................ 13
6.1. Ý nghĩa cốt lõi .......................................................................................... 13
6.2. Ý nghĩa giáo dục ...................................................................................... 13
6.3. Ý nghĩa kinh tế ......................................................................................... 13 14. Bài học kinh nghiệm sau quá trình thực hiện đề tài...........................
 46
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 50
1. Kết luận ...................................................................................................... 50
2. Khuyến nghị ............................................................................................. 50
Tài liệu tham khảo PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 1. Lý do chọn đề tài
 Đường đời của mỗi chúng ta có nhiều bước ngoặt quan trọng, một trong 
những bước ngoặt rất quan trọng đó là công việc. Nếu có được một công việc phù 
hợp với năng lực, sở thích, đam mê của bản thân và nhu cầu của xã hội sẽ giúp cho 
mỗi cá nhân có thể phát triển được tài năng, theo đó tạo ra năng suất chất lượng lao 
động cao. Đây cũng là điều kiện quan trọng hàng đầu để đảm bảo cuộc sống của 
mỗi cá nhân, cũng như góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đảm bảo sự 
cân đối giữa đặc điểm của cá nhân với yêu cầu nghề nghiệp và nhu cầu của xã hội 
đối với các ngành nghề; sự cân đối này sẽ góp phần tạo nên sự ổn định phát triển 
kinh tế, xã hội. Khoản 1, điều 20 Bộ luật lao động của nước ta đã ghi: “Mọi người 
có quyền tự do chọn nghề và học nghề phù hợp với nhu cầu việc làm của mình”. 
Vì thế, mọi thanh niên đều có quyền lựa chọn con đường vào đời, vào nghề một 
cách tự nguyện, tự giác mà xã hội đã dành cho mình. Song, ở lứa tuổi thanh niên, 
mà nhất là lứa tuổi 16 – 18 không phải bất cứ ai và bất cứ lúc nào cũng có thể trả 
lời được câu hỏi sau khi tốt nghiệp phổ thông mình sẽ “đi đâu”, làm “nghề gì”? 
Những quyết định chọn nghề của thanh niên nói chung và của học sinh THPT nói 
riêng bị đan xen bởi những mâu thuẫn không dễ gì tháo gỡ được. Đó là mâu thuẫn 
giữa những ước mơ, nguyện vọng nghề nghiệp của bản thân với mong muốn, định 
hướng của gia đình, với nhu cầu nhân lực của xã hội; mâu thuẫn giữa ước mơ học 
Đại học với số lượng hạn chế mà các trường Đại học có thể tiếp nhận. Nhiều em 
không muốn học tại các trường Trung cấp, Cao đẳng nghề hoặc học nghề tự do. 
Hơn nữa khi bước vào đời, các em học sinh còn chưa có được những thái độ đúng 
đắn trước khi lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân mình. Các em chưa hiểu được 
nghề nào trong xã hội là nghề cao quý, chưa hiểu và còn định kiến với những nghề 
cho là bình thường, chỉ chú ý quan tâm tới những nghề mà theo các em đó là nghề 
thời thượng, vinh quang. Từ đây, có thể dẫn đến rất nhiều sai lầm khi các em chọn 
nghề. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để giúp các em học sinh THPT có được sự lựa 
chọn nghề một cách đúng đắn và khoa học, tức là sự lựa chọn đó vừa phù hợp với 
nhu cầu, nguyện vọng, năng lực cá nhân vừa phù hợp với nhu cầu nhân lực của nền 
kinh tế nước ta đang ngày càng phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế. Chỉ có một 
hoạt động giúp các em học sinh có được sự lựa chọn nghề một cách đúng đắn, 
khoa học khi chọn nghề, đảm bảo cho tất cả các yêu cầu nói trên, đó chính là công 
tác hướng nghiệp.
 Trường THPT 1-5 thuộc địa phận của huyện Nghĩa Đàn, miền tây xứ Nghệ; 
nơi đây đa số người dân là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống lâu đời tại các bản, 
làng; nền kinh tế địa phương còn gặp nhiều khó khăn, kinh tế gia đình chủ yếu là 
các nghề thủ công, nông nghiệp thô sơ, lạc hậu. Tuổi thơ các em học sinh dân tộc 
thiểu số là những buổi chiều chăn trâu, cắt cỏ; là những buổi bình minh lên nương 
phát rẫy phụ giúp bố mẹ, là được tận mắt chứng kiến những công việc vất vả, một 
nắng hai sương; bán mặt cho đất, bán lưng cho trời của người thân; nhằm chắt
 1 hợp với tiềm năng nghề nghiệp của bản thân, hứng thú với nghề nghiệp lựa chọn 
và phù hợp với nhu cầu nhân lực của thị trường lao động.
 Với lòng yêu nghề, tận tâm, tận lực, ý thức được trách nhiệm của một người 
giáo viên chủ nhiệm, là người chị, người thân, người mà học sinh thường xem đó 
là người mẹ thứ hai của mình, chúng tôi luôn quan tâm, thường xuyên lắng nghe, 
tìm hiểu và chia sẻ những tâm tư, nguyện vọng với các em học sinh dân tộc thiểu 
số để các em luôn cảm thấy ấm áp, được vỗ về, được an ủi, được động viên, khích 
lệ và tạo cho các em cảm giác luôn tin tưởng mỗi khi các em sẻ chia những vấn đề 
khúc mắc, khó khăn trong cuộc sống cũng như trong học tập, tu dưỡng rèn luyện; 
góp phần hoàn thành nhiệm vụ giáo dục một cách hiệu quả. Đồng thời định hướng 
cho các em có được sự lựa chọn nghề một cách đúng đắn, khoa học. Tuy nhiên, 
vấn đề thực hiện như thế nào cho có hiệu quả, có ý nghĩa, có tính lan tỏa tới toàn 
thể giáo viên là một bài toán mà bao lâu nay nhiều giáo viên vẫn đang đi tìm lời 
giải. Vì vậy, chúng tôi đã, đang và sẽ tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu, xây dựng đề tài 
với mong muốn sẽ giúp được các thầy giáo cô giáo chủ nhiệm, các giáo viên tư vấn 
hướng nghiệp, từ đó đưa ra được lời khuyên về phương hướng học tập và sự lựa 
chọn nghề phù hợp cho các em học sinh dân tộc thiểu số tại trường THPT 1-5 và 
các trường THPT trên địa bàn các huyện miền núi của tỉnh Nghệ An và các trường 
THPTDTNT.
 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
 3.1. Khách thể nghiên cứu
 Ở trường THPT 1-5, số lượng học sinh dân tộc thiểu số mỗi năm học chiếm 
khoảng 30%, công tác hướng nghiệp cho các em học sinh DTTS từ trước đến nay 
chủ yếu giáo viên TVHN thường tư vấn một cách chung chung, các biện pháp 
TVHN không liên tục, tùy giai đoạn, chủ yếu là vào kỳ tuyển sinh của các trường 
đại học, cao đẳng. GVCN chưa có kinh nghiệm nhiều trong quá trình tư vấn lĩnh 
vực này. Mỗi người một quan điểm, tự mình thực hiện ở từng lớp khác nhau; chứ 
chưa có một công trình nghiên cứu nào đi sâu nghiên cứu một cách bài bản, khoa 
học về việc định hướng nghề nghiệp cho các em học sinh dân tộc thiểu số. Vì vậy, 
chúng tôi đã mạnh dạn thực hiện đề tài này dưới sự học hỏi kinh nghiệm từ đồng 
nghiệp, sự hợp tác của học sinh và gia đình các em, sự góp ý chân thành của các 
nhà Quản lý giáo dục, các nhà TVHN. Hy vọng nó sẽ là một nguồn tài liệu hữu ích 
và thiết thực cho đồng nghiệp; với mong muốn rất chân thành là từ nay về sau, vấn 
đề giáo dục hướng nghiệp cho các em học sinh dân tộc thiểu số nói riêng và các em 
học sinh THPT nói chung không còn là vấn đề khó khăn đối với phụ huynh, các 
thầy cô giáo và các nhà TVHN.
 3.2. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh dân tộc thiểu số khối 10, 11, 12 các khóa từ năm học 2017-2018 đến năm 
học 2022-2023 tại trường THPT 1-5, Nghĩa Đàn, Nghệ An và sẽ áp dụng rộng rãi 
cho các em học sinh trong trường và các trường học trên địa bàn huyện.
 3 trách Đoàn; cha mẹ của các em học sinh dân tộc thiểu số, lãnh đạo các ban ngành 
đoàn thể có liên quan tới nghề nghiệp tại địa phương.
 *) Phương pháp quan sát:
 - Quan sát hoạt động học tập của từng em học sinh dân tộc thiểu số: Thái độ 
của các em khi ngồi học trên lớp, khả năng tiếp thu bài của học sinh, quá trình làm 
bài tập, hoạt động học tập, chuẩn bị trang thiết bị phục vụ cho việc học tập, thái độ 
hợp tác với giáo viên, thái độ tham gia hoạt động nhóm.
 - Quan sát hoạt động vui chơi, tham gia các hoạt động ngoại khóa; các hoạt 
động phong trào do lớp, Đoàn trường phát động; quá trình tham gia hoạt động tỏ 
thái độ như thế nào; tham gia đầy đủ, nhệt tình không, đúng thời gian quy định hay 
không, thái độ tham gia trung thực hay gian lận khi tham gia trò chơi; thái độ hợp 
tác với bạn bè, tập thể lớp như thế nào.
 - Quan sát hoạt động giao tiếp với mọi người xung quanh: Thái độ khi nói 
chuyện với bạn bè, cách xưng hô với thầy cô giáo, với người lớn tuổi, hành vi tốt 
xấu với mọi người.
 - Quan sát các buổi tham gia lao động, các hoạt động trải nghiệm tại các 
công ty, nhà máy tại địa phương.
 *) Phương pháp giả thuyết: Trong quá trình nghiên cứu đưa ra giả thuyết và 
chứng minh lý giải cho giả thuyết đó.
 *) Phương pháp phân tích, tổng hợp rút kinh nghiệm:
 - Phân tích thực trạng lựa chọn nghề nghiệp của các em học dân tộc thiểu số 
hiện nay, phân tích các kết quả đã đạt được, mặt hạn chế cần bổ sung, khắc phục; 
thay đổi phương án thực hiện nếu thấy quá trình áp dụng không có tính khả thi.
 - Tổng hợp các biện pháp tư vấn hướng nghiệp của nhà trường và gia đình.
 *) Phương pháp điều tra thực tiễn: Bằng phiếu điều tra sử dụng câu hỏi đóng 
hoặc mở với các câu hỏi như:
 - Trong các ngành nghề em thích làm nghề gì? vì sao?
 - Em có khả năng làm được nghề gì?
 - Nghề nào em cho là mình có khả năng làm tốt nhất?
 - Em ước mơ học và làm nghề gì sau khi học xong THPT?
 *) Thu thập tài liệu: Thu thập các tài liệu liên quan đến công tác hướng 
nghiệp, thu thập các thông tin của học sinh dân tộc thiểu số, thông tin gia đình của 
các em học sinh dân tộc thiểu số, tìm hiểu các vấn đề liên quan thông qua sách, 
báo, mạng internet, thông tin đại chúng.
 *) Phương pháp kiểm tra đánh giá, so sánh, đối chiếu: Thực hiện các bài test 
nhanh thường xuyên, ghi nhận kết quả; so sánh đối chiếu theo tháng, theo kì, theo 
năm đối chiếu với kết quả trước đó.
 5

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_giao_vien_chu_nhiem_voi_cong_tac_huong.docx
  • pdfLÊ THỊ LUẬN, HÀ MINH QUY-TRƯỜNG THPT 1-5.pdf