Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục truyền thống đoàn kết dân tộc cho học sinh khi dạy học phần Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX – Lớp 10 Trung học Phổ thông

Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục truyền thống đoàn kết dân tộc cho học sinh khi dạy học phần Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX – Lớp 10 Trung học Phổ thông

Cơ sở lí luận.

Luật Giáo dục nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (năm 1998) được sửa đổi và bổ sung (năm 2005) đã nêu: Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm của công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sông lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Đối với học sinh cấp THPT, học sinh sẽ được củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục THCS, hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.

Đối với môn lịch sử cấp THPT, mục tiêu dạy và học được xây dựng trên cơ sở chỉ đạo của quan điểm, đường lối của Đảng đối với sử học và giáo dục lịch sử. Ngoài ra mục tiêu môn học còn căn cứ vào nội dung, đặc trưng của hiện thực lịch sử và nhận thức của con người về lịch sử, yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ cách mạng. Cụ thể mục tiêu của môn lịch sử ở trường THPT phải thực hiện được những nhiệm vụ cơ bản sau:

Về giáo dưỡng: Cung cấp cho học sinh những sự kiện lịch sử quan trọng, những nội dung chính xác của lịch sử loài người từ nguồn gốc đến nay, đặc biệt là những nội dung lịch sử có liên quan đến lịch sử nước ta; những nét chính về quá trình phát triển của lịch sử dân tộc trên cơ sở biết những sự kiện nổi bật nhất của từng thời kì, hiểu được nội dung chủ yếu của mỗi giai đoạn lịch sử nước ta, bên cạnh đó còn cung cấp cho học sinh những quan điểm lí luận sơ giản, những vấn đề về phương pháp nghiên cứu và học tập, phù hợp với yêu cầu và trình độ học sinh.

Về giáo dục: Từ tri thức lịch sử giáo viên tập trung giáo dục tư tưởng, tình cảm, góp phần đào tạo con người Việt Nam toàn diện. Trên cơ sở những phẩm chất đạo đức, tư tưởng được giáo dục thông qua việc học tập lịch sử ở trường THCS, học sinh THPT được bồi dưỡng một cách có hệ thống, sâu sắc hơn về lòng yêu nước xã hội chủ nghĩa; tình yêu quê hương, tình yêu con người, tình đoàn kết trong lao động sản xuất cũng như trong đấu tranh giành độc lập dân tộc, bảo vệ Tổ quốc; giáo dục tinh thần đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế, tình hữu nghị giữa các dân tộc đấu tranh cho độc lập, tự do, văn minh, tiến bộ xã hội, hòa bình dân chủ; giáo dục học sinh có niềm tin vào sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người và dân tộc, dù trong tiến trình lịch sử có những bước quanh co, khúc khuỷu, tạm thời thụt lùi hay dừng lại; giáo dục ý thức làm nghĩa vụ công dân, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quốc tế, những phẩm chất cần thiết trong đời sống cộng đồng

 

doc 30 trang cuonglanz2a 14712
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục truyền thống đoàn kết dân tộc cho học sinh khi dạy học phần Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX – Lớp 10 Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Së gi¸o dôc - ®µo t¹o Lµo Cai
Tr­êng THPT d©n téc néi tró tØnh
--------------------------------------
TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG ĐOÀN KẾT DÂN TỘC CHO HỌC SINH KHI DẠY HỌC PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XIX – LỚP 10 THPT 
	 Môn: Lịch sử
	 Tên tác giả: Phạm Thu Hiền
GV môn: Lịch sử
Chức vụ: Giáo viên
Năm học 2013 – 2014
MỤC LỤC
DANH MỤC
TRANG
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
3
2. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
5
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.
5
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.	
5-6
PHẦN II: NỘI DUNG
1.CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG ĐOÀN KẾT DÂN TỘC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 
1.1 Cơ sở lí luận.
7-8
1.2 Cơ sở thực tiễn
8-9
2. GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG ĐOÀN KẾT DÂN TỘC CHO HỌC SINH KHI DẠY HỌC PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX Ở LỚP 10 THPT 
2.1. Vị trí, ý nghĩa của việc giáo dục truyền thống dân tộc cho học sinh khi dạy học phần lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX ở lớp 10 THPT 
9-10
2.2. Nội dung kiến thức cơ bản của chương trình lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX cần khai thác để giáo dục truyền thống đoàn kết dân tộc cho học sinh ở lớp 10 THPT .
11-14
2.3. Một số Phương pháp giáo dục truyền thống đoàn kết dân tộc cho học sinh trong dạy học phần lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX ở lớp 10 THPT.
14-27
PHẦN III: KẾT LUẬN
28-29
TÀI LIỆU THAM KHẢO
30
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
	Dân tộc Việt Nam ta có lịch sử lâu đời. Từ xưa, nhân dân ta đã coi trọng việc lấy lịch sử để giáo dục thế hệ trẻ. Trong các câu chuyện cổ tích, truyền thuyết, thần thoại, ca dao...có nhiều yếu tố của tri thức lịch sử, phản ánh nhiều sự kiện lớn của công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc. Lịch sử của dòng họ, của địa phương cũng đã ra đời từ khá lâu, có tác dụng không nhỏ vào việc giáo dục truyền thống, lòng tự hào và trách nhiệm đối với quê hương, Tổ quốc, trong đó có việc giáo dục truyền thống đoàn kết.
“Dựng nước đi đôi với giữ nước” là một trong những đặc trưng quan trọng trong lịch sử nước ta, vì vậy đoàn kết dân tộc là một yêu cầu tất yếu khách quan của cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước, đó cũng là nguồn sức mạnh vô biên đưa dân tộc Việt vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, làm nên những chiến công vang dội năm châu, bốn biển. Tầm quan trọng của sức mạnh đoàn kết dân tộc đã được văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (2001) từng khẳng định: Kế thừa truyền thống quý báu của dân tộc, Đảng ta luôn giương cao ngọn cờ đoàn kết dân tộc đó là đường lối chiến lược, là nguồn sức mạnh và động lực to lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Xây dựng khối đoàn kết toàn dân là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội. 
Trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa ngày nay, khi yêu cầu đổi mới của toàn xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng đang đặt ra cấp thiết thì vị trí, vai trò của bộ môn lịch sử ở trường phổ thông cũng không thay đổi, nhất là vai trò của lịch sử với việc giáo dục thế hệ trẻ. Đây là ưu thế sở trường của bộ môn. Với nhận thức trên, nhiệm vụ giáo dục truyền thống đoàn kết dân tộc cho các thế hệ trẻ có một vai trò to lớn, góp phần định hướng, bồi dưỡng ý thức, trách nhiệm công dân cho các em khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Đây cũng chính là nhiệm vụ cơ bản trong công tác giảng dạy và học tập lịch sử ở nhà trường phổ thông. Ngược lại, nâng cao hiệu quả giáo dục truyền thống đoàn kết dân tộc cho học sinh cũng là một trong những biện pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy học lịch sử.
	Trong thực tiễn dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay cho thấy: nhiều giáo viên mới chỉ quan tâm đến việc cung cấp kiến thức lịch sử đơn thuần mà chưa quan tâm đầy đủ đến kỹ năng giáo dục của bộ môn, cụ thể là giáo dục truyền thống đoàn kết dân tộc chống giặc ngoại xâm; chưa gắn nhiệm vụ hình thành tri thức khoa học lịch sử với giáo dục tư tưởng; chưa thực sự nhạy bén với những biến động to lớn mà thực tiễn đang đặt ra do tác động của cơ chế thị trường. 
Mặt khác, hiện nay trước tác động của quá trình toàn cầu hóa làm cho tình hình đạo đức của học sinh đang có nhiều vấn đề báo động, bắt đầu xuất hiện lối sống sai lầm như xa dần bản sắc dân tộc, phủ nhận quá khứ, tiếp thu văn hóa ngoại lai không cần lựa chọn cho phù hợp với điều kiện văn hóa truyền thống dân tộc... Bên cạnh đó, các thế lực phản động trong và ngoài nước cũng không ngừng tuyên truyền, thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” nhằm chia rẽ dân tộc và phá vỡ khối đoàn kết toàn dân, đặt dân tộc Việt Nam trước nhiều thách thức trong vấn đề an ninh quốc gia.
	Trước thực trạng trên, nhiệm vụ của nhà trường phổ thông nói chung và bộ môn lịch sử nói riêng cần phát huy hơn nữa ưu thế trong việc giáo dục học sinh, đặc biệt là chức năng giáo dục đạo đức, tư tưởng, tình cảm, nhân cách của con người mới, lấy đó làm nền tảng cấu kết cộng đồng, đoàn kết dân tộc.
	Trong chương trình dạy học lịch sử ở cấp THPT thì lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX có vị trí vô cùng quan trọng trong việc giáo dục truyền thống đoàn kết dân tộc. Giai đoạn lịch sử này, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần,đã một lòng chống giặc ngoại xâm, bảo vệ vững chắc nền độc lập của dân tộc. Song song đó là sự cố kết chặt chẽ cộng đồng cùng nhau trong lao động sản xuất để xây dựng và phát triển nước Đại Cồ Việt, Đại Việt hùng mạnh. 
Tuy nhiên, bên cạnh thành công cũng có thời điểm do khối đoàn kết dân tộc bị rạn nứt mà nhân dân ta không bảo vệ được nền độc lập, đất nước rơi vào ách thống trị phong kiến phương Bắc. Đây chính là bài học đắt giá mà lịch sử để lại cho các thế hệ đi sau khắc phục. Cho nên, khi dạy học lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX cho học sinh lớp 10 THPT giáo viên không chỉ cung cấp cho các em kiến thức khoa học về lịch sử, mà cần phải chú trọng tới việc giáo dục học sinh các truyền thống quý báu của dân tộc ta, trong đó có truyền thống đoàn kết dân tộc.
	 Xuất phát từ nhận thức trên, việc đề xuất tăng cường “Giáo dục truyền thống đoàn kết dân tộc cho học sinh khi dạy học phần lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX - lớp 10 THPT” là rất cần thiết cho quá trình dạy học lịch sử.
2. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
Trong khuôn khổ của một đề tài sáng kiến kinh nghiệm, tôi chủ yếu đi khai thác những nội dung lịch sử có tính giáo dục truyền thống đoàn kết dân tộc trong chương trình sách giáo khoa lịch sử lớp 10 THPT, giai đoạn từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX. Trên cơ sở đó, tôi đề xuất các phương pháp và biện pháp sư phạm nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục truyền thống đoàn kết dân tộc cho học sinh khi dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn này.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.	
Mục đích: Đề tài đi sâu xây dựng nội dung và biện pháp sư phạm cụ thể trong quá trình dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX để giáo dục truyền thống đoàn kết dân tộc cho học sinh. Qua đó nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. 
	Nhiệm vụ: Xuất phát từ mục tiêu trên, đề tài có nhiệm vụ:
	- Tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc giáo dục truyền thống dân tộc, những nội dung cơ bản của truyền thống đoàn kết dân tộc trong dạy học lịch sử.
	- Nghiên cứu nội dung chương trình lịch sử Việt Nam ở lớp 10 THPT (chương trình chuẩn) qua đó xác định nội dung giáo dục truyền thống đoàn kết dân tộc cho học sinh khi dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX.
	- Đề xuất các phương pháp và biện pháp sư phạm giáo dục truyền thống đoàn kết dân tộc cho học sinh khi dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX để nâng cao chất lượng dạy học.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
	Để thực hiện đề tài tác giả chủ yếu sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp lô gic. Ngoài ra tác giả còn sử dụng phương pháp thống kê và phương pháp thực nghiệm trong thực tế dạy học những năm qua. 
Tóm lại: Giáo dục truyền thống dân tộc nói chung, truyền thống đoàn kết dân tộc nói riêng trong dạy học lịch sử là một vấn đề lớn, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, nhà giáo dục,Vì vậy đã có nhiều công trình nghiên cứu khác nhau liên quan đến đề tài này như: Các Giáo trình phương pháp dạy học lịch sử, các sách tham khảo về giáo dục, giáo dục truyền thống dân tộc, giáo dục truyền thống đoàn kết dân tộc, các bài viết đăng trên tạp chí nghiên cứu lịch sử. Tuy nhiên, việc lựa chọn một phần nội dung lịch sử cụ thể để tập trung phát huy chức năng thực hiện giáo dục truyền thống đoàn kết dân tộc cho học sinh cấp trung học phổ thông vẫn là những yêu cầu cấp thiết và chưa có công trình nghiên cứu nào tổ chức thực hiện. Đề tài này góp phần làm rõ hơn nội dung giáo dục truyền thống đoàn kết dân tộc trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Khẳng định ý nghĩa quan trọng, sâu sắc trong việc giáo dục đoàn kết dân tộc, đồng thời đưa ra những biện pháp sư phạm trong việc giáo dục học sinh góp phần nâng cao chất lượng dạy học lịch sử.
PHẦN NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG ĐOÀN KẾT DÂN TỘC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 
1.1 Cơ sở lí luận.
Luật Giáo dục nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (năm 1998) được sửa đổi và bổ sung (năm 2005) đã nêu: Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm của công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sông lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Đối với học sinh cấp THPT, học sinh sẽ được củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục THCS, hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động. 
Đối với môn lịch sử cấp THPT, mục tiêu dạy và học được xây dựng trên cơ sở chỉ đạo của quan điểm, đường lối của Đảng đối với sử học và giáo dục lịch sử. Ngoài ra mục tiêu môn học còn căn cứ vào nội dung, đặc trưng của hiện thực lịch sử và nhận thức của con người về lịch sử, yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ cách mạng. Cụ thể mục tiêu của môn lịch sử ở trường THPT phải thực hiện được những nhiệm vụ cơ bản sau: 
Về giáo dưỡng: Cung cấp cho học sinh những sự kiện lịch sử quan trọng, những nội dung chính xác của lịch sử loài người từ nguồn gốc đến nay, đặc biệt là những nội dung lịch sử có liên quan đến lịch sử nước ta; những nét chính về quá trình phát triển của lịch sử dân tộc trên cơ sở biết những sự kiện nổi bật nhất của từng thời kì, hiểu được nội dung chủ yếu của mỗi giai đoạn lịch sử nước ta, bên cạnh đó còn cung cấp cho học sinh những quan điểm lí luận sơ giản, những vấn đề về phương pháp nghiên cứu và học tập, phù hợp với yêu cầu và trình độ học sinh.
Về giáo dục: Từ tri thức lịch sử giáo viên tập trung giáo dục tư tưởng, tình cảm, góp phần đào tạo con người Việt Nam toàn diện. Trên cơ sở những phẩm chất đạo đức, tư tưởng được giáo dục thông qua việc học tập lịch sử ở trường THCS, học sinh THPT được bồi dưỡng một cách có hệ thống, sâu sắc hơn về lòng yêu nước xã hội chủ nghĩa; tình yêu quê hương, tình yêu con người, tình đoàn kết trong lao động sản xuất cũng như trong đấu tranh giành độc lập dân tộc, bảo vệ Tổ quốc; giáo dục tinh thần đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế, tình hữu nghị giữa các dân tộc đấu tranh cho độc lập, tự do, văn minh, tiến bộ xã hội, hòa bình dân chủ; giáo dục học sinh có niềm tin vào sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người và dân tộc, dù trong tiến trình lịch sử có những bước quanh co, khúc khuỷu, tạm thời thụt lùi hay dừng lại; giáo dục ý thức làm nghĩa vụ công dân, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quốc tế, những phẩm chất cần thiết trong đời sống cộng đồng
Về phát triển: Bồi dưỡng cho học sinh tư duy biện chứng trong nhận thức và hành động, biết phân tích, đánh giá, liên hệ; rèn kỹ năng học tập và thực hành bộ môn; biết sử dụng sách giáo khoa, tài liệu tham khảo khác, khả năng trình bày nói và viết; biết làm và sử dụng một số đồ dùng trực quan, nhất là loại đồ đùng trực quan quy ước; biết thực hiện những hoạt động ngoại khóa của môn học; biết vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống hiện nay.
Nhìn chung, mục tiêu bộ môn Lịch sử ở trường THPT là cung cấp kiến thức cơ bản, có hệ thống về lịch sử phát triển hợp quy luật của dân tộc và xã hội loài người. Trên cơ sở đó giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc, lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, rèn luyện năng lực tư duy và thực hành. Thực hiện một cách hoàn chỉnh các mục tiêu giáo dưỡng, giáo dục và phát triển việc dạy học lịch sử ở trường THPT, góp phần nâng cao sự hiểu biết mà học sinh đã tiếp thu ở THCS, đặc biệt trình độ lí thuyết trong nhận thức lịch sử và năng lực tư duy, thực hành. 
Hiểu rộng ra, mục tiêu giáo dục của bộ môn lịch sử ở trường phổ thông chính là thực hiện phương châm giáo dục của thế giới mà tổ chức Unesco đã khẳng định: Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để khẳng định mình. 
1.2. Cơ sở thực tiễn.
	Thực tiễn hiện nay cho thấy: việc quan niệm trong dạy và học lịch sử còn nhiều sai lệch. Cụ thể: do quan niệm cho rằng lịch sử là môn phụ, khó học, khó nhớ, không có những hữu ích trực tiếp trong thời buổi kinh tế thị trường, không thường xuyên thi tốt nghiệp, nên các nhà trường thường hay ưu tiên cho các môn Toán, Lí, Hóa, Ngoại Ngữ, Văn..., vì vậy dẫn tới cả giáo viên và học sinh đều dạy và học lịch sử còn mang tính hình thức. Mặt khác, xuất phát từ quan niệm thi gì học nấy, môn nào cần cho thi cử thì dành nhiều thời gian công sức để học và ngược lại. Cho nên công tác dạy và học lịch sử hiện nay còn tồn tại nhiều bất cập là điều không tránh khỏi.
Bên cạnh đó, việc lựa chọn và hướng nghiệp của cha mẹ học sinh cũng tác động không nhỏ đến việc học lịch sử của học sinh, nhất là ở các thị xã và thành phố lớn, chính điều này đã tạo ra một cái nhìn lệch lạc, khiến cho việc dạy học lịch sử gặp nhiều trở ngại, làm cho công tác giáo dục truyền thống dân tộc càng gặp nhiều khó khăn hơn. 
Một thực tế khác nữa là do trong quá trình dạy học, công tác giáo dục truyền thống của giáo viên trong giờ học lịch sử chưa thực sự sâu sắc, chưa tác động đến tư tưởng, tình cảm của các em, dẫn đến nhận thức của các em về vấn đề này chưa rõ ràng. Phương pháp giảng dạy lịch sử của giáo viên hiện nay cũng còn nhiều hạn chế, chưa thực sự đổi mới, vẫn tồn tại tình trạng đọc chép hay nhìn chép, do đó thiếu sự lôi cuốn đối với học sinh, tạo ra cảm giác nhàm chán cho các em, hiệu quả giờ học không cao. Như vây, quan niệm không đúng về việc dạy và học lịch sử cùng những hạn chế của giáo viên khi lên lớp đã có ảnh hưởng không nhỏ đến công tác giáo dục đạo đức, tư tưởng, tình cảm cho học sinh trong đó có công tác giáo dục truyền thống đoàn kết dân tộc .
	Từ lí luận và thực tiễn trên, chúng ta nhận thấy tầm quan trọng trong việc giáo dục truyền thống dân tộc nói chung, truyền thống đoàn kết dân tộc nói riêng trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Giáo dục truyền thống đoàn kết dân tộc không chỉ có ý nghĩa trong việc nâng cao tri thức mà còn có ý nghĩa trong việc hoàn thiện nhân cách đạo đức cho thế hệ trẻ.
2. GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG ĐOÀN KẾT DÂN TỘC CHO HỌC SINH KHI DẠY HỌC PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX Ở LỚP 10 THPT (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN)
2.1. Vị trí, ý nghĩa của việc giáo dục truyền thống dân tộc cho học sinh khi dạy học phần lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX ở lớp 10 THPT (chương trình chuẩn)
	Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX ở lớp 10 THPT có vị trí vô cùng quan trọng trong tiến trình phát triển của lịch sử nước ta. Nếu như “Việt Nam thời kì nguyên thuỷ” là bài mở đầu cho lịch sử Việt Nam, có vai trò là nền tảng và định hình cho bản sắc văn hoá và truyền thống dân tộc, thì lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX lại là giai đoạn tiếp nối những bản sắc văn hoá của nền văn minh đi trước, đạt tới một trình độ cao hơn, nhất là những truyền thống dân tộc được bộc lộ rõ rệt và sâu sắc hơn giai đoạn trước.
	Với 12 bài trong chương trình chuẩn của sách giáo khoa lịch sử lớp 10 (Từ bài 17 đến bài 28), lịch sử phong kiến Việt Nam hiện lên với những nét đầy đủ nhất trong giai đoạn này. Theo phân phối chương trình hiện hành của Sở Giáo dục Đào tạo, lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX được dạy trong 12 tiết (không bao gồm tiết kiểm tra, lịch sử địa phương) với 3 chương.
	Chương I: Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV (gồm 4 tiết, với 4 bài)
	Chương II: Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII (gồm 4 tiết, với 4 bài)
	Chương III: Việt Nam ở nửa đầu thế kỉ XIX (gồm 2 tiết, tương ứng với 2 bài).
	Sơ kết lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX ( 2 tiết, với 2 bài).
	Toàn bộ nội dung của lịch sử dân tộc thời kỳ này chủ yếu nói về công cuộc dựng nước và công cuộc chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước của nhân dân ta. Do đó, việc giáo dục truyền thống dân tộc đặc biệt giáo dục truyền thống đoàn kết dân tộc cho học sinh là điều quan trọng và cần thiết.
	Đây là giai đoạn lịch sử mà nhân dân ta phát huy cao độ truyền thống dân tộc và trí tuệ con người Việt Nam, đoàn kết chiến đấu kiên cường, thông minh, sáng tạo với nghệ thuật quân sự độc đáo, quyền biến, lập nên những chiến công thể hiện võ công cao cả, vĩ đại như: Cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê (981), cuộc kháng chiến chống Tống thời Lí (1075 - 1077), cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên ở thế kỉ XIII, phong trào đấu tranh trống quân xâm lược Minh (cuối thế kỉ XIV), kháng chiến chống Xiêm (1784 - 1785), cuộc kháng chiến chống quân Thanh (1789), và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ tổ quốc.
	Vì vậy, lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX giữ một vị trí hết sức quan trọng trong tiến trình lịch sử của dân tộc. Đây là thời kì mà truyền thống đoàn kết dân tộc được phát huy cao độ nhất. Ở đó, yếu tố con người tạo ra sức mạnh tổng hợp trong cuộc đấu tranh bảo vệ nền độc lập, tự chủ cho nước nhà. Do đó, việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập lịch sử Việt Nam thời kì này có ý nghĩa sâu sắc.
 Khai thác tốt nội dung lịch sử thời kì này có tác dụng lớn trong việc giáo dục truyền thống dân tộc nói chung, giáo dục truyền thống đoàn kết dân tộc nói riêng. Qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học và giáo dục đạo đức học sinh ở trường phổ thông hiện nay.
	2.2. Nội dung kiến thức cơ bản của chương trình lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX cần khai thác để giáo dục truyền thống đoàn kết dân tộc cho học sinh ở lớp 10 THPT (chương trình chuẩn)
	 Nội dung lịch sử Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX đã phản ánh trên tất cả các mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Chúng ta có thể dựa vào kiến thức lịch sử trong sách giáo khoa để khai thác nội dung giáo dục truyền thống dân tộc theo những chủ đề sau:
* Truyền thống đoàn kết dân tộc trong lao động sản xuất.
Đây là một truyền thống có từ rất sớm, gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của những cư dân Việt cổ làm nghề nông nghiệp trồng lúa nước. Do lấy nghề nông làm gốc nên từ xa xưa người Việt đã biết cùng nhau đoàn kết bắt tay trị thủy, khai hoang mở rộng ruộng đồng phát triển nền kinh tế toàn diện của quốc gia.
	Để giáo dục cho học sinh truyền thống này chúng ta cần khai thác triệt để các kiến thức sau:
	+ Thế kỉ X – XV là thời kì phong kiến độc lập, đồng thời đây cũng là thời kì đất nước được thống nhất, nhà nước có nhiều chính sách tiến bộ tạo điều kiện phát triển kinh tế, nhờ đó diện tích đất ngày càng mở rộng, thủy lợi được nhà nước quan tâm mở mang. Các triều đại Lí – Trần – Lê sơ đều quan tâm đến phát triển kinh tế nông nghiệp và coi trọng sức dân. Kinh tế công thương nghiệp cũng phát triển, nhiều làng nghề thủ công nghiệp ra đời. 
	+ Giai đoạn từ thế kỉ XVI – XVIII, giáo viên có thể khai thác những nội dung trong bài 22: “Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI - XVIII”, đây là giai đoạn đất nước có nhiều biến động lớ

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_truyen_thong_doan_ket_dan_toc.doc
  • docBßo cßo t=m t_t hi_u qu_ SK.doc