Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục trí tuệ cảm xúc cho học sinh THPT miền núi thông qua công tác chủ nhiệm lớp

Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục trí tuệ cảm xúc cho học sinh THPT miền núi thông qua công tác chủ nhiệm lớp

Trong mục tiêu giáo dục toàn diện hiện nay, một trong những vấn đề được quan tâm là giáo dục trí tuệ cảm xúc - EQ (Emotional Quotient) cho học sinh. Bởi đây là một yếu tố cần thiết, quan trọng đối với thành công của các em trong tương lai. Để có được khả năng nhận biết, hiểu và truyền đạt cảm xúc thì học sinh phải được học, được rèn luyện. Việc đưa giáo dục về EQ vào trường học đang là một vấn đề rất được quan tâm của toàn xã hội.

Trí tuệ cảm xúc hay trí tuệ xúc cảm là khả năng nhận dạng, kiểm soát và điều hướng cảm xúc theo hướng tích cực. Không chỉ kiểm soát tốt cảm xúc cá nhân, EQ còn bao hàm trong đó năng lực nhận biết cảm xúc của người khác để giao tiếp hiệu quả, đồng cảm hơn với mọi người.

Ở lứa tuổi học sinh THPT, có thể nói các em còn rất dễ bị tác động bởi cảm xúc tiêu cực, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Với việc tiếp xúc rộng rãi với mạng internet, sự phát triển của các trang mạng xã hội, một số bộ phận học sinh dần “lệch chuẩn” trong suy nghĩ và hành động, các em sẵn sàng bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực của mình. Bên cạnh đó, những hiện tượng trầm cảm, mất cân bằng tâm lý ngày càng phổ biến hơn, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Khi đối mặt với những khó khăn hay vướng mắc nào đó trong học tập hay cuộc sống gia đình, các em không biết cách tự điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực, dẫn đến trầm cảm, thậm chí nhiều em đã tìm đến cái chết như một giải thoát. Sự chuẩn bị tốt về mặt cảm xúc ở giai đoạn này là tiền đề để các em tự tin, vững bước tiến vào ngưỡng cửa cuộc đời. Do vậy, việc giáo dục trí tuệ cảm xúc ở học sinh là một điều cần thiết và rất đáng được quan tâm.

docx 68 trang Thu Kiều 23/09/2024 2230
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục trí tuệ cảm xúc cho học sinh THPT miền núi thông qua công tác chủ nhiệm lớp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN 
 TRƯỜNG THPT TƯƠNG DƯƠNG 1
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:
 GIÁO DỤC TRÍ TUỆ CẢM XÚC CHO HỌC SINH THPT 
 MIỀN NÚI THÔNG QUA CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
 Lĩnh vực: Chủ nhiệm
 Nhóm tác giả:
 1. NGUYỄN THỊ THU HẰNG - Tổ Ngữ văn - SĐT: 0915 602 927
 2. TRẦN THỊ THÙY DUNG - Tổ Tự nhiên - SĐT: 0392 692 511
 Nghệ An, tháng 4 năm 2023 4. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong giáo dục trí tuệ cảm xúc cho 10
học sinh THPT.
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC TRÍ TUỆ CẢM XÚC 11
TẠI TRƯỜNG THPT TƯƠNG DƯƠNG 1.
1. Nhận thức của học sinh THPT Tương Dương 1 về trí tuệ cảm xúc. 11
2. Mức độ biểu hiện trí tuệ cảm xúc của học sinh trường THPT Tương 12
Dương 1.
3. Thực trạng vấn đề giáo dục trí tuệ cảm xúc cho học sinh trong công 15
tác chủ nhiệm ở trường THPT Tương Dương 1.
CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÁO DỤC TRÍ TUỆ CẢM 17
XÚC CHO HỌC SINH THPT MIỀN NÚI THÔNG QUA CÔNG 
TÁC CHỦ NHIỆM LỚP.
1. Giải pháp thứ nhất: Nâng cao nhận thức về trí tuệ cảm xúc cho HS 17
thông qua ứng dụng công nghệ số.
1.1. Mục tiêu giải pháp. 17
1.2. Nội dung và hình thức của giải pháp. 18
1.2.1. Tổ chức lớp học online “Trí tuệ cảm xúc tuổi teen”. 18
1.2.1.1. Mục đích. 18
1.2.1.2. Cách thức tổ chức. 18
1.2.1.3. Kế hoạch dạy học online “Trí tuệ cảm xúc tuổi teen”. 19
1.2.1.4. Tổ chức thực hiện 20
1.2.1.5. Đánh giá. 23
1.2.2. Thành lập trang Fanpage “Trí tuệ cảm xúc-THPT Tương Dương”. 24
1.2.2.1. Mục đích, nội dung. 24
1.2.2.2. Quá trình hoạt động. 24
1.2.2.3. Đánh giá. 25
2. Giải pháp thứ hai: Thực hành trí tuệ cảm xúc thông qua các trò chơi 25
tổ chức trong sinh hoạt 15 phút đầu giờ.
2.1. Thiết kế bộ trò chơi. 25
2.2. Tổ chức thực hiện. 28 3.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã 47
đề xuất.
4. Hiệu quả của đề tài. 51
PHẦN 3: KẾT LUẬN 51
I. Kết luận chung. 51
1. Quá trình nghiên cứu. 51
2. Ý nghĩa của đề tài. 52
3. Phạm vi và nội dung ứng dụng. 52
II. Kiến nghị, đề xuất. 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
PHỤ LỤC
Phụ lục 01
Phụ lục 02
Phụ lục 03
Phụ lục 04
Phụ lục 05
Phụ lục 06
Phụ lục 07
 DANH MỤC THỐNG KÊ CHỮ VIẾT TẮT
 STT Viết đầy đủ Viết tắt
 1 Trung học phổ thông THPT
 2 Dân tộc thiểu số DTTS
 3 Mạng xã hội MXH
 4 Học sinh HS
 5 Sáng kiến kinh nghiệm SKKN
 6 Giáo viên GV 8 Bảng 8 Đánh giá sự cấp thiết của các giải pháp. 49
 Trích xuất số liệu tính khả thi từ phần mềm 
 9 Bảng 9 49
 SPSS..
 10 Bảng 10 Đánh giá tính khả thi của các giải pháp đề xuất. 50
 DANH MỤC THỐNG KÊ CÁC HÌNH – BIỂU ĐỒ
STT Ký hiệu Tên hình Trang
 1 Hình 1 Khái niệm Trí tuệ cảm xúc. 3
 2 Hình 2 Mô hình bốn cấp độ của trí tuệ cảm xúc. 4
 3 Hình 3 Năm yếu tố cấu thành trí tuệ cảm xúc. 5
 4 Hình 4 Biểu đồ mức độ biểu hiện TTCX của HS THPT 13
 Tương Dương 1.
 5 Hình 5 Hình ảnh các slide dạy online bài 2: Kĩ năng 22
 quản lí cảm xúc.
 6 Hình 6 Lớp học online “Trí tuệ cảm xúc tuổi teen” 23
 7 Hình 7 HS vẽ bàn tay cảm xúc 23
 8 Hình 8 Trang fanpage “Trí tuệ cảm xúc-THPT Tương 24
 Dương 1”.
 9 Hình 9 HS thực hành các trò chơi TTCX. 29
 10 Hình 10 Bánh xe cảm xúc 30
 11 Hình 11 Khoảng dừng Delta T và nguyên tắc 5N 32
 12 Hình 12 Bài hát “ Gọi tên hạnh phúc” 32
 13 Hình 13 Các slide bài giảng chủ đề: Trí tuệ cảm xúc. 33
 14 Hình 14 Các hoạt động tiết sinh hoạt chủ đề: Trí tuệ cảm 34
 xúc.
 15 Hình 15 Các slide hội nghị cha mẹ học sinh, chủ đề 37
 “Hiểu-thương”.
 16 Hình 16 Các hoạt động buổi họp phụ huynh chủ đề: 38
 Hiểu-thương. PHẦN 1. MỞ ĐẦU
 I. Lí do chọn đề tài
 Trong mục tiêu giáo dục toàn diện hiện nay, một trong những vấn đề được quan 
tâm là giáo dục trí tuệ cảm xúc - EQ (Emotional Quotient) cho học sinh. Bởi đây là 
một yếu tố cần thiết, quan trọng đối với thành công của các em trong tương lai. Để 
có được khả năng nhận biết, hiểu và truyền đạt cảm xúc thì học sinh phải được học, 
được rèn luyện. Việc đưa giáo dục về EQ vào trường học đang là một vấn đề rất 
được quan tâm của toàn xã hội.
 Trí tuệ cảm xúc hay trí tuệ xúc cảm là khả năng nhận dạng, kiểm soát và điều 
hướng cảm xúc theo hướng tích cực. Không chỉ kiểm soát tốt cảm xúc cá nhân, EQ 
còn bao hàm trong đó năng lực nhận biết cảm xúc của người khác để giao tiếp hiệu 
quả, đồng cảm hơn với mọi người.
 Ở lứa tuổi học sinh THPT, có thể nói các em còn rất dễ bị tác động bởi cảm xúc 
tiêu cực, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Với việc tiếp xúc rộng rãi với mạng 
internet, sự phát triển của các trang mạng xã hội, một số bộ phận học sinh dần “lệch 
chuẩn” trong suy nghĩ và hành động, các em sẵn sàng bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ tiêu 
cực của mình. Bên cạnh đó, những hiện tượng trầm cảm, mất cân bằng tâm lý ngày 
càng phổ biến hơn, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Khi đối mặt với những khó 
khăn hay vướng mắc nào đó trong học tập hay cuộc sống gia đình, các em không 
biết cách tự điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực, dẫn đến trầm cảm, thậm chí 
nhiều em đã tìm đến cái chết như một giải thoát. Sự chuẩn bị tốt về mặt cảm xúc ở 
giai đoạn này là tiền đề để các em tự tin, vững bước tiến vào ngưỡng cửa cuộc đời. 
Do vậy, việc giáo dục trí tuệ cảm xúc ở học sinh là một điều cần thiết và rất đáng 
được quan tâm.
 Giáo viên chủ nhiệm có vai trò vô cùng quan trọng trong giáo dục trí tuệ cảm 
xúc cho học sinh. Đặc biệt ở đối tượng học sinh THPT miền núi, thuộc vùng kinh tế 
xã hội đặc biệt khó khăn, phần lớn là con em đồng bào dân tộc thiểu số. Các em có 
nhiều hứng thú với vấn đề mới của cuộc sống nhưng lại hạn chế về giao tiếp, khả 
năng phán đoán chưa cao, tính thích ứng với môi trường chưa tốt, thụ động với vấn 
đề cuộc sống đặt ra, thiếu hụt kỹ năng sống cơ bản. Nhiều em có vấn đề về cảm xúc 
dẫn đến ảnh hưởng tâm lí và kết quả học tập. Với học sinh dân tộc thiểu số trọ học 
xa nhà thì GVCN gần như trở thành những người cha, người mẹ thứ hai không chỉ 
bồi đắp tri thức mà còn bồi dưỡng cảm xúc, là chỗ dựa tinh thần cho học sinh.
 Chính vì vậy, việc giáo dục về trí tuệ xúc cảm EQ trong nhà trường trở nên vô 
cùng cần thiết, nhất là đối với học sinh THPT, lứa tuổi đang hoàn thiện hành trang 
trước ngưỡng cửa vào đời.
 Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài:
“Giáo dục trí tuệ cảm xúc cho học sinh THPT miền núi thông qua công tác chủ 
nhiệm lớp”.
 II. Mục đích nghiên cứu
 1 PHẦN 2: NỘI DUNG
 CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TRÍ TUỆ CẢM XÚC CỦA HỌC SINH 
THPT
 1. Một số khái niệm cơ bản của đề tài
 1.1. Khái niệm trí tuệ
 Trí tuệ theo định nghĩa trong từ điển Tiếng Việt: Trí tuệ là danh từ nói tới khả 
năng tưởng tượng, suy nghĩ, phê phán, học hỏi, hành động và phát minh sử dụng 
kiến thức, kinh nghiệm, sự hiểu biết, ý thức chung và cái nhìn sâu sắc. Không vi 
phạm các yếu tố đạo đức, luật pháp.
 1.2. Khái niệm trí tuệ cảm xúc (EQ - Emotional Quotient)
 Thuật ngữ trí tuệ cảm xúc hay trí thông minh cảm xúc (EI – emotional 
intelligence) do hai nhà tâm lí học Mĩ là Peter Salovey và John Mayer sử dụng năm 
1990.
 Theo Peter Salovey (1990), trí thông minh cảm xúc được nhận diện như là năng 
lực làm chủ, điều khiển, kiểm soát tình cảm, xúc cảm của mình và của người khác 
để tách biệt các phạm trù này khỏi khái niệm trí thông minh chung, các nét nhân 
cách và để sử dụng thông tin này trong định hướng cách suy nghĩ và cách hành động 
của một cá nhân.
 Theo Salovey và Mayer (1997) trí thông minh cảm xúc được nhận diện như là 
năng lực nhận biết và bày tỏ xúc cảm hòa xúc cảm vào suy nghĩ, để hiểu, suy luận 
về xúc cảm và để điều khiển, kiểm soát xúc cảm của mình và của người khác.
 Như vậy, trí thông minh cảm xúc được hiểu là khả năng hiểu rõ cảm xúc bản 
thân, thấu hiểu cảm xúc người khác, phân biệt được chúng và sử dụng được chúng 
để hướng dẫn suy nghĩ và hành động của bản thân.
 Hình 1. Khái niệm Trí tuệ cảm xúc
 1.3. Các cấp độ và yếu tố cấu thành trí tuệ cảm xúc
 1.3.1. Các cấp độ trí tuệ cảm xúc
 3 Tự điều chỉnh (Self-regulation): Khả năng điều chỉnh và kiểm soát cảm xúc của 
mình để đạt được một mục tiêu hay giải quyết vấn đề. Khi có khả năng tự điều chỉnh, 
chúng ta có thể tránh được việc quá phản ứng hoặc hành động sai lầm trong tình 
huống khó khăn.
 Động lực (Motivation): Khả năng sử dụng cảm xúc của mình để thúc đẩy bản 
thân, tạo động lực và đạt được mục tiêu của mình. Khi có khả năng động lực, chúng 
ta có thể tránh được tình trạng lười biếng hay mất động lực.
 Sự thấu cảm (Empathy): Khả năng hiểu và cảm thông với cảm xúc của người 
khác. Khi có khả năng thấu cảm, chúng ta có thể xây dựng mối quan hệ tốt với người 
khác, tăng cường sự đồng tình và giảm thiểu sự xung đột.
 Kỹ năng xã hội (Social skills): Khả năng tương tác và giao tiếp tốt với người 
khác. Khi có khả năng xã hội, chúng ta có thể tránh được những xung đột và tạo ra 
môi trường làm việc tốt hơn. Kỹ năng xã hội cũng giúp chúng ta xây dựng mối quan 
hệ tốt với người khác và đạt được mục tiêu của mình.
 Hình 3. Năm yếu tố cấu thành trí tuệ cảm xúc
 1.4. Những ảnh hưởng của trí tuệ cảm xúc đến học tập và đời sống
 Trí tuệ cảm xúc có ảnh hưởng rất lớn đến học tập và đời sống của con người, bao 
gồm:
 Học tập: Trí tuệ cảm xúc giúp cho học sinh có khả năng tự kiểm soát cảm xúc, 
tăng khả năng chịu đựng và đối mặt với áp lực học tập. HS cũng có khả năng giao 
tiếp và tương tác xã hội tốt hơn, làm việc nhóm hiệu quả hơn và có thể đón nhận 
phản hồi và học từ những sai lầm. Ngoài ra, trí tuệ cảm xúc còn giúp học sinh phát 
triển khả năng giải quyết vấn đề và ra quyết định thông minh hơn.
 Công việc: Trí tuệ cảm xúc giúp cho nhân viên trong công việc có khả năng tự 
kiểm soát cảm xúc, giúp tạo ra một môi trường làm việc tích cực và tăng cường sự 
hợp tác và thông tin giữa các nhân viên. Họ cũng có khả năng đưa ra quyết định 
thông minh hơn và giải quyết các vấn đề một cách nhanh chóng và hiệu quả.
 Quan hệ giữa con người: Trí tuệ cảm xúc giúp con người có khả năng quản lý 
stress và tình huống khó khăn, tăng khả năng thích nghi và sáng tạo trong cuộc sống.
 5

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_tri_tue_cam_xuc_cho_hoc_sinh.docx
  • pdfNguyễn Thị Thu Hằng, Trần Thị Thùy Dung - THPT Tương Dương 1-Lĩnh vực Chủ nhiệm.pdf