Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục môi trường qua môn Địa lý ở trường THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục môi trường qua môn Địa lý ở trường THCS

Bảo vệ môi trường hiện nay là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của Việt Nam nói riêng và của thế giới nói chung, vì sự phát triển bền vững của toàn cầu. Trong đó con người là một bộ phận của môi trường, do đó con người không thể sống nếu môi trường không được bảo vệ, nói cách khác bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. Để bảo vệ môi trường con người đã thực hiện nhiều biện pháp khác nhau. Trong đó có biện pháp giáo dục môi trường (GDMT) được xem là một biện pháp có hiệu quả cao. Bởi vì nó giúp con người có được biện pháp đúng đắn trong việc khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên và có ý thức trong việc thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Hiện nay việc GDMT qua việc giảng dạy trong các trường học, đặc biệt là bậc THCS có ý nghĩa chiếm vị trí quan trọng. Nhà trường là cái nôi đào tạo thế hệ trẻ, những người chủ tương lai của đất nước, những người sẽ thực hiện khai thác, sử dụng, cải tạo và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước mình. Nếu họ có nhận thức đầy đủ các vấn đề về môi trường thì khi ra đời dù bất cứ ở lĩnh vực nào, hoạt động nào họ đều có thể thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường một cách có hiệu quả. Xuất phát từ tình hình thực tế của địa phương và những vấn đề xã hội đã được đề cập ở trên. Tôi chọn đề tài: "Giáo dục môi trường qua môn Địa lý ở trường THCS".

doc 21 trang thuychi01 11313
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục môi trường qua môn Địa lý ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:	
	Bảo vệ môi trường hiện nay là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của Việt Nam nói riêng và của thế giới nói chung, vì sự phát triển bền vững của toàn cầu. Trong đó con người là một bộ phận của môi trường, do đó con người không thể sống nếu môi trường không được bảo vệ, nói cách khác bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. Để bảo vệ môi trường con người đã thực hiện nhiều biện pháp khác nhau. Trong đó có biện pháp giáo dục môi trường (GDMT) được xem là một biện pháp có hiệu quả cao. Bởi vì nó giúp con người có được biện pháp đúng đắn trong việc khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên và có ý thức trong việc thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Hiện nay việc GDMT qua việc giảng dạy trong các trường học, đặc biệt là bậc THCS có ý nghĩa chiếm vị trí quan trọng. Nhà trường là cái nôi đào tạo thế hệ trẻ, những người chủ tương lai của đất nước, những người sẽ thực hiện khai thác, sử dụng, cải tạo và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước mình. Nếu họ có nhận thức đầy đủ các vấn đề về môi trường thì khi ra đời dù bất cứ ở lĩnh vực nào, hoạt động nào họ đều có thể thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường một cách có hiệu quả. Xuất phát từ tình hình thực tế của địa phương và những vấn đề xã hội đã được đề cập ở trên. Tôi chọn đề tài: "Giáo dục môi trường qua môn Địa lý ở trường THCS".
II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI:
	Từ thực tế nhiều năm giảng dạy GDMT thông qua môn Địa lý để giúp HS có ý thức bảo vệ môi trường ở mọi nơi, mọi lúc, trong từng trường hợp khác nhau.
	Để phục vụ cho việc GDMT qua môn Địa lý ở trường, tôi đã nghiên cứu nhiều tài liệu và tích luỹ kinh nghiệm để viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm này với hy vọng nó cùng giúp cho những đồng nghiệp có quan tâm đến vấn đề về môi trường và GDMT tham khảo.
	Nội dung đề tài có cấu tạo gồm:
	- Mở đầu: Sự phát triển của giáo dục môi trường. Vai trò, nhiệm vụ, phương hướng của GDMT trong nhà trường.
	- Những vấn đề nhận thức cơ bản về môi trường.
	- Giáo dục môi trường qua môn học Địa lý ở trường THCS.
	Đây là một đề tài nhỏ, song tự đọc sách nghiên cứu, thông qua giảng dạy tích luỹ kinh nghiệm để viết nên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự góp ý của đồng nghiệp và các bạn.
B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
	Môi trường là một vấn đề đã và đang thu hút sự quan tâm của toàn nhân loại. Trong mấy chục năm trở lại đây, do sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự gia tăng dân số quá nhanh và quá trình đô thị hoá phát triển mạnh mẽ, đã làm cho cường độ khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên và môi tường ngày càng to lớn. Kết quả là nhiều nguồn tài nguyên đã bị cạn kiệt, nhiều hệ sinh thái bị phá huỷ, nhiều cân bằng trong tự nhiên bị rối loại và môi trường sống của chúng ta đang lâm vào tình trạng khủng hoảng với quy mô toàn cầu.
Để bảo vệ môi trường - cái nôi sinh thành của mình, con người đã phải thực hiện hàng loạt các biện pháp khác nhau, trong đó có biện pháp GDMT. GDMT được coi là một trong những biện pháp có tính hiệu quả cao, bởi nó giúp con người có được nhận thức đúng đắn trong việc khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên và có ý thức trong việc thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
1. Vai trò nhiệm vụ và phương hướng giáo dục môi trường trong nhà trường.
Ngày nay chúng ta hiểu rằng, những biến đổi của môi trường theo chiều hướng xấu đi phần lớn là do tác động của con người trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Tác động của con người nói trên bắt nguồn từ mỗi cá nhân, mỗi gia đình cho đến toàn xã hội. Tác động đó lại xảy ra thường xuyên, liên tục, ở khắp mọi nơi, mọi miền có con người sinh sống. Tác động đó không chỉ thông qua các hoạt động kinh tế, mà còn qua các hoạt động văn hoá, du lịch, vui chơi giải trí... Bởi vậy, Bảo vệ môi trường (BVMT) là trách nhiệm chung của toàn xã hội, trong đó có trách nhiệm của từng cá nhân, từng gia đình nói riêng và cả cộng đồng xã hội nói chung. Muốn GDMT có hiệu quả, một mặt phải dựa vào các chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước, mặt khác cần phải giáo dục cho mọi người dân trong xã hội hiểu rõ các vấn đề về môi trường, để từ đó họ có ý thức và trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ GDMT do Nhà nước đề ra. Rõ ràng, GDMT có vai trò rất to lớn trong nhiệm vụ bảo vệ môi trường hiện nay.
Việc GDMT có thể thông qua nhiều hình thức khác nhau: Các phương tiện truyền thông đại chúng (phát thanh, truyền hình, sách báo...), các hình thức nghệ thuật (phim ảnh, ca nhạc, hội hoạ...), hoạt động của các tổ chức quần chúng (hội bảo vệ môi trường, hội môi trường và sinh thái...) và qua việc giảng dạy ở các trường học. Trong các hình thức GDMT nói trên, việc GDMT qua giảng dạy trong các trường học, nhất là các trường phổ thông chiếm vị trí đặc biệt. Nhà trường là nơi đào tạo thế hệ trẻ, những người chủ tương lai của đất nước, những người sẽ thực hiện việc khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường đất nước mình. Nếu họ có nhận thức đầy đủ các vấn đề về môi trường, thì khi ra đời, dù ở bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào họ đều có thể thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường một cách có hiệu quả.
2. Nhiệm vụ và phương hướng giáo dục môi trường:
Ở các trường học, GDMT là nội dung quan trọng trong việc giảng dạy và học tập nhằm nâng cao nhận thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành thái độ và hành vi đúng đắn cho học sinh trong việc bảo vệ môi trường. Nó có nhiệm vụ:
- Làm cho học sinh nhận thức rõ đặc điểm của môi trường tự nhiên, vai trò của môi trường đối với đời sống và sự phát triển của xã hội loài người.
- Từ cơ sở nhận thức đó, giáo dục cho học sinh lòng yêu thích, tôn trọng thiên nhiên, muốn được bảo vệ môi trường sống, các phong cảnh đẹp, các di tích văn hoá lịch sử của đất nước, và cuối cùng, làm cho việc bảo vệ môi trường trở thành phong cách, nếp sống của họ.
- Trang bị cho học sinh một số phương pháp và kĩ năng bảo vệ môi trường để học sinh có thể thực hành các nhiệm vụ bảo vệ môi trường ở địa phương.
Hiện nay, việc GDMT đã có chương trình giảng dạy ở các trường phổ thông, song nó không được cấu tạo thành môn riêng mà chỉ tích hợp vào các môn học. Bởi vậy, để thực hiện được các nhiệm vụ nêu trên, phương hướng GDMT ở trong các trường phổ thông hiện nay là:
- Thông qua kiến thức các môn học để lồng ghép hoặc liên hệ các kiến thức GDMT nhằm trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức về môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường tương đối đầy đủ.
- Việc GDMT phải chú ý khai thác tình hình thực tế của môi trường địa phương cũng như những hình thức, biện pháp ngăn ngừa những thay đổi của môi trường có hại cho sản xuất và cuộc sống của nhân dân địa phương đó.
- Cuối cùng, nội dung và phương pháp GDMT phải phù hợp với mục tiêu đào tạo của từng cấp học và đặc điểm tâm lý nhận thức của học sinh theo từng lứa tuổi khác nhau.
Như vậy, GDMT ở nhà trường có thể coi như một phương thức gắn kết toàn bộ quá trình giáo dục với môi trường. Sự gắn kết này làm cho nội dung dạy học của mọi môn học phải gắn với chủ đề môi trường nói chung và chủ đề môi trường địa phương nói riêng. Một trong những vấn đề cơ bản của sự liên kết này là các tổ chức chỉ đạo giáo dục và bảo vệ môi trường ở cấp quốc gia cần có sự phối hợp nghiên cứu trong việc soạn thảo chương trình, ấn định nội dung, phương pháp và các phương tiện dạy học cũng như các tài liệu phục vụ cho việc dạy học ở từng môn học một cách cụ thể và tích hợp.Việc soạn thảo đầy đủ các tài liệu nói trên là điều kiện cơ bản cho việc GDMT ở các trường đạt được hiệu quả.
II. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG QUA MÔN ĐỊA LÝ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG:
Ở nước ta việc GDMT trong nhà trường phổ thông được bắt đầu từ năm 1981 cùng với việc thực hiện chương trình cải cách giáo dục (CCGD). Về hình thức, cho đến nay nội dung GDMT ở nước ta không có cấu tạo thành môn riêng như ở một số nước trên thế giới mà tích hợp vào một số môn mà đối tượng có quan hệ gần gũi với môi trường như môn Địa lý, Sinh học, Kỹ thuật nông nghiệp...
Các hình thức GDMT được tích hợp vào các môn học có thể thông qua 2 hình thức sau:
- Hình thức lồng ghép: Ở hình thức này một số kiến thức môn học cũng chính là kiến thức GDMT được đưa vào chương trình sách giáo khoa (SGK) theo mức độ khác nhau:
+ Có thể chiếm một chương hay một bài trọn vẹn như SGK Địa lý lớp 6 có các bài như bài: 26 27; lớp 7 có các bài như: bài 8, 10, 17, 24...
+ Có thể chiếm một mục hay một đoạn hay một vài câu trong một bài học. Các kiến thức môi trường được lồng ghép theo kiểu này chiếm tỷ lệ tương đối cao trong SGK Địa lý. Ví dụ: SGK Địa lý lớp 7 có các bài như: 3, 8, 9, 10, 11, 15, 16,...; SGK lớp 8 có các bài như: 20, 21, 22, 24, 26,...
+ Có thể là các bài đọc thêm sau bài học chính nhằm bổ sung kiến thức về GDMT. Ví dụ như SGK Địa lý lớp 6 có bài: 13, 14, 20.
- Hình thức liên hệ: Ở hình thức này, các kiến thức GDMT không được nêu rõ trong SGK nhưng dựa vào kiến thức bài học, người giáo viên có thể bổ sung kiến thức đó bằng cách liên hệ các kiến thức GDMT (các hiện tượng, số liệu về tình trạng môi trường, sử dụng môi trường...) vào bài giảng trên lớp dưới hình thức các ví dụ khi phân tích bài một cách hợp lý.
III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Mục đích và nhiệm vụ của giáo dục môi trường ở trường phổ thông.
* Mục đích chính của việc GDMT trong nhà trường phổ thông hiện nay là làm cho học sinh có chuyển biến về ý thức, thái độ và hành vi đối với môi trường và việc bảo vệ môi trường. Mục đích đó phải được thực hiện trong suốt quá trình học tập của học sinh ở nhà trường từ lớp dưới lên lớp trên. Trong quá trình đó, thông qua hệ thống chương trình và nội dung giảng dạy, người giáo viên từng bước trang bị cho các em những hiểu biết về môi trường để từ đó giúp các em dần dần có ý thức và từ ý thức sẽ bộc lộ qua thái độ và hành vi trong cuộc sống. Khi con người có ý thức cao, những thái độ, hành vi của họ sẽ trở thành nếp sống hàng ngày.
* Để tạo được những chuyển biến đó, nhiệm vụ của GDMT ở trường phổ thông là:
- Trang bị cho học sinh những hiểu biết nhất định về môi trường, bao gồm:
+ Những nhận thức cơ bản về môi trường (đặc điểm về môi trường và nguồn tài nguyên, vai trò của môi trường và tài nguyên đối với con người, mối quan hệ giữa môi trường với môi trường...).
+ Tình trạng môi trường hiện nay là những hậu quả do môi trường bị biến đổi xấu đi gây ra.
+ Nội dung và các biện pháp bảo vệ môi trường.
+ Các chủ trương, chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường của Nhà nước ta và trách nhiệm của người công dân trong việc bảo vệ môi trường.
- Trên cơ sở những hiểu biết đó, từng bước bồi dưỡng cho học sinh ý thức, thái độ và hành vi đối với môi trường và bảo vệ môi trường. Điều đáng chú ý là từ nhận thức lý thuyết đến chuyển biến về ý thức, về thái độ và hành vi là một bước ngoặt đòi hỏi công lao giáo dục của các thầy cô giáo.
- Trang bị cho học sinh một số kỹ năng và biện pháp bảo vệ môi trường thông thường, để khi ra đời các em có thể thực hiện một cách có hiệu quả nhiệm vụ bảo vệ môi trường ở địa phương nơi họ công tác.
2. Phương pháp xác định các kiến thức GDMT tích hợp vào nội dung các bài học Địa lý trên lớp:
- Các bước tiến hành.
+ Nghiên cứu SGK và phân loại các bài học để xác định các loại bài đã có nội dung hoặc có khả năng đưa nội dung GDMT vào bài.
+ Xác định các kiến thức GDMT đã được lồng ghép vào các bài (nếu có).
+ Xác định các bài có khả năng đưa kiến thức GDMT vào bài bằng hình thức liên hệ và dự kiến các kiến thức có thể đưa vào từng bài.
- Cách lựa chọn các kiến thức GDMT liên hệ vào các bài:
Việc lựa chọn các kiến thức để liên hệ vào bài học trong quá trình giảng dạy là rất cần thiết, nhằm làm cho các kiến thức không bị trùng lặp giữa bài này với bài khác, giữa chương trình lớp này với chương trình lớp khác. Mặt khác, việc lựa chọn còn giúp cho người giáo viên có sự tính toán để có thể sắp xếp cho mình một hệ thống kiến thức GDMT phân bố theo từng chương trình, theo từng bài của môn Địa lý ở tất cả các lớp từ thấp đến cao.
Để lựa chọn được các kiến thức đó, người giáo viên lấy các kiến thức GDMT đã được dự kiến để đối chiếu với các nguyên tắc đưa các kiến thức GDMT vào bài học. Khi một kiến thức đã đáp ứng đủ cả 3 nguyên tắc nói trên, kiến thức đó sẽ được lựa chọn. Ví dụ: Lựa chọn kiến thức GDMT cho bài học số 15 trang 49-50, SGK Địa lý 6 (NXB Giáo dục, 2002) như sau:
+ Kiến thức bài học gồm 3 vấn đề chính:
. Các khoáng sản trong vỏ trái đất.
. Các mỏ nội sinh và các mỏ ngoại sinh.
. Giá trị kinh tế của khoáng sản.
+ Các kiến thức GDMT dự kiến bổ sung vào bài:
. Việc sử dụng hợp lý các khoáng sản (tiết kiệm, có hiệu quả).
. Chống sự hao phí các khoáng sản trong quá trình khai thác.
+ Đối chiếu các kiến thức dự kiến bổ sung với các nguyên tắc đã nêu:
. Về nguyên tắc dựa vào nội dung bài học: Chúng ta thấy một trong ba vấn đề về nội dung của bài là giá trị kinh tế của khoáng sản. Vì thế khi giảng về giá trị của khoáng sản có thể liên hệ đến việc giáo dục bảo vệ khoáng sản cho học sinh. Vị trí để đưa kiến thức này bổ sung vào bài là ở điểm cuối cùng của bài học. Như vậy phần kiến thức GDMT được lựa chọn để bổ sung vào bài trở thành ý kết luận cho bài học một cách tự nhiên. Câu kết luận này có thể diễn đạt như sau: "Khoáng sản là tài nguyên rất quan trọng cho sự phát triển kinh tế, nhưng lại là tài nguyên không thể tái tạo, khai thác là sẽ hết. Hiện nay ở nước ta cũng như những nước khác trên thế giới có nhiều trường hợp chưa chú ý bảo vệ khoáng sản đang khai thác. Ví dụ, ở các mỏ than Quảng Ninh của ta trong khai thác còn để than lẫn vào đất đá mang đổ đi, còn để mưa bão cuốn trôi gây hao hụt lớn. Bởi vậy việc tìm cách chống hao hụt khoáng sản trong quá trình khai thác là một trong những biện pháp bảo vệ tích cực nguồn tài nguyên này".
. Về nguyên tắc tính hệ thống, không trùng lặp và vừa sức: Cũng cho thấy toàn bộ nội dung SGK Địa lý 6 chỉ có một mục nói về khoáng sản, nên đây cũng là cơ hội để GDMT cho học sinh về vấn đề này. Mặt khác, nó không trùng lặp với bất kỳ bài học nào trong chương trình, và cũng không ảnh hưởng gì đến sự quá tải của nội dung bài. Các kiến thức đặt ở phần kết luận vừa có tác dụng giáo dục học sinh, vừa làm cho bài học trọn vẹn và hợp lý hơn.
. Về nguyên tắc, kiến thức phải phản ánh tình trạng địa phương, thì ở đây việc nêu thực trạng vùng mỏ than Quảng Ninh là đúng. Tuy nhiên, các giáo viên cũng có thể liên hệ thực trạng khai thác khoáng sản của bất kỳ địa phương nào cũng được.
Tóm lại, cách lựa chọn kiến thức GDMT được trình bày ở trên đảm bảo cho kiến thức đưa vào bài một cách hợp lý.
3. Phương pháp dạy học giáo dục môi trường qua môn Địa lý ở trường THCS:
Ở các trường phổ thông, việc GDMT có thể thông qua hai hình thức tổ chức dạy học chủ yếu, đó là việc dạy học nội khoá và các hoạt động ngoại khoá.
3.1. Hình thức tổ chức dạy học nội khoá:
Trong hình thức này có thể phân biệt: Hình thức dạy học trên lớp và hình thức dạy học ngoài trời. Mặt khác, tuỳ thuộc vào các loại bài khác nhau mà việc vận dụng các hình thức và phương pháp dạy học cũng khác nhau, nhằm bảo đảm phương pháp phải thích ứng với nội dung của bài học. Có hai loại bài học cần chú ý sử dụng phương pháp dạy học GDMT: Loại bài có kiến thức toàn bài là GDMT và loại bài có một phần kiến thức là GDMT.
a) Phương pháp dạy học loại bài có kiến thức toàn bài là GDMT.
- Ở loại bài này, tuỳ theo nội dung bài mà có thể sử dụng một trong hai hình thức dạy học trên lớp hay ngoài trời. Đối với loại bài có nội dung gắn liền với các điều kiện tự nhiên hoặc các hoạt động thực tiễn thì việc sử dụng hình thức dạy ngoài trời sẽ có hiệu quả cao hơn hình thức dạy trên lớp. Hình thức dạy học ngoài trời là cơ hội thuận lợi để học sinh vừa hiểu nội dung bài học một cách sống động, vừa có điều kiện để rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích các hiện tượng trên thực địa. Tuy nhiên, việc sử dụng hình thức này đòi hỏi người giáo viên phải sắp xếp thời gian, phải chuẩn bị địa điểm ngoài thực địa cẩn thận mới có khả năng tiến hành dạy có hiệu quả. Có thể lấy ví dụ về cách dạy các bài 36 SKG Địa lý lớp 8 gồm các nội dung sau:
+ Đất nước ta đa dạng.
+ Nhóm đất Feralit.
+ Nhóm đất mùn núi cao.
+ Nhóm đất phù sa.
+ Sử dụng và cải tạo đất.
Toàn bộ kiến thức của hai bài này được coi là kiến thức của GDMT bởi vì các kiến thức đó đều là những vấn đề có liên quan đến việc bảo vệ môi trường. Đối tượng của bài học là tài nguyên đất, sử dụng và cải tạo đất.
Trong việc giảng dạy, bài này có thể sử dụng cả hai hình thức: Trên lớp và ngoài trời.
- Hình thức dạy học ngoài trời.
Để tiến hành, giáo viên cần bố trí vào một buổi. Mặt khác giáo viên cần phải đi thực tế để chuẩn bị địa điểm trước. Địa điểm học phải là nơi có các hiện tượng biểu hiện rõ rệt những nội dung của bài học đã nêu ở trên. Như vậy, địa điểm học phải có được các điểm quan sát cho từng hiện tượng và không xa nhau.
Cách tiến hành: Học sinh đến địa điểm học, mang theo bút và vở để ghi chép, cả lớp mang theo một vài cuốc xẻng để đào đất. Tại địa điểm học, giáo viên hướng dẫn chung cho học sinh quan sát các hiện tượng ở từng điểm quan sát. Tại mỗi điểm quan sát, học sinh cần mô tả địa hình (bằng phẳng hay có nhiều bậc, đồi núi hay thung lũng...), thực vật (có rừng hay cây bụi, đồng cỏ hay đất trồng, đồi trọc...), nước (có nước ngập hay không...) sau đó mới đi sâu vào quan sát về đất.
Tại điểm quan sát về đất cần có 4 điểm khác nhau: Điểm quan sát đất mùn núi cao, điểm quan sát thường ở nơi có rừng, cây bụi hoặc ở nơi có lớp cỏ che phủ. Điểm quan sát quá trình đá ong hoá phải ở nơi đất dốc, thường không có rừng hoặc thực vật che phủ. Điểm có đất phù sa (đồng bằng trong núi, ven sông).
Tại các điểm quan sát xói mòn hoặc cải tạo đất chỉ quan sát các hiện tượng bên ngoài. Sau khi quan sát, giáo viên cho học sinh tập trung ở nơi thuận lợi, lấy các mẫu đất quan sát, xác định đặc điểm của đất:
+ Độ tơi xốp.
+ Mầu sắc.
+ Thành phần sinh vật (giun, dế, mối, rễ cây...).
Học sinh cần tìm ra được những đặc tính khác nhau của các loại đất. Tìm ra nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó. Giáo viên dùng phương pháp thảo luận hay đàm thoại dưới sự điều khiển của mình, gợi mở để học sinh thể hiện nhận thức của mình.
- Hình thức dạy học trên lớp:
Trong các trường hợp không tổ chức được việc dạy ngoài trời, sẽ thực hiện hình thức dạy trên lớp. Trong các giờ học, giáo viên có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, song phương pháp nêu vấn đề, phương pháp đàm thoại gợi mở kết hợp sử dụng tranh ảnh hoặc phương pháp sử dụng băng hình (nếu có) là có nhiều thuận lợi nhất.
b) Phương pháp dạy học loại bài chỉ có một phần có nội dung GDMT hoặc có khả năng liên hệ kiến thức GDMT.
Đối với loại bài học này, phương pháp dạy học chủ yếu vẫn là các phương pháp dạy học Địa lý. Có nhiều phương pháp dạy học truyền thống cũng như hiện đại được sử dụng trong dạy học Địa lý, song có một số phương pháp có thể thuận lợi cho việc GDMT. Các phương pháp đó là:
Phương pháp dùng lời tuy là phương pháp thường dùng nhưng vẫn có ý nghĩa giáo dưỡng và giáo dục tốt. Phương pháp dùng lời có thể sử dụng trong 2 trường hợp:
+ Mô tả các hiện tượng về môi trường hoặc các sự cố môi trường xảy ra ở nơi này hoặc nơi khác. Bằng những hình ảnh sinh động, lời nói hấp dẫn và nhiệt tình, giáo viên có thể cho các em hiểu được những phong cảnh thiên nhiên đẹp, kỳ thú, những hiện tượng tàn phá, huỷ hoại các nguồn tài nguyên một cách dã man. Ví dụ, trong chương trình Địa lý lớp 8, khi nói về cảnh quan tự nhiên của nước ta, giáo viên không thể không mô tả Vịnh Hạ Long, một cảnh đẹp nổi tiếng của nước ta và ngày nay đã trở thành một di sản thiên nhiên thế giới.
+ Giảng giải về các sự kiện, hiện tượng về môi trường.
Phương pháp dùng lời để giảng giải không đòi hỏi phải mô tả nhiều, nhưng cần vạch ra bản chất những mối quan hệ và nguyên nhân của chúng.
+ Đọc các tài liệu minh hoạ, bổ sung. Trong các bài học tuỳ theo nội dung giáo viên có thể đọc các bài viết, các mẩu tin để bổ sung, minh hoạ cho nội dung bài học. Nhờ cách viết sinh động và cụ thể, có thể giúp cho học sinh có thêm những kiến thức thực tế, có những ấn tượng sâu sắc về một khía cạnh của môi trường. Các bài đọc có nội dung GDMT có thể tìm thấy trên hàng loạt các 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_moi_truong_qua_mon_dia_ly_o_t.doc