Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp chủ nhiệm qua tiết sinh hoạt lớp
Tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống chắc hẳn ai cũng biết, song giáo dục như thế nào, bắt đầu từ đâu thì không phải ai cũng hiểu. Trong xã hội hiện đại, ngoài kiến thức tiếp thu được từ nhà trường, mỗi con người cần phải có những kỹ năng cần thiết để hoàn thiện mình.
Là một giáo viên chủ nhiệm với thiên chức như một người cha, một người mẹ hiền thứ hai của các em. Tôi nghĩ mình cần phải có trách nhiệm giáo dục kỹ năng sống cho các em ngay từ bây giờ. Giáo dục kỹ năng sống bắt đầu từ những việc nhỏ nhất, gần gũi với cuộc sống hàng ngày để tạo cho các em một thói quen tốt, phù hợp với lứa tuổi của học sinh THCS, và tôi đã đặc biệt quan tâm tới một số kỹ năng cơ bản như kỹ năng tự quản, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, để giáo dục kỹ năng sống cho HS lớp chủ nhiệm của mình.
Đáp ứng được mục tiêu giáo dục toàn diện, theo chương trình đào tạo của Bộ giáo dục và đào tạo đó là giúp các em học để biết, học để làm, học để tồn tại và học để chung sống. Tăng cường được chất lượng giáo dục ở mọi lĩnh vực và khẳng định rằng mọi học sinh nhận thức được mục tiêu học tập, phấn đấu vươn lên nắm tri thức. Thúc đẩy được những hoạt động mang tính xã hội, phát huy được những nhân tố tích cực, hạn chế được những nhân tố tiêu cực, đáp ứng tốt cho phong trào xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực, tạo ra môi trường giáo dục lành mạnh, trong sạch trong nhà trường.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến ngành giáo dục thị xã Bình Long. Tôi ghi tên dưới đây: Họ và tên Ngày Nơi công tác Chức Trình độ Tỷ lệ (%) đóng góp tháng năm (hoặc nơi danh chuyên vào việc tạo ra sáng sinh thường trú) môn kiến (ghi rõ đối với từng đồng tác giả, nếu có) Lê Thị 06/12/1984 Trường Giáo ĐHSP 100% Hoa Mai THCS An viên Toán Lộc, TX Bình Long, Bình Phước. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp chủ nhiệm qua tiết sinh hoạt lớp”. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Lê Thị Hoa Mai - Trường THCS An Lộc năm học 2020 -2021 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (chủ nhiệm) Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: ngày 03/9/2020 Mô tả bản chất của sáng kiến: Tính mới của sáng kiến: Tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống chắc hẳn ai cũng biết, song giáo dục như thế nào, bắt đầu từ đâu thì không phải ai cũng hiểu. Trong xã hội hiện đại, ngoài kiến thức tiếp thu được từ nhà trường, mỗi con người cần phải có những kỹ năng cần thiết để hoàn thiện mình. Là một giáo viên chủ nhiệm với thiên chức như một người cha, một người mẹ hiền thứ hai của các em. Tôi nghĩ mình cần phải có trách nhiệm giáo dục kỹ năng sống cho các em ngay từ bây giờ. Giáo dục kỹ năng sống bắt đầu từ những việc nhỏ nhất, gần gũi với cuộc sống hàng ngày để tạo cho các em một thói quen tốt, phù hợp với lứa tuổi của học sinh THCS, và tôi đã đặc biệt quan tâm tới một số kỹ năng cơ bản như kỹ năng tự quản, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, để giáo dục kỹ năng sống cho HS lớp chủ nhiệm của mình. Đáp ứng được mục tiêu giáo dục toàn diện, theo chương trình đào tạo của Bộ giáo dục và đào tạo đó là giúp các em học để biết, học để làm, học để tồn tại và học để chung sống. Tăng cường được chất lượng giáo dục ở mọi lĩnh vực và khẳng định rằng mọi học sinh nhận thức được mục tiêu học tập, phấn đấu vươn lên nắm tri thức. Thúc đẩy được những hoạt động mang tính xã hội, phát huy được những nhân tố tích cực, hạn chế được những nhân tố tiêu cực, đáp ứng tốt cho phong trào xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực, tạo ra môi trường giáo dục lành mạnh, trong sạch trong nhà trường. Qua việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, đã làm cho các em đổi mới phương pháp học tập của mình. Từ đó, giúp các em có khả năng học tập tốt hơn, các tư duy hoạt động của các em được phát triển, các em biết lập luận, tự tin nắm kiến thức và giải quyết các tình huống trong học tập. Thông qua sáng kiến, rèn kỹ năng sống tính tự giác, tự quản của tập thể lớp, nhóm học sinh ngày càng tốt hơn, gắn bó với nhau, giúp nhau học tập, rèn luyện đạo đức tốt trong nhà trường. Nhằm hình thành cho các em học sinh những hành vi đạo đức trong sáng, lễ phép, biết phân biệt đúng sai, biết cư xử trong sinh hoạt, trong và ngoài nhà trường, có tư duy linh hoạt, phong thái tự tin khi hòa nhập cộng đồng... Biết yêu thương và có trách nhiệm hơn đối với người xung quanh và với chính bản thân. Nội dung của sáng kiến: Biện pháp tiến hành: Trong các phương pháp để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong công tác chủ nhiệm, thông qua các buổi sinh hoạt lớp, thì giáo viên chủ nhiệm còn cần phải biết xây dựng được một đội ngũ Ban cán sự lớp năng động, nhiệt tình, trách nhiệm, có năng lực quản lí lớp. Việc bầu chọn và xây dựng đội ngũ Ban Cán sự lớp là một công việc rất quan trọng, mà người giáo viên chủ nhiệm nào cũng cần phải làm ngay sau khi mới nhận lớp. Năm học 2020 - 2021 này, lớp tôi chủ nhiệm là học sinh lớp 6, các em vừa chuyển cấp từ bậc Tiểu học lên. Là học sinh đầu cấp của THCS, nên các em còn nhiều bỡ ngỡ chưa quen với môi trường học tập mới. Bằng tất cả tình thương, lòng yêu nghề, trách nhiệm của mình, tôi luôn động viên, dìu dắt, quan tâm giúp đỡ các em, nhằm giáo dục rèn luyện cho các em những kỹ năng sống cần trang bị cho lứa tuổi thiếu niên. Do đó, ổn định tổ chức lớp ngay từ tuần học đầu của năm học, để lớp đi vào nề nếp là việc bầu chọn được đội ngũ Ban Cán sự lớp gồm: Lớp trưởng, lớp phó học tập, phó lao động, lớp phó Văn thể mỹ, Sao đỏ, các tổ trưởng. Việc bầu Ban Cán sự lớp đảm bảo trên tinh thần dân chủ và ý thức trách nhiệm đối với tập thể. Sau khi đã bầu chọn được đội ngũ Ban Cán sự lớp, tôi phân công nhiệm vụ cụ thể cho đội ngũ Ban Cán sự lớp như: Lớp Trưởng: Theo dõi mọi hoạt động chung của lớp, quản lí lớp thay GVCN, điều khiển các tiết sinh hoạt hàng tuần, tổng hợp và báo cáo kết quả thi đua về mọi mặt của lớp hàng tuần, báo cáo cho giáo viên chủ nhiệm. Lớp phó học tập: theo dõi về mặt học tập của lớp, giải đáp mọi thắc mắc của các bạn về học tập, lập kế hoạch giúp đỡ các bạn học sinh yếu kém vươn lên, bảo quản sổ ghi đầu bài và báo cáo cho lớp trưởng kết quả học tập của lớp hàng tuần, hàng tháng. Lớp phó Lao động: Chịu trách nhiệm về mặt lao động vệ sinh của lớp, phân công trực nhật, kết hợp với lớp trưởng quản lí lớp lao động và báo cáo kết quả cho GVCN. Lớp phó Văn thể mỹ: Theo dõi, hướng dẫn các bạn tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao do Đoàn-Đội, trường tổ chức. Sao đỏ: Giám sát việc thực hiện nội quy của lớp bạn cũng như của lớp mình, báo cáo kết quả cho Tổng phụ trách Đội, cho GVCN về tình hình của lớp 2 Tổ trưởng: Theo dõi các hoạt động của tổ, nắm kết quả học tập của từng tổ viên, xếp loại đánh giá tổ viên và báo cáo cho lớp trưởng tổng hợp Khi đã xây dựng được đội ngũ Ban Cán sự lớp, tôi bắt đầu hướng dẫn các em cách sinh hoạt lớp với người điều khiển các tiết sinh hoạt hàng tuần là lớp trưởng. Một buổi sinh hoạt lớp thành công mà trong đó các em đóng vai trò chính yếu, còn GVCN chỉ là người hỗ trợ và tư vấn, định hướng cho các em không chệch mục tiêu. Từ đó các tiết sinh hoạt sau học sinh sẽ tự quản, tự tổ chức, GVCN chỉ là người theo dõi giúp đỡ. Khi tổ chức tiết sinh hoạt lớp phải đảm bảo nguyên tắc học sinh tự quản toàn diện, phải tạo được bầu không khí vui vẻ, thoải mái. Tiết sinh hoạt lớp là của học sinh, do học sinh thực hiện, vì những lợi ích thiết thân của mỗi học sinh và của cả tập thể lớp. Học sinh tự quản toàn diện tiết sinh hoạt lớp vừa đáp ứng được nguyện vọng của học sinh vừa phát huy được khả năng, tiềm năng của học sinh. Giáo viên chủ nhiệm phải thể hiện linh hoạt vai trò chủ đạo của mình trong suốt quá trình hướng dẫn học sinh chuẩn bị, triển khai, đánh giá kết quả tiết sinh hoạt lớp, bằng cách gợi mở ý hướng, khơi dậy tiềm năng tiềm lực, động viên, khuyến khích học sinh chủ động, tự tin thực hiện. Bên cạnh đó, tôi cũng tạo điều kiện cho học sinh bày tỏ những suy nghĩ của mình qua một tuần học: những điều em thích, những điều em chưa thích, mong muốn của em,.Qua đó, giáo viên nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của từng học sinh mà có những biện pháp giáo dục kỹ năng sống phù hợp cho học sinh. Tổ chức tốt giờ sinh hoạt lớp là cơ hội để các em gần gũi nhau hơn. GVCN cần phải biết phát huy khả năng làm việc của Ban Cán sự lớp, nhất là lớp trưởng. Định hướng cho cán sự lớp làm việc, tôn trọng ý kiến đề xuất, cách làm việc của các em. Ban Cán sự lớp đảm nhận vai trò chủ trì tiết sinh hoạt lớp trên quan điểm: dân chủ, công bằng bên cạnh đó các thành viên trong lớp đều có thể phê và tự phê bình cá nhân nào đó vi phạm nội quy. Bên cạnh đó, lớp sẽ có những phần thưởng cho các em có thành tích trong học tập để động viên và cũng là cái gương để các học sinh khác noi theo. Phải tạo được bầu không khí vui vẻ, thoải mái trong giờ sinh hoạt lớp, nhận xét, đánh giá hoạt động trong tuần với thời gian ngắn, dành thời gian nhiều hơn cho việc vạch ra phương hướng tuần tới, sinh hoạt văn nghệ, thi sáng tác thơ văn Trường hợp, những em vi phạm nội quy của lớp tuỳ theo mức độ, GVCN cũng như tập thể lớp quan tâm, theo dõi, giúp đỡ thay vì nghiêm khắc phê bình trước tập thể lớp. Những lời động viên, khích lệ khi các em làm việc tốt, những lời nhắc nhở khi các em làm sai có tác dụng rất lớn đến việc tự rèn luyện của các em. Bằng tình thương yêu, lời lẽ phải trái, phân tích nhẹ nhàng để các em nhận ra việc làm sai của mình và tự nhận lỗi là tốt nhất. Cũng trong tiết sinh hoạt lớp, GVCN có thể đưa ra yêu cầu về nội dung rèn luyện kỹ năng sống , ý thức học tập, rồi tổ chức cho học sinh thảo luận lập kế hoạch hành động cụ thể. Chẳng hạn như: Mỗi tuần nói theo một chủ đề (15 phút): Các hình thức tự chọn: chơi trò chơi, thi hát, kể chuyện,...qua đó rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Giáo dục cho học sinh hiểu “Kỹ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày”. Tôi xác định một số kỹ năng sống cần giáo dục và rèn luyện cho học sinh lớp chủ nhiệm qua các tiết sinh hoạt lớp như sau: 3 Kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định, kỹ năng học tập và định hướng nghề nghiệp. Kỹ năng tự nhận thức giá trị bản thân. Kỹ năng kiên định. Kỹ năng lựa chọn và quyết định. Cách tiến hành: Việc lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh vào tiết sinh hoạt lớp là một biện pháp khoa học, phù hợp với mục tiêu của tiết sinh hoạt chủ nhiệm. Có rất nhiều hình thức và phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Tôi đã áp dụng một vài phương pháp sau nhằm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp chủ nhiệm của mình: 1. Phương pháp nghiên cứu tình huống: Áp dụng phương pháp này GVCN sẽ huy động khả năng động não, khả năng tư duy, khả năng giải quyết vấn đề và ra quyết định của học sinh, lôi kéo các em vào những tình huống có thực và bắt buộc các em phải giải quyết. Tuy nhiên, để thành công khi áp dụng phương pháp này GVCN phải đưa ra những tình huống sát thực với cuộc sống của các em, đang được các em quan tâm và suy nghĩ, các em phải quyết định. Để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua buổi sinh hoạt lớp được thành công, thì GVCN phải chuẩn bị chủ đề, nội dung theo từng tuần, từng tháng, mỗi chủ điểm, dựa trên kế hoạch của nhà trường, kế hoạch của Đội, có thể chuẩn bị trước cho học sinh về chủ đề từ 3 ngày đến một tuần trước khi thực hiện. Ví dụ: Để giáo dục kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định, kỹ năng học tập và định hướng nghề nghiệp: Giáo viên chủ nhiệm đưa ra tình huống cho học sinh như sau: Giả sử em rất muốn thi vào lớp bồi dưỡng môn Ngữ văn mà em thích, nhưng bố mẹ muốn em học lớp bồi dưỡng môn Toán. Vậy em sẽ làm gì? Tại sao em quyết định như vậy. Để giúp học sinh giải quyết được tình huống này, lớp trưởng tổ chức chia lớp thành bốn nhóm, cho các bạn trao đổi, tranh luận với nhau trong vòng 5 phút. Sau đó, cử đại diện các tổ đưa ra ý kiến tranh luận của mình trong vòng 10 phút. Vào các buổi sinh hoạt kế tiếp, giáo viên chủ nhiệm tổng kết và đưa ra nhận xét, hướng dẫn học sinh trong cách chọn môn học phải căn cứ vào các yếu tố như: Năng lực, sở trường của mình, nhu cầu và sự phát triển của xã hội. 2. Phương pháp hoạt động nhóm: Tổ chức tốt phương pháp này, GVCN sẽ tạo cơ hội cho học sinh tự tin, thoải mái chia sẻ sự hiểu biết của mình với người khác. Đồng thời, tiếp nhận sự phê phán, góp ý của bạn, giúp cho sự hiểu biết của học sinh trở nên sâu sắc hơn, toàn diện hơn giúp cho buổi sinh hoạt trở nên sôi nổi, hứng thú. Tuy nhiên phương pháp này sẽ gây ra sự ồn ào, mất trật tự cho các lớp bên cạnh, đặc biệt dễ gây sự nhàm chán cho một số học sinh. Do đó yêu cầu, GVCN phải làm tốt những việc sau: Phải tạo ra một không khí thảo luận cởi mở, tôn trọng lẫn nhau giữa học sinh với nhau. Vấn đề được đưa ra để HS thảo luận phải phù hợp với lứa tuổi, phải khơi gợi được khả năng tư duy phê phán, khả năng sáng tạo của HS. 4 Ví dụ: khi giáo dục kỹ năng tự nhận thức giá trị bản thân: Lớp trưởng cho lớp tiến hành các hoạt động nhóm: Hoạt động “Chia sẻ về tự nhận thức bản thân” trong buổi sinh hoạt lớp. Lớp trưởng sẽ phát các phiếu in sẵn các câu hỏi như: Sở thích của bạn là gì ? Đọc sách hay xem Ti vi? Nếu đọc sách thì bạn thích đọc loại báo, truyện, hay sách tham khảo? Nếu xem Tivi thì bạn thích chuyên mục nào? Bạn có năng khiếu của là gì? Bạn có điểm hạn chế là gì? (nhút nhát, rụt rè, không tự tin,) Ai là người bạn thân nhất của bạn? Người đó như thế nào? Có đặc điểm gì nổi bật? Bạn có ước mơ làm nghề gì trong tương lai? Vì sao bạn lại thích nghề đó? Lớp trưởng, chia lớp thành những nhóm nhỏ gồm có 3 người, mỗi bạn tự suy nghĩ và điền vào tờ phiếu trong vòng 5 phút, sau đó chia sẻ với những bạn trong nhóm mình. Tiếp theo, lớp trưởng cho đại diện các nhóm trình bày những quan điểm chung của các thành viên trong nhóm mình, chia sẻ với các nhóm khác. Vào cuối hoạt động trên, GVCN sẽ là người giúp học sinh đúc kết lại những vấn đề mà các em đã tự nhận ra được của bản thân mình như: sở thích, ước mơ, điểm mạnh, điểm yếu,từ đó các em sẽ thấy mình cần cố gắng học tập tốt, sống tốt hơn. Ví dụ : Khi giáo dục kỹ năng kiên định: GV chiếu cho học sinh xem một đoạn video về tình trạng chơi điện tử của học sinh hiện nay. GVCN cho lớp tiến hành hoạt động: “Tranh luận đôi bên”. Lớp trưởng chia lớp thành hai nhóm: Yêu cầu các bạn đưa ra các tình huống lôi kéo của bạn bè hay gặp nhất (chơi điện tử). Phân một nhóm chuẩn bị lý lẽ ủng hộ ý kiến ( chơi điện tử), một nhóm phản bác lại ý kiến (không nên chơi điện tử). Để hai nhóm chuẩn bị lý lẽ trong vòng 7 phút. Sau đó cho hai nhóm tranh luận, chất vấn. Sau khi học sinh tranh luận xong, GVCN hướng dẫn học sinh đi đến thống nhất ý kiến là “nên” hoặc “không nên”. Nếu không nên chơi điện tử thì bạn phải làm gì? Từ đó, hình thành cho các em có kỹ năng kiên định và tầm quan trọng của kỹ năng này. 3. Phương pháp trò chơi: Sử dụng phương pháp này giúp cho các em có các kỹ năng hoạt động nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quyết định lưạ chọn, kỹ năng nhận xét đánh giá, qua đó tạo được không khí vui vẻ, sôi động trong buổi sinh hoạt lớp. Tuy nhiên, phương pháp này dễ gây ồn ào ảnh hưởng cho lớp bên cạnh. Do vậy, GVCN phải chuẩn bị được những trò chơi có nội dung phù hợp với thời gian ngắn, hấp dẫn, ít gây sự xáo trộn trong tổ chức lớp. Ví dụ: Khi giáo dục kỹ năng lựa chọn và quyết định: Lớp trưởng tổ chức cho các bạn chơi trò chơi: thi tìm hiểu về ca dao tục ngữ nói về thầy cô, gắn theo chủ điểm của tháng 11: “Tôn sư trọng đạo”, ở vào tuần 2 của tháng. Chia lớp thành bốn tổ, GVCN cung cấp các câu ca dao tục ngữ còn khuyết vài chỗ cho các tổ. Nhiệm vụ của các tổ là tìm các từ hoặc cụm từ thích hợp để hoàn thiện cho các câu ca dao tục ngữ này, trong vòng 15 phút. Sau đó, cử đại diện nhóm trình bày. Qua nội dung buổi sinh hoạt trên, mỗi học sinh sẽ có dịp nhìn lại và lắng nghe những tâm tình xuyên qua những câu ca dao tục ngữ, mỗi tâm tình đó sẽ càng có ý nghĩa 5 hơn với các thầy cô, thể hiện qua sự nỗ lực học hành chăm chỉ, nghe theo sự hướng dẫn của thầy cô, cùng với thầy cô làm cho tập thể lớp vững mạnh. Như trên tôi đã trình bày, giáo dục kỹ năng sống trong tiết sinh hoạt lớp chủ nhiệm sẽ giúp cho GVCN có nhiều hình thức sinh hoạt, tạo cho bầu không khí sinh hoạt chủ nhiệm trở nên hấp dẫn, sinh động. Ngoài ra, giáo viên chủ nhiệm còn cần phải biết ứng xử giải quyết đúng các mối quan hệ giữa các em học sinh với nhau, giữa học sinh với giáo viên, giữa giáo viên bộ môn với giáo viên chủ nhiệm; giữa giáo viên chủ nhiệm với Đoàn Thanh niên, cán bộ Đội thiếu niên, với cha mẹ học sinh. Đặc biệt, giáo viên chủ nhiệm còn cần biết động viên, biết vận động thuyết phục. Hơn thế nữa, giáo viên chủ nhiệm còn phải là cầu nối quan trọng để kết nối 3 môi trường giáo dục: nhà trường, gia đình và xã hội. Giáo dục rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh qua việc tổ chức tốt các buổi sinh hoạt lớp, đã giúp các em có khả năng học tập tốt hơn, các tư duy hoạt động của các em được phát triển, các em biết lập luận, tự tin nắm kiến thức và giải quyết các tình huống trong học tập tốt hơn. Qua đó, đã rèn luyện cho các em có tính tự giác cao, nâng cao ý thức tự quản của tập thể lớp, của học sinh ngày càng tốt hơn, gắn bó với nhau, giúp nhau học tập, rèn luyện đạo đức tốt trong nhà trường. Với việc chú trọng rèn kỹ năng sống cho học sinh, đòi hỏi cần có sự ân cần chỉ bảo, phân tích, lắng nghe các em nói lên những suy nghĩ, dẫn đến việc làm chưa phù hợp với chuẩn đạo đức người học sinh. Việc giáo dục hình thành các kỹ năng sống của các em đã được lồng ghép trong các chương trình học tập, được tích hợp trong các bộ môn và còn được trải nghiệm qua thực tế, cho nên gây được hứng thú đối với các em trong việc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, hướng thiện và nâng cao được năng lực học tập, sáng tạo. Ngoài ra, tôi luôn chú trọng tới việc động viên, khen thưởng kịp thời cho học sinh, qua việc đề ra kế hoạch và hình thức phát động các đợt thi đua của lớp như: học kì I chia làm 3 đợt, đợt 1 gồm tháng 9,10; đợt 2 là tháng 11, đợt 3 là sơ kết học kì I. Vào cuối mỗi đợt thi đua sẽ phát thưởng cho các cá nhân, tập thể tổ có thành tích xuất sắc trong rèn luyện và học tập. Phần thưởng có thể chỉ là những dụng cụ học tập hay bánh kẹo, phần thưởng tuy nhỏ nhưng mang tính chất động viên, khích lệ, rất được các em hưởng ứng. Từ đó, giúp các em luôn có động lực trong việc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, thực hiện nề nếp, nội qui của nhà trường. Hiệu quả của các biện pháp: Thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua tiết sinh hoạt cuối tuần, tôi đã bước đầu giúp học sinh rèn được một vài kỹ năng sống cơ bản như: Kỹ năng hợp tác. Kỹ năng giao tiếp ứng xử. Kỹ năng thấu hiểu Kỹ năng lựa chọn và quyết định, kỹ năng kiên định. Kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng học tập và định hướng nghề nghiệp. Kỹ năng tự nhận thức giá trị của bản thân. Ngoài ra, giúp các em thực hành, sưu tầm thu thập kiến thức, tìm kiếm xử lý thông tin tốt hơn, rèn kỹ năng tự học. Biết vận dụng kiến thức đã học để bảo vệ môi trường, bảo 6 vệ sức khỏe, giải thích các hiện tượng thực tiễn, biết giúp đỡ, đoàn kết, duy trì cuộc sống an toàn. Khả năng áp dụng của sáng kiến: Biện pháp “Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp chủ nhiệm qua tiết sinh hoạt chủ lớp” mà bản thân tôi - giáo viên chủ nhiệm đã áp dụng thử lần đầu có hiệu quả đối với học sinh lớp 6/A5 trường THCS An Lộc. Với sáng kiến này, tôi thấy không chỉ áp dụng cho học sinh lớp 6 mà còn áp dụng được đối với học sinh của tất cả các khối 7,8,9 có hiệu quả. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không có. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Được Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên quan tâm, động viên giúp giáo viên an tâm công tác, tạo cơ hội cho giáo viên có điều kiện giao lưu, tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm, bồi dưỡng thêm chuyên môn nghiệp vụ của mình, qua đó giáo viên có thể tiếp cận học sinh và tìm hiểu học sinh tốt hơn. Đặc biệt, nhà trường đã mua sắm đầy đủ trang thiết bị dạy và học như: màn hình tivi ở tất cả các phòng học, giúp cho việc tiếp cận, đưa các phương pháp dạy học của giáo viên đến học sinh thuận lợi hơn. Giáo viên chủ nhiệm trẻ nhiệt tình trong công tác, luôn quan tâm đến học sinh, luôn đặt tình thương, trách nhiệm để giải quyết các tình huống của lớp chủ nhiệm, chú trọng giáo dục rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, trên cơ sở giáo dục nề nếp, kỷ cương của nhà trường, biết phối hợp chặt chẽ giữa ba môi trường: gia đình, nhà trường và xã hội để giáo dục rèn luyện các em tốt hơn. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo kiến của tác giả1: Bằng tất cả sự nỗ lực của bản thân, lòng nhiệt tình, lòng yêu nghề, thực sự yêu mến quan tâm đến học sinh như chính con em mình, cùng với sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường, các bộ phận trong nhà trường, sự phối kết hợp của phụ huynh học sinh. Với việc đưa giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp chủ nhiệm, vào tiết sinh hoạt lớp cuối tuần, đã nâng cao được chất lượng trong công tác chủ nhiệm lớp của mình rõ rệt vì tôi nhận thấy cụ thể như sau: Giúp học sinh lớp chủ nhiệm của mình rèn được các kỹ năng cơ bản như: kỹ năng hợp tác, kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng thấu hiểu, có kỹ năng quản lý về thời gian trong học tập tốt hơn. Tôi nhận thấy các em có trách nhiệm hơn, biết vâng lời và yêu quý thầy cô giáo, biết xác định động cơ học tập đúng đắn. Đối với tập thể lớp, các học sinh biết thương yêu đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ và xây dựng một tập thể vững mạn
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_ky_nang_song_cho_hoc_sinh_lop.doc