Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kỷ luật tích cực đối với học sinh dân tộc thiểu số tại trường PTDTNT Trung học Cơ sở huyện Krông Ana

Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kỷ luật tích cực đối với học sinh dân tộc thiểu số tại trường PTDTNT Trung học Cơ sở huyện Krông Ana

1. Cơ sở thực tiễn:

Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) được sự quan tâm của Đảng và nhà nước đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị để nuôi, dạy, ăn, ở tại trường, điều kiện học tập, thời gian học tập rất thuận lợi. Song trong thời gian vừa qua chất lượng học tập vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo, một bộ phận học sinh học xong lớp 9 ở trường PTDTNT huyện không vào được trường PTDTNT tỉnh đã bỏ học ở nhà làm nông hoặc đi học nghề ngắn hạn tại địa phương hoặc vào trường THPT rồi bỏ học giữa chừng. Bởi vậy việc nâng cao chất lượng học tập ở trường PTDTNT là vấn đề hết sức nan giải bản thân luôn trăn trở để tìm ra biện pháp. Trước hết phải tìm hiểu nguyên nhân học sinh học yếu:

 - Những rào cản của chính bản thân các em: Khả năng nói và hiểu tiếng Việt của học sinh dân tộc thiểu số còn yếu nhất là lớp đầu cấp, phần lớn các em còn thiếu tự tin, nhút nhát, không biết ghi chép, không biết cách sử dụng tài liệu, sách giáo khoa.Một phần do các em còn nhỏ, lần đầu tiên phải sống xa gia đình, một phần do chất lượng đào tạo ở một số trường tiểu học vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế.

 - Môi trường học tập: chưa có sự quan tâm chu đáo, tận tình của giáo viên, thiếu sự đồng cảm của bạn bè, điều kiện học tập chưa đảm bảo.

Do đặc thù của các trường PTDTNT THCS hầu hết đối tượng học sinh là con em đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn huyện như: ÊđêGia rai, Tày, Nùng, Mường, Thái Nên mỗi dân tộc, mỗi địa phương có phong tục tập quán, ngôn ngữ khác nhau. Khi mới vào trường PTDTNT THCS các em còn nhỏ (độ tuồi từ<= 13 tuổi) có không ít em chưa thành thạo tiếng phổ thông. Khả năng tiếp thu của các em còn chậm. Các em rất rụt rè trong giao tiếp. Hơn nữa hiện nay trong xã hội vấn nạn giáo viên đánh đập học sinh vẫn còn xảy ra không ít và nhiều lý do khác làm cho các em sợ thầy cô, ngại giao tiếp với thầy cô. Vì vậy tôi mạnh dạn đưa nội dung giáo dục kỷ luật kỷ luật tích cực đối với học sinh dân tộc thiểu số để toàn thể giáo viên trong trường nghiên cứu vận dung vào việc giáo dục kỷ luật cho học sinh DTTS trường PTDTNT THCS huyện Krông Ana để giúp các em học tốt các môn học, có tinh thần yêu trường, mến bạn,quí thầy cô và giúp các em luôn luôn cảm thấy: “Mỗi ngày mình sống ở trường là một niềm vui, niềm hạnh phúc”

 

docx 23 trang hoathepmc36 01/03/2022 7612
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kỷ luật tích cực đối với học sinh dân tộc thiểu số tại trường PTDTNT Trung học Cơ sở huyện Krông Ana", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
STT
Nội dung
Trang
1
PHẦN MỞ ĐẦU:
Lý do chọn đề tài.
Mục tiêu, nhiêm vụ của đề tài.
Đối tượng nghiên cứu.
Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Phương nghiên cứ
2
2
11
14
14
14
2
PHẦN NỘI DUNG: 
Cơ sở lý luận.
Thực trạng.
Nội dung và hình thức giải pháp.
15
15
16
3
PHẦN KẾT, KIẾN NGHỊ.
Kết luận.
Kiến nghị
22
23
4
Chú thích phần viết tắt – tài liệu tham khảo
24
PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Cơ sở khoa học
Học sinh trung học cơ sở (THCS) người dân tộc thiểu số (DTTS) cũng có những đặc điểm tâm lí chung như những học sinh THCS người Kinh cùng trang lứa. Tuy nhiên bên cạnh những đặc điểm chung đó các em có những nét đặc trưng riêng, những đặc trưng mang tính của tộc người và những đặc trưng do điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa tạo nên. Trong phạm vi bài viết này, tôi dựa trên những đặc điểm tâm sinh lí của học sinh THCS người DTTS và đi sâu tìm hiểu và phân tích một số đặc điểm tâm lí tiêu biểu mà ở trường PTDNT THCSKrông Ana vùng dân tộc và miền núi nơi tôi quan tâm để trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học và giáo dục kỷ luật.
Là cán bộ quản lí, giáo viên công tác ở trường PTDTNT THCS cấp huyện, việc hiểu những đặc điểm tâm lí của học sinh THCS người DTTS là rất cần thiết. 
Nắm được những đặc điểm tâm lí của học sinh THCS người DTTS giúp cho giáo viên lựa chọn được những phương pháp giáo dục thích hợp với từng đối tượng học sinh dân tộc, phát huy được tính tích cực, chủ động, sang tạo của học sinh, nâng cao được chất lượng và hiệu quả giáo dục ở trường PTDTNT THCS đặc biệt là giáo dục kỷ luật tích cực.
Cơ sở thực tiễn:
Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) được sự quan tâm của Đảng và nhà nước đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị để nuôi, dạy, ăn, ở tại trường, điều kiện học tập, thời gian học tập rất thuận lợi. Song trong thời gian vừa qua chất lượng học tập vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo, một bộ phận học sinh học xong lớp 9 ở trường PTDTNT huyện không vào được trường PTDTNT tỉnh đã bỏ học ở nhà làm nông hoặc đi học nghề ngắn hạn tại địa phương hoặc vào trường THPT rồi bỏ học giữa chừng. Bởi vậy việc nâng cao chất lượng học tập ở trường PTDTNT là vấn đề hết sức nan giải bản thân luôn trăn trở để tìm ra biện pháp. Trước hết phải tìm hiểu nguyên nhân học sinh học yếu:
	- Những rào cản của chính bản thân các em: Khả năng nói và hiểu tiếng Việt của học sinh dân tộc thiểu số còn yếu nhất là lớp đầu cấp, phần lớn các em còn thiếu tự tin, nhút nhát, không biết ghi chép, không biết cách sử dụng tài liệu, sách giáo khoa...Một phần do các em còn nhỏ, lần đầu tiên phải sống xa gia đình, một phần do chất lượng đào tạo ở một số trường tiểu học vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế.
	- Môi trường học tập: chưa có sự quan tâm chu đáo, tận tình của giáo viên, thiếu sự đồng cảm của bạn bè, điều kiện học tập chưa đảm bảo. 
Do đặc thù của các trường PTDTNT THCS hầu hết đối tượng học sinh là con em đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn huyện như: ÊđêGia rai, Tày, Nùng, Mường, Thái Nên mỗi dân tộc, mỗi địa phương có phong tục tập quán, ngôn ngữ khác nhau. Khi mới vào trường PTDTNT THCS các em còn nhỏ (độ tuồi từ<= 13 tuổi) có không ít em chưa thành thạo tiếng phổ thông. Khả năng tiếp thu của các em còn chậm. Các em rất rụt rè trong giao tiếp. Hơn nữa hiện nay trong xã hội vấn nạn giáo viên đánh đập học sinh vẫn còn xảy ra không ít và nhiều lý do khác làm cho các em sợ thầy cô, ngại giao tiếp với thầy cô. Vì vậy tôi mạnh dạn đưa nội dung giáo dục kỷ luật kỷ luật tích cực đối với học sinh dân tộc thiểu số để toàn thể giáo viên trong trường nghiên cứu vận dung vào việc giáo dục kỷ luật cho học sinh DTTS trường PTDTNT THCS huyện Krông Ana để giúp các em học tốt các môn học, có tinh thần yêu trường, mến bạn,quí thầy cô và giúp các em luôn luôn cảm thấy: “Mỗi ngày mình sống ở trường là một niềm vui, niềm hạnh phúc” 
Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:
Mục tiêu: 
	Mục tiêu củađề tài GDKLTC là giúp học sinh DTTS tại trường PTDTNT THCS Krông Ana phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng sống cơ bản nhằm phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách học sinh, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nhiệm vụ:
Đối với lãnh đạo nhà trường.
+ Tổ chức tuyên truyền vận động
Tuyên truyền, vận động là một trong những biện pháp quan trọng để cán bộ quản lý giáo dục tác động đến nhận thức của giáo viên. Công tác tuyên truyền, vận động càng rộng rãi, thường xuyên bằng nhiều hình thức phong phú như treo panô, khẩu hiệu, tờ rơi sẽ giúp giáo viên thay đổi nhận thức trong thời gian sớm nhất.
+ Cung cấp sách báo, tài liệu:
Sách báo, tài liệu là một trong những nguồn cunhg cấp thông tin không thể thiếu, giúp cho việc thay đổi nhận thức của giáo viên. Thông qua nguồn thông tin này, giáo viên tự học hỏi và tích lũy kinh nghiệm giao dục học sinh mà không dung hình phạt.
+ Tổ chức các lớp tập huấn:
Các lớp tập huần, hội thảo luôn mang lại cho giáo viên những ý tưởng hay. Cán bộ quản lý giáo dục cần tổ chức các cuộc hội thảo, tập huấn để giáo viên nhận thức được mục đích việc sử dụng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực, giúp họ chọn lọc, sáng tạo những hình thức giáo dục phù hợp với đối tượng học sinh lớp mình.
+ Xây dựng cơ chế khuyến khích việc thực hiện các biện pháp giáo dụckỷ luật tích cực
Nhà trường cần có cơ chế cụ thể trong việc thực hiện các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực. Cơ chế này được xây dựng trên cơ sở thống nhất của Hội đồng sư phạm bao gồm đầy đủ các nội dung như kiểm tra giám sát việc thực hiện, khen thưởng, tôn vinh những giáo viên thực hiện tốt, kỷ luật nghiêm khắc những giáo viên vi phạm nội quy. Việc nhà trường thực hiện tốt cơ chế này sẽ đảm bảo tất cả học sinh để được hưởng lợi ích của biện pháp giáo dục tích cực.
+ Tuyên truyền tới phụ huynh:
+ Tổ chức tuyên truyền cho phụ huynh về GDKTTC thông qua các buổi họp phụ huynh, các buổi hội thảo, tọa đàm
+ Mời phụ huynh tham gia vào quá trình thực hiện. Ví dụ: Lấy ý kiến của phụ huynh đóng góp cho nội quy lớp/ trường học để phụ huynh năm được và phối hợp với nhà trường trong việc theodõi, giám sát thực hiện.
+ Mời phụ huynh tham gia vào các hoạt động tập thể do nhà trường / lớp tổ chức.
+ Tuyên truyền bằng tờ rơi bằng cách gửi trực tiếp cho phị huynh, bằng áp píc treo ở các trung giáo dục cộng đồng hay các nhà văn hóa của các thôn buôn
Đối với giáo viên:
	Khi GDKLTC cho học sinh giáo viên cần thực hiện các nội dung sau:
	+ Dạy trẻ tự hiểu hành vi của mình, tự có các sáng kiến và có trách nhiệm đối với sự lựa chọn của mình, biết tôn trọng mình, biết tôn trọng mình và tôn trọng người khác. Nói cách khác giúp trẻ có một quá trình phát triển tư duy và có các hành vi tích cực có thể ảnh hưởng lâu dài đến cả cuộc đời con người.
	+ Gây dựng mối quan hệ tôn trọng giữa giáo viên và học sinh.
	+ Dạy cho học sinh những kỷ năng sống mà các em sẽ cần trong suốt cả cuộc đời.
	+ Làm tăng sự tự tin và khả năng xử lý các tình huống khó khăn trong học tập và cuộc sống của các em.
	+ Dạy cho học sinh biết cách cư xử nhã nhặn, không bạo lực, tôn trọng bản thân, biết thông cảm và tôn trọng quyền của người khác.
Khi giáo viên áp dụng các nội dung GDKLTC như đã nêu trên, học sinh không cảm thấy bị xúc phạm dẫn đến chán nản, GDKLTC giúp cho việc tạo ra mối quan hệ thân thiết giữa giáo viên và học sinh , học sinh và học sinh, bố mẹ và con cái.
Đối với Phụ huynh:
	Tìm hiểu về GDKTTC thông qua các buổi họp phụ huynh, các buổi hội thảo, tọa đàm
	Tham gia ý kiến đóng góp cho nội quy lớp, trường học để phụ huynh năm được và phối hợp với nhà trường trong việc theo dõi, giám sát thực hiện.
	Mời phụ huynh tham gia vào các hoạt động tập thể do nhà trường / lớp tổ chức.
Đối tượng nghiên cứu:
Giáo dục kỷ luật tích cực cho học sinh dân tộc thiểu số trường PTDTNT THCS HuyệnKrông Ana từ năm học 2015-2017.
Giới hạn của đề tài:
 Học sinh trường PTDT nội trú Krông Ana, thực hiện áp dụng từ năm học 2015 - 2017.
Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài được thực hiện bằng cách đem lý thuyết áp dụng vào thực tế, có điều chỉnh bổ sung và từ thực tế rút ra những kinh nghiệm trong quá trình thực hiện.
Quá trình nghiên cứu, thực hiện sử dụng các phương pháp sau:
Viết thành chuyên đề để cán bộ, giáo viên, phụ huynh và học sinh thảo luận, bàn bạc và góp ý cụ thể từng nội dung.Tổ chức chuyên đề phổ biến cho toàn thể cán bộ, giáo viên nắm vững nội dung để thực hiện.
Qua quá trình triển khai thực hiện có lấy ý kiến đóng góp của cán bộ giáo viên, phụ huynh và học sinh để bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế ở trường.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận:
Trong trường học, khi học sinh vi phạm các quy định, quy tắc của lớp, của trường, tùy mức độ vi phạm, các em sẽ bị kỷ luật theo mức độ và hình thức khác nhau. Trong thực tế có rất nhiều hình thức kỷ luật học sinh. Do ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo và cách giáo dục truyền thống “Yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” “Miếng ngon nhớ lâu, đòn đau nhớ đời”, nhiều giáo viên sử dụng các hình thức như mắng nhiếc, sỉ nhục, đánh, tát, phạt quỳ, bêu riếu Biện pháp cuối cùng của hình thức là đuổi học sinh. Biện pháp này thể hiện sự bất lực của giáo viên đặc biệt là giáo viên các trường có học sinh DTTS, vô hình chung chúng ta đẩy ra ngoài xã hội những “sản phẩm kém GD chất lượng” và đó chính là mầm mống của các hiện tượng tiêu cực gây rối loạn trật tự xã hội tại các vùng miền núi.
1 Kỷ luật và giáo dục kỷ luật:
Chúng ta biết rằng kỷ luật là những quy tắc quy định, luật lệ mà con người phải thực hiện, chấp hành, tuân theo để đạt được mục tiêu đề ra.Kỷ luật là chìa khóa vạn năng giúp con người trở nên hoàn tất và thành công trong cuộc sống.
Trong thực tế “kỷ luật” thường được hiểu nhầm là “khống chế” và “ trừng phạt” đặc biệt trừng phạt thân thể. Tuy nhiên, đó không phải là nghĩa thực của từ “kỷ luật” đối với học sinh.
Quan điểm của giáo dục kỷ luật tích cực là: Việc mắc lỗi của học sinh được coi như lẽ tự nhiên của quá trình học tập và phát triển. Nhiệm vụ quan trọng của chúng ta là làm thế nào để học sinh tự nhận thức được bản thân, tự kiểm soát được hành vi, thái độ, trên cơ sở các quy định, quy ước đã được xây dựng, thỏa thuận giữa người dạy và người học. Khi học sinh mắc lỗi, giáo viên là bạn, là anh, là chị, người mẹ, người cha – chỉ cho các em nhận ra lỗi của mình để tự điều chỉnh. Việc tự nhận ra lỗi để điều chỉnh bản thân là cơ sở cho sự phát triển hoàn thiện nhân cách. Kỷ luật tích cực mang tính xây dựng và là biện pháp hiệu quả, nhằm tìm ra giải pháp giải quyết các tình huống mang tính thách thức trong lớp học và trong nhà trường. Giáo dục kỷ luật tích cực hỗ trợ việc dạy học và giáo dục các em học sinh DTTS. Giáo dục kỷ luật tích cực còn xây dựng sự tự tin của học sinh và long ham thích học tập cho các em.
Giáo dục kỷ luật tích cực là gì?
Giáo dục kỷ luật tích cực là:
Những giải pháp mang tính dài hạn giúp phát huy tính kỷ luật tự giác của học sinh.
Sự thể hiện rõ ràng những mong đợi, quy tắc và giới hạn mà học sinh phải tuân thủ.
- Giáo dục kỷ luật tích cực là việc dạy và rèn luyện cho các em tính tự giác tuân theo các quy định và nguyên tắc đạo đức ở thời điểm trước mắt cũng như về lâu dài.
Giáo dục kỷ luật tích cực là để phát triển hành vi cho các em, cụ thể là:
Giáo dục học sinh tự kiểm soát và tự tin để biết cách thực hiện các hành vi mong đợi.
Dạy trẻ biết cách tự kiềm chế bản thân và chungsống hài hòa với người khác.
Giáo dục kỷ luật tích cực là sự động viên khích lệ thực hiện hành vi, xây dựng sự tự tin, lòng tự trọng và tính trách nhiệm, giúp các em phát triển nhân cách, chứ không phải làm cho các em bị đớn đau.
Giáo dục kỷ luật tích cực tôn trọng trẻ và không mang tính bạo lực. Đây là cách tiếp cận mang tính giáo dục, giúp trẻ thành đạt, cung cấp cho các em thông tin các em cần để học và hỗ trợ sự phát triển của các em.
Giáo dục kỷ luật tích cực không phải là:
Sự buông thả, để cho học sinh muốn làm gì thì làm.
Không có các quy tắc, giới hạn hay sự mong đợi.
Những phản ứng mang tính ngắn hạn hay những hình phạt thay thế cho việc tát, đánh hay sỉ nhục.
II. Thực trạng 
Thực trạng về tâm sinh lý của học sinh
Thực trạng về tâm sinh lý của học sinh THCS người DTTS được mô tả một số nội dung dưới đây:
1.1 Một số vấn đề về tri giác:
Tri giác là một quá trình tâm lí phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính của sự vật, hiện tượng khi chúng trực tiếp tác động vào các giác quan.
Nghiên cứu đặc điểm tri giác của học sinh THCS người DTTS có thể rút ra một số nhận xét sau:
Độ nhảy cảm của thính giác của các em rất cao, mắt các em rất tinh. Tai và mắt của các em rất tinh nhạy la do từ nhỏ các em đã theo người lớn vào rừng săn bắn, bẫy chim, tìm cây, tìm rau rừng nên hình thành thói quen tri giác tập trung, khả năng phân biệt sự vật và hiện tượng tốt. Nghe tiếng chim hót các em có thể nhận ra đó là chim gì, nhìn vết chân các em biết đó là loài thú gì, các em có thể phát hiện những con vật nhỏ bé như con vắt, con kiến Giác quan tinh, nhạy là điều kiện thuận lợi cho các em tri giác đối tượng trong học tập và biết vâng lời thầy cô giáo.
Sự định hướng tri giác theo nhiệm vụ (học tập) đặt ra chưa cao. Các em thường bịthuhút vào những thuộc tính rực rỡ, màu sắc mới lạ ở bên ngoài đối tượng tri giác, do vậy các em khó phân biệt được đâu là thuộc tính bản chất, đâu là thuộc tính không bản chất.
Khả năng tư duy hình học, vật lí của các em còn yếu. Các em có thể nhận ra từng dấu hiệu, thuộc tính đơn lẻ của sự vật, hiện tượng. Song quá trình tổng hợp khái quát để đi đến nhận xét chung lại hạn chế, khả năng kết hợp các giác quan yếu. Các em có thể nhận diện nhanh chóng các hình vẽ do giáo viên vẽ trên bảng, song để các em tự vẽ lại thì rất khó khăn, nhất là phải sử dụng dụng cụ học tập như Compa, thước kẻ.
Tính kế hoạch và sự kiên trì quan sát trong quá trình học tập hạn chế. Các em không thể tập trung được lâu. Nếu giờ dạy thiếu đồ dung dạy học trực quan, thiếu ngôn ngữ dân tộc để giải thích, giáo viên (GV) nói nhanh không nhấn mạnh nội dung quan trọng cần giáo dục (GD), hoặc nói quá to thì sự chán nản của các em đến rất nhanh, khi đó các em không quan sát, không nói chuyện, không phá phách như học sinh người kinh, các em vẫn ngồi yên, song trong đầu không hoạt động. Một giáo viên tâm sự “Giáo viên chỉ nói to hơn bình thường một chút là học sinh nghĩ là chúng tôi mắng các em, vì vậy chúng tôi phải thận trọng hơn khi giáo dục kỷ luật”.
1.2 Đặc điểm nhận thức ngôn ngữ tiếng Việt
Ngôn ngữ là công cụ để giao tiếp, là phương tiện để thực hiện quá trình nhận thức của bất cứ dân tộc nào trẻ em sinh ra đã nói tiếng mẹ đẻ. Các em giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ. Khi đến trường các em học bằng tiếng Việt, các em đã gặp khó khăn về ngôn ngữ trong học tập và giao tiếp.
Qua thảo luận nhóm với học sinh, qua xem bài kiểm tra của các em, xem vỡ ghi chép hàng ngày của các em và quan sát các em giao tiếp với nhau Từ đó có thể kết luận nhận thức về ngôn ngữ tiếng Việt của học sinh DTTS:
Vốn tiếng Việt của học sinh DTTS còn nghèo nàn;
Các em hiểu rất ít về ngôn ngữ tiếng Việt;
Khó khăn trong sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt;
Khó khăn trong tư duy và nhận thức khoa học.
Theo nhận thức của tôi, tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai của học sinh dân tộc nhưng không phải là ngoại ngữ. Học sinh dân tộc tiếp nhận tiếng Việt là tiếp nhận với trách nhiệm, tình cảm, nghĩa vụ và quyền lợi. Tiếng Việt và các tiếng dân tộc cũng có nhiều điểm gần gũi về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Vấn đề quan trọng là giáo viên cần giúp học sinh khắc phục những chuyển di ngôn ngữ có hại và khai thác tốt các chuyển di ngôn ngữ có lợi, tôi nghĩ rằng chúng ta coi nhẹ khó khăn hay quá nhấn mạnh khó khăn của học sinh dân tộc khi học tiếng Việt đều là không đúng với khoa học dạy tiếng.
1.3 Đặc điểm về tư duy:
Tư duy là một quá trình tâm lí phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ bên trong có tính chất quy luật của sự vật hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó chưa biết. Học sinh DTTS có các đặc điểm tư duy riêng biệt sau:
Các em chưa có thói quen lao động trí óc, phần lớn các em ngại suy nghĩ, ngại động não, khi gặp phải vấn đề khó khăn là các em bỏ qua, nên dẫn tới khả năng tự học hạn chế. Vì vậy khi gặp vấn đề này thì trong quá trình giáo dục kỷ luật giáo viên cần lưu ý.
Tư duy của học sinh DTTS còn thể hiện kém nhanh nhẹn, kém linh hoạt và kém mềm dẻo. Mặt khác do hạn chế về Tiếng Việt nên ngại tranh luận, ngại trình bày các vấn đề khó nói, sợ bị các bạn cười.
	Học sinh DTTS tư duy trực quan – hình ảnh tốt, tư duy trừu tượng logic yếu.
Học sinh DTTS thường tồn tại kiểu tư duy kinh nghiệm; yếu về tư duy lí luận, tư duy sáng tạo, tư duy khoa học.
Những đặc điểm về tư duy chi phối toàn bộ quá trình nhận thức của các em, tác động mạnh mẽ tới các thuộc tính tâm lí và trạng thái tâm lí, trong giáo dục giáo viên cần giúp các em tư duy lí luận, tư duy khoa học thong qua các hoạt động.
1.4 Đặc điểm về trí nhớ
Học sinh DTTS có một số đặc điểm về ghi nhớ sau:
Ghi nhớ máy móc chiếm ưu thế, các em ghi nhớ một cách rời rạc, thiếu logic với nhau. Để khắc phục nhược điểm này GV phải kiên trì, mỗi vấn đề giáo dục yêu cầu các em nhớ mình phải làm cái gì, dựa vào đâu để làm được, làm thế nào để không vi phạm kỷ luật.
Khả năng tái hiện không tốt. Biểu hiện là do các em trình bày lại vấn đề đã các em đã đọc là rất khó khăn. Vậy để giúp học sinh tái hiện nhanh chóng giáo viên cần hướng dẫn học sinh có thói quen truy bài, trao đổi bài thường xuyên, phát biểu trước đám đông
1.5 Đặc điểm về tình cảm:
Học sinh DTTS có những đặc điểm về tình cảm như sau:
Tình cảm của các em là chân thực, mộc mạc, yêu ghét rõ ràng, không có hiện tượng quanh co, lèo lái hoặc khéo léo che đậy những tình cảm của mình. Tình cảm của các em rất thầm kín.
Các em học sinh rất gắn bó với gia đình, làng bản, quê hương. Hầu hết các em không muốn xa gia đình. Khi phải đi học ở trường PTDTNT THCS các em rất nhớ nhà, nhiều khi khóc cả tuần.
Tình cảm bạn bè của các em học sinh DTTS rất độc đáo, thân nhau như anh em, bảo vệ nhau đến cùng. Bạn nghỉ học cũng phải nghỉ học theo.
Các em rất ưa tình cảm và giải quyết mọi vấn đề bằng tình cảm. Một em gái dân tộc nói “Khi giáo viên mắng, em thấy buồn và không muốn học nữa”
Sự phát triển cơ thể của thiếu niên diễn ra mạnh mẽ nhưng không cân đối. Sự hoạt động tổng hợp của các tuyến nội tiết quan trọng nhất (tuyến yên, tuyến giáp trạng, tuyến thượng thận) tạo ra nhiều thay đổi trong cơ thể trẻ, trong đó sự nhảy vọt về chiều cao và sự phát dục.
1.6 Đặc điểm về tính cách:
Học sinh THCS người DTTS có một số đặc điểm riêng:
Các em sống hồn nhiên, giản di, thật thà, chất phác.
Do hạn chế về Tiếng Việt nên các em rất rụt rè, rất ít nói, hay tự ti.
Các em đã bắt đầu có lòng tự trọng, có tính bảo thủ và đặc biệt là hay tự ái và hay tủi thân.
Các em sống theo kiểu phóng khóang, tự do, không thích gò bó, chặt chẽ.
Trong giao tiếp, các em không biết nói năng mềm dẻo, tế nhị. Đại đa số nói trống không, cộc lốc, không cần thưa gửi, một phần do ngôn ngữ bị hạn chế.
1.7 Đặc điểm về nhu cầu:
Học sinh DTTS từ khi chưa đi học đến khi đi học là cả một sự đấu tranh bên trong của cá nhân. Ở nhà các em hoạt động chủ yếu là vui chơi. Đối với học sinh DTTS đến trường, đi học là sự thay đổi căn bản của hoạt động chủ đạo. Thời kỳ này tâm lý học sinh có sự chuyển biến, ý thức vì mình là học sinh. Do vậy, duy trì được nhu cầu thích học, khẳng định được vị trí của mới của người học là một trong những yêu cầu sư phạm cần thiết để giáo dục học sinh.
Ý thức tập thể, kỷ luật học tập, phải trở thành nếp sống mới, thói quen mới và dần được khắc sâu trong học sinh. Đồng thời với yêu cầu trên là hình thành nhu cầu Tiếng Việt cho học sinh DTTS. Tuy nhiên, đối với học sinh DTTS, tiếng mẹ đẻ đã có chiều sâu nhất định, do vậy không thể hạn chế, cưỡng ép, xóa bỏ thói quen sử dụng tiếng mẹ đẻ trong học tập.
Quan trọng là hình thành cho học sinh một cách nhìn mới về giá trị của ngôn ngữ công cụ và ngôn ngữ mẹ đẻ. Việc hạn chế, cưỡng ép học sinh bỏ thói quen sử dụng ti

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_ky_luat_tich_cuc_doi_voi_hoc.docx