Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục học sinh cá biệt trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm THCS
Sự nghiệp giáo dục đào tạo hiện đang được toàn Đảng toàn dân quan tâm. Vai trò của người giáo viên trong nhà trường gắn liền với hai nhiệm vụ: Vừa giảng dạy vừa làm công tác giáo dục. Mục đích là đào tạo ra những học sinh vừa có kiến thức văn hóa, vừa có nhân cách làm người. Gần đây, trên các phương tiện thông tin báo chí, truyền hình đã lên tiếng khá nhiều về tình hình học sinh cá biệt ( HSCB). Vấn dề này đã trở thành mối quan ngại của dư luận, nhất là với gia đình và nhà trường. HSCB, trường nào cũng có. HSCB không nhiều, song lại là “lực cản” rất lớn, thậm chí là thế lực “đen” đe dọa, khống chế những nhân tố tích cực dám đấu tranh bảo vệ lẽ phải ở trong lớp, trong trường. Giáo dục là khoa học nhưng cũng là nghệ thuật. Trước những vụ bạo lực học đường liên tiếp xảy ra gần đây đặt giáo viên và các nhà quản lý giáo dục trước thực tế: làm thế nào để cảm hóa và giáo dục học sinh cá biệt có hiệu quả là một vấn đề khá nan giải, phức tạp và hết sức nhạy cảm. Công việc này đã và đang trở thành một thách thức lớn với toàn xã hội nói chung và đặc biệt là ngành giáo dục nói riêng, trong đó chủ yếu là nhiệm vụ của các nhà trường.
Vậy, làm sao để giáo dục học sinh cá biệt có hiệu quả?
Với mong muốn góp phần vào việc luận giải những vấn đề nói trên, tôi chọn đề tài: “ Giáo dục học sinh cá biệt trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm THCS ”, vấn đề mà chắc hẳn không chỉ riêng tôi, mà rất nhiều đồng nghiệp khác quan tâm suy nghĩ là làm sao học sinh của mình trở thành những con người tốt có ích cho xã hội.
Cho nên giáo viên chủ nhiệm phải có phương pháp chủ nhiệm như thế nào để có hiệu quả cao nhất. Công tác chủ nhiệm của một giáo viên thành công đồng nghĩa với việc giúp các em hoàn thiện mình hơn, xây dựng được tập thể lớp vững mạnh, đưa nhà trường ngày càng tiến lên. Vì vậy, để góp phần cùng với Nhà trường trong công tác giáo dục học sinh tốt hơn nữa, công tác chủ nhiệm ở trường THCS, tôi xin mạnh dạn trình bày một số suy nghĩ được rút ra từ thực tế làm công tác chủ nhiệm của mình.
MỤC LỤC I.Sơ lược lí lịch tác giả Trang 2 II.Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị Trang 2 III.Mục đích, yêu cầu của sáng kiến Trang 3 1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến Trang 3 2. Sự cần thiết để áp dụng sáng kiến Trang 5 3. Nội dung sáng kiến Trang 5 - Thời gian thực hiện Trang 5 - Biện pháp thực hiện Trang 6 - Tiến trình thực hiện Trang 6 IV. Hiệu quả đạt được Trang 25 V.Mức độ ảnh hưởng Trang 26 VI. Kết luận................................ Trang 27 Tài liệu tham khảo.... Trang 28 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG THCS . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ., ngày 28 tháng 11 năm 2018. BÁO CÁO Kết quả thực hiện sáng kiến I- Sơ lược lý lịch tác giả: - Họ và tên: .. - Ngày tháng năm sinh: . - Nơi thường trú: - Đơn vị công tác: THCS - Chức vụ hiện nay: Giáo viên - Lĩnh vực công tác: Giảng dạy II. Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị: * Thuận lợi: - Được sự quan tâm của Phòng Giáo dục huyện, chính quyền các cấp đã quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động dạy và học của trường chúng tôi đạt hiệu quả cao nhất. - Trang bị đầy đủ phòng chức năng, đồ dùng dạy học từ đó tạo hứng thú cho GV và học sinh trong giảng dạy cũng như trong học tập. - Cảnh quan nhà trường thoáng mát, sạch đẹp cho các em vui học. - BGH có sự đầu tư lựa chọn, phân công giáo viên làm công tác chủ nhiệm trong điều kiện lực lượng giáo viên hiện có. - Đa số giáo viên có nhiều cố gắng trong công tác, quan tâm khá sâu sát với HS lớp chủ nhiệm, thực hiện khá tốt sổ sách quản lý lớp góp phần quan trọng vào việc xây dựng nề nếp giáo dục học sinh. * Khó khăn: - Việc phối hợp của Đoàn – Đội với GVCN chưa đồng bộ, chưa điều tay. - Dù có cố gắng liên hệ gia đình học sinh và phối hợp với địa phương nhưng hiệu quả vận động học sinh trở lại lớp chưa cao. - Nề nếp tự quản trong học sinh dù được quan tâm xây dựng nhưng đạt hiệu quả chưa cao ở nhiều lớp. Vai trò của cán bộ lớp chưa được phát huy đúng mức. - Một số giáo viên chưa thực sự gắn bó, quan tâm sâu sát với học sinh lớp chủ nhiệm nên việc nắm bắt, giải quyết một số biểu hiện của học sinh chưa kịp thời ít hiệu quả. - Tên sáng kiến: “GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT TRONG GIỜ SINH HOẠT CHỦ NHIỆM THCS” - Lĩnh vực: công tác chủ nhiệm . III. Mục đích yêu cầu của đề tài, sáng kiến: 1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến: Sự nghiệp giáo dục đào tạo hiện đang được toàn Đảng toàn dân quan tâm. Vai trò của người giáo viên trong nhà trường gắn liền với hai nhiệm vụ: Vừa giảng dạy vừa làm công tác giáo dục. Mục đích là đào tạo ra những học sinh vừa có kiến thức văn hóa, vừa có nhân cách làm người. Gần đây, trên các phương tiện thông tin báo chí, truyền hình đã lên tiếng khá nhiều về tình hình học sinh cá biệt ( HSCB). Vấn dề này đã trở thành mối quan ngại của dư luận, nhất là với gia đình và nhà trường. HSCB, trường nào cũng có. HSCB không nhiều, song lại là “lực cản” rất lớn, thậm chí là thế lực “đen” đe dọa, khống chế những nhân tố tích cực dám đấu tranh bảo vệ lẽ phải ở trong lớp, trong trường. Giáo dục là khoa học nhưng cũng là nghệ thuật. Trước những vụ bạo lực học đường liên tiếp xảy ra gần đây đặt giáo viên và các nhà quản lý giáo dục trước thực tế: làm thế nào để cảm hóa và giáo dục học sinh cá biệt có hiệu quả là một vấn đề khá nan giải, phức tạp và hết sức nhạy cảm. Công việc này đã và đang trở thành một thách thức lớn với toàn xã hội nói chung và đặc biệt là ngành giáo dục nói riêng, trong đó chủ yếu là nhiệm vụ của các nhà trường. Vậy, làm sao để giáo dục học sinh cá biệt có hiệu quả? Với mong muốn góp phần vào việc luận giải những vấn đề nói trên, tôi chọn đề tài: “ Giáo dục học sinh cá biệt trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm THCS ”, vấn đề mà chắc hẳn không chỉ riêng tôi, mà rất nhiều đồng nghiệp khác quan tâm suy nghĩ là làm sao học sinh của mình trở thành những con người tốt có ích cho xã hội. Cho nên giáo viên chủ nhiệm phải có phương pháp chủ nhiệm như thế nào để có hiệu quả cao nhất. Công tác chủ nhiệm của một giáo viên thành công đồng nghĩa với việc giúp các em hoàn thiện mình hơn, xây dựng được tập thể lớp vững mạnh, đưa nhà trường ngày càng tiến lên. Vì vậy, để góp phần cùng với Nhà trường trong công tác giáo dục học sinh tốt hơn nữa, công tác chủ nhiệm ở trường THCS, tôi xin mạnh dạn trình bày một số suy nghĩ được rút ra từ thực tế làm công tác chủ nhiệm của mình. Đặc biệt Trường THCS mà hiện nay tôi công tác đang xây dựng trường chuẩn quốc gia, một trong những tiêu chí đảm bảo để đạt trường chuẩn và giữ vững trường đạt chuẩn là hạn chế học sinh bỏ học dưới 1%, học lực yếu kém dưới 5%, và không xảy ra bất cứ một tệ nạn, và vi phạm pháp luật của học sinh, một trong những nguyên nhân có thể ảnh hưởng đến các tiêu chí trên đó là do học sinh cá biệt gây nên. Vậy tôi tìm tòi học hỏi ở đồng nghiệp, tham khảo phương pháp giáo dục trên các tạp chí giáo dục, trên truyền hình, trong sách, vận dụng vào quá trình công tác chủ nhiệm lớp bản thân tôi cũng rút ra được một vài kinh nghiệm. Vì vậy bản thân tôi đề xuất một số biện pháp để giáo dục học sinh cá biệt ở các trường THCS nói chung và trường THCS tôi đang công tác nói riêng, mong tìm ra những giải pháp để tháo gỡ vấn nạn học sinh cá biệt trong trường học. Tất cả những gì tôi tìm tòi và áp dụng thành công sẽ được tôi trình bày trong “Giáo dục học sinh cá biệt trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm THCS” ở một số học sinh lớp 8a1 của năm học 2017-2018 trường THCS tôi đang công tác. Cụ thể những em học sinh cá biệt sau: STT Họ tên Lớp Ghi chú 1 Tô Thanh Phú 8a1 2 Ngô Hữu Phước 8a1 3 Nguyễn Trường Hải 8a1 4 Trần Ngọc Dư 8a1 5 Nguyễn Ngọc Kha 8a1 2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến : Nhằm giúp đỡ học sinh cá biệt có những nhận thức đúng đắn trong học tập, từ đó suy nghĩ đúng đắn hơn, hòa nhập hơn với bạn bè và đem lại kết quả học tập tốt hơn. Giúp học sinh cá biệt có nhận thức đúng đắn hơn trong suy nghĩ và hành vi, thái độ của mình đối với những người xung quanh. Góp phần giảm bớt tình hình học sinh cá biệt ở trường THCS tôi đang công tác nói riêng và các trường THCS nói chung. 3. Nội dung sáng kiến: * Thời gian thực hiện: Để thực hiện được đề tài này bản thân tôi đã nghiên cứu một số đối tượng học sinh lớp chủ nhiệm 8a1 của trường THCS tôi đang công tác. Thời gian nghiên cứu: Từ năm học 2017 – 2018 đến hết năm học. * Biện pháp thực hiện: - Phương pháp phân loại học sinh. - Phương pháp phân tích đối tượng học sinh. - Phương pháp tìm hiểu hoàn cảnh đối tượng học sinh. - Phương pháp giáo dục, cảm hóa học sinh. * Tiến trình thực hiện: 3.1. Cơ sở lý luận: - Thuật ngữ thường dùng của nhà trường, thầy cô giáo khi nói về những học sinh chưa ngoan như: Gây gỗ, đánh nhau, bỏ giờ trốn học, không nghiêm túc trong học tập và có thái độ vô lễ với thầy cô giáo..., không chấp hành nội quy của trường, lớp, xa hơn nữa là vi phạm pháp luật là học sinh cá biệt. Tâm lý của học sinh cá biệt ở lứa tuổi thanh thiếu niên, dễ bị lôi cuốn, dễ bị tiêm nhiễm những thói hư tật xấu dẫn đến tình trạng bỏ học giữa chừng và có nguy cơ phạm tội là nỗi day dứt, trăn trở của nhà trường, gia đình và xã hội. Qua theo dõi và phát hiện trong những năm gần đây, học sinh cá biệt có hiện tượng gia tăng ở nhiều cấp độ khác nhau, nó để lại những hậu quả như những sự việc xảy ra ở các trường THPT là trò đánh lại thầy, học sinh đánh nhau xé quần áo giữa đường, cướp của rồi giết người, học sinh cá biệt mang dao đến trường học rồi khi xảy ra mâu thuẫn dẫn đến giết người, những hành vi đó của thanh thiếu niên học sinh đang tác động trực tiếp đến học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường. Học sinh cá biệt ở lớp 6,7 có nhưng chưa bộc phát, đến lớp 8, 9 thì có những biểu hiện và thái độ thiếu nghiêm túc trong học tập, sinh hoạt, nếu chúng ta là những người trực tiếp làm công tác giáo dục mà không uốn nắn kịp thời thì các em sẽ trở thành học sinh cá biệt. Học sinh cá biệt đều ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách và năng lực học tập của các em. Hệ quả của việc tồn tại học sinh cá biệt là chính bản thân các em trở nên hư hỏng, mất phương hướng và gây ra những vụ việc đau lòng cho gia đình, nhà trường và xã hội. Nếu chúng ta không giáo dục, uốn nắn kịp thời thì các em từ vi phạm nhỏ có thể dẫn đến những việc làm không ý thức rồi bỏ học và có nguy cơ phạm tội. 3.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu: a. Thuận lợi, khó khăn: * Thuận lợi: Khi thực hiện đề tài này bản thân tôi là một giáo viên chủ nhiệm và đứng lớp nhiều năm, là người tiếp xúc trực tiếp với các em học sinh, do đó việc tìm hiểu tâm sinh lý của các em cũng dễ dàng hơn, đặc biệt với tư cách là giáo viên chủ nhiệm lớp của các em, và là giáo viên bộ môn dạy khối 7,8 thì việc nắm bắt thông tin về hoàn cảnh gia đình cũng như tâm sinh lý của các em cũng thuận tiện hơn, từ đó có những biện pháp thích hợp để uốn nắn kịp thời. Đây cũng là một trong những điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thiện đề tài này. * Khó khăn: Khi thực hiện đề tài này còn vấp phải khó khăn đó là đối tượng học sinh đã gọi là cá biệt thì tâm sinh lý của các em ở lứa tuổi này có sự khác biệt, một số em còn sống nội tâm, có những khúc mắc trong cuộc sống gia đình cũng như một số vấn đề tế nhị các em không muốn tâm sự cũng như chia sẻ đặc biệt là đối với thầy cô giáo, các em chưa cởi mở thực sự do đó để tìm hiểu các em cũng khó khăn, từ đó việc đưa ra các biện pháp thích hợp đối với các em còn chưa xác thực. Qua việc tìm hiểu thêm một số đối tượng học sinh cá biệt ở lớp 8a1 thì các em còn ngần ngại chưa thổ lộ hết những suy nghĩ cũng như hoàn cảnh cụ thể của gia đình, các em chưa có thái độ hợp tác với thầy cô giáo, đó cũng là những khó khăn cho bản thân tôi. b. Các nguyên nhân, yếu tố tác động: - Thành công đề tài này còn nhờ có sự góp ý, đóng góp của đồng nghiệp, của chuyên môn và BGH nhà trường đã hổ trợ trong công tác nghiên cứu, tìm hiểu đối tượng cũng như hoàn cảnh từng học sinh. - Thành công là do ý thức tiếp thu của các đối tượng học sinh cá biệt, các em đã tiếp thu, lĩnh hội những gì thầy cô dạy bảo, từ đó thay đổi cách nghĩ cũng như thái độ của mình đối với việc học tập và thái độ ứng xử với thầy cô, bạn bè. c. Phân tích, đánh giá các vấn đề mà thực trạng đặt ra: Có rất nhiều yếu tố làm cho học sinh trở thành học sinh cá biệt nhưng ở đây chỉ nêu một số nguyên nhân tác động trực tiếp đến học sinh làm học sinh nảy sinh những tư tưởng không lành mạnh ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách và hạn chế năng lực học tập của các em. * Ảnh hưởng của sự phát triển xã hội theo cơ chế thị trường: Xã hội phát triển là một điều đáng mừng nhưng khi phát triển theo cơ chế thị trường nó kéo theo một số bộ phận không lành mạnh khác như dịch vụ giải trí không lành mạnh, phim ảnh bạo lực, tình cảm đôi lứa. Hiện nay do sự quản lý không chặt chẽ của một số cơ quan chức năng nên các dịch vụ như internet, bida, karaoke, ... được tổ chức kinh doanh gần các trường học đã lôi kéo các em học sinh vào các trò chơi vô bổ dẫn đến việc bỏ giờ, cúp tiết học và những vi phạm khác. Đồng thời một số kênh truyền hình, các trang mạng xã hội (facebook) chiếu những bộ phim chứa những hình ảnh bạo lực làm các em cũng dễ dàng bắt chước, ... Trường THCS mà tôi đang công tác nằm trên địa bàn xã, nhưng học sinh lại thuộc nhiều địa bàn lân cận nên đa số gia đình các em có điều kiện kinh tế khó khăn, phải đi học xa, bố mẹ đi làm ít quan tâm, khó theo dõi, một số nhỏ học sinh lại học đòi cách sống một số bạn khá giả, chơi bời, có khi hết tiền nảy sinh hành vi trộm cắp. Nhất là vấn nạn HS nghiện game online. Hình ảnh học sinh chơi games trước và sau giờ học * Ảnh hưởng của sự giáo dục gia đình: - Ngoài thời gian học tập ở trường khoảng 4 đến 5 giờ trên một ngày thì đa số các em sinh hoạt tại gia đình, nếu gia đình không quản lý tốt được thời gian cũng như cách giáo dục các em, không tạo điều kiện cho các em học tập thì việc học của các em sẽ không đến nơi đến chốn, chất lượng học tập bị ảnh hưởng, các em học thua sút bạn bè dẫn đến việc chán nản và bỏ học. - Từ những khó khăn về đời sông kinh tế, cha mẹ phải lao động vất vả, không quan tâm đến việc học tập của con em phó mặc cho nhà trường, một số gia đình còn bắt con phải lao động do đó các em không có thời gian học tập ở nhà, khi đến lớp các em tiếp thu bài mới một cách khó khăn, không làm được bài kiểm tra, lo lắng sợ sệt khi thầy cô giáo kiểm tra bài cũ từ đó thua sút bạn bè và dẫn đến tâm lí chán học, bỏ giờ trốn tiết.. - Nhiều gia đình bố mẹ đi làm ăn xa để con cái cho ông bà chăm sóc hoặc là anh chị em tự chăm sóc lẫn nhau, một số học sinh chưa tự giác và thiếu sự quản lí chặt chẽ của người lớn nên nảy sinh những tư tưởng không lành mạnh, từ đó ham chơi mà trốn học, bỏ học. - Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi rất nhạy cảm, những cuộc cãi vã của cha mẹ, sự to tiếng bạo lực của người cha làm các em bị ảnh hưởng, từ đó nảy sinh những việc làm không lành mạnh, thích đánh nhau để giải tỏa tâm lí, bị ức chế, bỏ nhà đi chơi và không thiết tha đến việc học, từ đó dẫn đến sa sút và chán học. * Ảnh hưởng từ phía nhà trường: Nhà trường là ngôi nhà thứ hai của các em, nơi để phụ huynh gởi gắm niềm tin vào việc giáo dục con em của họ, từ đây các em được học tập, được hiểu biết, được lớn lên về mọi mặt. Nhưng còn đâu đó những thầy cô giáo chưa nhiệt tình, chưa thật sự yêu nghề và tâm huyết, chưa nhiệt tình với các em, chưa có cách ứng xử phù hợp, đối xử thiếu công bằng giữa các học sinh, ngại khó khi giáo dục và dạy những học sinh lười, cáu giận, ... gây khoảng cách giữa thầy và trò chính vì vậy dẫn đến một số học sinh chống đối, phản biện, bỏ học, ... * Ảnh hưởng trực tiếp bản thân các em: Học sinh cá biệt thường gặp phần lớn là những em có năng lực học tập yếu kém, điều đó cũng hoàn toàn dễ hiểu bởi nhận thức của các em kém thì làm sao có hành động tốt được. Việc hạn chế trong tiếp thu kiến thức của các em cũng dẫn đến sự lười biếng, chán nản, muốn phá phách, nhất là đối với học sinh nam. Xét ở một khía cạnh khác thì cũng có thể các em vì tự ái về sự chê cười của thầy cô và bè bạn, các em muốn chứng minh cho mọi người thấy rằng mình học không tốt nhưng mình có thể nổi trội hơn về mặt khác, hoặc các em muốn thầy cô chú ý mình hơn chẳng hạn, chính vì thế mà các em có những hành động vượt ra khỏi những quy định chung. Do đặc điểm tâm sinh lý của học sinh, lứa tuổi mà nhiều người cho rằng "Ăn chưa no, lo chưa đến", suy nghĩ còn non nớt, nhận thức chưa cao chính vì thế các em có những hành vi thiếu chuẩn xác là điều không thể tránh khỏi. Với môi trường giáo dục như vậy học sinh khó có thể trở thành con ngoan, trò giỏi nếu không có sự động viên kịp thời của bạn bè, nhà trường mà đặc biệt là thầy cô giáo. Hiện nay khi công nghệ thông tin ngày càng phát triển thì việc học sinh bị ảnh hưởng những thói hư tật xấu ngày càng nhanh và càng nhiều. Khắc phục tình trạng này thì giáo viên chủ nhiệm là người phải đi sâu tìm hiểu sự việc, gặp gỡ các em để các em trình bày và trao đổi những vướng mắc sau đó chúng ta nên trao đổi, giải thích những việc làm sai trái của các em để các em hiểu ra vấn đề, đồng thời kết hợp với gia đình các em để trao đổi, uốn nắn và giáo dục để các em tốt hơn. Hình ảnh học sinh đánh nhau sau giờ học Hình ảnh học sinh quay cóp trong giờ kiểm tra Hình ảnh học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học 3.3. Nội dung và hình thức của giải pháp: a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp: Để giáo dục học sinh cá biệt là cả một quá trình lâu dài chứ không phải ngày một ngày hai, đòi hỏi sự kiên trì, sáng tạo của người giáo viên chủ nhiệm. Mỗi trường hợp học sinh cá biệt giáo viên chủ nhiệm phải có cách giải quyết riêng, cụ thể đối với các em. Đối với học sinh cá biệt chúng ta có nên xử phạt hay không, có nên mắng các em trước tập thể hay không? Đó là câu hỏi tôi luôn đặt ra trong quá trình làm công tác chủ nhiệm. Ông bà ta có câu “Thương cho roi cho vọt. Ghét cho ngọt, cho bùi”, khi bàn về vấn đề giáo dục học sinh cá biệt nhiều người cho rằng cần phải xử phạt các em thật nghiêm. Tuy nhiên tôi cũng luôn đặt cho mình câu hỏi “ Có nên xử phạt học sinh cá biệt hay không”. Đây là vấn đề vô cùng khó cho công tác giáo dục trong giai đoạn hiện nay, xã hội, phim ảnh, những vụ học sinh tự tử trước sự xử phạt của thầy cô giáo dù đó chỉ là một bản kiểm điểm hay một câu nói của thầy cô đã ảnh hưởng khá nhiều đến học sinh. Với tôi học sinh vi phạm tất nhiên là phải xử lí, người giáo viên chủ nhiệm không thể làm ngơ trước những sai phạm của các em nhưng xử lí như thế nào cho hợp lí, thỏa đáng có tính giáo dục cao nhất. Vì vậy để giáo dục học sinh cá biệt tôi đã thực hiện một số biện pháp giáo dục học sinh theo cách của mình. b. Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp, biện pháp: Bước 1: Danh sách và phân loại học sinh cá biệt. STT Họ và tên Những biểu hiện Học lực năm trước Hạnh kiểm tháng 9 1 Tô Thanh Phú Hay nói chuyện trong giờ học, hay ăn quà vặt trong giờ học, học không chăm, bị nhiều điểm kém. 5,2 Khá 2 Ngô Hữu Phước Lười ghi bài trong giờ học môn Tin, ít thuộc bài cũ, thỉnh thoảng nghỉ học không lí do. 5,5 Khá 3 Nguyễn Trường Hải Hay bỏ học chơi game, lười ghi bài, không học bài và không soạn bài, thầy cô nhắc thì tỏ thái độ chống đối, yêu đương.. 5,3 TB 4 Trần Ngọc Dư Hay nói chuyện trong giờ học, không làm bài tập, khi thầy cô nhắc thì có biểu hiện vô lễ, không chịu nhận lỗi, thích làm người lớn, 5,8 Khá 5 Nguyễn Ngọc Kha Lười học bài cũ , không làm bài tập, không nghiêm túc trong thi cử, thầy cô nhắc nhỡ thì có biểu hiện vô lễ, đi học dùng môi son,. 5,9 Khá Bước 2: Tìm hiểu nguyên nhân học sinh trở thành học sinh các biệt: Sau khi đã phân loại học sinh cá biệt, biết em đó thuộc loại “cá biệt” nào thì giáo viên tìm hiểu nguyên nhân nào làm cho học sinh của mình trở thành cá biệt như vậy. Bản chất của một con người vốn rất tốt đẹp như Khổng Tử từng nói “ Nhân chi sơ tính bản thiện” Vậy thì ai, cái gì đã biến học sinh của mình trở thành cá biệt như vậy? Đó là công việc không hề đơn giản mà cần đến cái tâm của người làm nghề giáo, giáo viên chủ nhiệm phải điều tra tỉ mỉ, tìm gặp đến gia đình và nhiều người để tìm ra nguyên nhân sâu xa bên trong và có biện pháp hữu hiệu nhất. Việc giáo dục học sinh các biệt mỗi người có mỗi cách khác nhau nhưng theo tôi sự gần gũi, yêu thương, vỗ về các em là hữu hiệu nhất. Người giáo viên chủ nhiệm phải thật sự có tâm, nhẫn nại, tỉ mỉ, yêu thương học sinh và cần có một phương pháp đúng đắn, không vì sự hư hỏng của các em mà bỏ mặt các em được, hãy coi học sinh cá biệt như một sự thử thách mà chúng ta cần phải vượt qua, đừng coi đó là sự đen đủi khi chủ nhiệm lớp có học sinh cá biệt. Muốn thành công được thì giáo viên phải có tâm huyết yêu nghề, yêu học trò, giáo dục các em từ học sinh cá biệt thành những con ngoan, trò giỏi, đó là thành tích cao nhất của mình . Hầu hết học sinh cá biệt không ý thức được nhiệm vụ học tập của mình, không ý thức được vai trò của việc học tập đối với cuộc đời mình mà chỉ đi học để vừa lòng cha mẹ, thầy cô, để được gặp bạn bè, để tránh việc nhà, các em học cho có chứ chẳng có ý thức học để làm gì, có tác dụng như thế nào cho cuộc sống sau này của mình. Vì vậy giáo viên chủ nhiệm phải chỉ ra cho các em thấy tác dụng của việc học bằng những ví dụ cụ thể những tấm gương gần gũi với các em về sự thành công và thất bại trong cuộc sống do sự học mang lại, đặc biệt là hướng nghiệp cho các em. - Đa số học sinh cá biệt cần một điểm tựa tinh thần tin cậy để được chia sẻ tâm sự, để được bộc bạch những khó khăn, những nỗi niềm riêng tư thầm kín, thầy cô trở thành người bạn của các em. Tìm cách cho các em thể hiện cái tôi cá nhân của mình trước tập thể, không thẳng tay trừng trị các em, đừng làm mất đi điểm tựa cuối cùng của các em. Hãy nhìn các em bằng sự bao dung của người cha, sự nhân từ người mẹ, sự gần gũi, cảm thông của người anh chị, sự thân thiết của một người bạn. - Thầy cô hãy nhẹ nhàng phân tích ưu khuyết điểm, những đúng sai trong nhận thức và hành động của các em, cố gắng giúp các
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_hoc_sinh_ca_biet_trong_gio_si.doc