Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục đạo đức, kĩ năng sống trong môn Ngữ Văn
Đổi mới giáo dục hiện nay với mục tiêu : “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”, mỗi giáo viên cần đổi mới phương pháp dạy học để giáo dục học sinh một cách toàn diện.
Môn Ngữ văn là môn học có nhiều giá trị nhân văn như yêu con người, yêu quê hương, đất nước Vì vậy, đây là môn học giúp học sinh hình thành và phát triển ở học sinh năng lực sử dụng tiếng Việt, có những hiểu biết về xã hội, văn hóa, văn học, lịch sử, đời sống nội tâm con người mà còn giúp các em bồi dưỡng năng lực tư duy, làm giàu cảm xúc, thẩm mĩ và định hướng thị hiếu để hoàn thiện nhân cách. Như vậy, môn Ngữ văn không chỉ giáo dục tình cảm tốt đẹp mà còn giáo dục kĩ năng sống cần thiết để tạo điều kiện giúp học sinh nâng cao năng lực lĩnh hội trong học tập, hình thành thái độ, hành vi, có động lực tìm hiểu, cân nhắc, lựa chọn và có quyết định đúng đắn để giải quyết mọi vấn đề.
PHÒNG GD VÀ ĐT THOẠI SƠN TRƯỜNG THCS.. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc , ngày tháng năm 20...... BÁO CÁO Kết quả thực hiện sáng kiến I- Sơ lược lý lịch tác giả: - Họ và tên: . Nam, nữ: .. - Ngày tháng năm sinh: .. - Nơi thường trú: .. - Đơn vị công tác: ... - Chức vụ hiện nay: .. - Trình độ chuyên môn: . - Lĩnh vực công tác:.. II- Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị: 2.1. Thuận lợi: Đổi mới giáo dục hiện nay với mục tiêu : “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”, mỗi giáo viên cần đổi mới phương pháp dạy học để giáo dục học sinh một cách toàn diện. Môn Ngữ văn là môn học có nhiều giá trị nhân văn như yêu con người, yêu quê hương, đất nướcVì vậy, đây là môn học giúp học sinh hình thành và phát triển ở học sinh năng lực sử dụng tiếng Việt, có những hiểu biết về xã hội, văn hóa, văn học, lịch sử, đời sống nội tâm con người mà còn giúp các em bồi dưỡng năng lực tư duy, làm giàu cảm xúc, thẩm mĩ và định hướng thị hiếu để hoàn thiện nhân cách. Như vậy, môn Ngữ văn không chỉ giáo dục tình cảm tốt đẹp mà còn giáo dục kĩ năng sống cần thiết để tạo điều kiện giúp học sinh nâng cao năng lực lĩnh hội trong học tập, hình thành thái độ, hành vi, có động lực tìm hiểu, cân nhắc, lựa chọn và có quyết định đúng đắn để giải quyết mọi vấn đề. Mỗi giáo viên cần thấy được vai trò và tầm quan trọng giáo dục đạo đức, kĩ năng sống trong môn Ngữ văn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, nhằm hình thành nhân cách và phẩm chất tốt đẹp cho học sinh. 2.2. Khó khăn Ở lứa tuổi học sinh THCS có sự phát triển mạnh mẽ, thiếu cân đối về mặt tâm sinh lí, sự biến đổi của cơ thể, sự tự ý thức, các kiểu quan hệ với người lớn, bạn bè, hoạt động học tập Đây là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động.Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực có, tiêu cực cũng có. Nếu không được giáo dục đạo đức, kĩ năng sống, các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, vào lối sống ích kỉ, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc nhân cách. Hoc sinh thuộc gia đình lao động, có nhiều phụ huynh đi làm xa để các em lại ở với bà, với cậu mợ không được giáo dục chu đáo. Nhiều học sinh học yếu, chưa ngoan, ham chơi điện tử, chưa tự giác trong học tập. Vài em có hành vi đạo đức không tốt, nhà trường không thể kết hợp với gia đình để giáo dục. Một số phụ huynh xem nhẹ việc học còn phó mặc cho nhà trường nên giáo viên gặp khó trong việc giáo dục các em. Vì vậy, tôi cũng như bao đồng nghiệp khác luôn trăn trở làm sao để giáo dục có hiệu quả khi lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức và kĩ năng sống vào trong phân môn mình được phân công giảng dạy. Đây là lý do khi tôi chọn đề tài này. - Tên sáng kiến: GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, KĨ NĂNG SỐNG TRONG MÔN NGỮ VĂN - Lĩnh vực: Giảng dạy Ngữ văn III. Mục đích yêu cầu của đề tài, sáng kiến: 1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến Giáo viên luôn có tâm huyết với nghề, tận tụy, hết lòng vì học sinh nhưng kết quả giáo dục vẫn chưa cao. Vì ngoài những học sinh có đạo đức tốt, biết nghe lời cha mẹ, thầy cô, nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của lớp, nội quy của trường, biết sống tốt và sống đẹp. Một số bộ phận không ít học sinh có biểu hiện chán nản, không thích học, thường xuyên gây mất trật tự trong lớp, nói tục, vô lễ với thầy cô, nói dối thầy cô và bạn bè, giao lưu với đối tượng xấu bên ngoài, đánh nhau. Nguyên nhân tiêu cực: - Khách quan: + Do sự bất ổn của gia đình, cha mẹ đi làm ăn xa các em phải ở với nội, ngoại thiếu sự quan tâm và quản lý các em. + Cha mẹ giàu có, nuông chiều cho tiền nhiều, thiếu sự kiểm tra và giáo dục. - Chủ quan: + Ý thức đạo đức của học sinh chưa cao, kĩ năng vận dụng chuẩn mực đạo đức còn thấp, chưa phân định được ranh giới giữa cái xấu và cái tốt. + Khả năng tự chủ chưa cao, khi vi phạm đạo đức sửa chữa chậm hoặc không chịu sửa chữa. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để tất cả học sinh luôn chấp hành tốt nội quy của nhà trường, tích cực, tự giác trong học tập và tham gia các hoạt động do trường tổ chức. Qua nhiều năm đứng lớp, quan sát và đúc kết kinh nghiệm, kiến thức từ thực tiễn, từ sách báo và bạn bè đồng nghiệp để góp phần giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh phù hợp với đặc điểm trường Trung học cơ sở thông qua giờ học Ngữ văn tôi tiến hành khảo sát thực nghiệm hai lớp mà tôi đã dạy. Đầu năm học 2017 – 2018, tôi được Ban giám hiệu phân công dạy môn Ngữ văn 7. Do các em sống ở nông thôn, vài em có hoàn cảnh sống khó khăn do cha, mẹ đi làm xa ít thời gian quan tâm các em, chưa có ý thức học tập còn ham chơi. Thực tế học sinh còn những hạn chế về kĩ năng giao tiếp, ứng xử sau: - Chưa mạnh dạn thể hiện kĩ năng của bản thân. - Ngại nói, ngại bộc lộ chia sẻ. - Kĩ năng phản hồi ý kiến còn hạn chế. * Kết quả đầu năm học sinh như sau: Học sinh Hạnh kiểm tốt Hạnh kiểm khá Hạnh kiểm trung bình Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 34 10 29.4% 14 41.2% 10 29.4% 2/ Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến: Thực tế hiện nay, có một bộ phận học sinh trong trường thiếu hụt hiểu biết về môi trường xung quanh, lúng túng khi ứng xử trong cuộc sống. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến những bất cập trong hành vi, lối sống đạo đức cư xử chưa phù hợp một số em học sinh. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài về giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh đã giúp cho giáo viên sự quan tâm đúng mực trong việc giáo dục học sinh trong môi trường giáo dục thấy được nhiệm vụ quan trọng của việc dạy chữ đi đôi việc dạy người nhằm giáo dục các em phát triển toàn diện cả tài lẫn đức. Vì thế lồng ghép giáo dục đạo đức, kĩ năng sống trong môn Ngữ văn nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức, thái độ, kĩ năng phù hợp. Trên cơ sở đó hình thành cho các em những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực, loại bỏ hành vi và thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, tình huống và hoạt động hằng ngày như: - Bồi dưỡng cho học sinh các giá trị tốt đẹp trong các tác phẩm văn học - Giúp học sinh mạnh dạn phát biểu, thảo luận và chia sẻ trong giờ học. Từ đó, các em ý thức được giá trị của bản thân trong mối quan hệ xã hội, có hành vi và thói quen ứng xử có văn hóa. - Những biện pháp giáo dục kĩ năng ứng xử tốt của học sinh với môi trường xung quanh, tự chủ, độc lập, tự tin khi giải quyết những vấn đề trong thực tiễn. 3/ Nội dung sáng kiến : 3.1. Giáo dục những giá trị tốt đẹp trong các tác phẩm văn học Để xây dựng nhân cách cho học sinh, người thầy cần phải tôn trọng nhân cách các em đồng thời đề ra yêu cầu ngày càng cao đối với học sinh.Tôn trọng học sinh, thể hiện lòng tin đối với học sinh là một yếu tố tinh thần có sức mạnh động viên học sinh không ngừng vươn lên rèn luyện hành vi đạo đức. Khi học sinh tiến bộ về đạo đức cần kịp thời rèn luyện thêm các kĩ năng sống giao tiếp với bạn bè, môi trường xung quanh. Giúp HS ý thức được giá trị của bản thân trong mối quan hệ xã hội, giúp HS hiểu biết về thể chất, tinh thần của bản thân mình, có hành vi, thói quen ứng xử có văn hóa, hiểu biết và chấp hành pháp luậtTuy nhiên, giáo dục kĩ năng sống để đạt hiệu quả đòi hỏi nhiều yếu tố chưa không chỉ từ bài giảng. Giáo viên phải nắm vững một số kĩ năng sống được lồng ghép trong môn Ngữ văn: Kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng thể hiện sự tự tin, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe tích cực, kĩ năng thể hiện sự cảm thông, kĩ năng tự giải quyết vấn đề, kĩ năng đảm nhận trách nhiệm... Do đặc điểm tâm lý của học sinh Trung học cơ sở là thích được khen, thích được thầy, bạn bè, cha mẹ biết đến những mặt tốt, những ưu điểm, những thành tích của mình. Nếu giáo dục đạo đức quá nhấn mạnh về khuyết điểm của học sinh, luôn nêu cái xấu, những cái chưa tốt trong đạo đức của các em thì sẽ đẩy các em vào tình trạng tiêu cực, chán nản, thiếu tự tin, thiếu sức vươn lên. Để thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi người thầy phải hết sức trân trọng những mặt tốt, những thành tích của học sinh dù chỉ là những thành tích nhỏ, dùng những gương tốt của học sinh trong trường và những tấm gương người tốt việc tốt khác để giáo dục các em. Ở học sinh lớp 7, đã xuất hiện một chuyển biến đáng kể về năng lực cảm thụ văn học. Sự đánh giá nhìn nhận của các em đã bắt đầu hình thành, các em gái đã bắt đầu tập làm thơ, viết nhật kí, tình cảm yêu đương. Tư chất cá nhân từng học sinh đã hình thành khá rõ nét, năng khiếu của các em bộc lộ rất dễ nhận ra. Với tập thể các em đã biết đoàn kết, bao che cho nhau kể cả những sai trái. Từ những đặc điểm tâm lí của học sinh người giáo viên phải đề ra cho mình những phương hướng cụ thể, ngoài công tác chủ nhiệm như thông qua giờ chào cờ, sinh hoạt lớp, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Đặc biệt thông qua các giờ học ngữ văn giáo viên lồng giáo dục đạo đức một cách khéo léo, linh hoạt để uốn nắn các em. Khi giáo dục đạo đức cho học sinh cần phải chú ý đến đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Trung học cơ sở là quá độ, phức tạp và nhiều mâu thuẫn để từ đó có hình thức, biện pháp thích hợp đến cá tính, giới tính của các em. Đối với từng em, học sinh gái, học sinh trai cần có những phương pháp giáo dục thích hợp, không nên đối xử sư phạm đồng loạt với mọi học sinh. Muốn vậy người thầy phải quan tâm sâu sắc học sinh, nắm chắc từng em, hiểu rõ cá tính để có những biện pháp giáo dục phù hợp. Trong công tác giáo dục đạo đức, người thầy cần phải có nhân cách mẫu mực và phải đảm bảo sự thống nhất giữa các ảnh hưởng giáo dục đối với học sinh. Kết quả công tác giáo dục đạo đức học sinh trong trường Trung học cơ sở phụ thuộc rất lớn vào nhân cách của thầy cô giáo. Lời dạy của thầy cô dù hay đến đâu, phương pháp sư phạm dù khéo léo đến đâu cũng không thay thế được những ảnh hưởng trực tiếp của nhân cách người thầy với học sinh. Lúc sinh thời Bác Hồ đã có lời dạy chúng ta về rèn luyện đạo đức cách mạng, đạo đức công dân: “ Giáo viên phải chú ý cả tài, cả đức, tài là văn hóa chuyên môn, đức là chính trị. Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải có đứcCho nên thầy giáo, cô giáo phải gương mẫu, nhất là đối với trẻ con”. ( trích các lời dạy của Bác về rèn luyện đạo đức cách mạng, đạo đức công dân). Trong giờ học Ngữ văn, giáo viên cần phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, phải tạo tâm lí thoải mái, nhẹ nhàng cho học sinh trên nhiều phương diện: giọng nói nhẹ nhàng, lượng kiến thức nhẹ nhàng, lượng câu hỏi vừa phải, học sinh có giây phút được lắng đọng trong cảm xúc của tác phẩm, được suy nghĩ về một vấn đề mà các em muốn tự mình khám pháhoạt động của giờ học phải diễn ra thật tự nhiên không hề gò ép, miễn cưỡng. Giáo viên phải làm sao khơi gợi hứng thú say mê, có nhu cầu khám phá cho học sinh. Nói như nhà văn Tạ Duy Anh thì “ bản chất của việc học văn là khám phá những bí mật về vẻ đẹp, khám phá những bí mật về con người, khám phá sự kì lạ của ngôn ngữ khi đó mỗi giờ học văn giống như một cuộc thám hiểm vào những miền đất mới luôn hứa hẹn vô số bất ngờ, thú vị”. Người thầy phải là người hướng các em đi đến những miền đất ấy. Giáo viên cần luôn đổi mới phương pháp dạy học hiện đại: phương pháp trải nghiệm, phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp kiến tạo, phương pháp dạy học ứng dụng công nghệ thông tinlồng vào bài dạy nhằm phát huy năng lực học tập và khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh. Khi dạy phương pháp giải quyết vấn đề: Giáo viên cần phát hiện và giải quyết vấn đề là PPDH trong đó GV tạo ra những tình huống có vấn đề, điều kiện học sinh phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo để giải quyết vấn đề, thông qua đó chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng và đạt được những mục đích học tập khác. Khi dạy học tình huống có vấn đề nhằm rèn luyện tư duy phê phán, tư duy sáng tạo của học sinh. Khi giáo viên dạy bài Lượm ( Ngữ văn 6- tập II ), đặt câu hỏi tình huống: Vì sao sự hi sinh của chú bé Lượm đã trở thành bất tử , sống mãi trong lòng mọi người ? Học sinh sẽ suy nghĩ trao đổi thảo luận với bạn bè để tìm ra vấn đề tốt nhất. Em bé đã hi sinh anh dũng trong nhiệm vụ liên lạc, lúc tuổi còn thiếu niên để lại hình ảnh đẹp trong lòng người đọc, hình ảnh em còn sống mãi với quê hương đất nước với tâm trí của tác giả. Thông qua tình huống có vấn đề trong bài học giúp học sinh khắc sâu kiến thức và phát huy được năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong thực tiễn cuộc sống. Dạy học trải nghiệm : Là những hoạt động giáo dục được tổ chức ngoài giờ học các môn văn hóa còn là hoạt động nối tiếp hoạt động dạy học trên lớp. Nó quan hệ chặt chẽ với hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục trong nhà trường, nhằm tạo môi trường cho người học gắn lí thuyết với thực hành, thống nhất giữa nhận thức và hành động, người học có cơ hội trải nghiệm hành vi ứng xử của mình. Đó là một cách học thông qua làm, với quan niệm việc học là quá trình tạo ra tri thức mới trên cơ sở trải nghiệm thực tế, dựa trên những đánh giá, phân tích trên những kinh nghiệm, kiến thức sẵn có. Học sinh tiếp thu kinh nghiệm qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo như sắm vai, diễn kịch một tình huống trong tác phẩm văn học.. giúp học sinh hào hứng, yêu thích môn học. Phương pháp học tập kiến tạo: Kiểu bài học có chức năng tích cực hóa người học vào quá trình học tập định hướng người học vào hoạt động tìm tòi, suy ngẫm, chủ động khai thác tiếp nhận đánh giá thông tin, xử lí các sự kiện và tình huống, tự giác với quá trình học tập của mình, lấy học sinh làm trung tâm, học tập qua vấn đề, học tập qua dự án, học tập qua trải nghiệm, học tập qua khám phá, học tập gợi mở, học tập theo nhóm. Trong đó, dạy học ứng dụng CNTT như tranh ảnh, video..với âm thanh, văn bản, biểu đồ được trình bày qua máy tính được soạn ra theo giáo án nhằm đạt hiệu quả tối đa phát huy tính tự giác, sáng tạo của học sinh trong học tập. Dạy học ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông: Công nghệ thông tin mở ra triển vọng lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học. Những phương pháp dạy học ( PPDH ) theo cách tiếp cận kiến tạo, PPDH theo dự án, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề càng có nhiều điều kiện để ứng dụng rộng rãi. Các hình thức dạy học nhóm, dạy học cá nhân cũng có đổi mới môi trường công nghệ thông tin và truyền thông. Chẳng hạn dạy học với máy tính, dạy học hình thức lớp học qua mạng, dạy học qua truyền hình nhằm phát triển năng lực sáng tạo của học sinh. Như vậy, việc dạy học lấy học sinh làm trung tâm sẽ giúp học sinh khắc sâu kiến thức phát huy khả năng tư duy sáng tạo. Khi dạy ứng dụng bài Cảnh khuya trong ( Ngữ văn 7- tập I ) sẽ cho học sinh thấy nhiều tranh ảnh về Bác, suối Lê-Nin, hang Pác Bó, khung cảnh ở chiến khu Việt Bắc giúp học sinh hiểu hơn về thơ Bác, tấm lòng yêu nước của Bác về cuộc chiến tranh gian khổ kiên cường của dân tộc ta. Dạy học tích hợp liên môn: Dạy học những nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học. Dạy học tích hợp chỉ là lồng ghép những nội dung giáo dục liên quan vào quá trình dạy học một môn học: lồng ghép giáo dục, đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền biên giới, Biển - Đảo . đảm bảo cho học sinh vận dụng kiến thức đó để giải quyết các vấn đề trong học tập, trong cuộc sống. Chủ đề tích hợp liên môn là những chủ đề có nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học, thể hiện sự ứng dụng của chúng trong cùng một hiện tượng, quá trình trong tự nhiên hay xã hội. Trong bài Sông núi nước Nam ( Ngữ văn 7- tập I ), giáo viên đặt câu hỏi tích hợp bảo vệ chủ quyền Biển- Đảo của đất nước. Câu nói khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước của Lý Thường Kiệt và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược. Giáo viên lồng ghép tích hợp qua môn giáo dục liên hệ trách nhiệm của thế hệ trẻ trong xây dựng và bảo vệ chủ quyền Biển - Đảo của đất nước. Đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, tôi là giáo viên dạy môn Ngữ văn luôn đổi mới các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực nhưng hiệu quả chưa cao. Kết hợp tốt các phương pháp dạy học truyền thống với các phương pháp dạy học tích cực. Xác định các phương pháp dạy học theo đặc thù bộ môn bên canh những phương pháp dạy học truyền thống cần chú ý các phương pháp dạy học tích cực như: phương pháp trực quan, phương pháp làm việc theo nhóm, phương pháp đóng vaiTăng cường sử dụng phương tiện dạy học và CNTT hợp lý hỗ trợ dạy học nhằm phát huy hiệu quả trong giảng dạy, giúp học sinh phát huy được năng lực học tập phù hợp phát triển toàn cầu hóa giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Giáo viên phải bồi dưỡng cho học sinh những tình cảm tốt đẹp như lòng thương người, yêu nước, giá trị nhân dân, giá trị nhân đạo, ghét những thói tầm thường, giả tạo mà tác phẩm đề cập, phản ánh. Qua đó hình thành cho học sinh những tình cảm tốt đẹp, ngoài ra còn giáo dục kĩ năng sống và hành vi ứng xử của con người, cảm thông, chia sẽ những cảnh đời bất hạnh trong xã hội phong kiến. - Qua các tác phẩm văn biểu cảm: Những câu ca dao-dân ca : + Những câu hát về tình cảm gia đình: Cho học sinh thấy được công ơn sinh thành của cha, mẹ, tình anh em ruột thịt qua lời ru nồng ấm của bà, của mẹ mặc dù đơn sơ nhưng ấm áp nghĩa tình. Ví dụ: Qua bài ca dao: Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông. Núi cao biển rộng mênh mông, Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Giáo viên nói thêm cho học sinh hiểu công lao to lớn trời biển cha, mẹ đối với con cái và bổn phận làm con đối với công lao to lớn ấy. ? Em làm gì để thể hiện lòng biết ơn với cha, mẹ, ông, bà..? Học sinh: Biết lễ phép, vâng lời, hiếu thảo, chăm ngoan, học tốt để cha mẹ vui. + Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước: Biết thêm các cảnh đẹp của quê hương, đất nước, lời hỏi đáp ngọt ngào, lời chào mời, nhắn nhủ. Từ đó khơi gợi lòng tự hào, yêu quê hương, đất nước. Qua bài ca dao: Đường vô xứ Huế quanh quanh, Non xanh nước biếc như tranh họa đồ. Ai vô xứ Huế thì vô. Giáo viên: Ca ngợi vẻ đẹp của xứ Huế như tranh họa đồ và lời mời du khách đến chơi xứ Huế. ? Tình yêu quê hương được thể hiện ra sao trong bài ca dao trên ? Học sinh: Tình yêu quê hương được thể hiện qua lời ca, tiếng hát ca ngợi vẻ đẹp của quê hương, em thêm yêu quí và tự hào quê hương. ? Để quê hương em càng giàu đẹp, em phải làm gì? HS: Em sẽ học tốt, bảo vệ và giữ gìn những nét đẹp và phong tục tập quán quê hương. + Qua bài ca dao những câu hát than thân và châm biếm. Cảm thông với nỗi vất vả, cơ cực của người nông dân, đặc biệt là thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Phê phán xã hội phong kiến bất công với số phận con người, những thói hư tật xấu của những hạng người và sự việc đáng cười. Bài ca dao: Thân em như trái bần trôi, Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu. Giáo viên: Bài ca dao nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến trôi nổi, vô định, sống lệ thuộc vào người khác không làm chủ được số phận. ? Qua bài ca dao than thân, cho em thấy được tinh thần gì mà tác giả muốn gửi gắm đến ? Học sinh: Tinh thần nhân đạo, cảm thông, chia sẽ với những người cảnh ngộ khó khăn, khổ cực. - Các tác phẩm thơ: Học sinh thấy được vẻ đẹp của quê hương, đất nước, con người, thiên nhiên. Từ đó thêm yêu quí, tự hào những tình cảm, những con người chí khí như Lý Thường Kiệt, Trần Quang Khải, Trần Nhân Tông, Nguyễn Trãi Cảm xúc trước nỗi buồn của người phụ nữ như Hồ Xuân Hương, bà Huyện Thanh Quan, tự hào về tình bạn đậm đà thắm thiết của Nguyễn
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_dao_duc_ki_nang_song_trong_mo.doc