Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học Tiết dạy minh họa
1. Kiến thức: Bóng rổ
- Ôn kĩ thuật tại chỗ ném rổ một tay trên vai.
- Bài tập phát triển thể lực.
- Một số điểm trong luật bóng rổ.
2. Kĩ năng:
- Biết cách thực hiện kĩ thuật cơ bản trong bóng rổ.
- Vận dụng một số điều luật cơ bản của môn Bóng rổ trong tập luyện và thi đấu
- Có tố chất thể lực chung và chuyên môn của môn Bóng rổ.
3.Kĩ năng sống cơ bản được giáo dục qua bài học:
- Có ý thức tự giác, tinh thần tập thể, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau tập luyện.
- Rèn luyện đức tính tự tin, tinh thần đồng đội, khả năng làm việc nhóm .
- Hình thành các thói quen khi luyện tập TDTT hoặc các hoạt động vận động nặng.
-Thể hiện khả năng, sự yêu thích môn Bóng rổ trong vui chơi, sinh hoạt, học tập và thi đấu.
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BÀ RỊA - VŨNG TÀU TRƯỜNG THPT TRẦN NGUYÊN HÃN « CHUYÊN ĐỀ ĐỔI MỚI PPDH GIÁO ÁNTIẾT DẠY MINH HỌA Giáo viên: Bùi Thị Hường VŨNG TÀU, THÁNG 11/2018 BÀI GIẢNG MINH HỌA THỂ THAO TỰ CHỌN - BÓNG RỔ ( tiết 4/10tiết) I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Bóng rổ - Ôn kĩ thuật tại chỗ ném rổ một tay trên vai. - Bài tập phát triển thể lực. - Một số điểm trong luật bóng rổ. 2. Kĩ năng: - Biết cách thực hiện kĩ thuật cơ bản trong bóng rổ. - Vận dụng một số điều luật cơ bản của môn Bóng rổ trong tập luyện và thi đấu - Có tố chất thể lực chung và chuyên môn của môn Bóng rổ. 3.Kĩ năng sống cơ bản được giáo dục qua bài học: - Có ý thức tự giác, tinh thần tập thể, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau tập luyện. - Rèn luyện đức tính tự tin, tinh thần đồng đội, khả năng làm việc nhóm.. - Hình thành các thói quen khi luyện tập TDTT hoặc các hoạt động vận động nặng. -Thể hiện khả năng, sự yêu thích môn Bóng rổ trong vui chơi, sinh hoạt, học tập và thi đấu. 4. Thái độ, hành vi: Học sinh nghiêm túc, tích cực, niềm đam mê. 5. Những năng lực cần phát triển Nội dung trọng tâm bài học Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Ôn tập kỹ thuật tại chỗ ném bóng bằng một tay trên vai. Biết đó là kĩ thuật ném rổ bằng một tay trên vai Thực hiện được cách đặt bóng, cách hạ trọng tâm, di chuyển của tay để ném rổ. Thực hiện được đúng hoàn toàn kĩ thuật, biết phối hợp được lực toàn thân để tác dụng vào bóng. Ném bóng vào rổ với tỉ lệ trên 40%. II. Địa điểm, phương tiện. - Địa điểm: Sân bóng rổ trường THPT Trần Nguyên Hãn. - Phương tiện: còi, đồng hồ, giáo án, 20 quả bóng rổ, bảng phụ, bảng gắn tranh ảnh minh họa. III. Tiến trình dạy học Thời gian Nội dung kiến thức Kiến thức, kỹ năng, thái độ Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 10 ’ I. Hoạt động 1: Khởi động. - Nhận lớp: phổ biến nội dung bài học. - Sôi động cùng hát: con cào cào - Khởi động chung (kèm nhạc): Bài thể dục buổi sáng, xoay các khớp - Khởi động chuyên môn (kèm nhạc): + Các động tác làm dẻo với bóng + Dẫn bóng + Di chuyển chuyền bóng ngang ngực. Kiến thức: nắm được nội dung bài học, tránh tình trạng trấn thương, tạo tâm thế vui vẻ cho buổi học Kỹ năng: hình thành thói quen khởi động trước khi luyện tập TDTT hay các hoạt động nặng Thái độ: Chú ý lắng nghe, khởi động tự giác, tích cực, vui vẻ. - Nhận lớp. -Giới thiệu bài học. -Hướng dẫn khởi động. - Lớp trưởng báo cáo sĩ số cho GV và điều khiển khởi động. Đội hình dẫn và chuyền bóng 5’ II. Hoạt động hình thành kiến thức. Ôn kĩ thuật ném rổ 1.Hoạt động cả lớp 1.1. Trả lời câu hỏi trắc nghiệm: Câu 1:VĐV nào đang là VĐV ném rổ hay nhất: a)Stephen curry- Mỹ; b) Yao Ming – TQ; c) Nguyễn Văn Hùng – Việt Nam. Đáp án - a Câu 3: để ném rổ hiệu quả sử dụng lực của ác bộ phận nào? Em hãy thực hiện kỹ thuật đó? a) dùng lực cổ tay; b) sử dụng lực cuối của ngón giữa và ngón trỏ; c) phối hợp lực toàn thân; d) cả ba ý trên. Đáp án: d- cả ba ý đều đúng GV chốt và hướng dẫn kỹ thuật. 1.2. Bài tập bổ trợ không bóng. (10 lần) Cả lớp thực hiện kỹ thuật ném bóng 1 tay trên vai tại chỗ không bóng theo hiệu lên và làm mẫu của bạn điều khiển. - Yêu cầu: hạ thấp trọng tâm. Khuỷu tay khi ném rổ phải nâng lên hướng về trước vuông góc với mặt sân.. - Kiến thức: + Hiểu quy trình thực hiện kỹ thuật ném rổ một tay trênvai vào rổ + Hình thành hình tay ném bóng vào rổ bằng một tay trên vai Kỹ năng: tự tin, kiên trì, + Thái độ: hào hứng, tham gia trả lời câu hỏi và chủ động, tích cực tập luyện,.. - Nêu câu hỏi - Nhận xét học sinh trả lời câu hỏi - Nhận xét và sửa sai sau khi HS thực hiện KT (có tranh, ảnh minh họa) Giao nhiệm vụ cho học sinh - Quan sát sửa sai, động viên khuyến khích HS luyện tập. *Chú ý quan sát, lắng nghe và trả lời câu hỏi *Thực hiện kỹ thuật ném rổ * Nhận nhiệm vụ * Thực hiện động tác KT theo hiệu lệnh của lớp trưởng. * Giúp đỡ nhau trong luyện tập. Đội hình tập luyện tay không ĐK 20’ 4’ 10’ 6’ 6’ 4’ III. Hoạt động thực hành. Hoạt động nhóm: Chia lớp thành 4 nhóm đều nhau. Các nhóm tự tổ chức tập luyện theo định hướng của giáo viên: 1. Bài tập: ném bóng thẳng lên cao. Tập luyện với bóng không tiếp xúc với rổ (hai hs ném qua lại) - Cách tập: hai học sinh một bóng. bạn 1 ném bóng lên cao, bạn 2 bắt lại và ném ngược lại - Yêu cầu: miết các ngón tay vào bóng, dùng lực toàn thân ném bóng lên cao 2. Bài tập: nhóm xoay vòng ném rổ *Ném rổ chính diện cự lý 2m. Nhóm 1, 4: thực hiện ném bóng một tay trên vai vào rổ vị trí chính diện với cự ly 2m, - Yêu cầu: tay thuận cầm bóng trên vai, tai không thuận để phía sau lưng. phối hợp được lực toàn thân tác dụng vào bóng. Ném bóng lên cao tối thiểu nhất là chạm vành rổ. *Ném bóng lên cao vào tường khoảng cách 2m. Nhóm 2, 3 thực hiện kỹ thuật ném bóng vào tường hoặc hai bạn 1 bòng (không có tường). Yêu cầu giống nhóm 1,4 chạm ví trị quy định trên tường. Sau 5 phút các nhóm đổi vị trí cho nhau. *Ném rổ chính diện khoảng cách 3m. Nhóm 1, 4 xếp thành hàng dọc trước bảng rổ cự ly cách bảng rổ khoảng 3m. Thực hiện ném bóng một ta trên vai vào rổ. Yêu cầu: ném bóng lên tối thiểu chạm vành rổ. *Ném bóng lên cao vào tường khoảng cách 3m. Nhóm 2, 3 ném bóng vào tường hoặc hai bạn 1 bòng (không có tường). Yêu cầu: vị trí đứng ném cách xa tường 3m, ném đúng vị trí quy định trên tường. Sau 5 phút nhóm 1,4 đổi vị trí cho nhóm 2,3. 3. Bài tập phát triển thể lực Trò chơi: dẫn bóng nhanh. Cách chơi: Mỗi đội đứng thành hàng dọc, khoảng cách đến điểm giới hạn là 10m. Ở điểm giới hạn có để những tấm cọc nhựa hình trụ số lượng tương đương với số HS mỗi đội. Khi có lệnh của trọng tài HS thứ nhất của từng đội chạy dẫn bóng từ vạch xuất phát đến điểm lấy cọc nhựa và ôm bóng mang cọc về đội mình. Khi HS thứ nhất mang về đến vạch xuất phát giao bóng cho HS thứ hai tiếp tục dẫn bóng lên và lấy cọc nhựa về. Cứ thế, cho đến HS cuối cùng dẫn bóng mang cọc về. Đội nào lấy hết cọc trước đội đố xếp vị trí đầu, các đội kế tiếp được xếp vị trí tiếp theo. Đội nào về cuối phải chống đẩy 10 lần *Kiến thức: Thực hiện được đúng hoàn toàn kĩ thuật, biết phối hợp được lực toàn thân để ném bóng. *Kỹ năng: Có tố chất chung và chuyên môn của môn bóng rổ Khả năng làm việc nhóm, *Thái độ: tinh thần đoàn kết, tích cực, đam mê Thông qua trò chơi này tác động đến tính tự giác tích cực và phát huy khả năng vận động của các em học sinh. Chia khu vực luyện, giao nhiệm vụ, định hướng luyện tập và sửa sai. GV: quan sát sửa sai, động viên, khuyến khích HS. HS: giúp đỡ lẫn nhau, tích cực tập luyện, hăng hái thi đua Quan sát sửa sai, động viên, khuyến khích HS Phổ biến luật chơi, làm trọng tài. * Nhận khu vực tập luyện. * Tổ chức, hướng dẫn và giúp đỡ nhau tập luyện * Tích cực tập luyện theo hướng dẫn và điều khiển của nhóm trưởn. Hăng hái,vui vẻ, tích cực luyện tập Đội hình luyện tập * Tích cực thi đua ném bóng vào rổ đúng kỹ thuật * Nhóm trưởng điều khiển, giúp đỡ những bạn còn yếu thực hiện được kỹ thuật * Đội hình tập luyện chia 4 nhóm Nhóm 1,4 ném rổ R 2, 3m Nhóm 2,3 ném tường Tường Tường 2 (3)m 2(3)m *Hào hứng, thi đua tích cực tham gia trò chơi Đội hình trò chơi 6’ III. Hoạt động ứng dụng và liên hệ thực tế. 1.Thi đua trình diễn KT ném bóng bằng 1 tay trên vai vào rổ. Mỗi nhóm cử một HS lên thực hiện ném bóng một tay trên vai vào rổ. 3 lần/hs Nhóm nào thực hiện đúng kỹ thuật và vào rổ được nhiều nhóm đó thắng nhóm nào không đạt thì phải chống đấy 10 cái cả nhóm. 2. Trả lời câu hỏi trắc nghiệm Câu 1: Một trong những vị tổng thống nào sau đây chơi môn bóng rổ rất hay: a) Puntin; b) Obama; c) Moon Jae-in. Đáp án: b - OBAMA Câu 2:Theo em luyện tập bóng rổ mang lại lợi ích gì?: a) Nâng cao sức mạnh và sự dẻo dai của cơ thể, tránh nguy cơ béo phì. b)Thư giãn sau những giờ học căng thẳng. c)Rèn luyện tính đoàn kết và kỹ năng xã hội và hoạt động nhóm. d)cả ba ý trên đều đúng = đáp án 3.Một số điểm luật bóng rổ (thi đấu) trả lời câu hỏi trắc nghiệm: câu 1: Mỗi đội gồm mấy VĐV thi đấu chính thức: a) 4; b) 5; c) 6; d) 7- đáp án b - 5 Câu 2: Một trận đấu bao gồm mấy hiệp 4 hiệp? a) 3; b) 4; c) 5; d) 6 -Đáp án b - 4 Kiến thức: Hiểu được ý nghĩa của luyện tập môn bóng rổ cho người tập. Hiểu biết luật thi đấu môn bóng rổ Kỹ năng: rèn luyện và bảo vệ sức khỏe. Rèn luyện đức kiên trì, chỉnh chu, tính kỷ luật,tinh thần đồng đội Thái độ: quyết tâm, tinh thần tích cực thực hiện tốt thi đua Tham gia thảo luận và cổ vũ bạn nhiệt tình, quyết liệt Tổ chức, phổ biến thi đua ném rổ, nêu câu hỏi, đưa đáp án, chốt nội dung, liên hệ thực tê ( có tranh ảnh minh họa Các nhóm cử 1 bạn tham thi trình diễn kỹ thuật ném rổ. Rổ Thảo luận trả lời câu hỏi, tham gia nhận xét Đội hình ngồi lắng nghe. 4’ V. Hoạt động mở rộng, tìm tòi. *Bài tập thả lỏng. - Mục đích: thả lỏng các cơ, bắp.. - Yêu cầu: HS thả lỏng tích cực. *Nhận xét và giao bài tập về nhà: - Xem clip KT bóng rổ. - Tập các bài tập phát triển sức mạnh của tay. - Thực hiện động tác ném rổ tay không. *Xuống lớp. *Kiến thức: nâng cao kỹ năng ném bóng một tay trên vai * Kỹ năng: tạo thói quen luyện tập thể thao hằng ngày * Thái độ: tập trung, chú ý. * Hướng dẫn bài thả lỏng. * Nhận xét buổi học và giao bài tập và hướng dẫn tập ở nhà. Đội hình thả lỏng. (Gv) Đội hình xuống lớp GV
Tài liệu đính kèm:
- doi_moi_phuong_phap_day_hoc_tiet_day_minh_hoa.docx