Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động học môn Lịch Sử ở trường Trung học Cơ sở huyện Nho Quan

Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động học môn Lịch Sử ở trường Trung học Cơ sở huyện Nho Quan

Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động học nói chung, đổi mới hình thức tổ chức hoạt động học môn Lịch sử nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng và cần thiết. Đặc biệt, hiện nay học sinh chưa thực sự quan tâm và coi trọng môn Lịch sử. Do đó, việc đổi mới hình thức tổ chức hoạt động học môn Lịch Sử là một trong những nội dung nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng học bộ môn cho học sinh. Đồng thời, giúp giáo viên có nhận thức và hướng đi tích cực khi tổ chức hoạt động học nhằm đa dạng hóa các hình thức dạy học. Học sinh ngoài học ở trên lớp các em được trải nghiệm thực tế, được nghe những câu chuyện lịch sử có thật, được thấy những hiện vật, những tư liệu cụ thể, được cảm nhận, được tìm hiểu, thảo luận, hợp tác, được “hóa thân” vào các nhân vật, sự kiện, nội dung lịch sử… giúp học sinh nâng cao khả năng tư duy gắn lý thuyết với thực tiễn và việc lĩnh hội kiến thức trở nên đơn giản hơn, sống động hơn, khơi dậy ở các em niềm yêu thích môn Lịch sử, thái độ hứng thú, say mê đối với môn học. Rèn luyện tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập.

Đó là lí do nhóm Lịch sử của phòng GD&ĐT huyện Nho Quan thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động học môn Lịch Sử ở cấp THCS”. Với mục đích từng bước đáp ứng yêu cầu của chương trình đổi mới giáo dục lấy hoạt động học làm trung tâm, nhằm tiếp cận dần với mô hình trường học mới và thực hiện có hiệu quả chủ trương của Bộ GD&ĐT về đổi mới phương pháp và hình thức dạy học trong các nhà trường.

doc 26 trang Hiền Tài 29/06/2024 2800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động học môn Lịch Sử ở trường Trung học Cơ sở huyện Nho Quan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến tỉnh Ninh Bình.
Chúng tôi :
Ngày



Tỉ lệ




Trình độ
(%)
STT
Họ và tên
tháng
Nơi công tác
Chức danh
chuyên môn
đóng


năm sinh







góp






1
Trần Văn Viện
10/6/1959
Phòng GD&ĐT
P.Trưởng
ĐHGD Chính
20



Nho Quan
Phòng GD
trị

2
Phan Thiết Khoa
16/5/1972
Phòng GD&ĐT
Chuyên viên
ĐHSP Văn
20
Nho Quan
3
Quách Thị Quyên
19/05/1980
THCS Gia Lâm
Giáo viên
CĐSP Sử- CD
20







4
Đinh Thị Loan
1985
Trường THCS
Giáo viên
ĐHSP Sử
20



Quỳnh Lưu



5
Trần Thị Kim Oanh
10/7/1972
Trường THCS
Hiệu trưởng
ĐHSP Toán
20
Quỳnh Lưu

Là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến:
“Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động học môn Lịch Sử ở trường THCS huyện Nho Quan”
I. CHỦ ĐẦU TƯ SÁNG KIẾN: Phòng Giáo dục và đào tạo Nho Quan
THỜI GIAN ÁP DỤNG: Từ năm học 2015 – 2016; 2016 - 2017
LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN: Phương pháp dạy học
IV. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN 1. Nội dung sáng kiến
Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động học nói chung, đổi mới hình thức tổ chức hoạt động học môn Lịch sử nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng và cần thiết. Đặc biệt, hiện nay học sinh chưa thực sự quan tâm và coi trọng môn Lịch sử. Do đó, việc đổi mới hình thức tổ chức hoạt động học môn Lịch Sử là một trong những nội dung nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng học bộ môn cho học sinh. Đồng thời, giúp giáo viên có nhận thức và hướng đi tích cực khi tổ chức hoạt động học nhằm đa dạng hóa các hình thức dạy học. Học sinh ngoài học ở trên lớp các em được trải nghiệm thực tế, được nghe những câu chuyện lịch sử có thật, được thấy những hiện vật, những tư liệu
1
cụ thể, được cảm nhận, được tìm hiểu, thảo luận, hợp tác, được “hóa thân” vào các nhân vật, sự kiện, nội dung lịch sử giúp học sinh nâng cao khả năng tư duy gắn lý thuyết với thực tiễn và việc lĩnh hội kiến thức trở nên đơn giản hơn, sống động hơn, khơi dậy ở các em niềm yêu thích môn Lịch sử, thái độ hứng thú, say mê đối với môn học. Rèn luyện tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập.
Đó là lí do nhóm Lịch sử của phòng GD&ĐT huyện Nho Quan thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động học môn Lịch Sử ở cấp THCS”. Với mục đích từng bước đáp ứng yêu cầu của chương trình đổi mới giáo dục lấy hoạt động học làm trung tâm, nhằm tiếp cận dần với mô hình trường học mới và thực hiện có hiệu quả chủ trương của Bộ GD&ĐT về đổi mới phương pháp và hình thức dạy học trong các nhà trường.
1.1. Giải pháp cũ thường làm
1.1.1. Nội dung giải pháp
Trong những năm gần đây, mặc dù đã tích cực tiến hành đổi mới phương pháp dạy học tuy nhiên để học sinh hứng thú, yêu thích và say mê học môn Lịch sử thì còn là một vấn đề mà nhiều giáo viên các trường THCS nói chung và các trường THCS ở Nho Quan nói riêng vẫn còn đang lúng túng trong việc tìm ra các giải pháp sao cho phù hợp.
Hình thức dạy học Lịch sử hiện nay chủ yếu vẫn kế thừa theo hình thức dạy học truyền thống. Xét về bản chất, đây là phương pháp dạy học ở trên lớp, là những cách thức dạy học quen thuộc được truyền từ lâu đời và được bảo tồn, duy trì qua nhiều thế hệ. Thực hiện lối dạy này, giáo viên từ chỗ là người thuyết trình, diễn giảng “thầy giảng – trò nghe”, thì thầy đặt câu hỏi để thu hút nhiều học sinh trả lời sau đó thầy phân tích, giải thích lại để học sinh nghe, nhớ, ghi chép và suy nghĩ theo với mục tiêu chuyển từ dạy học lấy giáo viên làm trung tâm sang lấy học sinh làm trung tâm. Tuy nhiên học sinh phải ghi chép nhiều, các em chưa được quan sát thực tế, chưa có cơ hội thảo luận để phát huy tính tích cực trong học tập.
1.1.2. Ưu điểm của giải pháp cũ
Về không gian và thời gian:
Không gian giới hạn trong một phòng học chỉ với không quá 45 học sinh theo sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT cho nên giáo viên dễ quan sát, dễ điều hành. Giúp giáo viên có thể truyền đạt một khối lượng kiến thức lớn trong một khoảng thời gian ngắn; Giáo viên hoàn toàn chủ động trong giờ giảng của mình, không gặp khó khăn trở ngại đối với những vấn đề có thể nảy sinh trên lớp; học sinh tiếp thu được nhiều kiến thức khi họ nhận được càng nhiều thông tin từ giáo viên;
Thời gian được xác định là 45 phút trong một lớp, do đó giáo viên là người hoàn toàn chủ động về thời gian và nội dung giảng dạy; Giảm bớt những khó khăn, thời gian cho giáo viên trong việc chuẩn bị, chỉ cần chuẩn bị bài giảng thuyết trình một lần người giáo viên có thể sử dụng để giảng dạy trong nhiều lần. Còn các nhà trường cũng chủ động trong việc xây dựng kế hoạch dạy học.
2
Phương tiện, thiết bị và đồ dùng dạy học: Giáo viên đã tăng cường sử dụng tranh ảnh, lược đồ, phương tiện nghe nhìn như máy chiếu, Tivi, đài  và kênh hình vào trong giảng dạy. Hiện nay công nghệ thông tin phát triển giáo viên và học sinh có thể tiếp cận với tranh ảnh, tư liệu, tài liệu từ mạng Internet để làm phong phú hơn cho bài giảng của mình.
Đối tượng: học sinh của một lớp với số lượng không quá 45 học sinh theo sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, chính vì vậy giáo viên có thể quản lí một cách dễ dàng không vất vả, đồng thời hoàn toàn chủ động trong giờ giảng của mình, không gặp khó khăn trở ngại đối với những vấn đề có thể nảy sinh trên lớp; học sinh ít nên giờ học tập trung hơn, tiếp thu được nhiều kiến thức khi các em nhận được càng nhiều thông tin từ giáo viên;
Mặc dù hiện nay việc sử dụng phương tiện, thiết bị và ứng dụng công nghệ thông tin trong các nhà trường được đẩy mạnh song con đường của nó đến với học sinh chủ yếu là phương pháp truyền thống, do vậy kết quả đạt được chưa cao.
1.1.3. Hạn chế của giải pháp cũ
Đổi mới hình thức tổ chức dạy học trong môn Lịch sử sẽ góp phần nâng cao chất lượng bài dạy lịch sử cũng như hiểu biết của học sinh. Hiện nay, hình thức dạy học chủ yếu ở các nhà trường vẫn là dạy học ở trên lớp với cách dạy học theo phương pháp truyền thống mặc dù có những ưu điểm song cũng còn có nhiều hạn chế:
Không gian và thời gian có giới hạn thời gian chỉ có 45 phút cho một tiết học và không gian bó hẹp, khép kín trong một phòng học cho nên học sinh không có cơ hội và thời gian để quan sát, tìm hiểu, thu thập những tư liệu, tài liệu từ thực tế để làm phong phú thêm cho bài học.
Đối tượng học là học sinh của một lớp với số lượng không quá 45 em theo sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục - Đào tạo. Với số học sinh tham gia có giới hạn do đó các em ít được trao đổi, thảo luận, tương tác, khả năng hòa nhập cộng đồng chưa có. Về phía giáo viên khi muốn truyền tải một nội dung kiến thức hay một chủ đề nào đó cho học sinh trong cùng một khối lớp hoặc ở các khối lớp khác nhau lại phải thực hiện nhiều lần, khiến cho giáo viên vất vả, hoạt động thì lặp đi lặp lại nhưng hiệu quả thu được không cao.
Tư liệu và thiết bị dạy học ngoài sách giáo khoa, sách giáo viên tranh ảnh, lược đồ, máy chiếu, loa đài, băng đĩa  giáo viên và học sinh còn có thể thu thập tư liệu, tài liệu, tranh ảnh... trên mạng Internet nhưng việc sử dụng các nguồn tư liệu, thiết bị và phương tiện dạy học còn mang tính hình thức chỉ nhằm mục đích minh họa làm phong phú, sinh động hơn cho nội dung bài giảng của thầy, học sinh phải học thuộc lòng các kiến thức Lịch sử, nhớ các sự kiện một cách máy móc, phải ghi chép nhiều, các em chưa được quan sát thực tế, chưa có cơ hội thảo luận, hợp tác, phát huy tính tích cực, không được hòa nhập vào cộng đồng, trải nghiệm thực tế, không chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức từ thực tế 
3
Do không khơi dậy được tình yêu, niềm say mê với môn học cho học sinh nên chất lượng đại trà, chất lượng mũi nhọn thường chưa cao. Việc lồng ghép, tích hợp kiến thức của nhiều môn học với nội dung phù hợp cũng gặp nhiều khó khăn dẫn đến các tiết học trở nên tẻ nhạt, học sinh thu động tiếp nhận kiến thức chay từ phía giáo viên.
1.2. Giải pháp mới cải tiến
Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong nghị quyết Trung ương 4 khóa VII (1993), Nghị quyết trung ương 2 khóa VIII (1996) và được thể chế hóa trong luật giáo dục sửa đổi ban hành năm 2005 đã ghi “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; Bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên ”
Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh có nghĩa là phải thay đổi cách dạy và cách học. Chuyển từ hình thức dạy học lấy giáo viên làm trung tâm và hình thức lấy học sinh là chủ thể hoạt động sang hình thức lấy hoạt động học làm trung tâm, giáo viên là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn tạo nên sự tương tác tích cực giữa người dạy và người học. Do đó chúng tôi đã tiến hành một số hình thức tổ chức hoạt động học theo định hướng phát triển năng lực học sinh là
1.2.1. Kể chuyện lịch sử
Hình thức kể chuyện lịch sử là như thế nào? Để tiến hành hoạt động học thông qua hình thức này chúng tôi đã gặp gỡ và mời những chiến sĩ cách mạng, chuyên gia lịch sử, những nhân chứng lịch sử đến tham dự buổi học và kể những câu chuyện về lịch sử, đồng thời cùng trò chuyện, trao đổi và giải đáp thắc mắc của học sinh. Hình thức này rất có tác dụng trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm đạo đức cho học sinh. Bởi vì, học sinh được tiếp xúc trực tiếp với những con người thật - nhân chứng lịch sử - có sức thuyết phục với học sinh hơn bất cứ các phương tiện dạy học nào khác.
Chuyên gia lịch sử là những người am hiểu lịch sử, có trình độ chuyên môn được đào tạo theo hướng chuyên sâu về một vấn đề lịch sử nào đó.
Nhân chứng lịch sử là những người am hiểu lịch sử, những chiến sĩ cách mạng lão thành tiêu biểu, những người thân của các nhân vật có liên quan đến lịch sử, những nhân chứng đã chứng kiến, tham gia các sự kiện trong thời điểm lịch sử.
Thông qua việc tổ chức hoạt động học bằng hình thức kể chuyện lịch sử giúp cho học sinh hiểu sâu hơn về nội dung bài học. Học sinh được trực tiếp giao lưu, trò chuyện với nhân chứng lịch sử giúp các em hào hứng hơn với bài học.
Để thực hiện được hoạt động này cần đảm bảo những yêu cầu sau: Có thể tổ chức một buổi nói chuyện về nội dung lịch sử riêng biệt hoặc có thể lồng ghép vào một hoạt động ngoại khóa nào đó, hoặc kết hợp với những buổi lễ, ngày kỉ niệm một sự kiện lịch sử quan trọng, một danh nhân, lãnh tụ cách mạng, những buổi nghiên cứu lịch sử địa phươngĐể một buổi nói chuyện về nội
4
dung lịch sử được thành công thì giáo viên phải có sự chuẩn bị chu đáo có nằm trong Kế hoạch dạy học bộ môn và được sự phê duyệt của Ban giám hiệu nhà trường.
Trước khi buổi nói chuyện diễn ra thì giáo viên cần tập trung học sinh phổ biến những quy định khi gặp gỡ nhân chứng lịch sử, sau đó giáo viên trao đổi với nhân chứng về các vấn đề liên quan đến nội dung học sinh cần tìm hiểu nhờ được giúp đỡ. Học sinh có thể trao đổi, đặt câu hỏi trực tiếp những thông tin cần tìm hiểu.
Đối với người nói chuyện về lịch sử phải là những người am hiểu về lịch sử được đào tạo chuyên sâu về lịch sử như chuyên gia lich sử, nhân chứng, các chiến sĩ cách mạng lão thành tiêu biểu, những nhân chứng đã chứng kiến, tham gia các sự kiện lịch sử, những người thân của các nhân vật có liên quan đến lịch sửNội dung câu chuyện phải liên quan đến các kiến thức cơ bản trong bài học của bộ môn, chính xác tránh những chi tiết li kì không có giá trị khoa học, không phù hợp với yêu cầu học tập. Kể chuyện phải làm cho người nghe xúc động, như được sống lại với sự kiện ấy, như câu chuyện của các nhân chứng lịch sử hay người kể lại đã thâm nhập với sự kiện
Khi tìm hiểu lịch sử địa phương Ninh Bình thông qua bài “Ninh Bình từ năm 1919 đến cách mạng tháng tám năm 1945” chúng tôi đã tổ chức hoạt động ngoại khóa bằng hình thức kể truyện lịch sử tại trường THCS Quỳnh Lưu vào ngày 25/2/2016. Chúng tôi đã mời Bác Đinh Kim Sinh ở thôn Anh Trỗi - Xã Quỳnh Lưu - Huyện Nho Quan là một lão thành cách mạng là một người trực tiếp tham gia cuộc kháng chiến chống Nhật ở Quỳnh Lưu đã đến nói chuyện về cách mạng tháng Tám ở Ninh Bình cụ thể là phong trào chống Nhật ở Quỳnh Lưu với sự tham dự của: chính quyền địa phương, đại diện phụ huynh học sinh, lãnh đạo phòng GD&ĐT, học sinh toàn trường tổng số 339 em và toàn thể giáo viên dạy môn lịch sử tren địa bàn huyện Nho Quan.
5
(Ông Đinh Kim Sinh – Lão thành Cách mạng ở thôn Anh Trỗi- Xã Quỳnh Lưu)
Kể chuyện lịch sử có ý nghĩa như thế nào?
Nếu như một hoạt động dạy và học trên lớp chúng ta thấy được tiến hành với không gian, thời gian, đối tượng tham gia có hạn chế thì tổ chức cho học sinh gặp gỡ những nhân chứng lịch sử có một ý nghĩa rất quan trọng. Nó không chỉ khắc sâu kiến thức cho các em mà còn tăng thêm sự thuyết phục, độ tin cậy cao của các em về những sự kiên lịch sử, phát huy tính tích cực của các em hình thành cho các em những năng lực như năng lực trao đổi, giao tiếp, đặt câu hỏi, đối thoại, tìm tòi và sáng tạo. Đặc biệt khi tổ chức hình thức này đối tượng có thể tham gia đông đảo, nhiều thành phần, số lượng không chỉ là học sinh 1 lớp mà có thể học sinh toàn khối, toàn trường. Thành phần gồm học sinh một khối lớp hoặc toàn trường, các bậc phụ huynh học sinh, cán bộ giáo viên nhà trường, các tổ chức, đoàn thể, chính quyền địa phương tham gia. Đây là sự kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội cùng tham gia giáo dục. Đó là một trong những mục tiêu đổi mới giáo dục.
1.2.2. Tổ chức học tập tại thực địa
Bài học tại thực địa có ý nghĩa rất lớn đối với học sinh về cả ba mặt kiến thức, tư tưởng, tình cảm và kĩ năng. Bởi vì thực địa - nơi có di sản là những dấu vết, mảnh vụn của quá khứ còn sót lại nên khi tiến hành bài học tại đây tức là học sinh đã đã được quan sát các dấu vết, mảnh vụn của quá khứ để bổ sung, cụ thể hóa những kiến thức các em đang nghiên cứu. Nó giúp các em phát triển trí tưởng tượng, đa dạng hóa hoạt động nhận thức, gây hứng thú học tập bộ môn .
Tiến hành học tại thực địa là phương thức thực hiện dạy học gắn với đời sống có tác dụng nâng cao hiểu biết về kiến thức môn học, về văn hóa giáo dục, lòng yêu quê hương đất nước .
Bài học tại thực địa cũng phải tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của một bài học nội khóa đồng thời cũng phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu của bài học tại di sản.
Cách tiến hành một bài học tại thực địa như thế nào?
Vào đầu năm học, giáo viên lịch sử đề xuất với nhà trường kế hoạch đi tham quan bảo tàng, nhà truyền thống (ở trung ương, địa phương), hoặc các di tích lịch sử (như Cổ Loa, Pác Bó)
Tiếp đó giáo viên liên hệ trước với ban quản lí bảo tàng hoặc di tích, gặp gỡ trao đổi với cán bộ hướng dẫn trình bày rỏ mục đích yêu cầu của buổi tham
6
quan học tập tại thực địa để cùng có kế hoạch phối hợp, tạo điều kiện cho hoạt động đạt kết quả. Trong kế hoạch tham quan, giáo viên cần xác định rõ những hiện vật, tài liệu nên tập trung tìm hiểu, phù hợp với mục đích yêu cầu đề ra.
Để thu được kết quả cao, giáo viên cần phổ biến cho học sinh rõ ràng mục đích, yêu cầu của buổi tham quan học tập tại thực địa. Đây là một trong các yếu tố đưa đến sự thành công của hình thức hoạt động này. Bởi lẽ giáo viên không tổ chức chặt chẽ thì với số lượng học sinh khá đông, sẽ khó quản lí, khó hướng dẫn các em chấp hành nội quy của bảo tảng hoặc di tích. Một trong những yêu cầu quan trọng đối với học sinh trong khi tham quan học tập tại thực địa là các em cần ghi chép những số liệu, tài liệu do người thuyết minh cung cấp, hoặc những ghi chú ở các tư liệu được trình bày. Giáo viên cần dự kiến thời gian cho buổi tham quan học tập tại thực địa. Thông thường, đối với các di tích ở gần trường chỉ nên tiến hành trong khoảng hai tiếng để phù chợp với sức khỏe, trình độ cũng như năng lực nhận thức của học sinh.
(Học sinh ghi chép thông tin tại nhà bia và nghe cháu gái kể lại cuộc đời hoạt động cách mạng Đ/c Lương Văn Thăng)
Kết quả của buổi tham quan học tập tại thực địa được đánh giá thông qua việc giáo viên cho học sinh thảo luận hoặc viết các bài thu hoạch. Vì vậy, giáo viên cần đưa ra các bài tập và yêu cầu học sinh hoàn thành ở nhà hay trong các giờ nội khóa, hoạt động ngoại khóa.
Tổ chức tham quan học tập tại bảo tàng, di tích lịch sử phải được tổ chức chặt chẽ, theo đúng chương trình quy định, tránh việc làm tùy tiện, không có kế hoạch. Đối với hình thức này, nội dung chủ yếu của buổi tham quan học tập tại thực địa là nhằm củng cố kiến thức đã học hoặc chuẩn bị cho việc học bài mới.
Kết thúc buổi tham quan học tập tại bảo tàng, di tích lịch sử, giáo viên cần tiến hành kiểm tra, đánh giá nhận thức của học sinh. Nếu là buổi tham quan củng cố kiến thức đã học, giáo viên nên giao cho học sinh bài tập dưới dạng câu hỏi khái quát, tổng hợp những vấn đề đã nghiên cứu và cho các em trao đổi hoặc viết thu hoạch. Nếu là buổi tham quan học tập để chuẩn bị kiến thức cho bài học mới thì giáo viên nên đặt cho học sinh các câu hỏi có tính chất bài tập nhận thức.
Sau quá trình học tập tại thực địa, giáo viên cho thời gian cụ thể để học sinh báo cáo kết quả, đây là điều kiện cần thiết cho bài học tại di sản đạt kết quả tốt. Học sinh chỉ có thể trả lời được các câu hỏi, chỉ ra được các mối quan hệ bên trong giữa các đối tượng quan sát và bản chất của hiện tượng trên cơ sở biết
7
phân tích, so sánh, khái quát các mặt chủ yếu của những điều quan sát được. Vì vậy, phải phát triển khả năng tự học của học sinh trong và sau bài học. Thời gian báo cáo có thể trong tiết sinh hoạt hoặc hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Sau khi học sinh nghiên cứu, tiếp xúc với các loại tài liệu tại di sản như tìm hiểu niên đại, xuất xứ, chất liệu, hình thức thể hiện và nội dung kiến thức của các dấu vết, hiện vật liên quan đến bài học. học sinh có thể làm các loại bài tập thực hành từ đơn giản đến phức tạp: Vẽ sơ đồ khu di sản, vẽ lược đồ, vẽ biểu đồ thể hiện diễn biến sự vật, hiện tượng đã diễn ra tại nơi có di sản
Học sinh biết cách tự giới thiệu sản phẩm của nhóm; trưng bày sản phẩm, trình bày bằng powerpoint, tác phẩm đóng quyển, viết bài luận, trưng bày ảnh biết trình bày cảm xúc của mình thông qua thuyết trình.
Khi tìm hiểu bài “Ninh Bình từ năm 1919 đến cách mạng tháng Tám năm 1945” (SGK- lịch sử địa phương lớp 9). Chúng tôi tổ chức cho học sinh tham quan học tập tại Bảo Tàng truyền thống khu căn cứ cách mạng Quỳnh Lưu và một số di tích lịch sử vườn Hồ, đồi Riềng, đồi Son..Kế hoạch dạy học cụ thể
(Phụ lục 1)
Tổ chức bài học tại thực địa có tác dụng lớn trong việc phát huy tính chủ động, tích cực sáng tạo, trí thông minh và gây hứng thú học tập, giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh. Đối với học sinh không chỉ bài học trên lớp mà còn từ chính những điều mà mình trải nghiệm nghe thấy, nhìn thấy và luôn tư duy đặt câu hỏi, tìm câu trả lời. Qua đó học sinh có cơ hội củng cố bài học trên lớp, học thêm các bài học thực tế, vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề của thực tiễn. Rèn luyện các kĩ năng và hình thành hành vi, lối sống hữu ích đối với bản thân và xã hội.
Tổ chức dạy học tại thực địa (tại những nơi có di sản ) một lần nữa khẳng định di sản văn hóa là một trong những phương tiện dạy học đa dạng, sống động nhất. Ẩn chứa trong di sản là những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền từ đời này sang đời khác nên nó có tác động mạnh tới tình cảm, đạo đức tới việc hình thành nhân cách học sinh. Giúp các em có được những khái niệm về thế giới xung quanh, nhận thức được bản chất và có cơ sở giải thích một cách khoa học các sự vật hiện tượng liên quan đến di sản. Từ đó tạo nên một lối sống có trách nhiệm và thân thiện với cộng đồng và thiên nhiên xung quanh
Tổ chức dạy học tại thực địa ngoài đối tượng là học sinh còn lôi cuốn được sự tham gia của các bậc phụ huynh, các cơ quan, đoàn thể, tổ chức, chính quyền địa phươngđiều đó rất có ý nghĩa đối với yêu cầu xã hội hóa giáo dục hiện nay.
1.2.3. Sân khấu hóa nội dung lịch sử.
Sân khấu là một hình thức hợp tác của nghệ thuật sử dụng biểu diễn trực tiếp, thường bao gồm việc các diễn viên trình bày những trải nghiệm của một sự kiện có thật hay tưởng tượng trước những đối tượng khán giả tại chỗ ở một nơi cụ thể.
8
Sân khấu hóa nội dung Lịch sử là cách biến đổi các nội dung, sự kiện lịch sử lên sân khấu bằng các loại hình nghệ thuật, nhằm mục đích truyền đạt đến đối tượng người xem và nghe những nội dung cơ bản của

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_doi_moi_hinh_thuc_to_chuc_hoat_dong_ho.doc