Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới giờ sinh hoạt lớp theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới giờ sinh hoạt lớp theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của người học; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều,ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực”Theo đường lối chỉ đạo của Đảng và Nhà nước thì phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học là một trong những yếu tố quan trọng để đổi mới nền giáo dục theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh. Nắm bắt được tinh thần đổi mới

giáo dục hiện nay, mỗi giáo viên đã và đang nghiên cứu đề xuất và thực hiện nhiều giải pháp hữu hiệu trong việc đổi mới phương pháp dạy học, quản lí học sinh.

Với người GVCN, việc phát huy vai trò tích cực của HS trong các hoạt động học tập, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện nhân cách là yếu tố nền tảng, then chốt để để nâng cao chất lượng GD của lớp cũng như góp phần nâng cao chất lượng GD của nhà trường. Ngoài các tiết học chuyên trách mà GVCN giảng dạy trực tiếp ở trên lớp, thì giờ SH chính là giờ GVCN và HS gắn kết với nhau nhất. Năng lực chủ nhiệm, sự tận tâm, tận tình của GVCN được hiện thực hoá trong cách thức tổ chức giờ sinh hoạt lớp hiệu quả mà ở đó GVCN đóng vai trò định hướng, dẫn dắt, tổ chức và HS là chủ thể hoạt động, thông qua thoạt động hình thành năng lực, phẩm chất. Vậy làm thế nào để có được một giờ sinh hoạt lớp thực sự hiệu quả? Phát huy được vai trò chủ thể tự giác, tích cực của HS?

Rất cần thiết, phải đổi mới trong nội dung cũng như cách thức tổ chức giờ sinh hoạt lớp.

Thứ nhất, tính tích cực, chủ động trong hoạt động chiễm lĩnh tri thức, hình thành nhân cách có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả học tập và rèn luyện của người học nói riêng và chất lượng giáo dục trong nhà trường nói chung. Tính tích cực của người học là một yếu tố cốt lõi, nền tảng tạo nên nền GD theo định hướng phát triển PHẨM CHẤT và NĂNG LỰC. Wiliam Butler Leats cho rằng: “Giáo dục không phải là rót cho đầy một chiếc bình, mà nơi khơi lên ngọn lửa cũng có nghĩa là GD với sứ mệnh thiêng liêng của nó phải biết khơi lên những giá trị tự thân tốt đẹp của con người như: tính tích cực, cảm giác hạnh phúc… biến nó thành sự tự giác, hứng thú, mê say trong học tập, nghiên cứu khoa học và đi đến đích “Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để khẳng định mình”

Thứ hai,trong công tác chủ nhiệm, giờ sinh hoạt lớp mặc dù không phải là một giờ học để truyền thụ tri thức nhưng nó có vai trò quan trọng trong việc hình thành ý thức đạo đức, phẩm chất, năng lực cho HS. Bởi giờ sinh hoạt giúp đánh giá việc tuân thủ theo nội quy, quy định và chuẩn mực đạo đức của HS. Ngoài ra, đây còn là một giờ để tổ chức các hoạt động GD tập thể, phát huy tính tích cực, vai trò chủ thể trong nhận thức, hoạt động của HS để HS tự giác, tự tin trong xử lí các vấn đề thực tiễn trong trường học cũng như ngoài đời sống.

Thứ ba,xuất phát từ thực tế của việc tổ chức giờ sinh hoạt lớp hiện nay, chúng ta mới chỉ chủ trọng đến việc kiểm tra mức độ chấp hành kỉ luật của HS mà chưa chú ý đến việc tổ chức hoạt động GD tập thể cho các em giờ này. Hay nói cách khác có một số GV lầm tưởng giờ sinh hoạt lớp là giờ để kiểm điểm, trách phạt, áp đặt HS tuân thủ theo những nội quy của nhà trường, lớp đã đề ra. Nơi đó, GVCN và cán bộ lớp là chủ thể mà các HS khác không được tham gia vào chính hoạt động GD của mình. Dẫn đến việc các em sinh hoạt lớp nhưng không biết mình đang làm gì và mình được gì thông qua giờ học ấy.

docx 49 trang Thu Kiều 22/09/2024 1200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới giờ sinh hoạt lớp theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi 
mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và 
đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng phát triển phẩm chất, 
năng lực của người học; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến 
thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy 
móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người 
học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực”Theo đường lối chỉ 
đạo của Đảng và Nhà nước thì phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người 
học là một trong những yếu tố quan trọng để đổi mới nền giáo dục theo định hướng 
phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh. Nắm bắt được tinh thần đổi mới
giáo dục hiện nay, mỗi giáo viên đã và đang nghiên cứu đề xuất và thực hiện nhiều 
giải pháp hữu hiệu trong việc đổi mới phương pháp dạy học, quản lí học sinh.
 Với người GVCN, việc phát huy vai trò tích cực của HS trong các hoạt động 
học tập, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện nhân cách là yếu tố nền tảng, then chốt để để 
nâng cao chất lượng GD của lớp cũng như góp phần nâng cao chất lượng GD của 
nhà trường. Ngoài các tiết học chuyên trách mà GVCN giảng dạy trực tiếp ở trên 
lớp, thì giờ SH chính là giờ GVCN và HS gắn kết với nhau nhất. Năng lực chủ 
nhiệm, sự tận tâm, tận tình của GVCN được hiện thực hoá trong cách thức tổ chức 
giờ sinh hoạt lớp hiệu quả mà ở đó GVCN đóng vai trò định hướng, dẫn dắt, tổ 
chức và HS là chủ thể hoạt động, thông qua thoạt động hình thành năng lực, phẩm 
chất. Vậy làm thế nào để có được một giờ sinh hoạt lớp thực sự hiệu quả? Phát huy 
được vai trò chủ thể tự giác, tích cực của HS?
Rất cần thiết, phải đổi mới trong nội dung cũng như cách thức tổ chức giờ sinh 
hoạt lớp.
 Thứ nhất, tính tích cực, chủ động trong hoạt động chiễm lĩnh tri thức, hình 
thành nhân cách có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả học tập và rèn 
luyện của người học nói riêng và chất lượng giáo dục trong nhà trường nói chung. 
Tính tích cực của người học là một yếu tố cốt lõi, nền tảng tạo nên nền GD theo 
định hướng phát triển PHẨM CHẤT và NĂNG LỰC. Wiliam Butler Leats cho 
rằng: “Giáo dục không phải là rót cho đầy một chiếc bình, mà nơi khơi lên ngọn 
lửa cũng có nghĩa là GD với sứ mệnh thiêng liêng của nó phải biết khơi lên những 
giá trị tự thân tốt đẹp của con người như: tính tích cực, cảm giác hạnh phúc biến 
nó thành sự tự giác, hứng thú, mê say trong học tập, nghiên cứu khoa học và đi đến 
đích “Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để khẳng định mình”
 Thứ hai,trong công tác chủ nhiệm, giờ sinh hoạt lớp mặc dù không phải là 
một giờ học để truyền thụ tri thức nhưng nó có vai trò quan trọng trong việc hình
 1 5.1 Nhiệm vụ nghiên cứu:
 Tập trung vào ba nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu cơ sở lí luận của giờ sinh 
hoạt lớp; khảo sát đánh giá thực trạng của giờ sinh hoạt lớp tại trường THPT Đô 
Lương 2; đề xuất các giải pháp đổi mới giờ sinh hoạt theo hướng phát huy tính tích 
cực của học sinh.
5.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung:
 Đề tài tập trung nghiên cứu, đề xuất 03 giải pháp gồm : Áp dụng biện pháp 
giáo dục kỉ luật tích cực khi HS mắc lỗi; Sử dụng các câu chuyện truyền cảm hứng, 
chân dung người tốt/việc thật; Tổ chức sinh hoạt lớp theo các chủ đề giáo dục dựa 
trên yêu cầu đổi mới giáo dục phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh và 
thực tế giờ sinh hoạt lớp tại trường THPT Đô Lương 2.
-Về thời gian:
 Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9 năm học 2021-2022 đến tháng 03 năm học 
2022- 2023
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp lí luận: Tìm hiểu lí thuyết về tổ chức sinh hoạt lớp theo hướng lí 
luận để làm tiền đề cho nghiên cứu thực tiễn.
- Phương pháp khảo sát qua google form để thống kê, đối chiếu, phân tích, tổng 
hợp.
- Phương pháp thực nghiệm: Tổ chức triển khai các giờ sinh hoạt theo hướng tích 
cực tại đơn vị lớp trong thực tế, từ đó đánh giá hiệu quả, rút kinh nghiệm và điều 
chỉnh biện pháp khi cần thiết.
7. Những luận điểm cần bảo vệ của đề tài
- Các giải pháp đưa ra áp dụng hiệu quả đối với giờ sinh hoạt lớp.
8. Đóng góp mới của đề tài
 Việc đổi mới giờ sinh hoạt theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh là 
vấn đề đã được nhiều thầy cô quan tâm và thực hiện. Tuy nhiên giải pháp chúng tôi 
đưa ra và cách thức thực hiện các giải pháp hoàn toàn mới mẻ, khả thi góp phần 
đổi mới tích cực đối với giờ sinh hoạt lớp vốn bị xem là nhàm chán. Trong khuôn 
khổ của đề tài chúng tôi chỉ mong góp một dấu chân nhỏ trên con đường đã chi 
chít những dấu chân.
 3 trình học tập để đạt được một kết quả nào đó trong quá trình học tập ngắn hạn hoặc 
dài hạn. Tính tích cực vừa là biện pháp thực hiện nhiệm vụ dạy học, vừa góp phần 
rèn luyện cho người học những phẩm chất mới như: tự chủ, năng động, sáng tạo. 
Bởi con người chỉ thực sự nắm vững cái mà chính mình dành được bằng hoạt động 
của bản thân. HS sẽ thông hiểu và ghi nhớ những gì đã trải qua trong quá trình 
nhận thức tích cực của chính mình.
1.2.2. Biểu hiện của tính tích cực
- Theo G.I. Sukina 1979 tính tích cực trong học tập của HS được biểu hiện:
 + Tính tính cực được biểu hiện ở thái độ trong học tập/tham gia các hoạt động 
GD: hoan hỉ hay buồn chán, hào hứng hay thờ ơ, ngạc nhiên hay phớt lờ trước nội 
dung bài học hoặc khi tìm ra lời giải cho bài tập. Những biểu hiện này dễ dàng nhìn 
thấy ở học trò cấp Tiểu học, kín đáo hơn với học trò ở cấp THCS, THPT.
 + HS tập trung, chú ý vào những vấn đề đang học, kiên trì làm xong bài học, 
không nản trước các tình huống khó khăn, thái độ phản ứng khi có trống báo ra chơi 
là tiếc, cố làm cho xong bài tập hoặc vội vàng gấp vở.
+ HS khao khát mong muốn tham gia trả lời các câu hỏi từ thầy cô, bổ sung câu trả 
lời cho bạn, thích được trình bày ý kiến về vấn đề đã đặt ra.
 + HS hay nếu ra thắc mắc, có nhu cầu được hiểu biết thật cặn kẽ về vấn đề
 + HS chủ động vận dụng linh hoạt kiến thức, kĩ năng đã học để phát hiện ra vấn 
đề mới.
 + HS mong muốn được đóng góp nhiều nguồn thông tin mới cho thầy cô, có 
những thông tin vượt ra khỏi phạm vi bài học.
1.3. Tầm quan trọng của việc đổi mới giờ sinh hoạt lớp theo định hướng phát huy 
tính tính cực của HS
 - SH lớp tổ chức theo kiểu truyền thống là giờ SH chú trọng vào việc đánh giá 
mức độ chấp hành kỉ luật của HS thông qua hệ thống các tiêu chí, quy định chung về 
kỉ cương, nền nếp. Đó là giờ SH được xây dựng theo một kịch bản sẵn có mà vai trò 
chủ thể là GVCN và cán bộ lớp. Vì vậy nó chưa phát huy được tính tích cực của 
đông đảo HS, chưa kích thích được ý thức tự giác trong nhận thức cũng như hành 
động của họ và đặc biệt chưa tạo được hứng thú khiến giờ sinh hoạt lớp trở nên nặng 
nề, nhàm chán.
 - Việc tổ chức giờ sinh hoạt lớp theo định hướng phát huy tính tích cực của HS 
có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng của công tác chủ nhiệm cũng 
như chất lượng GD của các nhà trường:
 + Tổ chức giờ SH lớp theo hướng đổi mới là không chỉ đảm bảo đánh giá HS 
trong việc thực hiện kỉ cương, nền nếp mà còn là lôi cuốn HS, kích thích các em
 5 vốn sống, năng lực, phẩm chất. Nhưng nhìn chung, việc tổ chức giờ sinh hoạt lớp 
của GV trong nhà trường vẫn còn đi theo lối truyền thống, chú trọng việc đánh giá 
ý thức chấp hành kỉ luật của HS là chủ yếu mà chưa chú ý đến đa dạng hoá các 
hoạt động để HS có cơ hội trải nghiệm, sáng tạo. Theo điều tra khảo sát giáo 51 
viên chủ nhiệm và học sinh trường THPT Đô Lương 2 qua google formchúng tôi 
thu được kết quả như sau:
Link khảo sát
https://docs.google.com/forms/d/15CyHLpLQmkkbyZFDPgsSrn6zzyotVVrB
 - Cách thức và nội dung tổ chức giờ sinh hoạt: Cách thức tổ chức trong giờ 
sinh hoạt lớp đi theo một lối mòn, nghèo nàn, thiếu sự sáng tạo: 48% GVCN được 
khảo sát vẫn đang giành sân khấu của HS để độc diễn; 44% chỉ cán bộ lớp và giáo 
viên tổng kết, đánh giá. Như thế có thể thấy vai trò chủ thể của quá trình dạy học
 7 + Phía HS cá biệt: Lo sợ khi đến giờ sinh hoạt lớp bởi bị các thầy cô phạt. 
Có những HS bị trừng phạt về mặt thân thể có thể kể đến như: Đánh vào tay,, tát, 
kéo tai... Hành vi xúc phạm về tinh thần: la mắng, nhiếc móc, sỉ nhục, bêu rếu, làm 
cho học sinh xấu hổ... khiến các em thấy giờ SH không có ý nghĩa gì khác ngoài 
việc trách mắng và quở phạt.
 + Về phía HS ngoan: Các em không thích giờ SH lớp bởi HS không được 
cùng nhau tổ chức, tham gia vào giờ SH. Các em không thực sự cảm nhận được vấn 
đề trong giờ SH là vấn đề của chính các em phải giải quyết mà là vấn đề của 
thầy/cô. Hình thức tổ chức giờ sinh hoạt lớp đơn điệu, nhàm chán, không hứng thú 
với HS. GV quá nghiêm khắc, không gần gũi, thân thiện, không đặt mình vào vị trí 
của HS để hiểu các em.
 Tất cả những điều đó làm cho giờ sinh hoạt không phát huy được hết những 
ý nghĩa tích cực của nó.
2.2. Thực trạng tổ chức giờ sinh hoạt ở lớp chủ nhiệm
 * Đặc điểm học sinh
 - Về cơ bản, HS ở lớp 11B3 chủ nhiệm của tôi có chất lượng đầu vào là thấp 
(lớp 10) không có HS có xếp loại học lực giỏi ở năm học trước đó.
 - Trong lớp có những HS có hoàn cảnh riêng đặc biệt: Con mẹ đơn thân, bố 
mẹ li hôn, mồ côi cha mẹ... nên tâm lí của các em cũng bị ảnh hưởng không 
nhỏ,thường các em nhút nhát, rụt rè, e sợ, không dám phát biểu, thậm chí có những 
lúc bị bắt nạt mà cũng không dám tố cáo những hành vi chưa tốt của một số bạn 
khác. Ngoài ra trong lớp cũng có những HS cá biệt, với những biểu hiện tâm lí bất 
thường.
 - Bên cạnh đó, cũng do cũng trong khoảng thời gian dài các em học tập theo lối 
truyền thụ một chiều của thầy cô, nên trong quá trình học tập hay trải nghiệm các 
em còn bị động, nhút nhát, chưa dám khẳng định ý kiến cá nhân, còn nhiều HS 
chưa dám mạnh dạn để thay đổi mình. Mặc dù các em đã ý thức được điểm hạn 
chế của mình.
 * Thực trạng của việc tổ chức giờ sinh hoạt ở lớp chủ nhiệm
 Trên cương vị của một người GVCN tôi đã thực hiện các công việc truyền 
thống của một giờ SHL: Lắng nghe báo cáo công tác tuần của cán bộ lớp, đánh giá 
ưu/ khuyết điểm của HS, biểu dương/ phê bình HS, động viên, khích lệ HS nâng 
cao ý thức tự giác trong học tập và rèn luyện nhân cách...
 Tuy nhiên, do khối lượng công việc nhiều nên tôi cũng chưa đa dạng hoá các 
hoạt động trong giờ SHL, chưa ý thức thực sự thấu đáo được việc mình cần phải 
thay đổi phương pháp GD để phát huy tính sáng tạo cho HS, chưa thấu hiểu hết 
sức mạnh của sự tự tin, tự chủ cần phải có của HS trong hoạt động chiếm lĩnh tri
 9

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_doi_moi_gio_sinh_hoat_lop_theo_huong_p.docx
  • pdfNguyễn Thị Loan, Nguyễn Quang Trung, Lê Thị Dung. Lĩnh vục chủ nhiệm. Truòng THPT Đô Luong 2.pdf