Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới công tác quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi giúp nâng cao chất lượng học sinh giỏi Lớp 9 tại trường THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới công tác quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi giúp nâng cao chất lượng học sinh giỏi Lớp 9 tại trường THCS

Cơ sở lý luận.

Theo quy chế thi chọn học sinh (Ban hành kèm theo Quyết định số 52/2006/QĐ-

BGDĐT ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) thì ở cấp

địa phương, cơ sở: Mỗi năm tổ chức các kỳ thi chọn học sinh giỏi ở lớp 9, lớp 12 và kỳ

thi chọn đội tuyển dự thi chọn học sinh giỏi quốc gia;

Thí sinh tham dự các kỳ thi chọn học sinh giỏi phải đáp ứng các điều kiện sau:

Là người học trung học cơ sở, trung học phổ thông; Được xếp loại hạnh kiểm và học

lực từ khá trở lên theo kết quả cuối học kỳ liền kề với kỳ thi.

Nội dung thi:. Đối với các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp cơ sở, nội dung thi trong

phạm vi chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Lịch thi, thời gian làm bài thi: Lịch thi đối với từng kỳ thi chọn học sinh giỏi do

cơ quan tổ chức kỳ thi xác định. Thời gian làm bài thi đối với các kỳ thi chọn học sinh

giỏi cấp cơ sở: Thi chọn học sinh giỏi lớp 9: thời gian làm bài thi là 150 phút đối với

mỗi môn thi tự luận; 60 phút đối với mỗi môn thi trắc nghiệm; 60 phút tự luận và 30

phút trắc nghiệm đối với môn thi có cả tự luận và trắc nghiệm;

Thành lập đội tuyển dự thi: Các đơn vị dự thi công khai phương thức chọn đội

tuyển ngay từ đầu năm học; thành lập đội tuyển học sinh giỏi của đơn vị theo hướng

dẫn của cơ quan tổ chức kỳ thi.

Theo Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ

thông có nhiều cấp học của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về: Nhiệm vụ và quyền

hạn của trường trung học; Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng;

Nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên; Nhiệm vụ và quyền hạn của học sinh; Hoạt động

giáo dục của nhà trường

pdf 17 trang hoathepmc36 26/02/2022 4561
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới công tác quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi giúp nâng cao chất lượng học sinh giỏi Lớp 9 tại trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đổi mới công tác quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi giúp nâng cao chất lượng học sinh giỏi lớp 9 tại trường THCS 
Lương Quốc Phương – THCS Phan Đình Phùng 1 
1.MỞ ĐẦU 
1.1. Lí do chọn đề tài 
Nghị quyết 29 Trung ương 2 khóa VIII đã xác định: Đổi mới căn bản, toàn diện 
giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư 
tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo 
đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt 
động quản trị của các cơ sở giáo dục - đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng 
đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học. Hoàn 
thành việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn sau năm 2015. Bảo 
đảm cho học sinh (HS) có trình độ trung học cơ sở (THCS) có tri thức phổ thông nền 
tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở; trung học phổ thông phải 
tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng. Nâng 
cao chất lượng phổ cập giáo dục, thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm từ sau năm 2020. 
Thực hiện quan điểm chỉ đạo và mục tiêu của Nghị quyết 29 Trung ương khóa 
VIII. Trong những năm học vừa qua các trường phổ thông đã thực hiện đổi mới trên 
nhiều phương diện, trong đó Đổi mới công tác quản lý là vấn đề được các nhà trường 
quan tâm tích cực. Trong hoạt động quản lý chuyên môn thì “Đổi mới công tác quản lý 
bồi dưỡng học sinh giỏi giúp nâng cao chất lượng học sinh giỏi lớp 9 tại trường 
THCS” là một vấn đề quan trọng và mang tính cấp thiết để đáp ứng yêu cầu phân luồng 
sau THCS, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục. Bên cạnh đó kết quả thi chọn học 
sinh giỏi lớp 9 là thước đo chính xác nhất về tinh thần trách nhiệm, trình độ tay nghề 
của giáo viên (GV), chất lượng học tập của mỗi học sinh và chất lượng giáo dục của 
mỗi trường THCS. 
Từ trước đến nay mỗi trường THCS cũng đều quan tâm đến việc tổ chức ôn tập, 
bồi dưỡng cho HS lớp 9 thi chọn học sinh giỏi lớp 9. Ban giám hiệu đã xây dựng kế 
hoạch ôn tập, bồi dưỡng cho HS lớp 9 đầy đủ theo đúng sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT và 
của Phòng GD&ĐT; Đã triển khai thực hiện đúng kế hoạch đề ra, tổ chức trao đổi về 
công tác ôn thi chọn HS giỏi lớp 9 để nâng cao hiệu quả ôn tập; Ban giám hiệu thường 
xuyên quan tâm, đôn đốc GV và HS tham gia ôn tập thực hiện đúng nội quy nề nếp dạy 
và học; Đã tổ chức cho HS thi thử để khảo sát chất lượng công tác ôn tập và giúp HS 
Đổi mới công tác quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi giúp nâng cao chất lượng học sinh giỏi lớp 9 tại trường THCS 
Lương Quốc Phương – THCS Phan Đình Phùng 2 
làm quen với kì thi chọn học sinh giỏi lớp 9; Tất cả học sinh đã được ôn tập củng cố và 
nâng cao kiến thức các môn thi chọn học sinh giỏi lớp 9 
Tuy nhiên có những năm học, chất lượng HS thi chọn học sinh giỏi lớp 9 của 
trường THCS Phạm Hồng Thái còn chưa như mong đợi và chưa mang tính ổn định. 
Nguyên nhân là do một số gia đình HS chưa quan tâm tốt đến việc học của con em 
mình, chưa đầu tư động viên các cháu học tập. Một số HS chưa nhận thức được ý nghĩa 
và tầm quan trọng của việc ôn thi chọn học sinh giỏi lớp 9 nên có ý thức học tập chưa 
nghiêm túc làm ảnh hưởng đến chất lượng ôn tập và chất lượng chung của nhà trường; 
Do thời lượng số tiết bố trí dạy học ôn tập còn ít, chưa đảm bảo ôn kĩ kiến thức và nâng 
cao kiến thức cho HS; Một số HS chưa nghe theo sự tư vấn, định hướng của giáo viên 
chủ nhiệm (GVCN) và GV dạy nên chọn môn thi không phù hợp với lực học của bản 
thân; Trong ôn tập, bồi dưỡng một số GV chưa nhiệt tình và tâm huyết với công việc, 
chưa phát huy hết khả năng của mình; Công tác quản lí ôn tập cho HS lớp 9 thi chọn 
học sinh giỏi lớp 9 chưa thật chặt chẽ, chưa quyết liệt dẫn đến hiệu quả quản lí thấp 
Trước yêu cầu về đổi mới giáo dục và vấn đề nâng cao chất lượng ôn thi chọn 
HS giỏi lớp 9 của nhà trường. Ban giám hiệu nhà trường xác định cần phải đổi mới 
công tác quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi giúp nâng cao chất lượng học sinh giỏi lớp 9 
tại trường THCS. Muốn vậy người quản lí phải có các giải pháp phù hợp với đặc điểm 
của nhà trường nhằm phát huy được và thế mạnh và tiềm năng vốn có của mình. Còn 
với GV cần tìm tòi đổi mới hình thức tổ chức dạy học, xây dựng kế hoạch dạy học sao 
cho phù hợp với từng đối tượng HS, tích cực đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới 
kiểm tra đámh giá (KTĐG) theo hướng phát triển năng lực học sinh để nâng cao chất 
lượng giáo dục. 
Đây là vấn đề mà tập thể Chi bộ, Ban giám hiệu (BGH) nhà trường luôn trăn trở 
để tìm giải pháp có tính chất đồng bộ, toàn diện, hiệu quả. Vì vậy, trong năm học vừa 
qua, tôi đã mạnh dạn ‘”Đổi mới công tác quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi giúp nâng 
cao chất lượng học sinh giỏi lớp 9 tại trường THCS” nhờ đó đã dần nâng cao được kết 
quả HS giỏi lớp 9 của học sinh nhà trường trong kỳ thi chon học sinh giỏi lớp 9 cấp 
huyện, cấp tỉnh cũng như số lượng HS thi đỗ vào các trường phổ thông trung học 
(PTTH) chuyên. 
Đổi mới công tác quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi giúp nâng cao chất lượng học sinh giỏi lớp 9 tại trường THCS 
Lương Quốc Phương – THCS Phan Đình Phùng 3 
1.2. Mục đích nghiên cứu. 
 Đề tài trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn hoạt động của công tác quản lý 
bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9 tại trường THCS Phạm Hồng Thái từ đó đề xuất một số 
biện pháp chỉ đạo, quản lí hoạt động đổi mới công tác bồi dưỡng học sinh giỏi giúp 
nâng cao chất lượng học sinh giỏi lớp 9 tại trường THCS Phạm Hồng Thái nhằm nâng 
cao chất lượng giáo dục của nhà trường. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu. 
 Những vấn đề vế chỉ đạo, quản lí hoạt động đổi mới công tác bồi dưỡng học sinh 
giỏi lớp 9 tại trường THCS Phạm Hồng Thái 
1.4. Phương pháp nghiên cứu. 
Các phương pháp nghiên cứu lý luận: phương pháp phân tích tổng hợp, phân tích, 
khái quát hoá. Nghiên cứu các quan điểm, đường lối, chính sách, chiến lược giáo dục 
của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục. Phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá các 
quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước; các phạm trù; khái niệm 
Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, đánh giá các hoạt động của công 
tác quản lý bồi dưỡng HS giỏi lớp 9 GV và của BGH. Nghiên cứu các tài liệu có liên 
quan đến quản lý hoạt động bồi dưỡng, ôn tập HS ở trường THCS Phạm Hồng Thái. Kế 
hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học, các báo cáo tổng kết năm học. Phương pháp tổng 
kết kinh nghiệm quản lý giáo dục trong các năm học. Phương pháp quan sát, phỏng 
vấn, làm phiếu điều tra, trưng cầu ý kiến của hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, giáo 
viên về thực trạng hoạt động của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9. Điều tra thu 
thập thông tin thực tiễn liên quan đến nội dung chính của đề tài 
Phương pháp nghiên cứu bổ trợ; Phương pháp thống kê toán học. Sử dụng phương 
pháp điều tra, khảo sát thực tế,thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp để giải quyết vấn 
đề của đề tài. 
1.5 Giới hạn phạm vi nghiên cứu. 
 Đề tài nghiên cứu với giới hạn phạm vi đánh giá công tác chỉ đạo, quản lí hoạt 
động của công tác quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9 từ năm học 2018 - 2019 đến 
năm học 2020 - 2021 của trường THCS Phạm Hồng Thái 
Đổi mới công tác quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi giúp nâng cao chất lượng học sinh giỏi lớp 9 tại trường THCS 
Lương Quốc Phương – THCS Phan Đình Phùng 4 
2. NỘI DUNG 
2.1. Cơ sở lý luận. 
 Theo quy chế thi chọn học sinh (Ban hành kèm theo Quyết định số 52/2006/QĐ-
BGDĐT ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) thì ở cấp 
địa phương, cơ sở: Mỗi năm tổ chức các kỳ thi chọn học sinh giỏi ở lớp 9, lớp 12 và kỳ 
thi chọn đội tuyển dự thi chọn học sinh giỏi quốc gia; 
 Thí sinh tham dự các kỳ thi chọn học sinh giỏi phải đáp ứng các điều kiện sau: 
Là người học trung học cơ sở, trung học phổ thông; Được xếp loại hạnh kiểm và học 
lực từ khá trở lên theo kết quả cuối học kỳ liền kề với kỳ thi. 
 Nội dung thi:. Đối với các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp cơ sở, nội dung thi trong 
phạm vi chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. 
Lịch thi, thời gian làm bài thi: Lịch thi đối với từng kỳ thi chọn học sinh giỏi do 
cơ quan tổ chức kỳ thi xác định. Thời gian làm bài thi đối với các kỳ thi chọn học sinh 
giỏi cấp cơ sở: Thi chọn học sinh giỏi lớp 9: thời gian làm bài thi là 150 phút đối với 
mỗi môn thi tự luận; 60 phút đối với mỗi môn thi trắc nghiệm; 60 phút tự luận và 30 
phút trắc nghiệm đối với môn thi có cả tự luận và trắc nghiệm; 
Thành lập đội tuyển dự thi: Các đơn vị dự thi công khai phương thức chọn đội 
tuyển ngay từ đầu năm học; thành lập đội tuyển học sinh giỏi của đơn vị theo hướng 
dẫn của cơ quan tổ chức kỳ thi. 
Theo Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ 
thông có nhiều cấp học của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về: Nhiệm vụ và quyền 
hạn của trường trung học; Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng; 
Nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên; Nhiệm vụ và quyền hạn của học sinh; Hoạt động 
giáo dục của nhà trường 
2.2. Thực trạng của vấn đề. 
Trường THCS Phạm Hồng Thái nằm trên địa bàn thôn Nam Thanh xã Eapô huyện 
Cư Jut tỉnh Đăk Nông. 
Điện thoại: 0261 3 680 272. Email: phamhongthai.xo@gmail.com. 
Đổi mới công tác quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi giúp nâng cao chất lượng học sinh giỏi lớp 9 tại trường THCS 
Lương Quốc Phương – THCS Phan Đình Phùng 5 
Trường THCS Eapô được thành lập theo quyết định số 02/TC-CB ngày 12 tháng 8 
năm 1996 của UBND tỉnh Đăk Lăk. Nay là trường THCS Phạm Hồng Thái đóng trên 
địa bàn thôn Nam Thanh, xã Eapô, huyện Cư Jut, tỉnh Đăk Nông. 
Trường nằm trên địa bàn một xã khó khăn, là một xã có diện tích gần 9.250 ha với 
11.624 nhân khẩu sống thuần Nông. Nhân dân chủ yếu là các dân tộc thiểu số phía Bắc 
vào sinh sống (trên 70% là dân tộc thiểu số với 7 đồng bào dân tộc). Điều kiện kinh tế 
địa phương còn rất nhiều khó khăn, địa hình đồi núi nên đi lại gặp rất nhiều khó khăn. 
Từ năm học 2017-2018 đến nay số học sinh của nhà trường dao động trong khoảng 
539 đến 580 học sinh trong đó trên 60% là học sinh dân tộc thiểu số, học sinh khối 9 
chiếm khoảng 24% tổng số học sinh toàn trường. 
Phụ huynh học chủ yếu là đồng bào phía bắc di cư vào làm ăn kinh tế nên mặt bằng 
dân trí còn chưa cao, hầu hết việc học của con em mình phó mặc cho nhà trường và các 
thầy cô giáo. Nhất là trong ba năm gần đây nhiều phụ huynh đi làm kinh tế ở một số 
tỉnh ngoài để con lại cho người thân nên việc học của con em phụ thuộc hết vào bản 
thân mỗi học sinh và nhà trường. 
Phần lớn học sinh chưa xác định rõ mục tiêu học tập cho riêng mình, mới chỉ xác 
định học xong THCS để có điều kiện học tiếp vào THPT. Chưa phát huy và thể hiện 
được một số năng lực cá nhân của mình, ít tìm hiểu sâu về môn học mà mình yêu thích. 
Phần lớn giáo viên chọn học sinh vào đội tuyển học sinh giỏi khối 9 căn cứ vào kết 
quả học tập của học sinh, ít chú ý đến năng lực và sở thích cá nhân của mỗi học sinh. 
Việc ôn tập, bồi dưỡng cho học sinh thi tuyển học sinh giỏi khối 9 sau khi có kết quả 
của bài kiểm tra định kì thứ nhất của năm học. 
2.3. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề. 
Để khắc phục những nhược điểm, phát huy tốt công tác quản lý bồi dưỡng học 
sinh giỏi lớp 9 trường THCS, chúng tôi đã thực hiện các biện pháp sau: 
1- Giải pháp 1: Làm tốt công tác bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ. 
 Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, 
trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng 
động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây 
Đổi mới công tác quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi giúp nâng cao chất lượng học sinh giỏi lớp 9 tại trường THCS 
Lương Quốc Phương – THCS Phan Đình Phùng 6 
dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi 
vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc: nghĩa là giáo dục, đào 
tạo ra những con người có tri thức, có nhân cách, những người có đủ “đức, trí, mĩ, thể”. 
Công việc này không ai có thể làm được ngoài những nhà giáo dục và quản lý giáo dục 
mà đội ngũ giáo viên trong nhà trường là nhân tố trung tâm của sự phát triển giáo dục. 
Vì vậy người lãnh đạo, quản lý nhà trường phải hết sức coi trọng xây dựng, bồi dưỡng 
đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, mạnh về chất lượng. Nghị quyết Ban chấp hành TW2 
- khóa 8 của Đảng cũng đã khẳng định “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo 
dục, đào tạo và được xã hội tôn vinh”. Ông cha ta cũng đã nói “không có thầy đố mày 
làm nên”. Như vậy người thầy giáo có một vai trò hết sức quan trọng. Vì vậy ta có thể 
khẳng định việc xây dựng bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là một việc làm cực kỳ quan 
trọng. Lãnh đạo nhà trường đã xác định cần làm tốt một số vấn đề sau: 
 - Tổ chức tuyên truyền, triển khai học tập chủ đề năm học, các Chỉ thị, Nghị 
quyết của các cấp, các cuộc vận động và phong trào thi đua trong năm học. 
 - Thực hiện tốt việc xây dựng kế hoạch chuyên môn, kế hoạch bồi dưỡng GV của 
BGH, Tổ - nhóm chuyên môn, mỗi GV bám sát các văn bàn chỉ đạo của cấp trên. Căn 
cứ vào kế hoạch chung của nhà trường và nhiệm vụ được phân công, mỗi tổ, nhóm, cá 
nhân xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết cho từng tháng, từng tuần. Trong các buổi sinh 
hoạt tổ chuyên môn, các tổ nhóm kiểm tra, rút kinh nghiệm về việc thực hiện kế hoạch 
đặt ra. Căn cứ vào hiệu quả công việc đạt được để bình xét thi đua. 
 - Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ GV cụ thể sát thực, tham gia tích cực 
các đợt học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, chỉ đạo tổ chức sinh hoạt chuyên 
môn có chất lượng và hiệu quả. BGH có kế hoạch kiểm tra đột xuất, định kì, đánh giá 
rút kinh nghiệm các buổi hội thảo, SHCM tại trường. Khuyến khích, tạo điều kiện cho 
GV tự giác học tập nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, tay nghề, trình độ Tin học, 
Ngoại ngữ bằng nhiều hình thức. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong điều 
hành bằng các phần mềm quản lý trên toàn diện các hoạt động giáo dục. 
 - Thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, giảm tải chương trình và điều 
chỉnh nội dung dạy học, kế hoạch giáo dục theo quy định của Bộ GDĐT. 
Đổi mới công tác quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi giúp nâng cao chất lượng học sinh giỏi lớp 9 tại trường THCS 
Lương Quốc Phương – THCS Phan Đình Phùng 7 
- Tổ chức tốt Hội thi Giáo viên giỏi cấp trường, thi sáng kiến và các buổi Hội 
thảo đổi mới phương pháp dạy học, Hội thảo về nâng cao chất lượng ôn tập cho HS lớp 
9 thi chọn học sinh giỏi lớp 9. 
- Thực hiện nghiêm túc việc đánh giá chuẩn Hiệu trưởng, chuẩn giáo viên theo 
quy định của Bộ Giáo dục Đào tạo. 
- Khai thác có hiệu quả Website nhà trường và Trường học kết nối để làm tốt 
công tác quản lý, sinh hoạt chuyên môn, bồi dưỡng đội ngũ, xã hội hoá giáo dục, đảm 
bảo tính công khai, dân chủ trong toàn diện các hoạt động giáo dục của nhà trường. 
2. Giải pháp 2: Đổi mới trong xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9 
 - Trước tiên Ban giám hiệu nghiên cứu kỹ các văn bản chỉ đạo của Sở GD&ĐT, 
Hướng dẫn của Phòng GD&ĐT về công tác thi chọn học sinh giỏi lớp 9, tổ chức ôn tập 
cho HS thi chọn học sinh giỏi lớp 9, cấu trúc đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9; Rút kinh 
nghiệm những tồn tại trong công tác ôn tập của những năm học trước; Căn cứ quy định 
của cấp trên và của nhà trường; Nghị quyết họp Hội cha mẹ học sinh, kế hoạch nhiệm 
vụ năm học và đặc điểm tình hình nhà trường để xây dựng kế hoạch ôn tập cho HS lớp 
9 thi chọn học sinh giỏi lớp 9. 
 - Tổ chức họp bàn xây dựng kế hoạch ôn tập cho HS lớp 9 thi chọn học sinh giỏi 
lớp 9 bao gồm tất cả các lực lượng liên quan: Ban giám hiệu, Tổ trưởng, cốt cán bộ 
môn và GVCN, bộ phận nhân viên kế toán, văn thư, bảo vệ, Phụ huynh học sinh, 
trưởng các tổ chức trong nhà trường và HS đăng ký dự thi. 
 - Triển khai kế hoạch chung của nhà trường đến các tổ, nhóm chuyên môn và 
giáo viên để các tổ, nhóm, môn, lớp xây dựng kế hoạch của riêng mình. 
 - Ban giám hiệu, tổ chuyên môn thực hiện nghiêm túc việc kiểm duyệt các kế 
hoạch ôn tập của tổ chuyên môn và của GV dạy ôn tập, GVCN lớp. 
 - Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận và thời gian hoàn thành. 
 - Chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ ôn tập: Phòng học, bàn ghế, 
thiết bị điện đảm bảo về ánh sáng và quạt mát, giấy thi, đề thi,  
3. Giải pháp 3: Phân công giáo viên có chuyên môn tốt và tâm huyết với công 
việc giảng dạy các môn thi chọn học sinh giỏi lớp 9 
Đổi mới công tác quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi giúp nâng cao chất lượng học sinh giỏi lớp 9 tại trường THCS 
Lương Quốc Phương – THCS Phan Đình Phùng 8 
 - Chất lượng đội ngũ là khâu then chốt khẳng định chất lượng giáo dục. Do vậy 
trước khi bước vào năm học, Ban giám hiệu cùng tổ chuyên môn họp bàn phân công 
giáo viên tâm huyết, có trình độ chuyên môn tốt, có năng lực sư phạm tốt phụ trách chủ 
nhiệm lớp 9 và giảng dạy môn học 
 - Ban giám hiệu quan tâm động viên, khích lệ, bố trí thời gian, sắp xếp thời khoá 
biểu hợp lí giúp các giáo viên dạy ôn thi khối 9 có thời gian đầu tư chuyên môn, quan 
tâm đến từng đối tượng HS để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của học sinh. 
 - Ban giám hiệu cùng tổ nhóm chuyên môn chú trọng công tác bồi dưỡng chất 
lượng đội ngũ, chỉ đạo các nhóm chuyên môn hoạt nhóm chuyên môn có chất lượng, 
thiết thực, tập trung vào tìm giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy của thầy và chất 
lượng học tập của trò, giải pháp nâng cao chất lượng ôn thi chọn học sinh giỏi lớp 9. 
4. Giải pháp 4: Phân công rõ nhiệm vụ của từng thành viên từ Ban giám hiệu 
đến GV, nhân viên tham gia hoạt động ôn tập cho HS lớp 9 
a) Đối với Ban giám hiệu 
- Thiết lập các loại hồ sơ theo dõi cần thiết: Kế hoạch ôn thi chọn học sinh giỏi 
lớp 9; Hồ sơ ôn tập; Sổ đầu bài, Sổ báo giảng, kế hoạch ôn tập của GV bộ môn, thời 
khóa biểu ôn tập, biên bản kiểm tra hồ sơ và dự giờ GV,... 
- Hiệu trưởng: Quản lý chặt chẽ hoạt động ôn tập theo quy định gồm: Quản lý, 
kiểm tra hoạt động ôn tập trong và ngoài nhà trường của cán bộ, giáo viên; xét duyệt, 
chấp thuận cho cán bộ, giáo viên của đơn vị có đủ tiêu chuẩn được tham gia ôn tập; Chỉ 
đạo GVCN, GV giảng dạy tổ chức buổi sinh hoạt hướng nghiệp cho HS khối 9 ngay từ 
đầu năm học để tư vấn cho HS tham gia đăng ký môn dự thi phù hợp với năng lực học 
tập của HS để đảm bảo hiệu quả khi dự thi. 
- Phó hiệu trưởng: Điều hành GV và thời khóa biểu, quản lý CSVC, tổng hợp 
buổi dạy, quản lý hồ sơ ôn tập; Tổng hợp danh sách cán bộ, giáo viên của đơn vị đăng 
ký tham gia dạy để quản lý và báo cáo cấp trên; Duyệt kế hoạch ôn tập của các giáo 
viên tham gia dạy ôn; Chỉ đạo tổ chuyên môn, nhóm bộ môn, giáo viên chủ nhiệm và 
các lực lượng khác phục vụ tốt công tác ôn tập; Xây dựng kế hoạch tổ chức cho học 
sinh thi thử theo đề của nhà trường và của giáo viên ôn tập. 
Đổi mới công tác quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi giúp nâng cao chất lượng học sinh giỏi lớp 9 tại trường THCS 
Lương Quốc Phương – THCS Phan Đình Phùng 9 
- BGH có trách nhiệm quản lý tổ chức tốt việc dạy và học chính khóa; đảm bảo 
tuyệt đối không cắt xén nội dung, chương trình dạy học đã được quy định. Tiến hành 
dự giờ, kiểm tra các lớp học ôn để nắm bắt tình hình dạy và học của GV và học sinh; 
b) Đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy. 
- Xây dựng kế hoạch dạy ôn thi bám sát nội dung kiến thức bộ môn, tài liệu ôn 
thi chọn học sinh giỏi lớp 9 và cấu trúc đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 của những năm 
trước và của các địa phương khác; 
- Chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp và chú ý kiến thức kĩ năng cần đạt được, 
trong mỗi tiết dạy cần ôn tập, rèn luyện kĩ năng thông qua giải các bài tập ôn luyện; 
- Dạy ôn bám sát kiến thức trọng tâm, theo cấu trúc đề thi chọn học sinh giỏi lớp 
9 hàng năm và phù hợp trình độ của học sinh; 
- Thực hiện kiểm tra, chấm, chữa cẩn thận chu đáo, đánh giá đúng kiến thức kĩ 
năng, sự tiến bộ của từng học sinh, đặc biệt cần tăng quan tâm, theo dõi gi

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_doi_moi_cong_tac_quan_ly_boi_duong_hoc_sinh_gioi_giup_n.pdf