Sáng kiến kinh nghiệm Dạy tiết trả bài trong phân môn Làm văn - Chương trình Ngữ văn bậc Trung học Phổ thông

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy tiết trả bài trong phân môn Làm văn - Chương trình Ngữ văn bậc Trung học Phổ thông

LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Lí luận dạy học hiện nay coi học sinh là trung tâm của hoạt động dạy học. Luật giáo dục của nước CHXHCN Việt Nam trong điều 4 (yêu cầu về nội dung phương pháp giáo dục) cũng chỉ rõ: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo ở người học, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” (Luật Giáo dục - trang 9 - 1998). Trong dạy học nói chung và dạy Văn nói riêng, làm thế nào để kích thích được khả năng chủ động, sáng tạo của học sinh là một vấn đề then chốt, góp phần quyết định chất lượng của hoạt động dạy và học.

Làm văn là một phân môn trong chương trình Ngữ văn ở bậc THPT. Đây là môn học có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục, bồi dưỡng cũng như phát triến năng lực và nhân cách học sinh trong nhà trường. Tiết Trả bài là tiết học có ý nghĩa thực hành cao, trong đó làm thế nào để khơi dậy hứng thú cho học sinh và mang lại hiệu quả tốt là vấn đề không đơn giản.

Phân môn Làm văn nói chung và tiết Trả bài nói riêng thường được coi là tiết khô khan, khó dạy với giáo viên và tiết nặng nề với học sinh. Trong thực tế, có người coi đây là tiết đệm, nên rút ngắn thời gian để đầu tư cho các tiết học hấp dẫn hơn như Đọc văn, Tiếng Việt.

 Trong thực tế hiện nay, việc đổi mới phương pháp dạy Văn trong nhà trường đã chứng tỏ được hiệu quả của nó. Tuy nhiên, các phân môn khác như Đọc văn, Tiếng Việt được đầu tư, chú ý nhiều hơn. Trong khi đó, đổi mới việc dạy môn Làm văn, nhất là những tiết Trả bài chưa được quan tâm nhiều lắm.

Từ thực tế gần 20 năm giảng dạy môn Văn ở bậc THPT, chúng tôi thấy rất rõ tầm quan trọng của tiết Trả bài. Đây là một quá trình âm thầm mà công phu, vất vả và đòi hỏi nhiều khả năng sáng tạo của người giáo viên. Đồng thời nếu được đầu tư thích đáng, nó sẽ mang lại những kết quả thiết thực với việc dạy Văn.

 

doc 24 trang cuonglanz2a 9630
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy tiết trả bài trong phân môn Làm văn - Chương trình Ngữ văn bậc Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÀO CAI
TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Một số kinh nghiệm dạy tiết Trả bài trong phân môn Làm văn- chương trình Ngữ văn bậc THPT
	Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Hạnh
	 Chức vụ: Giáo viên
 Tổ chuyên môn: Ngữ văn
 Đơn vị công tác: Trường THPT Chuyên Lào Cai
 Lào Cai, ngày 10 tháng 04 năm 2014
MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
5
I.Lí do chọn đề tài....................................................................................
5
II.Phạm vi đề tài .....................................................................................
6
III. Cấu trúc đề tài......
7
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ..........
8
I. Cơ sở lý luận của vấn đề......................
8
II. Thực trạng của vấn đề..................................
9
III. Một số biện pháp dạy tiết Trả bài.......
Ra đề......
Chuẩn bị đáp án.....
Chấm bài.......
 4. Trả bài........
10
10
12
14
15
 5.Thực nghiệm.....................................................................................
17
IV. Hiệu quả của SKNN .........................................................
22
C. KẾT LUẬN.......................................................................................
23
TƯ LIỆU THAM KHẢO.......................................................................
24
ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Lí luận dạy học hiện nay coi học sinh là trung tâm của hoạt động dạy học. Luật giáo dục của nước CHXHCN Việt Nam trong điều 4 (yêu cầu về nội dung phương pháp giáo dục) cũng chỉ rõ: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo ở người học, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” (Luật Giáo dục - trang 9 - 1998). Trong dạy học nói chung và dạy Văn nói riêng, làm thế nào để kích thích được khả năng chủ động, sáng tạo của học sinh là một vấn đề then chốt, góp phần quyết định chất lượng của hoạt động dạy và học.
Làm văn là một phân môn trong chương trình Ngữ văn ở bậc THPT. Đây là môn học có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục, bồi dưỡng cũng như phát triến năng lực và nhân cách học sinh trong nhà trường. Tiết Trả bài là tiết học có ý nghĩa thực hành cao, trong đó làm thế nào để khơi dậy hứng thú cho học sinh và mang lại hiệu quả tốt là vấn đề không đơn giản.
Phân môn Làm văn nói chung và tiết Trả bài nói riêng thường được coi là tiết khô khan, khó dạy với giáo viên và tiết nặng nề với học sinh. Trong thực tế, có người coi đây là tiết đệm, nên rút ngắn thời gian để đầu tư cho các tiết học hấp dẫn hơn như Đọc văn, Tiếng Việt.
 Trong thực tế hiện nay, việc đổi mới phương pháp dạy Văn trong nhà trường đã chứng tỏ được hiệu quả của nó. Tuy nhiên, các phân môn khác như Đọc văn, Tiếng Việt được đầu tư, chú ý nhiều hơn. Trong khi đó, đổi mới việc dạy môn Làm văn, nhất là những tiết Trả bài chưa được quan tâm nhiều lắm.
Từ thực tế gần 20 năm giảng dạy môn Văn ở bậc THPT, chúng tôi thấy rất rõ tầm quan trọng của tiết Trả bài. Đây là một quá trình âm thầm mà công phu, vất vả và đòi hỏi nhiều khả năng sáng tạo của người giáo viên. Đồng thời nếu được đầu tư thích đáng, nó sẽ mang lại những kết quả thiết thực với việc dạy Văn. 
II. PHẠM VI ĐỀ TÀI, ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phạm vi đề tài
Môn Văn ở cấp THPT có nhiều phân môn nhỏ: Đọc văn, Tiếng Việt, Làm văn Thật ra ở phân môn nào, việc đầu tư công sức, chuẩn bị giáo án cũng hết sức cần thiết. Nhưng trong khuôn khổ một sáng kiến kinh nghiệm người viết chỉ giới hạn đề tài của mình trong phạm vi : Một số kinh nghiệm dạy tiết Trả bài trong phân môn Làm văn- chương trình Ngữ văn bậc THPT
2. Đối tượng khảo sát: Học sinh lớp 11
3. Phương pháp nghiên cứu:
Để triển khai đề tài, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
1. Phương pháp hệ thống 
2 . Phương pháp thống kê, khảo sát 
3 . Phương pháp phân tích- tổng hợp
4 . Phương pháp thực nghiệm
III. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài gồm 3 phần:	
A. Đặt vấn đề
B. Giải quyết vấn đề
I. Cơ sở lý luận
II. Thực trạng khó khăn khi dạy tiết Trả bài
III. Các biện pháp đã tiến hành khi dạy tiết Trả bài
IV. Hiệu quả của SKKN
C. Kết luận
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 I. Cơ sở lý luận:
 	Tiết Trả bài về bản chất là tiết học mang nhiều ý nghĩa. Trong cuốn Phương pháp dạy học văn, giáo sư Phan Trọng Luận cho rằng: “Giờ trả bài là một giờ học sinh động và có tác dụng nhiều mặt. Đây là giờ học được xây dựng thực sự từ lao động trực tiếp của học sinh, từ vốn liếng nhiều mặt của học sinh. Và cũng qua giờ học này, học sinh dễ nhận ra những mặt mạnh và yếu, nhất là những mặt yếu của mình”.
 	Trước hết, đó là tiết học sinh được thực hành. Các em không còn bơi trong thế giới văn chương nữa mà đã thể hiện sự tiếp nhận kiến thức qua một bài làm cụ thể. Có nghĩa là tiết học mang tính thực hành cao, kiến thức được tiếp nhận, sàng lọc rồi thể hiện. Đây cũng là tiết học mang tính tổng hợp cao. Cả lí thuyết và kĩ năng viết bài sẽ cùng thể hiện trong bài làm. Kiến thức học được trong sánh vở và hiểu biết về nhiều lĩnh vực của cuộc sống cũng có cơ hội để các em bộc lộ. Hơn nữa, khả năng sáng tạo của học sinh cũng có cơ hội để bộc lộ.
 Trả bài cũng là tiết học để giáo viên có cơ sở đánh giá trình độ của học sinh và hiệu quả giảng dạy của chính mình. Giờ Trả bài tuy một năm học chỉ có khoảng 8 tiết nhưng nó là sự tổng hợp kết quả của các phân môn khác như Đọc văn, Tiếng Việt. Trước hết, nó thể hiện sự tiếp nhận kiến thức của học sinh. Qua bài viết, giáo viên có thể đánh giá được học sinh lĩnh hội bài giảng ở mức độ nào. Hơn thế nữa, nó thể hiện cụ thể năng lực tạo lập văn bản của các em. Cách diễn đạt, cách trình bày, cách lập ý sẽ được các em bộc lộ cụ thể trong bài viết của mình. Đó là cơ sở tốt để giáo viên đánh giá đúng năng lực học tập của từng học sinh. Nhưng qua đó, giáo viên cũng tự đánh giá được trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm. Từ đó, phát huy những mặt mạnh và điều chỉnh những mặt yếu của mình.
 Tiết Trả bài giúp các em nhận ra và chữa lỗi. Học văn là cả một quá trình rèn luyện từ thấy đến cao. Làm văn cũng là quá trình giúp học sinh từ viết đúng đến viết hay. Trong bài viết, học sinh sẽ buộc phải thể hiện những nhược điểm của mình. Tiết Trả bài sẽ giúp các em nhận ra sai sót để sửa chữa và khắc phục, vươn lên ở những bài sau.
 Sau mỗi tiết Trả bài, các em nhận ra cách giải quyết trước một vấn đề. Mọi vấn đề trong cuộc sống đều có thể có nhiều đáp án. Đề kiểm tra văn lại càng có nhiều hướng giải quyết. Tuy nhiên, sau giờ Trả bài, học sinh sẽ nhận ra cách giải quyết vấn đề tốt nhất.
Đây cũng là tiết học mang ý nghĩa giao tiếp, giúp học sinh hoàn thiện nhân cách. Giờ Trả bài là một hoạt động giao tiếp trực tiếp giữa giáo viên và học sinh. Học sinh học được ở người thầy không chỉ kiến thức mà còn học cách ứng xử, vẻ đẹp nhân cách. Người ta nói, văn là người. Vậy qua bài viết, giáo viên có thể hiểu phần nào tính cách, thậm chí tâm tư tình cảm, mong ước của học sinh. Có nghĩa là sau mỗi giờ học, các em có thể lớn lên một chút.
 II. Thực trạng khi dạy tiết Trả bài
 Giáo viên ngại dạy tiết Trả bài vì nhiều lí do, trong đó có lí do mất nhiều công phu chuẩn bị. Một năm chỉ có khoảng 8 bài viết và chừng ấy tiết trả bài. Tuy nhiên, việc chuẩn bị cho một giờ Trả bài lại hết sức công phu và mất nhiều thời gian. Giáo viên sẽ phải ra đề, soạn đáp án, chấm bài chi tiết sau đó mới có thể tiến hành tiết Trả bài.
 Hơn nữa, thường xảy ra tình trạng có nhiều đáp án cho một đề văn. Đề Văn hiện nay ra theo hướng mở. Điều này sẽ tạo hứng thú cho học sinh, nhưng đồng thời cũng là một thách thức với giáo viên. Bởi việc xây dựng một đáp án tối ưu giữa nhiều đáp án không phải là điều đơn giản. Nhiều khi, đề đã có mà đáp án chưa hoàn thiện. Cũng có khi giáo viên vừa chấm vừa bổ sung đáp án.
 Với tiết Trả bài, có nhiều học sinh không hứng thú. Nhiều học sinh quan niệm giờ Trả bài như một giờ xét xử. Giáo viên là quan toà nghiêm minh mà học sinh trở thành người “có tội”. Có em bị thày cô chỉ trích nặng nề, thậm chí trở thành trò cười cho những bạn cùng lớp. Điểm số của bài làm văn thường không cao như bài kiểm tra các môn khoa học tự nhiên- có thể đây là một vấn đề thuộc về thói quen, về tâm lí mà giáo viên cần xem lại.Vì vậy, tâm lí các em sợ giờ trả bài không phải là hiếm.
 III. Một số kinh nghiệm dạy tiết Trả bài
 1.Ra đề
 Ra đề là khâu đầu tiên nhưng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với tiết Trả bài. Bởi nếu giáo viên cẩu thả, dễ dãi trong việc soạn đề thì khó có thể có một tiết Trả bài tốt. 
 Đề trước tiên phải Đúng. Đúng nghĩa là sát với chương trình các em đã học. không thể học một đằng, ra đề một nẻo theo kiểu đánh đố. Nhưng đúng còn là sự chuẩn xác trong câu chữ của đề bài. Không nên ra những vấn đề không xuất xứ, không giới hạn. Đã có những câu chuyện hài hước về kiểu ra đề tắc trách này. Trước đây, khi còn học tác phẩm Hòn Đất của Anh Đức, có giáo viên đã ra đề vỏn vẹn như sau: Phân tích nhân vật chị Sứ. Có người cảm thương thay cho thí sinh đã viết :
Chị Sứ là chị Sứ nào
Cớ sao thầy lại vận vào văn chương
Em đi tìm khắp bốn phương
Hay là chị Sứ ở phường Lò Chum ?
 Với những tác phẩm chỉ học trích đoạn, càng cần có giới hạn vấn đề rõ ràng. Ví dụ khi ra đề về đoạn trích tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, nếu đề là « Em hãy phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài » thì rõ ràng đề không chặt chẽ. Bởi tác phẩm có hai phần : phần một ( được trích học trong SGK) kể về Mị và APhủ khi ở Hồng Ngài, phần hai kể chuyện Mị và A Phủ đến Phiềng Sa. Vậy phải đưa cả phần giới hạn  là :« Em hãy phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, kể từ khi cô bị bắt làm con dâu gạt nợ nhà Pá Tra đến khi cô trốn khỏi Hồng Ngài  » 
 Đề không chỉ đúng mà còn phải hay. Vấn đề cảm hứng khi viết bài rất quan trọng với môn Văn Một đề văn hay bao giờ cũng kích thích được khả năng sáng tạo của học sinh. Trong việc đổi mới cách ra đề, giáo viên cũng cần hết sức chú ý tới việc xây dựng những kiểu đề tạo được hứng thú cho học sinh. Đó là những đề văn mới lạ cả ở hình thức lẫn vấn đề được đặt ra. Nếu một đề đơn thuần là : ‘‘Tình mẫu tử’’, chắc các em vẫn viết được. Nhưng các em sẽ hứng thú hơn với đề văn cũng yêu cầu bàn về tình mẫu tử qua một câu danh ngôn hoặc một câu chuyện. Ví dụ :
 Đề bài :
 “Vì Thượng Đế không thể xuất hiện ở tất cả mọi nơi nên Người đã tạo ra các bà mẹ”
 Hãy phát biểu suy nghĩ về ý kiến trên.
Cũng tương tự như vậy, nếu học về bài thơ Vội vàng mà sau đó giáo viên ra đề là «  Phân tích bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu » thì khó lòng làm cho học sinh thích thú, cũng khó khăn trong việc phân loại học sinh. Những kiểu đề như thế chỉ có thể kiểm tra khả năng học thuộc lòng của các em mà thôi. Vậy, có thể ra những dạng đề sau về bài  Vội vàng :
- Đề 1 : Phân tích những quan niệm thẩm mĩ và nhân sinh tích cực mà Xuân Diệu thể hiện trong bài thơ Vội vàng.
- Đề 1 : Nhà phê bình văn học Hoài Thanh cho rằng «Xuân Diệu mới nhất trong các nhà thơ mới » 
 Qua bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu, anh/ chị hãy bày tỏ ý kiến của mình.
 2. Chuẩn bị đáp án
 Chuẩn bị đáp án phải được hình thành từ khi mới chuẩn bị ra đề. Không nên đưa những vấn đề mà bản thân người dạy cũng chưa tìm ra cách giải quyết. Tuy nhiên, bên cạnh đáp án đã chuẩn bị, có thể bổ sung thêm sau khi chấm bài của học sinh. Trong đáp án nên để những phần mở để các em có cơ hội sáng tạo.
 Chúng tôi xin giới thiệu đề và đáp án bài kiểm tra văn phần nghị luận xã hội lớp 11
 1. Đề bài 
 Đây là một câu chuyện được một cảnh sát người Nhật gốc Việt ghi lại sau trận động đất ở Nhật ngày 11/3/2011:
 “Tối hôm qua tôi được phái tới một trường tiểu học phụ giúp hội tự trị ở đó phân phát thực phẩm cho những người bị nạn. Trong cái hàng rồng rắn những người xếp hàng tôi chú ý đến một em nhỏ chừng 9 tuổi, trên người chỉ có chiếc áo thun và quần đùi. Trời rất lạnh mà em lại xếp hàng cuối cùng, tôi sợ đến lượt của em thì chắc chẳng còn thức ăn nên mới lại hỏi thăm.
 Em kể khi đang học ở trường trong giờ thể dục thì động đất và sóng thần đến, cha của em làm việc gần đó đã chạy đến trường, từ ban công lầu 3 của trường em nhìn thấy chiếc xe và cha bị nước cuốn trôi, nhiều khả năng đã chết. 
 Hỏi mẹ đâu, em nói nhà em nằm ngay bờ biển, mẹ và em em chắc cũng không chạy kịp. Thằng nhỏ quay người lau vội dòng nước mắt khi nghe hỏi đến thân nhân. 
 Nhìn thấy em nhỏ lạnh, tôi mới cởi cái áo khoác cảnh sát trùm lên người em nhỏ. Vô tình bao lương khô khẩu phần ăn tối của tôi bị rơi ra ngoài, tôi nhặt lên đưa cho em và nói: "Đợi tới phiên của con chắc hết thức ăn, khẩu phần của chú đó, chú ăn rồi, con ăn đi cho đỡ đói". Cậu bé nhận túi lương khô của tôi, khom người cảm ơn. Tôi tưởng em sẽ ăn ngấu nghiến ngay lúc đó nhưng không phải, cậu bé ôm bao lương khô đi thẳng lên chỗ những người đang phát thực phẩm và để bao lương khô vào thùng thực phẩm đang phân phát rồi lại quay lại xếp hàng.
 Ngạc nhiên vô cùng, tôi hỏi tại sao con không ăn mà lại đem bỏ vào đó. Cậu bé trả lời: "Bởi vì còn có nhiều người chắc đói hơn con. Bỏ vào đó để các cô chú phát chung cho công bằng chú ạ".
 Phát biểu suy nghĩ của anh/ chị về câu chuyện trên.
2. Đáp án
1. Giải thích ý nghĩa câu chuyện 
- Câu chuyện nói về thảm hoạ kinh hoàng ở Nhật ngày 11.3.2011: động đất và sóng thần đã làm khoảng 20.000 người chết và người mất tích.
- Người dân Nhật đã phải đối mặt với thảm hoạ kinh hoàng đó. Một em nhỏ mới 9 tuổi trở thành nạn nhân của trận động đất khủng khiếp ấy. Em đã mất tất cả người thân, bản thân đang đói rét. Bản năng thông thường của con người trong hoàn cảnh bất hạnh ấy là sợ hãi, hoảng loạn, tìm cách tự bảo vệ mình và cầu cứu sự giúp đỡ của người khác.Cậu bé ở đây đã từ chối khẩu phần ăn quí báu trong lúc chính cậu cũng đang rất đói, chỉ vì một lí do đơn giản : còn nhiều người khác đói hơn mình
- Đó là một công dân nhỏ bé của nước Nhật vĩ đại, với những phẩm chất quí giá cảu dân tộc này : sự kiên trì nhẫn nại chịu đựng gian khổ, có ý thức kỉ luật, giàu đức hi sinh, lòng vị tha Với những công dân như thế, nước Nhật chắc chắn sẽ hồi sinh nhanh chóng.
2. Bàn bạc mở rộng
- Trong cuộc sống, bên cạnh những may mắn, hạnh phúc, con người có lúc còn phải đối mặt với bất hạnh, rủi ro. Điều quan trọng là con người cần có lòng dũng cảm, bản lĩnh kiên cường, lối sống nhân ái, vị tha  để vượt qua thử thách. 
- Những phẩm chất ấy phải được rèn luyện từ nhỏ, để khi lớn lên, con người trở thành những công dân có ích cho đất nước mình.
- Một dân tộc chỉ thực sự lớn mạnh khi có những công dân tự ý thức được trách nhiệm của mình trước tập thể, dám đứng ra chung tay góp sức, gánh vác khó khăn cùng cộng đồng.
3. Chấm bài
 Chấm bài là một công việc thường ngày của giáo viên. Do đặc thù của môn Văn, bài làm của học sinh thường khá dài, việc chấm mất nhiều thời gian. Trước khi chấm, nên đọc một số bài của những học sinh ở các trình độ giỏi, kha, trung bình và kém trong lớp để có đánh giá sơ bộ. Sau đó mới tiến hành chấm cụ thể. Hãy ghi nhớ, bài viết là công sức, tâm huyết, thậm chí là tâm sự của các em. Ở góc độ nào đó, nó còn là một công trình sáng tạo nho nhỏ.Vậy người thầy cần đối xử với nó thật trân trọng. Nên đọc kĩ để không bỏ sót cái ưu điểm và nhược điểm cảu bài làm.
 Sau đó, vấn đề cần cân nhắc là cho điểm. Điểm số phải phản ánh chính xác khả năng của các em. Nhưng cũng đừng nên cho điểm quá chặt chẽ. Có giáo viên quan niệm, bài văn hay lắm cũng chỉ cho đến 8, mà 8 điểm Văn bằng 10 điểm Toán. Như vậy, sẽ làm cho khung điểm chật chội, khó có thể động viên khuyến khích các em. Chúng tôi cho rằng nên mạnh dạn hơn trong việc chấm bài Làm văn của học sinh. Có thể còn vài sơ suất nhỏ, nhưng bài làm nếu đáp ứng tốt yêu cầu về nội dung, và đặc biệt là có ý sáng tạo thì vẫn có thể cho điểm cao.
 Lời phê là một khâu cần hết sức lưu ý. Bởi với lời phê, giáo viên không chỉ nhận xét, đánh giá mà còn có thể khích lệ học sinh. Những lời phê chung chung như: Được, Tốt, Chưa hiểu đềdễ làm các em chán nản, thậm chí thất vọng về năng lực bản thân. Một nhà giáo tâm huyết với nghề là Đặng Thiêm cũng đã từng thẳng thắn phát biểu về vấn đề này: “Khi chấm văn, trả bài, đó là cơ hội tốt để chúng ta động viên, khuyến khích những mạnh dạn sáng tạo của học trò. Tiếc thay, công việc này ít giaó viên là quá. Chúng ta chỉ phê những ý hỏng, câu sai, tù không đúng, lỗi chính tả và phê “ Bài sơ sài, ý nhạt nhẽo” hoặc “Tạm được”, “Khá”. Những ý kiến nhận xét ấy không có tác dụng cổ xuý và vạch hướng khắc phục cho trẻ. Nó chỉ làm cho trẻ chấp nhận và buồn phiền mà không tự gỡ được những “cái tóc vướng vào đôi chân gà bé bỏng của mình”. Lời phê cần chỉ rõ ưu và nhược điểm của bài viết, nhưng quan trọng hơn là cần có một thái độ trân trọng, nâng niu công sức của học sinh. Nếu là nhược điểm, sau khi chỉ ra, nên phê “ Nếu em khắc phục được nhược điểm này, kết quả bài viết sẽ khá hơn”. Nếu học sinh có tiến bộ so với bài viết trước, hãy khuyến khích các em bằng lời phê như “ Có nhiều cố gắng. Mong em tiếp tục phát huy !” Nhìn chung lời phê cần thể hiện cả trí tuệ lẫn tình cảm của giáo viên.
 4.Trả bài
Tiết Trả bài có rất nhiều bước. Chúng tôi xin mạnh dạn giới thiệu những bước đã làm trong một tiết Trả bài kiểm tra 90 phút.
4.1. Tìm hiểu đề : 
 Công việc đầu tiên của giờ Trả bài là cho học sinh tiếp xúc lại với đề bài.
 Cần yêu cầu các em đọc kĩ lại đề, gạch chân những từ ngữ quan trọng, phân tích yêu cầu đề và lập dàn ý.
4.2. Công bố đáp án:
 Tất nhiên, giáo viên phải chuẩn bị trước đáp án cho thật kĩ lưỡng và chuẩn xác. Các ý phải được trình bày một cách mạch lạc, lôgíc. Cũng cần lưu ý tới những ý kiến mới của học sinh nếu hợp lí. Giáo viên có thể bổ sung ngay vào đáp án. Đừng quá cứng nhắc, chỉ chấp nhận một đáp án duy nhất mà mình đã chuẩn bị. Bởi thực ra, dạy cũng là học lần hai. Trong học sinh, sẽ có những em xuất sắc, nổi trội, có thể có những kiến giải độc đáo.
4.3.Nhận xét chung : 
 Trước khi trả bài cho từng học sinh, nên có một nhận xét tổng thể về tình hình chung. Nhận xét này nhằm đánh giá mặt bằng của cả lớp, những ưu điểm và những tồn tại phổ biến. Từ đó, giáo viên cũng cần rút kinh nghiệm nên chú trọng hơn ở những phần kiến thức hoặc kĩ năng nào ở những bài dạy sau.
4.4. Sửa lỗi cho HS
 Giáo viên cần phân loại lỗi của học sinh. Có những lỗi thuộc về chính tả, có lỗi diễn đạt, lại có lỗi liên kết nhưng nặng nhất là lỗi về ý. Phần này, cần sự công phu và tinh tế của người thầy. Khi sửa lỗi cho các em, tránh sự căng thẳng hoặc hời hợt, nếu không sẽ phản tác dụng. Nhất thiết không tạo không khí căng thẳng, nặng nề khi học sinh mắc lỗi nhưng cũng phải tận tình chỉ ra cái sai để lần sau các em tránh được.
+ Lỗi chính tả: học sinh hay nhầm lẫn n-l, s-x, ch-tr, ng-ngh
+ Lỗi diễn đạt: đó có thể là những cách dùng từ không chính xác, diễn đạt tối nghĩa, viết câu nhiều ý dẫn đến ý không mạch lạc
+ Lỗi về ý : thường gặp ở những học sinh hổng kiến thức, xác định sai vấn đề. Bài làm của các em sẽ xa đề, lạc đề hoặc ý không chuẩn xác
4.5. Đọc bài làm tốt 
 Giờ Trả bài bên cạnh việc chỉ ra và giúp học sinh tự sửa lỗi, thì một mục đich khác không kém phần quan trọng là khẳng định ưu điểm, khích lệ các em. Bởi vậy, nên dành thời gian đọc những bài viết tốt để các em cùng lắng nghe và học tập. Thậm chí, nếu có thể, nên khuyến khích những em khác mượn bài của bạn để học hỏi. Bản thân giáo viên cũng nên phôtô giữ lại những bài tốt để bổ sung vào tư liệu giảng dạy của mình. 
4.6.Yêu cầu học sinh chữa lỗi và kiểm tra lại 
 Công việc này không đơn giản và mất thời gian, nhưng nếu làm được sẽ rất hiệu quả. Để thực hiện được giáo viên cần hướng dẫn học sinh. Sau khi cho các em thời gian ở nhà để suy nghĩ và sửa lỗi, nhất định cần có sự kiểm tra và đánh giá của giáo viên.
IV. Thực nghiệm
1. Những vấn đề chung
1.1. Mục đích của việc thực nghiệm
- Xác định tính khả thi của những kinh nghiệm dạy tiết Trả bài trong phân môn Làm văn ở bậc THPT
- Bước đầu đánh giá được hiệu quả của việc tiến hành các thao tác trong tiết Trả bài
- Tự rút kinh nghiệm cho bản thân và tiếp tục rèn luyện kĩ năng dạy tiết Trả bài để đạt hiệu quả cao hơn.
1.2. Thời gian và đối tượng thực nghiệm
- Thời gian : năm học 2013-2014
- Đối 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_day_tiet_tra_bai_trong_phan_mon_lam_va.doc
  • docPhu luc kem theo CV 518 (1).doc