SKKN Một số giải pháp tổ chức và quản lý ôn thi THPT Quốc gia

SKKN Một số giải pháp tổ chức và quản lý ôn thi THPT Quốc gia

Năm học 2016-2017 là năm thứ ba Bộ GD-ĐT thực hiện đổi mới thi THPT Quốc gia, kỳ thi Quốc gia vừa sử dụng kết quả để xét tốt nghiệp THPT, vừa xét tuyển sinh đại học, cao đẳng. Môn thi, bài thi thay đổi và đặc biệt là thay đổi lớn về hình thức thi, cấu trúc đề thi so với những năm học trước đây. Những thay đổi này có tác động không nhỏ đến công tác quản lý và hoạt động dạy học ở các trường trung học phổ thông.

Trong bối cảnh toàn ngành giáo dục đang quyết tâm thực hiện nghị quyết số 29 của Ban chấp hành TW 8 khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, trong đó có đổi mới thi THPT Quốc gia. Chính vì thế công tác tổ chức và quản lý ôn thi THPT Quốc gia cho các em học sinh lớp 12 là việc làm được các nhà quản lý đặc biệt quan tâm. Đây là một hoạt động chuyên môn quan trọng trong công tác quản lý dạy, học ở cấp THPT. Hoạt động này diễn ra thường xuyên hàng năm trong các nhà trường THPT.

Tại trường THPT Triệu Sơn 1, việc tổ chức và quản lý ôn thi tốt nghiệp THPT trước đây vẫn còn nhiều bất cập. Kế hoạch ôn thi chưa thực sự khoa học và hợp lý, chưa có các giải pháp tốt trong việc tổ chức và quản lý ôn tập cho học sinh khối 12; việc triển khai và quán triệt những điểm mới trong thi cử hàng năm vẫn chưa kịp thời; việc hướng dẫn cho các em học sinh đăng ký chọn môn thi, bài thi vẫn còn chậm và chưa sát với năng lực sở trường của đa số các em. Khâu tổ chức và quản lý ôn thi vẫn chưa tạo được tính thống nhất mang tính hệ thống, đồng bộ từ cấp quản lý đến người dạy, người học. Từ đó dẫn đến kết quả học sinh đỗ tốt nghiệp THPT và đại học, cao đẳng hàng năm tuy cao nhưng thiếu tính ổn định.

Để việc tổ chức và quản lý ôn thi THPT Quốc gia đạt hiệu quả và mang tính hệ thống, chặt chẽ thì đòi hỏi người cán bộ quản lý đặc biệt là quản lý chuyên môn phải xây dựng được một kế hoạch ôn thi thật khoa học, hợp lý. Phải đưa ra được những giải pháp tổ chức và quản lý ôn thi thật hữu hiệu. Vì những lý do trên, tôi đã chọn đề tài: “Một số giải pháp tổ chức và quản lý ôn thi THPT Quốc gia” làm đề tài nghiên cứu. Rất mong nhận được sự chia sẻ, góp ý của bạn bè, đồng nghiệp để giúp tôi hoàn thiện hơn trong công tác quản lý.

 

doc 11 trang thuychi01 11053
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp tổ chức và quản lý ôn thi THPT Quốc gia", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
STT
MỤC
NỘI DUNG
TRANG
1
I
 MỞ ĐẦU
2
2
1.1
Lí do chọn đề tài
2
3
1.2
Mục đích nghiên cứu
2
4
1.3
Đối tượng nghiên cứu
2
5
1.4
Phương pháp nghiên cứu	
3
6
II
 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
3
7
2.1
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
3
8
2.2
Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN
3
9
2.3
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vân đề
4
10
2.4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
8
11
III
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
9
12
3.1
Kết luận
9
13
3.2
Kiến nghị
9
14
TÀI LIỆU THAM KHẢO
10
15
DANH MỤC CÁC SKKN ĐÃ ĐẠT GIẢI
11
MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài.
Năm học 2016-2017 là năm thứ ba Bộ GD-ĐT thực hiện đổi mới thi THPT Quốc gia, kỳ thi Quốc gia vừa sử dụng kết quả để xét tốt nghiệp THPT, vừa xét tuyển sinh đại học, cao đẳng. Môn thi, bài thi thay đổi và đặc biệt là thay đổi lớn về hình thức thi, cấu trúc đề thi so với những năm học trước đây. Những thay đổi này có tác động không nhỏ đến công tác quản lý và hoạt động dạy học ở các trường trung học phổ thông. 
Trong bối cảnh toàn ngành giáo dục đang quyết tâm thực hiện nghị quyết số 29 của Ban chấp hành TW 8 khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, trong đó có đổi mới thi THPT Quốc gia. Chính vì thế công tác tổ chức và quản lý ôn thi THPT Quốc gia cho các em học sinh lớp 12 là việc làm được các nhà quản lý đặc biệt quan tâm. Đây là một hoạt động chuyên môn quan trọng trong công tác quản lý dạy, học ở cấp THPT. Hoạt động này diễn ra thường xuyên hàng năm trong các nhà trường THPT. 
Tại trường THPT Triệu Sơn 1, việc tổ chức và quản lý ôn thi tốt nghiệp THPT trước đây vẫn còn nhiều bất cập. Kế hoạch ôn thi chưa thực sự khoa học và hợp lý, chưa có các giải pháp tốt trong việc tổ chức và quản lý ôn tập cho học sinh khối 12; việc triển khai và quán triệt những điểm mới trong thi cử hàng năm vẫn chưa kịp thời; việc hướng dẫn cho các em học sinh đăng ký chọn môn thi, bài thi vẫn còn chậm và chưa sát với năng lực sở trường của đa số các em. Khâu tổ chức và quản lý ôn thi vẫn chưa tạo được tính thống nhất mang tính hệ thống, đồng bộ từ cấp quản lý đến người dạy, người học. Từ đó dẫn đến kết quả học sinh đỗ tốt nghiệp THPT và đại học, cao đẳng hàng năm tuy cao nhưng thiếu tính ổn định.
Để việc tổ chức và quản lý ôn thi THPT Quốc gia đạt hiệu quả và mang tính hệ thống, chặt chẽ thì đòi hỏi người cán bộ quản lý đặc biệt là quản lý chuyên môn phải xây dựng được một kế hoạch ôn thi thật khoa học, hợp lý. Phải đưa ra được những giải pháp tổ chức và quản lý ôn thi thật hữu hiệu. Vì những lý do trên, tôi đã chọn đề tài: “Một số giải pháp tổ chức và quản lý ôn thi THPT Quốc gia” làm đề tài nghiên cứu. Rất mong nhận được sự chia sẻ, góp ý của bạn bè, đồng nghiệp để giúp tôi hoàn thiện hơn trong công tác quản lý.
Mục đích nghiên cứu.
- Đề ra các giải pháp đồng bộ trong việc tổ chức và quản lý ôn thi THPT Quốc gia.
- Giúp giáo viên có kế hoạch và đường hướng soạn, dạy nhằm trang bị, củng cố và hệ thống kiến thức các môn thi THPT Quốc gia đã được Bộ GD-ĐT công bố cho các em học sinh lớp 12.
- Phản ánh chính xác và khách quan chất lượng dạy, học trong nhà trường.
- Nâng cao chất lượng ôn thi THPT Quốc gia để có kết quả tốt nghiệp THPT và Đại học tốt nhất góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học trong nhà trường. 
Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài này tập trung nghiên cứu, tổng kết việc tổ chức và quản lý ôn thi THPT Quốc gia ở trường THPT Triệu Sơn 1.
Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Phương pháp thống kê xử lí số liệu.
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
- Căn cứ vào Quyết định của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành khung thời gian năm học.
- Căn cứ vào công văn của Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2016-2017.
- Căn cứ vào các công văn hướng dẫn công tác thi của Bộ GD – ĐT và của Sở GD - ĐT Thanh Hóa.
- Căn cứ vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2016-2017 của trường THPT Triệu Sơn 1.
- Căn cứ vào tình hình thực tiễn về tiến độ giảng dạy; chất lượng dạy học của nhà trường; chất lượng đội ngũ giáo viên, học sinh và đặc biệt là chất lượng của học sinh khối 12.
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN.
Đối với công tác quản lý của nhà trường:
- Những năm trước đây, công tác quản lý vẫn:
+ Chưa thực sự chủ động trong việc xây dựng kế hoạch ôn thi và chưa đề ra được các giải pháp phù hợp, hiệu quả để nâng cao kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT.
+ Còn lúng túng trong khâu tổ chức cho học sinh đăng ký môn thi, bài thi tự chọn. Lúng túng trong việc tổ chức bố trí và xếp lớp ôn tập.
- Sự chỉ đạo thông suốt từ BGH, các tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn đến giáo viên bộ môn, GVCN và các tổ chức liên quan chưa được nhịp nhàng, thiếu tính gắn kết và chưa đồng bộ.
Đối với giáo viên dạy ôn thi:
- Vẫn còn một số giáo viên chưa bắt kịp đổi mới thi của Bộ GD-ĐT; còn lúng túng trong việc ra đề thi TNKQ nhất là các môn Toán, Sử, Địa, GDCD.
- Có giáo viên vẫn quen phương pháp ôn tập theo hình thức thi cũ; bài soạn ôn tập còn ôm đồm kiến thức, chưa phù hợp với từng đối tượng học sinh.
- Có giáo viên vẫn dạy lệch, dạy bài mẫu, dạy tủ kiến thức cho học sinh.
- Thường chú ý đến học sinh khá giỏi nhưng lại ít chú ý đến đối tượng học sinh yếu kém.
- Khâu chấm trả bài chưa kịp thời; chưa chỉ rõ và sửa những chỗ sai, những khuyết điểm mà học sinh hay vấp phải.
- Chưa phối hợp chặt chẽ với GVCN, BGH để phản ánh kịp thời tình hình học tập của học sinh nhất là những học sinh yếu, kém.
Đối với học sinh:
- Vẫn còn nhiều học sinh thiếu tích cực trong học tập nói chung và trong ôn tập nói riêng; còn thụ động và trông chờ nhiều vào thầy cô.
- Nhiều em chưa tự tin và chưa xác định được năng lực sở trường nên khi đăng ký môn thi, bài thi tự chọn thường đăng ký theo bạn bè chứ không phải theo năng lực của bản thân.
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Các giải pháp:
Giải pháp 1: Quán triệt đến toàn thể cán bộ giáo viên và các em học sinh lớp 12 nhận thức rõ tầm quan trọng và sự cần thiết của hoạt động ôn thi THPT Quốc gia.
Giải pháp 2: Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch ôn thi THPT Quốc gia theo tinh thần đổi mới thi của Bộ GD - ĐT.
Giải pháp 3: Tăng cường các điều kiện phục vụ và hổ trợ hoạt động ôn thi THPT Quốc gia.
Giải pháp 4: Tăng cường công tác kiểm tra, quản lý ôn thi của các tổ chuyên môn và giáo viên bộ môn.
Giải pháp 5: Tổ chức hội nghị tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm công tác thi hàng năm của nhà trường.
Tổ chức triển khai thực hiện các giải pháp:
Tổ chức ôn tập và thực hiện chương trình, sách giáo khoa, tài liệu ôn tập:
- Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo ban tuyển sinh và giáo viên chủ nhiệm khối 12 chủ động hướng dẫn cho các em học sinh khối 12 đăng ký chọn môn thi, bài thi tổ hợp đúng theo năng lực và sở trường của từng em. 
- Bố trí sắp xếp lớp ôn thi và lên lịch ôn thi THPT Quốc gia cho học sinh lớp 12: xếp thời khóa biểu ôn thi riêng, lệch buổi vời thời khóa biểu học chính khóa; các môn không thi THPT Quốc gia được bố trí  giờ dạy và hoàn thành chương trình theo PPCT và biên chế năm học, không ảnh hưởng tới TKB ôn thi THPT Quốc gia.
- Việc giảng dạy, học tập và ôn tập chuẩn bị kiến thức cho kỳ thi THPT Quốc gia cho học sinh lớp 12 phải bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình THPT và chỉ đạo của Bộ GD – ĐT; của Sở GD – ĐT Thanh Hóa.
- Nội dung ôn tập  bao quát chương trình đã học, phù hợp với yêu cầu mức độ thi THPT Quốc gia, chủ yếu là kiến thức trong chương trình lớp 12.
- Sử dụng SGK, sách bài tập, chuẩn kiến thức kỹ năng (chủ yếu là kiến thức trong chương trình lớp 12); các tài liệu trên cổng thông tin điện tử, trên mạng chỉ mang tính chất tham khảo cho giáo viên và học sinh.
Cách tổ chức ôn tập:
- Ban giám hiệu  chỉ đạo các tổ chuyên môn, giáo viên dạy môn thi chủ động xây dựng kế hoạch, chỉ đạo thực hiện việc ôn tập phù hợp với điều kiện của trường, với khả năng nhận thức của học sinh, tổ chức ôn tập nhiều vòng:
+ Ôn tập trong quá trình dạy học, thực hiện chương trình, sách giáo khoa theo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Sở GD&ĐT.
+ Ôn tập theo từng chủ đề: Nội dung trong mỗi chương, mỗi chủ đề có thể bao gồm kiến thức, kỹ năng của các bài, các phần khác nhau. 
+ Ôn tập tổng hợp kiến thức, kỹ năng của Chương trình THPT(chủ yếu là chương trình lớp 12).
+ Dựa vào đề thi minh họa của Bộ GD – ĐT để tổ chức làm một số đề thi thử, giúp học sinh nắm vững hình thức thi và kỹ năng làm bài thi. 
- Để việc tổ chức thi thử cho học sinh thực sự có tác dụng bổ trợ kiến thức và chuẩn bị tinh thần tốt cho kỳ thi THPT Quốc gia, ban giám hiệu chỉ đạo và yêu cầu tổ chức chặt chẽ ở từng khâu:
+ Tổ chức tốt việc ra đề thi thử:  Bám sát đề minh họa của Bộ GD – ĐT, thực hiện nghiêm ngặt từng công đoạn: Xây dựng ma trận đề thi; xây dựng hệ thống câu hỏi theo ma trận; thẩm định đề thi; bảo mật đề thi...;
+ Tổ chức coi thi nghiêm túc: Tổ chức sắp xếp học sinh, bố trí giám thị  như thi thật. Việc coi thi thực hiện nghiêm túc theo Quy chế thi THPT Quốc gia;
+ Tổ chức chấm bài: Thành lập hội đồng chấm thi và thực hiện các quy trình chấm nghiêm túc theo quy chế thi THPT Quốc gia; niêm yết kết quả công khai nhằm đánh giá đúng thực chất kết quả học tập của học sinh và công tác ôn tập của giáo viên;
+ Tổ chức chữa bài và rút kinh nghiệm: Sau mỗi môn thi thử đều phát đáp án chi tiết đến từng thí sinh và yêu cầu giáo viên chấm thực hiện việc chữa bài nghiêm túc để sửa chữa những lỗi còn mắc phải cho học sinh kể cả kiến thức và phương pháp làm bài thi; 
+ Tổng kết, rút kinh nghiệm: Sau khi có kết quả thi thử, BGH tổ chức hội nghị đánh giá rút kinh nghiệm, từ đó đề ra các biện pháp ôn tập đối với cả giáo viên và học sinh nhằm đáp ứng những phần kiến thức, kỹ năng làm bài chưa tốt của học sinh.
Phương pháp ôn tập:
Trong thời gian tổ chức ôn tập cho học sinh, giáo viên chuẩn bị tốt nội dung ôn tập: Biên soạn hệ thống câu hỏi và bài tập; hướng dẫn, gợi ý trả lời, đáp án theo hướng dẫn của các môn học. Việc chuẩn bị nội dung ôn tập  phù hợp với phương pháp ôn tập:
- Phân loại học sinh theo khả năng nhận thức (thông qua giáo viên bộ môn trực tiếp giảng dạy ở lớp chứ không dựa vào điểm tổng kết môn); đối tượng thi chỉ để xét tốt nghiệp được xếp riêng, không xếp cùng với đối tượng thi vừa xét tốt nghiệp vừa xét Đại học – Cao đẳng. Đối với những học sinh chỉ có mục tiêu tốt nghiệp THPT thì giáo viên ôn tập thật cơ bản (chủ yếu giúp các em thành thạo mức độ nhận biết và thông hiểu). 
- Kết hợp hướng dẫn học sinh tự học, tự ôn tập; ôn tập theo nhóm và ôn tập chung cả lớp. 
- Kết hợp giữa tự kiểm tra đánh giá của học sinh và đánh giá của giáo viên; kiểm tra, đánh giá trong nhóm học tập và kiểm tra đánh giá chung toàn lớp, toàn khối; chú trọng thu nhận thông tin phản hồi về kết quả ôn tập của học sinh để có điều chỉnh hợp lý.
Phân công giảng dạy:
Nhà trường chọn những giáo viên có tinh thần trách nhiệm cao, có năng lực chuyên môn và có kinh nghiệm ôn tập để tiến hành ôn tập cho học sinh.
Biện pháp thực hiện:
Đối với Ban giám hiệu:
- Quán triệt đến cán bộ giáo viên các công văn hướng dẫn của Bộ GD-ĐT; Sở GD-ĐT về công tác thi và triển khai kế hoạch ôn thi THPT Quốc gia của trường.
- Phân công giáo viên ôn thi và sắp thời khoá biểu ôn thi.
- Duyệt kế hoạch ôn thi của các tổ, nhóm chuyên môn.
- Thường xuyên kiểm tra, theo dõi việc thực hiện kế hoạch ôn thi của giáo viên bộ môn và công tác chủ nhiệm. 
- Hàng tuần: Tổ chức họp với các tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn rút kinh nghiệm trong giảng dạy và ôn tập.
- Dự giờ đột xuất.
- Lập sổ đầu bài ôn thi THPT Quốc gia và quản lí nền nếp chuyên môn đúng quy định.
- Tổ chức theo dõi việc cập nhật thông tin từng ngày về tình hình học tập của từng lớp 12 trên bảng tin. Phối hợp với ban nền nếp, GVCN, Đoàn thanh niên xử lý trực tiếp những học sinh vi phạm.
- Tổ chức tốt các kỳ thi thử THPT Quốc gia theo kế hoạch.
- Kịp thời nhân rộng những cách làm tốt, có hiệu quả, đồng thời chấn chỉnh những việc làm,  những cá nhân thực hiện chưa tốt.
Đối với tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn:
            - Tổ trưởng, nhóm trưởng tổ chức họp tổ, nhóm triển khai nội dung hướng dẫn của Bộ GD - ĐT, của Sở GD – ĐT Thanh Hóa và kế hoạch ôn thi THPT quốc gia của BGH nhà trường, đảm bảo nhất quán đến từng giáo viên bộ môn trong tổ, nhóm.
             - Họp tổ chuyên môn, thống nhất nội dung ôn thi, lên kế hoạch ôn tập chi tiết (kế hoạch phải đảm bảo tính khoa học, hệ thống được mạch kiến thức của chương trình, soạn chi tiết, yêu cầu rõ về kiến thức, kĩ năng vận dụng đạt được trong tiết hoặc buổi dạy ôn tập đó).
- Tổ trưởng chịu trách nhiệm duyệt giáo án ôn tập của tất cả GV trong tổ và nhận xét cụ thể (hàng tuần). Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện của GV trong công tác ôn thi, phản ánh kịp thời cho BGH về tình hình ôn thi THPT Quốc gia ở tổ.
- Tổ trưởng thống kê số học sinh yếu kém của môn mình để có biện pháp phụ đạo phù hợp. Đề ra những giải pháp thực hiện có hiệu quả chất lượng bộ môn.
- Tổ trưởng chịu trách nhiệm và phân công giáo viên trong tổ ra đề thi thử và chấm thi thử THPT Quốc gia mỗi lần tổ chức theo kế hoạch của trường.
Đối với giáo viên bộ môn:
- Căn cứ vào kế hoạch ôn thi THPT Quốc gia của trường và nội dung ôn tập đã được thống nhất theo kế hoạch của tổ, giáo viên bộ môn soạn giáo án ôn tập trình tổ, nhóm chuyên môn và BGH duyệt (giáo án phải yêu cầu kĩ năng kiến thức, phương pháp; nội dung phải rõ ràng phần nào truyền đạt trên lớp, phần nào học sinh về nhà làm; phải chi tiết cụ thể các yêu cầu cho học sinh không được chung chung); thực hiện đúng kế hoạch và thời khoá biểu.
- Giáo viên bộ môn phải có phương pháp dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh, đặc biệt hướng dẫn học sinh tự học ở nhà và phải có cách để kiểm tra nắm chắc mức độ tiếp thu của học sinh, để có những giải pháp kịp thời giúp đỡ học sinh, nhất là học sinh yếu, kém.
- Giáo viên bộ môn  phân loại được năng lực tiếp thu bài của học sinh, phân ra từng loại đối tượng khác nhau để bồi dưỡng những kiến thức và kĩ năng cần thiết. Đặc biệt là phải theo sát và đánh giá được mức độ tiến bộ của từng học sinh.
- Thường xuyên kiểm tra vở bài soạn, bài học của học sinh; chấm chữa và trả bài cho học sinh. Việc chữa bài kiểm tra phải hết sức cẩn thận chỉ ra từng chỗ sai cho học sinh thấy và cách khắc phục chỗ sai đó.
- Tuyệt đối không được dạy tủ, đoán đề, dạy theo bài mẫu, không được in ấn tài liệu riêng để bán cho học sinh.
- Giáo viên bộ môn cần ôn tập hệ thống hoá kiến  thức, nắm được kiến thức cơ bản để vận dụng, không nên học thuộc lòng, không nên tập trung giải đề thi mà tập trung ôn tập, hướng dẫn cho học sinh tiếp cận đề thi và đáp án minh họa của Bộ GD-ĐT. Sau một hoặc hai chuyên đề ôn tập (tùy theo từng bộ môn), giáo viên bộ môn cho học sinh bài kiểm tra, giáo viên chấm bài và chữa bài để nắm bắt mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh.
- Hướng dẫn học sinh biết phân tích đề, xác định trọng tâm đề thi, cân đối thời gian hợp lý làm bài có hiệu quả (Nhất là đề thi trắc nghiệm).
- Giáo viên bộ môn phải tận dụng hết quỹ thời gian ôn thi đầy đủ theo nội dung hướng dẫn, không được nhờ giáo viên khác dạy thay, nếu nghỉ phải xin phép Hiệu trưởng. Nếu giáo viên bộ môn nghỉ dạy vào các ngày lễ, hoặc chuyện riêng, thì phải dạy bù đúng theo kế hoạch.
- Mỗi giáo viên bộ môn phải tự đề ra biện pháp phù hợp với từng lớp, từng đối tượng học sinh sao cho học sinh có sự tiến bộ và tự tin hơn trong khi ôn tập.
- Giáo viên bộ môn phải phối hợp chặt chẽ với GVCN, BGH để phản ánh kịp thời tình hình học tập của học sinh nhất là những học sinh yếu, kém.
Đối với giáo viên chủ nhiệm lớp 12:
- Tổ chức họp Cha mẹ học sinh (Theo kế hoạch của nhà trường) trước khi tổ chức ôn thi THPT Quốc gia, tập trung các nội dung sau:
	+ Thông báo kết quả học tập của từng học sinh đến phụ huynh (Phát phiếu điểm các môn thi THPT Quốc gia cho phụ huynh. Phiếu điểm ghi rõ các điểm kiểm tra miệng, 15 phút, 1 tiết trở lên của học sinh đạt được từ đầu học kì II đến thời điểm họp phụ huynh);
	+ Cung cấp cho phụ huynh biết những thay đổi, những điểm mới trong kỳ thi THPT Quốc gia tới đây; những khó khăn, những thuận lợi; Triển khai kế hoạch ôn thi THPT Quốc gia của nhà trường đến phụ huynh học sinh;
	+ Đề nghị phụ huynh quan tâm và tạo điều kiện cho con em có thời gian ôn tập, tăng cường quản lí con em trong thời gian ôn thi, lưu ý các em học sinh yếu kém phụ huynh cần liên hệ với GVCN, giáo viên bộ môn để tư vấn giúp đỡ các em trong ôn tập.
- Theo dõi chặt chẽ tình hình học tập của lớp nhất là sĩ số lớp suốt thời gian ôn thi, nếu học sinh nghỉ 1 ngày không phép, GVCN kịp thời liên hệ gia đình và yêu cầu phụ huynh cam kết, nếu tiếp tục nghỉ GVCN đề nghị BGH xử lý.
- Phổ biến đầy đủ những chủ trưởng của nhà trường đến từng phụ huynh học sinh biết nhất là thời khóa biểu và thống nhất về trách nhiệm và nghĩa vụ của người học. GVCN phải có địa chỉ nhà và số điện thoại gia đình của từng học sinh để tiện liên lạc khi cần thiết. 
- Quan tâm giúp đỡ những học sinh yếu kém và học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
- Phối hợp với BGH, giáo viên bộ môn, ban nền nếp và Đoàn TN để giải quyết về ý thức đạo đức và ôn tập của học sinh lớp mình phụ trách.
Đối với Ban nền nếp và Đoàn thanh niên:
- Phối hợp với GVCN tổ chức cho đoàn viên và học sinh viết cam kết ôn thi nghiêm túc.
- Ban nền nếp cùng BCH Đoàn TN: Có trách nhiệm theo dõi sĩ số hằng ngày, tổ chức phong trào tự quản lớp, phối hợp với GVCN xử lý kịp thời về thái độ học tập của học sinh vi phạm nội quy nền nếp.
- Quản lí tốt đội trực cờ đỏ đảm bảo ổn định nề nếp học sinh trong giờ sinh hoạt 15 phút trước khi vào tiết ôn tập đầu tiên. 
- Tuyên truyền trong học sinh những gương học tốt, những kinh nghiệm học tập, ôn luyện để bài thi đạt kết quả nhằm nâng cao tinh thần học tập trong học sinh đồng thời giáo dục những mặt nhận thức chưa tốt để học sinh không mắc phải.
- Phổ biến những thông tin phục vụ cho kì thi THPT Quốc gia và ĐH-CĐ ở bảng tin Đoàn thanh niên.
- Báo cáo kịp thời cho BGH về tình hình vi phạm của HS, tham mưu với BGH những vấn đề cần thiết (nếu có).
- Phối hợp với giáo viên bộ môn và GVCN để giải quyết một số việc xảy ra đột xuất.
Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
2.4.1. Đối với hoạt động giáo dục của nhà trường:
- SKKN đã đề ra được các giải pháp đồng bộ trong việc tổ chức và quản lý ôn thi THPT Quốc gia, góp phần nâng cao kết quả tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng hàng năm.
- Thúc đẩy phong trào dạy học trong nhà trường ngày càng đi vào nền nếp và hiệu quả.
- Tạo được tính thống nhất và đồng bộ trong công tác tổ chức, quản lý và triển khai thực hiện ôn tập kiến thức cho các em học sinh khối 12 trước khi thi THPT Quốc gia.
2.4.2. Đối với bản thân:
- Cũng cố thêm kinh nghiệm quản lý cho bản thân.
- Nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý dạy, học nói chung và công tác tổ chức, quản lý ôn thi THPT Quốc gia nói riêng.
2.4.3. Đối với đồng nghiệp:
- Chia sẻ được nhiều kinh nghiệm quý báu với bạn bè, đồng nghiệp trong hoạt động quản lý.
- Giúp đồng nghiệp chủ động, tự tin hơn trong việc tổ chức, quản lý, giảng dạy và ôn tập cho các em học sinh lớp 12 thi THPT Quốc gia.
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Kết luận.
Như đã nói ở phần mở đầu, tổ chức và quản lý ôn thi THPT Quốc gia là một hoạt động chuyên môn quan trọng trong công tác quản lý dạy, học ở cấp THPT. Hoạt động này góp phần cụ thể hóa mục tiêu đào tạo của nhà trường và đánh giá sự trưởng thành của mỗi học sinh sau khi hoàn thành chương trình THPT. Hoạt động này cũng góp phần nâng cao chất lượng dạy, học trong nhà trường. Tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT và kết quả đại học, cao đẳng là những con số biết nói phản ánh chất lượng và hiệu quả dạy học trong nhà trường. Để có được kết quả tốt thì mỗi học sinh phải được chuẩn bị tốt về mặt tâm thế và kiến thức trước mỗi kì thi. Chính vì thế công tác tổ chức và quản lý ôn thi THPT Quốc gia cho các em học sinh khối 12 là rất cần thiết. Đây chính là điều băn khoăn, trăn trở của mỗi cán bộ quản lý ở các nhà trường. 
Trong quá 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_to_chuc_va_quan_ly_on_thi_thpt_quoc_gi.doc