SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của ban chấp hành công đoàn trường THPT Trần Khát Chân

SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của ban chấp hành công đoàn trường THPT Trần Khát Chân

Cùng với nhà trường, công đoàn trường THPT Trần Khát Chân được thành lập năm 2001, là một trong những công đoàn cơ sở non trẻ. Chính vì vậy kinh nghiệm hoạt động chưa nhiều, lại gặp nhiều khó khăn do vốn là trường bán công, có nhiều đề án sát nhập hay thay đổi nên mọi hoạt động từ chuyên môn đến phong trào đều bị ảnh hưởng không nhỏ. Trong đó công tác công đoàn nhiều năm trước đây không được chú ý, thậm chí có những thời gian gần như không hoạt động. Nhà trường thiếu sự hỗ trợ, phối hợp giúp đỡ, các công đoàn viên thì chán nản không quan tâm đến hoạt động công đoàn. Ban chấp hành công đoàn hoạt động cầm chừng, thiếu hiệu quả, ai cũng muốn xin nghỉ, do đã không có quyền lợi gì lại thiếu sự quan tâm của các tổ chức cá nhân trong đơn vị. Công đoàn hoạt động chủ yếu chỉ dừng lại ở việc thăm hỏi khi có ốm đau, hiếu hỷ. Mặc dù vậy, việc thăm hỏi diễn ra nhiều lúc không kịp thời thậm chí bỏ quên vì không nắm bắt được kịp thời hoàn cảnh cán bộ giáo viên, người lao động trong cơ quan.

 Bất kì tổ chức nào những người đứng đầu có vai trò quyết định để đưa hoạt động của tổ chức đó có hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đề ra hay không. Công đoàn trường THPT Trần Khát Chân cũng không nằm ngoài ngại lệ đó. Trong những năm trước 2015 Ban chấp hành công đoàn nhà trường vì nhiều lí do trong đó khách quan có, chủ quan có nên hoạt động chưa thật hiệu quả. Nên vai trò của công đoàn trong nhà trường khá mờ nhạt. Từ thực tế nói trên sau khi được bầu làm chủ tịch công đoàn năm 2015 tôi đã mạnh dạn đưa ra “một số giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác của Ban chấp hành Công đoàn trường THPT Trần Khát Chân”, đến nay cũng đã phát huy hiệu rất tốt.

 

doc 21 trang thuychi01 11752
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của ban chấp hành công đoàn trường THPT Trần Khát Chân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT TRẦN KHÁT CHÂN
----------– & —---------
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA
 BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG THPT TRẦN KHÁT CHÂN
Người thực hiện: Trịnh Huy Ngọc
 Chức vụ: Chủ tịch công đoàn
 Đơn vị công tác: Trường THPT Trần Khát chân
 Sáng kiến kinh nghiệm thuộc lĩnh vực: Công đoàn
THANH HOÁ NĂM 2017
Mục lục
Nội dung
Trang
1. Mở đầu
1
1.1. Lí do chọn đề tài.
1
1.2. Mục đích nghiên cứu.
1
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
2
1.5. Những điểm mới của SKKN
2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
3
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
5
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường các chế độ chính sách của cán bộ giáo viên và nhân viên trong trường 
14
3. Kết luận, kiến nghị
15
3.1. Kết luận
15
3.2. Kiến nghị
16
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
	Cùng với nhà trường, công đoàn trường THPT Trần Khát Chân được thành lập năm 2001, là một trong những công đoàn cơ sở non trẻ. Chính vì vậy kinh nghiệm hoạt động chưa nhiều, lại gặp nhiều khó khăn do vốn là trường bán công, có nhiều đề án sát nhập hay thay đổi nên mọi hoạt động từ chuyên môn đến phong trào đều bị ảnh hưởng không nhỏ. Trong đó công tác công đoàn nhiều năm trước đây không được chú ý, thậm chí có những thời gian gần như không hoạt động. Nhà trường thiếu sự hỗ trợ, phối hợp giúp đỡ, các công đoàn viên thì chán nản không quan tâm đến hoạt động công đoàn. Ban chấp hành công đoàn hoạt động cầm chừng, thiếu hiệu quả, ai cũng muốn xin nghỉ, do đã không có quyền lợi gì lại thiếu sự quan tâm của các tổ chức cá nhân trong đơn vị. Công đoàn hoạt động chủ yếu chỉ dừng lại ở việc thăm hỏi khi có ốm đau, hiếu hỷ. Mặc dù vậy, việc thăm hỏi diễn ra nhiều lúc không kịp thời thậm chí bỏ quên vì không nắm bắt được kịp thời hoàn cảnh cán bộ giáo viên, người lao động trong cơ quan. 
	Bất kì tổ chức nào những người đứng đầu có vai trò quyết định để đưa hoạt động của tổ chức đó có hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đề ra hay không. Công đoàn trường THPT Trần Khát Chân cũng không nằm ngoài ngại lệ đó. Trong những năm trước 2015 Ban chấp hành công đoàn nhà trường vì nhiều lí do trong đó khách quan có, chủ quan có nên hoạt động chưa thật hiệu quả. Nên vai trò của công đoàn trong nhà trường khá mờ nhạt. Từ thực tế nói trên sau khi được bầu làm chủ tịch công đoàn năm 2015 tôi đã mạnh dạn đưa ra “một số giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác của Ban chấp hành Công đoàn trường THPT Trần Khát Chân”, đến nay cũng đã phát huy hiệu rất tốt.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Tìm ra những hạn chế yếu kém và nguyên nhân của những hạn chế trong công tác công đoàn của trường THPT Trần Khát Chân giai đoạn trước năm 2015. Từ đó đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chấp hành công đoàn trong thời gian sắp tới. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Tìm hiểu thực trạng hoạt động công đoàn trường THPT Trần Khát Chân. Tìm các nguyên nhân của các hạn chế yếu kém để đưa ra biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chấp hành công đoàn. Đúc rút những kinh nghiệm bổ ích để tiếp tục triển khai và phát huy trong thời gian tiếp theo.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Nghiên cứu tài liệu về công tác công đoàn.
- Khảo sát đối chiếu số liệu kết quả trước và trong khi áp dụng giải pháp, phân tích đánh giá số liệu.
1.5. Những điểm mới của SKKN
- Đổi mới công tác tham mưu và phối kết hợp cấp ủy chính quyền.
- Đưa ra qui chế thi đua khen thưởng, lượng hóa được thành tích, đóng góp của công đoàn viên bằng việc chấm điểm. 
- Lựa chọn Ban chấp hành công đoàn – tổ trưởng công đoàn giỏi về chuyên môn, nhiệt tình trong công tác công đoàn. Tạo điều kiện để BCH công đoàn phát huy sự chủ động sáng tạo trong công việc.
 - Phân công nhiệm vụ cụ thể trong Ban chấp hành công đoàn từ đó có cơ sở 
đánh giá chính xác mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao.
 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
	Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
	Công đoàn đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động; có trách nhiệm tham gia với Nhà nước phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người lao động.
Công đoàn đại diện và tổ chức người lao động tham gia quản lý cơ quan, đơn vị, tổ chức, quản lý kinh tế xã hội, quản lý Nhà nước trong phạm vị chức năng của mình, thực hiện quyền kiểm tra giám sát hoạt động của cơ quan đơn vị, tổ chức theo quy định của pháp luật.
Công đoàn có trách nhiệm tổ chức, giáo dục động viên người lao động phát huy vai trò làm chủ đất nước, thực hiện nghĩa vụ công dân, xây dựng và phát triển bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
	Cùng với nhà trường, công đoàn trường THPT Trần Khát Chân được thành lập từ năm 2001. Do tuổi đời non trẻ, công tác công đoàn chưa được quan tâm đúng mức, nên trước năm 2015 hoạt động công đoàn chỉ dừng lại ở việc có công đoàn viên hay người thân ốm, đau thì BCH công đoàn thay mặt các công đoàn đi thăm, còn các đồng chí khác coi như không phải việc của mình. 
	Đội ngũ Ban chấp hành công đoàn người thì con nhỏ - chồng ở xa, người thì thiếu nhiệt tình nên rất hạn chế trong việc tham gia các hoạt động của công đoàn. Trước năm 2016 trong Ban chấp hành công đoàn mở rộng khá nhiều người (năm đồng chí thuộc Ban chấp hành, ba đồng chí tổ trưởng công đoàn nhưng không trong Ban chấp hành công đoàn) chỉ có một đồng chí là giáo viên giỏi tỉnh nên uy tín và tầm ảnh hưởng trong tập thể không lớn (sau đại hội công đoàn nhiệm kì 2017 – 2022, năm đồng chí trong BCH kiêm tổ trưởng công đoàn của 5 tổ công đoàn trong đó có 4/5 đồng chí là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh). Trong Ban chấp hành phân công nhiệm vụ không rõ ràng, khi giao việc chủ tịch công đoàn như đi nhờ. Sự phối kết hợp- hỗ trợ từ cấp ủy – Ban giám hiệu rất hạn chế. Quy chế chi tiêu nội bộ, qui chế thi đua khen thưởng chưa cụ thể nên mặc dù kinh phí công đoàn rất ít nhưng vẫn xảy ra tình trạng thắc mắc về việc chi tiêu, việc khen thưởng không kích thích được sự cống hiến của những người năng lực và nhiệt tình. Các thành viên trong ban chấp hành mở rộng nhiều nhưng không chủ động được trong công việc. Nhiều nghị quyết công đoàn đặt ra nhưng không thực hiện được. Khi phát động các hoạt động công đoàn gặp rất nhiều khó khăn vì công đoàn viên không hưởng ứng. Cụ Thể:
	Nhà trường được thành lập từ năm 2001 nhưng đến năm 2014 nhà trường mới tổ chức đi du lịch được hai lần đó là đi Hạ Long năm 2006 và Quảng Ninh năm 2014, gắn với hai sự kiện hiệu trưởng nhà trường về hưu. Trong hai lần đó nhà trường chỉ hỗ trợ tiền xe còn lại kinh phí do các cá nhân tự đóng góp, nên số lượng người tham gia đi du lịch rất ít, chỉ dưới 20 đồng chí trong tổng số 45 cán bộ giáo viên – nhân viên trong trường. 
	Các hoạt động giao lưu văn nghệ - thể dục thể thao hay các cuộc thi do công đoàn cấp trên phát động đều không tham gia. Đóng góp của công đoàn vào việc xây dựng các qui chế, tham mưu cho chính quyền, tham gia quản lý đơn vị không đáng kể. Vai trò của công đoàn trong việc giám sát đảm bảo việc chi trả các chế độ một cách đúng đủ kịp thời rất hạn chế, nên việc chi trả các chế độ như tiền thừa giờ các năm trước đây, tiền nghỉ sinh – thai sản, dạy thêm học thêm thường chi trả rất chậm, thậm chí có lúc còn thiếu. 
	Hoạt động của công đoàn không liên tục, không tạo ra phong trào rộng khắp. Các hoạt động chỉ mang tính thời vụ. Trong ban chấp hành không có sự phân công công việc cụ thể. Các hoạt động do công đoàn tổ chức chưa thật sự thiết thực, không có kế hoạch dài hơi và nhất quán. Nên mỗi khi công đoàn nhà trường phát động các hoạt động không được cán bộ giáo viên – người lao động hưởng ứng tham gia. Từ thực trạng trên dẫn tới tâm lí bức xúc trong cán bộ giáo viên - công nhân viên, làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động dạy học trong nhà trường. 
	Qua quá trình làm chủ tịch công đoàn tới năm nay là năm thứ 3, mặc dù kinh nghiệm chưa nhiều nhưng tôi cũng đã mạnh dạn đưa ra một số “giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chấp hành công đoàn trường THPT Trần Khát Chân” mà thực tế đơn vị đã thực hiện mà tới thời điểm hiện tại đang phát huy tốt tác dụng, thúc đẩy hoạt động công đoàn của đơn vị
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm, giải pháp đã sử dụng để nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chấp hành công đoàn trường THPT Trần Khát Chân
Thứ nhất, Coi trọng công tác phối kết hợp, tham mưu với cấp ủy chính quyền. Chú ý đến việc chăm lo đời sống của các công đoàn viên.
 	Đây là công tác vô cùng quan trọng đối với hoạt động công đoàn. Với tính chất hoạt động dựa vào sự tuyên truyền, vận động, thuyết phục, động viên. Nên sự tham gia của cấp ủy chính - quyền nhà trường, đảm bảo cho những hoạt động khó động viên thuyết phục của công đoàn đối với công đoàn viên được thực hiện dễ dàng hơn. Cụ thể trong các hoạt động công đoàn từ thao giảng, thảo luận, tọa đàm, văn nghệ thể dục thể thao Ban chấp hành công đoàn đều mời Ban giám hiệu đóng vai trò cố vấn hay tham gia ở một khâu nào đó chẳng hạn các hoạt động của công đoàn liên quan đến chuyên môn như thao giảng hay hội thảo chuyên môn thì có một đồng chí là hiệu phó phụ trách chuyên môn đảm nhận, hay hoạt động tập văn nghệ cũng có mặt của Ban giám hiệu cổ vũ động viên, đến hoạt động đi thăm hỏi động viên đều có ít nhất một đồng chí hiệu trưởng hay hiệu phó tham gia. Sự có mặt đó trước hết tranh thủ được những ý kiến đóng góp của những người kinh nghiệm trong trường, bởi vì thông thường các đồng chí trong BGH thường đã kinh qua các hoạt động phong trào và có nhiều kinh nghiệm về mọi hoạt động trong trường. Không những thế sự có mặt của cấp ủy BGH cũng là nguồn động viên to lớn cho các công đoàn viên nói chung, BCH CĐ nói riêng, điều đó tạo sự lan tỏa lớn trong hoạt động công đoàn. Với tổng kinh phí hoạt động của công đoàn trường THPT Trần Khát Chân hàng năm khoảng 40.000.000 chi cho hơn mười đầu chi, rõ ràng đây là một khó khăn không nhỏ. Nếu chuyên môn nhà trường không tham gia cùng, không thấy được khó khăn để có hỗ trợ nhất định rõ ràng nhiều hoạt động của công đoạn phải cắt bỏ vì không có kinh phí. Nhận thức được khó khăn đó bản thân tôi là chủ tịch công đoàn, trong hội nghị công nhân viên chức và công đoàn đầu năm học – một diễn đàn, dân chủ và các ý kiến được coi là có sức nặng. Tôi đã mạnh dạn đề xuất chuyên môn nhà trường hỗ trợ công đoàn trong một số hoạt động hàng năm Kết quả nhà trường đã hỗ trợ kinh phí các hoạt động như: quà cho chị em các 
Một số hình ảnh về hoạt đông của công đoàn trường THPT Trần Khát Chân từ năm 2015 đến nay
 Ra mắt câu lạc bộ nữ công các trường Công đoàn tham gia giải TDTT do 
 THPT trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc Công đoàn nghành tổ chức
Gặp mặt dâu – rể nhân ngày 8/3/2017
ngày 8/3, 20/10, quà cho các cháu vào trung thu, cho các hoạt động văn nghệ thể dục thể thaoNăm học 2016 – 2017 nhà trường đã hỗ trợ cho công đoàn với số tiền gần 60.000.000 trong đó có các hoạt động lớn như ra mắt câu lạc bộ nữ công các trường THPT trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc với số tiền 21.000.000; gặp mặt dâu rể nhân ngày 08/3: 25.000.000; quà 20/10 cho nữ cán bộ giáo viên 4.200.000; quà cho các cháu tết trung thu: 7.900.000
	Công đoàn là nơi tham mưu cho cấp ủy chính quyền xây dựng các qui chế, qui định trong chuyên môn, đặc biệt là trong vấn đề chăm lo đời sống cho cán bộ giáo viên nhân viên trong trường. Bắt đầu từ năm học 2015 -2016 BCH công đoàn đã tham mưu cho nhà trường như xây dựng quĩ phúc lợi phục vụ cho việc đi du lịch hàng năm hàng trăm triệu đồng. Nhà trường hỗ may đồng phục cho toàn bộ cán bộ nhân viên trong trường nhân dịp 20/11 năm học 2016 – 2017. Đề xuất với nhà trường xây dựng quĩ thăm hỏi của nhà trường (công đoàn có quĩ thăm hỏi riêng) đối với cán bộ giáo viên trong trường. Đề xuất mua chè cho cho hội đồng nhà trường (trước đây giáo viên phải tự đóng góp) kể từ năm học 2016 -2017. Trong việc chi trả công đoàn cũng cử một đồng chí giám sát tiến độ, mức độ chi trả các chế độ đối với công đoàn viên. Nếu nghe có ý kiến chưa kịp thời, hay chưa chính xác sẽ đề xuất với hiệu trưởng nhà trường xem xét và yêu cầu kế toán điều chỉnh. Vì vậy ba năm trở lại đây tình trạng trả chậm, thiếu chế độ cho cán bộ giáo viên, nhân viên đã được chấm rứt.
	Công đoàn là nơi gần gũi với cán bộ giáo viên – người lao động nên những ý kiến tham mưu cho chuyên môn nhà trường hết sức hiệu quả và thết thực. Như việc đề xuất việc tính tiền dạy thêm theo đúng qui chế nhưng chú ý đến chế độ cho giáo viên chủ nhiệm, những người có vai trò quan trọng trong việc duy trì nề nếp học. Hay việc lượng hóa thành tích để bình xét thi đua khen thưởng, xét tăng lương trước thời hạn, đảm bảo công khai, khách quan. Việc tôn tạo, sửa chữa khuôn viên nhà trường hay cơ sở vât chất đáp ứng nhu cầu dạy học
	Sự tham mưu thiết thực đó giúp cấp ủy, Ban giám hiệu tăng thêm uy tín, thúc đẩy hoạt động chung trong trường được thực hiện một cách trơn chu, đồng thời có sự tham gia của cấp ủy chính quyền vào hoạt động công đoàn cũng giúp cho hoạt động công đoàn được diễn ra hết sức thuận lợi.
Thứ hai, Xây dựng qui chế khen thưởng, theo dõi thi đua lượng hóa được thành tích, đóng góp của công đoàn viên:
	Một trong những điều kiện thuận lợi là giấy khen bên công đoàn được tính vào việc nâng lương trước thời hạn vì vậy ít nhiều nó cũng kích thích được sự cống hiến của các công đoàn viên đối với các hoạt động công đoàn. Nắm bắt được điều đó tôi đã xây dựng qui chế thi đua khen thưởng nhằm lượng hóa được các đóng góp của thành viên cho phong trào của công đoàn, đảm bảo công khai – minh bạch – khách quan – công bằng. Chính vì vậy mỗi khi xét thi đua khen thưởng diễn ra dễ dàng và được sự nhất trí cao từ đông đảo người lao động. Cụ thể: 
TT
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
KẾT QUẢ
ĐIỂM SỐ
GHI CHÚ
1
Thao giảng cấp trường do CĐ tổ chức đạt
Giải nhất
10
Giải nhì
7
Giải ba
5
Giờ giỏi
2
2
Đạt giải các cuộc thi (vận động, VN, TDTT) do CĐ tổ chức hay phát động cấp trường, cấp huyện.
Giải nhất
10
Giải nhì
7
Giải ba
5
Khuyến khích
3
3
Đạt giải các cuộc thi (vận động, VN, TDTT) do CĐ tổ chức hay phát động cấp tỉnh.
Giải nhất
20
Giải nhì
16
Giải ba
12
Khuyến khích
11
4
Đạt giải các cuộc thi (vận động, VN, TDTT) do CĐ tổ chức hay phát động cấp trung ương
Giải nhất
40
Giải nhì
30
Giải ba
25
Khuyến khích
22
5
Thăm ốm, đau, hiếu hỷ
Trong huyện
3
Ngoài huyện 
6
6
Tham ra các hoạt động tập thể do CĐ tổ chức/buổi ( tọa đàm, giao lưu, cổ vũ, tập VNTDTT 
Trong huyện
3
Ngoài huyện 
5
Giao cho một đồng chí trong BCH CĐ chấm công theo mẫu và tổng hợp điểm hàng tháng (theo mẫu)
Tháng
NGÀY 
Tổng điểm tháng
TT
 ĐIỂM/ NỘI DUNG 
 HOẠT ĐỘNG
HỌ VÀ TÊN
Tập VN
Thăm ốm
Đi chúc
tết
1
NGUYỄN VĂN A
3
5
3
2
NGUYỄN VĂN B
3
3
`	Có bảng chấm điểm trên vừa đánh giá chính xác, khách quan, thông báo công khai nên tạo sự nỗ lực tham gia các hoạt động của các công đoàn viên, đồng thời là nguồn thông tin rộng dãi đến những cá nhân không tham gia hoạt công đoàn tổ chức để mọi người biết để tự điều chỉnh.
Thứ ba: Xây dựng đội ngũ BCH công đoàn – tổ trưởng công đoàn có năng lực - uy tín - lòng nhiệt tình, tạo điều kiện để các thành viên BCH phát huy sự chủ động sáng tạo trong hoạt động công đoàn.
	Xây dựng đội ngũ Ban chấp hành công đoàn có năng lực chuyên môn tốt, nhiệt tình trong công tác công đoàn. Tạo điều kiện cho BCH CĐ thể hiện năng lực, để có thành tích tốt cuối năm. Sau đại hội công đoàn nhiệm kỳ 2017 – 2022 đã bầu ra 5 đồng chí trong ban chấp hành nằm ở 5 tổ công đoàn đồng thời kiêm tổ trưởng công đoàn, trong đó có 4 đồng chí là giáo viên giỏi tỉnh – cũng là 4/5 giáo viên giỏi tỉnh trong trường, đồng chí còn lại là kế toán. Tất cả đều có tinh thần trách nhiệm cao trong mọi hoạt động được giao, nên rất có uy tín trong trường. Chính vì vậy khi triển khai công việc hết sức thuận lợi vì đây là những đồng chí có năng lực cũng như uy tín nên tập trung được công đoàn viên trong tổ. 
	Thực tế các chức danh trong Ban chấp hành công đoàn không có hoặc phụ cấp kiêm nhiệm không đáng kể vì vậy việc tạo điều kiện để các đồng chí cống hiến, phát huy tài năng, từ đó được tập thể ghi nhận bằng giấy khen, giấy chứng nhận động viên về tinh thần, đồng thời cũng là điều kiện để xét tăng lương trước thời hạn cũng là một cách kích thích sự cống hiến của các thành viên ban chấp hành cho tập thể. Trong quá trình hoạt động BCH CĐ có sự phân công cụ thể tạo điều kiện để các đồng chí trong ban chấp hành chủ động – sáng tạo với công việc được giao. Chính vì vậy các thành viên trong ban chấp hành công đoàn luôn là những người đi đầu và có đóng góp nổi bật trong mọi hoạt động công đoàn. Nên khi xét khen thưởng hàng năm đây cũng là những đồng chí thường xuyên được công đoàn cấp trên khen thưởng. 
	 Năm đồng chí trong BCH công đoàn nằm ở năm tổ công đoàn, kiêm luôn tổ trưởng công đoàn của 5 tổ, nên hết sức thuận lợi cho việc triển khai công việc. Các đồng chí tiếp thu, truyền tải trực tiếp các nội dung hoạt động của ban chấp hành công đoàn về các tổ. Đồng thời nắm sát và kịp thời tâm tư tình cảm cũng như tình hình đời sống của công đoàn viên trong tổ để phản ánh lại cho Chủ tịch công đoàn. Trong việc thăm hỏi các tổ trưởng công đoàn lên lịch, thông báo lên vn.edu. Với thuận lợi tổ trưởng công đoàn sinh hoạt chung với các thành viên trong tổ nên nắm bắt hết sức kịp thời tình hình về từng công đoàn viên trong tổ, vì vậy tránh được tình trạng đi thăm hỏi chậm hay bỏ sót. Cùng với việc chấm điểm theo dõi nên phong trào thăm hỏi động viên trong nhà trường hết sức sôi nổi, có những lần đi thăm có tới 100 % các đồng chí tham gia. Vì lẽ đó việc động viên thăm hỏi đã trở thành một phong trào rộng khắp trong trường. Nên mỗi khi các công đoàn viên có việc, thì gia đình thấy hết sức ấm áp tình đồng nghiệp.
	Có sự phân công nhiệm vụ cụ thể trong Ban chấp công đoàn. Cụ thể khác công việc đều được phân công cụ thể và thông báo công khai, tránh hiện tượng chồng chéo, làm tốt thì ai cũng nhận, không tốt thì ai cũng chối, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình kiểm tra, đánh giá; cụ thể:
Trong Ban chấp hành:
Stt
Họ và tên
Nhiệm vụ
1
Trịnh Huy Ngọc
- Chủ tịch: Phụ trách chung; công tác tài chính, chăm lo đời sống CĐV, tham gia quản lí đơn vị, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh, công tác kiểm tra, đối ngoại, xây dựng Đảng, bảo vệ quyền lợi người lao động, phong trào thể dục thể thao.
- Các hồ sơ, báo cáo thường xuyên, theo chuyên đề.
- Phụ trách công tác CĐ các tổ: Lý – tin – CN
2
Trịnh Thị Lệ Thu
- Phó chủ tịch, trưởng ban Nữ công. UV BCH: Phụ trách hoạt động Nữ công, công tác tuyên truyền giáo dục, phụ trách các phong trào thi đua – cuộc vận động – các cuộc thi - văn nghệ do CĐ tổ chức, quản lí quĩ du lịch, ghi biên bản các cuộc họp.
- Phụ trách công tác CĐ các tổ : Hóa – Sinh – Địa, 
3
Lê Thị Thúy Nga
- Phó bí thư chi bộ - P. Hiệu trưởng -Ủy viên Ban chấp hành công đoàn
- Phụ trách các vấn đề liên quan đến chuyên môn, cố vấn cho hoạt động CĐ.
- Phụ trách công tác CĐ tổ: Văn – Sử - GDCD
4
Vũ Thị Huyền
- Ủy viên BCH, TTCĐ: - Phụ trách công tác CĐ tổ : Ngoại ngữ - TD – GDCD – HCTH; theo dõi, kiểm tra, giải đáp việc thực hiện các chế độ chính sách đối với công đoàn viên; chấm điểm hoạt động.
5
Hà Ngọc Long
- Ủy viên BCH; TTCĐ: - Phụ trách công tác công đoàn tổ Toán; phụ trách loa đài, b

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_hoat_dong_cua_ban_ch.doc