Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học tích hợp trong một số tác phẩm ký Ngữ văn 12

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học tích hợp trong một số tác phẩm ký Ngữ văn 12

Quan điểm tích hợp liên môn trong dạy học nói chung.

 Theo từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương trình hoặc những thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích hợp có nghĩa là sự thống nhất, sự hoà hợp, sự kết hợp”.

 Theo từ điển Giáo dục học: “Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học.

 Tích hợp là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Trong lĩnh vực khoa học giáo dục, khái niệm tích hợp xuất hiện từ thời kì khai sáng, dùng để chỉ một quan niệm giáo dục toàn diện con người, chống lại hiện tượng làm cho con người phát triển thiếu hài hoà cân đối.

 Như chúng ta đã biết, tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế để xác định nội dung và chương trình dạy học ở nhiều nước trên thế giới. Thực tiễn đã cho thấy việc thực hiện quan điểm tích hợp trong dạy học đã giúp phát triển năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn đối với học sinh so với việc học những môn hoc được thực riêng rẽ.

Như vậy tích hợp chính là một trong những quan điểm giáo dục nhằm nâng cao năng lực người học, giúp đào tạo những người có đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết vấn đề của cuộc sống hiện đại.

 Ở Việt Nam quan điểm dạy học tích hợp cũng đã xuất hiện từ những năm đầu thế kỉ XXI. Và đến hiện nay quan điểm dạy học này đã được áp dụng trong tất cả các cấp học và bước đầu đã cho thấy hiệu quả tích cực. Đã có nhiều nội dung được Bộ Giáo dục và đào tạo chỉ đạo đưa vào quá trình giảng dạy các môn học như: Giáo dục đạo đức, pháp luật, giáo dục chủ quyền quốc gia, tài nguyên, môi trường, biên giới, biển, đảo, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh

 Trong giai đoạn hiện nay, dạy học tích hợp còn là sự lồng ghép những môn học khác có nội dung liên quan vào môn học nào đó người giáo viên có thể giúp học sinh thấy được mối liên hệ giữa các môn học, từ đó có thể hiểu một cách sâu sắc nội dung bài học. Ví dụ như khi dạy môn Ngữ văn, giáo viên có thể tích với kiến thức của các môn: Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân,

Như vậy trong dạy học bộ môn, tích hợp được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội dung từ các môn học, lĩnh vực học tập khác nhau thành một môn học mới hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có của môn học.

 

doc 39 trang cucnguyen11 10773
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học tích hợp trong một số tác phẩm ký Ngữ văn 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO
BÁO CÁO KẾT QUẢ 
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Tên sáng kiến:
DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM KÝ NGỮ VĂN 12
Tác giả sang kiến: Nguyễn Thị Thúy
Mã sáng kiến: 095101
Tam Dương, tháng 1 năm 2018
1. Lời giới thiệu: 
1.1. Lí do chọn đề tài.
	Như chúng ta đã biết mục tiêu giáo dục trung học của nước ta hiện nay là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản nhằm phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Và để thực hiện được mục tiêu đó, chương trình giáo dục Việt Nam nói chung và chương trình cấp THPT nói riêng đang không ngừng cải tiến và đổi mới cả về nội dung và phương pháp giảng dạy. Một trong những thay đổi của việc dạy học trong nhà trường là dạy học theo hướng tích hợp, liên môn. Đây chính là một hình thức dạy học mới nhằm định hướng, hình thành một số năng lực cho người học, thực hiện yêu cầu giảm tải và tránh trùng lặp về kiến thức giữa các môn học.
	Có thể nói dạy học theo hướng tích hợp là một xu hướng đang được nhiều nước trên thế giới chú trọng. Còn ở Việt Nam, nhất là trong bối cảnh đang đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo như hiện nay thì dạy học theo hướng tích hợp là một hướng đi đúng đắn và tất yếu. Chương trình THPT môn Ngữ văn do Bộ Giáo dục và Đào tạo dự thảo đã chỉ rõ: “Lấy qua điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo để tổ chức chương trình, biên soạn sách giáo khoa và lựa chọn phương pháp dạy học”. Như vậy ở nước ta hiện nay vấn đề đặt ra trong lí luận và phương pháp dạy học bộ môn là phải tiếp cận, nguyên cứu và vận dụng dạy học tích hợp trong dạy học Ngữ văn ở THPT nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục và đào tạo của bộ môn.
	Ngoài việc dạy học tích hợp những nội dung trong các phân môn của môn Ngữ văn thì trong hoạt động dạy học hiện nay, chúng ta còn tích hợp với một số nội dung khác như: môi trường, kĩ năng sống, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cũng như kiến thức của một số môn học như Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân. Trong thực tế dạy học những nội dung này đều là những kiến thức quan trọng cần thiết trong việc giáo dục, bồi dưỡng, hoàn thiện nhân cách cho người học. Do đó dạy học tích hợp là một tất yếu trong nhà trường THPT hiện nay.
	Bên cạnh những lí do trên trong thực tế giảng ở trường phổ thông những năm qua, tôi nhận thấy dạy học tích hợp là cách thức dạy học có nhiều ý nghĩa tích cực cho cả người dạy và người học. Nó giúp học sinh tiết kiệm thời gian học tập mà vẫn mang lại hiệu quả nhận thức, có thể tránh được biểu hiện cô lập, tách rời từng phương tiện kiến thức đồng thời phát huy tư duy biện chứng, khả năng thông hiểu và vận dụng kiến thức linh hoạt vào các yêu cầu môn học, phân môn cụ thể trong chương trình theo nhiều cách khác nhau. Từ đó học sinh nắm vững kiến thức sẽ sâu sắc, hệ thống và bền vũng hơn. Hơn nữa Ngữ văn lại là môn học có liên quan đến nhiều vấn đề, nhiều môn học khác. Vì thế trong dạy học môn học này có thể tích hợp được nhiều nội dung. Và cũng nhờ vào những nội dung tích hợp ấy bài học Ngữ văn sẽ thêm phần hấp dẫn, thuyết phục.
Tuy nhiên, trong quá trình dạy học không phải giáo viên nào cũng hiểu hết được ý nghĩa của việc dạy học tích hợp. Vì thế dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn mặc dù đã được thực hiện nhưng chưa đạt được hiệu quả tối ưu. Bởi kiến thức cần cung cấp trong môn Ngữ văn là không nhỏ trong khi thời gian để thực hiện khi có nội dung tích hợp lại không thay đổi. Ngoài ra với đối tượng học sinh của Trường THPT Trần Hưng Đạo khả năng tiếp thu chậm nên nhiều khi giáo viên mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp những kiến thức văn học, ít chú ý đến việc tích hợp những nội dung khác.
Từ thực tế trên kết hợp với những điều đã đúc kết được trong quá trình giảng dạy, tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm dạy học tích hợp trong một số tác phẩm trong môn Ngữ Văn 10 nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục và đào tạo của bộ môn.
1.2. Mục đích của đề tài.
	Là một giáo viên dạy bộ môn Ngữ văn, tôi hiểu rõ vai trò to lớn của văn học. Với khả năng giúp con người có thể sống chan hoà, chiếm lĩnh được thiên nhiên và nhận thức sâu sắc hơn về xã hội. Văn học giúp chúng ta hiểu biết, khám phá và sáng tạo chủ thể xã hội, từ đó xây dựng tư tưởng, tình cảm, bồi đắp tâm hồn con người. Nhờ có văn học mà chúng ta vươn tới cái Chân – Thiện – Mỹ trong cuộc đời. Vì vậy để học sinh tiếp nhận kiến thức một cách hiệu quả thì dạy học theo hướng tích hợp là cách thức tối ưu. Qua đề tài này, tôi muốn giúp học thấy được mối liên hệ giữa kiến thức môn Ngữ văn với các nội dung cũng như những môn học khác. Từ đó việc tiếp thu kiến thức của học sinh cũng trở nên hệ thống, khoa học và sâu sắc hơn. Hơn nữa qua việc tìm hiểu, nghiên cứu và áp dụng dạy học theo hướng tích hợp, chúng tôi có thời gian tiếp cận cách thức, phương pháp dạy học mới nhằm góp phần thực hiện mục tiêu của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của nước ta trong bối cảnh hiện nay.
2. Tên sáng kiến: Dạy học tích hợp trong một số tác phẩm kí Ngữ văn 12 THPT
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Nguyễn Thị Thuý.
- Địa chỉ: Trường THPT Trần Hưng Đạo – Tam Dương – Vĩnh Phúc.
- Số điện thoại: 0989 879 061 
- Email: nguyenthithuy.gvtranhungdao@vinhphuc.edu.vn
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Thuý.
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: 
 Trong chương trình Ngữ văn ở bậc THPT có rất nhiều bài học, tiết học có thể tích hợp. Tuy nhiên trong phạm vi đề tài này, tôi chỉ nghiên cứu, tích hợp ở một số tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 12 THPT, Ban cơ bản. Cụ thể như sau:
STT
Tiết
Tên bài
Nội dung tích hợp
1
46, 47
Người lái đò sông Đà
 (Nguyễn Tuân)
Lịch sử, Địa lí, GDCD, Kĩ năng sống
2
49
Ai đã đặt tên cho dòng sông
 (Hoàng Phủ Ngọc Tường)
Lịch sử, Địa lí, GDCD, Âm nhạc, Kĩ năng sống
- Về phía học sinh, tôi lựa chọn 64 học sinh các lớp 12A3, 12A5 Trường THPT Trần Hưng Đạo, do tôi trực tiếp giảng dạy năm học 2017 – 2018.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Năm học 2017 - 2018.
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
PHẦN I. NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận.
I. 1. Quan điểm tích hợp liên môn trong dạy học nói chung.
	Theo từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương trình hoặc những thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích hợp có nghĩa là sự thống nhất, sự hoà hợp, sự kết hợp”.
	Theo từ điển Giáo dục học: “Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học.
	Tích hợp là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Trong lĩnh vực khoa học giáo dục, khái niệm tích hợp xuất hiện từ thời kì khai sáng, dùng để chỉ một quan niệm giáo dục toàn diện con người, chống lại hiện tượng làm cho con người phát triển thiếu hài hoà cân đối.	
	Như chúng ta đã biết, tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế để xác định nội dung và chương trình dạy học ở nhiều nước trên thế giới. Thực tiễn đã cho thấy việc thực hiện quan điểm tích hợp trong dạy học đã giúp phát triển năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn đối với học sinh so với việc học những môn hoc được thực riêng rẽ.
Như vậy tích hợp chính là một trong những quan điểm giáo dục nhằm nâng cao năng lực người học, giúp đào tạo những người có đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết vấn đề của cuộc sống hiện đại.
	Ở Việt Nam quan điểm dạy học tích hợp cũng đã xuất hiện từ những năm đầu thế kỉ XXI. Và đến hiện nay quan điểm dạy học này đã được áp dụng trong tất cả các cấp học và bước đầu đã cho thấy hiệu quả tích cực. Đã có nhiều nội dung được Bộ Giáo dục và đào tạo chỉ đạo đưa vào quá trình giảng dạy các môn học như: Giáo dục đạo đức, pháp luật, giáo dục chủ quyền quốc gia, tài nguyên, môi trường, biên giới, biển, đảo, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh
	Trong giai đoạn hiện nay, dạy học tích hợp còn là sự lồng ghép những môn học khác có nội dung liên quan vào môn học nào đó người giáo viên có thể giúp học sinh thấy được mối liên hệ giữa các môn học, từ đó có thể hiểu một cách sâu sắc nội dung bài học. Ví dụ như khi dạy môn Ngữ văn, giáo viên có thể tích với kiến thức của các môn: Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân,
Như vậy trong dạy học bộ môn, tích hợp được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội dung từ các môn học, lĩnh vực học tập khác nhau thành một môn học mới hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có của môn học. 
I.2. Quan điểm tích hợp liên môn trong dạy học Ngữ văn.
Đặc trưng bộ môn Ngữ văn có khả năng lớn trong việc vận dụng PPDH tích hợp:
- Môn Ngữ văn là môn học đặc thù có liên quan đến tất cả các lĩnh vực trong đời sống vì vậy rất dễ dàng dùng kiến thức liên môn để tìm hiểu tác phẩm văn học.
- Mặt khác, những giá trị cơ bản của văn học là giá trị nhận thức, giá trị giáo dục và giá trị thẩm mĩ do vậy, trong quá trình dạy học môn văn, người giáo viên cũng dễ dàng hướng học sinh tới những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông...
- Nội dung, kiến thức, mục tiêu cần đạt ở ba môn Đọc hiểu, Tiếng Việt, Làm văn có quan hệ mật thiết với nhau và đều hướng tới mục tiêu cuối cùng là nâng cao trình độ sử dụng Tiếng Việt và khả năng cảm thụ văn học cho học sinh. Cả ba phân môn là những môn học có tính chất công cụ và có tính nghệ thuật, liên quan đến việc sử dụng tiếng Việt. Cả ba phân môn đều do một giáo viên dạy trên một đơn vị lớp nên việc tích hợp với tiếng Việt, Làm văn trong dạy văn cũng thuận lợi hơn.
I.3. Đặc trưng của thể kí. 
So với các thể loại văn học khác, sự phân loại trong kí có những phức tạp về mặt cấu tạo cũng như việc xác định ranh giới thể loại. Bên cạnh kí văn học vẫn tồn tại hàng hoạt các hình thức thông tấn, ghi chép, miêu tả, kể chuyện hàng ngày trong cuộc sống. Trong phạm vi của kí văn học, tình hình phân loại cũng có nhiều khó khăn, dễ lẫn lộn. Từ các loại kí sự như phóng sự, kí sự, hồi kí, truyện kí đến các loại kí trữ tình như tùy bút, nhật kí, hoặc kí chính luận như các dạng tiểu phẩm văn học, tạp văn, tạp kí,đặc trưng loại hình của mỗi loại cũng rất khác nhau. Thực ra, toàn bộ các thể kí đều do sự thâm nhập, kết hợp ở những mức độ khác nhau giữa ba thành phần tự sự, trữ tình và chính luận. Tùy theo tác giả dựa vào thành phần nào là chủ đạo, tính chất của thể loại kí do đó cũng có thể thay đổi. 
Đặc trưng của thể kí là tính xác thực. Tác phẩm kí thường không hư cấu mà tác giả chỉ lựa chọn ngay những sự việc, những con người vốn đã có giá trị nổi bật trong cuộc sống để phóng bút. Nếu giáo viên chỉ thỏa mãn với những kiến thức có sẵn trong bài văn thì khó mà giảng hay được, dẫn đến giờ học bài kí diễn ra rất khô khan, học sinh khó tiếp nhận được tác phẩm. 
Kí viết về cuộc đời thực tại, viết về người thật, việc thật, kí đòi hỏi sự trung thực, chính xác. Người viết kí thường quan tâm, tôn trọng những sự kiện xã hội lịch sử, những vấn đề nóng bỏng đang đặt ra trong đời sống. Người viết kí miêu tả thực tại theo tinh thần của sử học. Mẫu hình tác giả kí gần gũi với nhà sử học. Tác giả kí coi trọng việc thuật lại có ngọn ngành, có thời gian, địa điểm, hành động, và không bao giờ quên miêu tả khung cảnh, gợi không khí. 
Tác giả kí khéo sử dụng tài liệu đời sống kết hợp với tưởng tượng, cảm thụ, nhận xét, đánh giá. Tất nhiên đan xen vào mạch tự sự còn có những đoạn thể hiện suy tưởng nhận xét chân thực, tinh tường của nhà văn trước sự việc. Cái thú vị của kí là ở những ý riêng, suy nghĩ riêng của tác giả được đan cài với việc tái hiện đối tượng. 
Những đặc trưng này của kí rất phù hợp cho việc dạy tích hợp liên môn.
II. Cơ sở thực tiễn.
II.1. Nhận thức về dạy học tích hợp.
Có thể khẳng định rằng dạy học tích hợp là một xu thế dạy học hiện đại. Bởi vậy hầu hết giáo viên đang làm công tác giảng dạy ở nhà trường phổ thông đều nhận thức được đây là một phương pháp, cách thức dạy học mang lại hiệu quả tích cực. Hơn nữa Ngữ văn lại là môn học có khả năng tích hợp được với nhiều nội, nhiều môn học khác nhau. Vì vậy trong quá trình giảng dạy, giáo viên đã có ý thức tìm hiểu và áp dụng.
	Trong những năm gần đây, Sở Giáo dục và Đào tạo rất chú trọng đến dạy học tích hợp. Vì vậy, dưới sự quán triệt, chỉ đạo của Sở giáo viên ở các trường phổ thông, các trung tâm GDTX, các trường dạy nghề cũng đã được bồi dưỡng, tập huấn dạy học tích hợp với nhiều nội dung như tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh, dân số, môi trường, kỹ năng sống, pháp luật cũng như tích hợp các kiến thức liên môn trong một số môn học trong đó có môn Ngữ văn.
II.2. Thực trạng dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn ở trường THPT Trần Hưng Đạo
	Hầu hết giáo viên trường THPT Trần Hưng Đạo nhận thức rõ tầm quan trọng và ý nghĩa của dạy học tích hợp. Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy hiện nay, vẫn còn giáo viên chưa thực sự hiểu rõ về tích hợp. Chính vì chưa hiểu kĩ về khái niệm này nên trong quá trình giảng dạy giáo viên mới chỉ dừng lại ở việc lồng ghép hoặc đưa ra một vài chỗ liên hệ trong bài học dẫn đến việc tích hợp trở nên khiên cưỡng. Cũng có khi trong quá trình dạy học giáo viên lại quá lạm dụng tích hợp dẫn đến một giờ học Ngữ văn nhưng lại ôm đồm quá nhiều nội dung hoặc kiến thức của những môn học khác làm cho bài học trở nên cồng kềnh dẫn đến phá vỡ thời lượng của bài học. Ngoài ra còn làm cho bài học không có trọng tâm, thiếu chiều sâu, thiếu tính hệ thống hoặc biến giờ học văn thành giờ học của các môn khác. 
	Từ thực trạng trên cho thấy việc áp dụng không đúng cách thức dạy học tích hợp thì sẽ dẫn đến những hậu quả tất yếu. Cụ thể là:
	- Học sinh sẽ không nhận ra được mối liên quan, sự tác động giữa những kiến thức của các môn học.
	- Học sinh không cảm nhận được chiều sâu, tính hệ thống và cái hay, cái đẹp riêng của tác phẩm văn chương.
	- Ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng bài viết của học sinh như viết lan man, lạc đề không trọng tâm. Từ đó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng học tập.
	- Ngoài ra còn ảnh hưởng đến phương pháp và năng lực cảm thụ văn học của học sinh.
II.3. Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn.
II.3.1. Thế nào là dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn.
Tích hợp trong quá trình dạy học là sự phối kết hợp các tri thức của một số môn học có những nét chính, tương đồng xoay quanh một chủ đề nào đó. Nói cách khác, tích hợp là phương pháp phối hợp một cách riêng lẻ các môn học khác nhau, các nội dung khác nhau theo những hình thức, cấp độ khác nhau nhằm đáp ứng mục tiêu, mục đích yêu cầu cụ thể nào đó của tiết học.
	Tích hợp trong môn Ngữ văn không chỉ là sự kết nối tri thức của ba phân môn: Tiếng Việt, Đọc hiểu, Làm văn mà đó còn là sự tích hợp những kiến thức liên môn như Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân hay những nội dung riêng lẻ khác như tư tưởng Hồ Chí Minh, môi trường, .vào từng bài học, từng vấn đề cụ thể. Đây chính là phương pháp dạy học tiếp cận từ việc khái thác những tri thức của nhiều nội dung, nhiều môn học khác có liên qua đến môn Ngữ văn. Từ đó để tăng thêm tính thuyết phục, tính phong phú, hấp dẫn và mối liên hệ, liên quan lẫn nhau của những môn học.
II.3.2. Xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học tích hợp.
Để vận dụng phương pháp dạy học tích hợp có hiệu quả, người dạy cần phải xác định chính xác, đúng đắn mục tiêu, nguyên tắc, phương pháp, nội dung dạy tích hợp trong bài dạy. Theo kinh nghiệm của tôi, cụ thể như sau:
* Mục tiêu: (Trả lời câu hỏi: Sử dụng dạy học tích hợp trong bài dạy để làm gì?)
	Để khắc sâu kiến thức thức bài học
	Để thấy được mối liên quan, liên hệ giữa kiến thức của môn Ngữ văn với các nội dung và các môn học khác.
	Rèn kỹ năng tiếp nhận văn học cho học sinh.
* Nội dung: (Trả lời câu hỏi: Trong bài dạy, nội dung nào cần phải dạy theo hướng tích hợp?)
	Các nội dung kiến thức có những điểm liên quan với các nội dung, những môn học khác.
	Các nội dung kiến thức cần đến những kiến thức liên môn của các môn học khác để làm phương tiện, công cụ khai thác.
* Nguyên tắc: (Trả lời câu hỏi: sử dụng phương pháp dạy học tích hợp xuất phát từ những cơ sở nào?)
	Căn cứ vào mục tiêu cần đạt của bài học
	Căn cứ vào những nội dung cần kiến thức của các môn học khác để làm sáng tỏ.
* Phương pháp: (Trả lời câu hỏi: Cách thức sử dụng phương pháp dạy học tích hợp như thế nào?)
	Có nhiều cách thức để áp dụng phương pháp dạy học tích hợp trong quá trình dạy học nói chung và môn Ngữ văn nói riêng. Tuỳ vào từng nội dung kiến thức của bài học mà người dạy sử dụng những cách thức tích hợp khác nhau
II.3.3. Những nội dung, chủ đề dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn 12.
Như trên đã trình bày, trong môn Ngữ văn có nhiều bài học có nội dung cần phải dạy theo hướng tích hợp. Tuy nhiên không phải kiến thức nào trong bài học có nội dung tích hợp. Điều cốt lõi của tích hợp là phải chỉ ra được địa chỉ tích hợp. Vì thế trong khi chờ đợi chương trình mới, sách giáo khoa mới, giáo viên cần phải biết chọn lựa những kiến thức tích hợp như thế nào đó để bài học không trở nên cồng kềnh, mất thời lượng tiết học. Đồng thời những kiến thức tích hợp đó phải góp phần giúp bài học trở nên hấp dẫn, sâu sắc hơn.
Trong phạm vi đề tài này, tôi chọn nghiên cứu Dạy tích hợp liên môn các tác phẩm kí Ngữ văn 12 – THPT.
II.4. Các giải pháp sử dụng tích hợp liên môn trong dạy tác phẩm kí.
II.4.1. Sử dụng kiến thức liên môn (Địa lí, Lịch sử)
- Phần tiểu dẫn: Phần này giáo viên có thể vận dụng phương pháp dạy học dự án để giao cho học sinh về nhà chuẩn bị tư liệu về tác giả tác phẩm. Bám sát những yếu tố về thời đại (lịch sử) và quê quán (đặc điểm vùng miền) để hiểu về xu hướng sáng tác và đặc điểm phong cách của nhà văn
Ví dụ 1: Bài tùy bút "Người lái đò sông Đà” : Dựa vào yếu tố về gia đình và thời đại em hiểu như thế nào về những sáng tác của Nguyễn Tuân trước và sau cách mạng?
Nguyễn Tuân sinh ra trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn. Nguyễn Tuân là một trí thức giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc. Lòng yêu nước của Nguyễn Tuân có màu sắc riêng: gắn liền với những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc.Tác phẩm của Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám chủ yếu xoay quanh ba đề tài: 
- Chủ nghĩa xê dịch: Luôn luôn đi tìm những cái mới lạ để thoát li mọi trách nhiệm đối với gia đình và xã hội.
- Vẻ đẹp vang bóng một thời: Tìm về những vẻ đẹp trong thời quá khứ: Phong tục, thú chơi tao nhã của những con người tài hoa bất đắc chí.
- Đời sống trụy lạc: Viết về những con người đang ở tình trạng hoang mang bế tắc, tìm cách thoát li trong đàn hát, rượu và thuốc phiện.
Sau Cách mạng tháng Tám, phong cách Nguyễn Tuân có những thay đổi quan trọng. Ông vẫn tiếp cận thế giới thiên về phương diện văn hóa nghệ thuật, tiếp cận con người thiên về phương diện tài hoa nghệ sĩ nhưng không đối lập xưa với nay mà tìm thấy chất tài hoa nghệ sĩ, không chỉ ở những con người có tính cách phi thường mà ở cả nhân dân đại chúng.
Ví dụ 2: Tùy bút "Người lái đò sông Đà" ra đời năm nào? Dựa vào những hiểu biết về lịch sử, thời đại để lí giải điều mới mẻ về nội dung của tùy bút "Người lái đò sông Đà" nói riêng và tập tùy bút "Sông Đà" nói chung?
Tùy bút "Người lái đò sông Đà" của Nguyễn Tuân nằm trong tập tùy bút Sông Đà (1960) là tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Tuân sau Cách mạng Tháng Tám. Những năm 1958 - 1960 từ một chủ trương lớn của Nhà nước vận động nhân dân miền xuôi lên xây dựng kinh tế miền núi ở miền Bắc. Nguyễn Tuân là một trong những nhà văn đầu tiên đến với Tây Bắc. Và tập bút kí "Sông Đà" là kết quả từ chuyến đi thực tế Tây Bắc của nhà văn. Cả 15 bài tùy bút trong tác phẩm này đều tập trung ca ngợi thiên nhiên và con người Tây Bắc bằng những hình tượng giàu sức hấp dẫn, những trang văn tài hoa, uyên bác, đậm đà cảm hứng lãng mạn trong sáng. Bài "Người lái đò Sông Đà" nói riêng và tập tùy bút "Sông Đà" nói chung cho thấy diện mạo của một nhà văn Nguyễn Tuân mới mẻ, khao khát được hòa nhịp với

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_tich_hop_trong_mot_so_tac_pham.doc