Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học ngữ văn kết hợp với hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học ngữ văn kết hợp với hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương. Sự quan tâm, chỉ đạo trực tiếp của nhà trường.

Cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường luôn coi các em học sinh như con em trong gia đình. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường luôn đoàn kết thống nhất, nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao, tích cực trong việc xây dựng và phát triển nhà trường và tiếp cận các phương pháp dạy học mới.

 Các em học sinh chăm ngoan, có ý thức kỷ luật tốt, biết vươn lên trong học tập và cuộc sống. Qua hoạt động giao tiếp giúp các em nhận thức được người khác và bản thân mình, từng bước phát triển các kĩ năng cần thiết như: so sánh, phân tích, khái quát hành vi của mình và của người khác, trên cơ sở đó từng bước tự điều chỉnh hành vi, hoạt động để hoàn thiện nhân cách bản thân.

Ngoài thời gian học tập trên lớp theo chương trình giáo dục chính thức của cấp học. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục thực hiện trong thời gian ngoài giờ lên lớp góp phần giáo dục toàn diện học sinh về đức, trí, thể, mĩ. Đó không chỉ là điều kiện để mỗi học sinh được thể hiện mà các em còn được giao lưu học hỏi, được trải nghiệm sáng tạo, thân thiện với môi trường sống Qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo, học sinh được hòa nhập với bạn bè, hiểu biết và ứng xử phù hợp với những tình huống thực tiễn trong cuộc sống Từ đó biết điều chỉnh, tiếp thu những giá trị tích cực của cuộc sống tạo nên sự hòa nhập, thân thiện với tập thể bạn bè, thầy cô, gia đình và xã hội.

 

doc 21 trang Trần Đại 27/04/2023 14931
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học ngữ văn kết hợp với hoạt động trải nghiệm sáng tạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 TRƯỜNG THCS
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 Thoại Sơn, 02 tháng 11 năm 2018
BÁO CÁO
Kết quả thực hiện sáng kiến
I- SƠ LƯỢC LÝ LỊCH TÁC GIẢ:
- Họ và tên: 	 
- Ngày tháng năm sinh: 
- Nơi thường trú: 
- Đơn vị công tác: 
- Trình độ chuyên môn:
- Chức vụ hiện nay: 
- Lĩnh vực công tác: 	
 II- SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH ĐƠN VỊ: 
Thuận lợi
Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương. Sự quan tâm, chỉ đạo trực tiếp của nhà trường.
Cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường luôn coi các em học sinh như con em trong gia đình. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường luôn đoàn kết thống nhất, nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao, tích cực trong việc xây dựng và phát triển nhà trường và tiếp cận các phương pháp dạy học mới.
 Các em học sinh chăm ngoan, có ý thức kỷ luật tốt, biết vươn lên trong học tập và cuộc sống. Qua hoạt động giao tiếp giúp các em nhận thức được người khác và bản thân mình, từng bước phát triển các kĩ năng cần thiết như: so sánh, phân tích, khái quát hành vi của mình và của người khác, trên cơ sở đó từng bước tự điều chỉnh hành vi, hoạt động để hoàn thiện nhân cách bản thân.
Ngoài thời gian học tập trên lớp theo chương trình giáo dục chính thức của cấp học. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục thực hiện trong thời gian ngoài giờ lên lớp góp phần giáo dục toàn diện học sinh về đức, trí, thể, mĩ. Đó không chỉ là điều kiện để mỗi học sinh được thể hiện mà các em còn được giao lưu học hỏi, được trải nghiệm sáng tạo, thân thiện với môi trường sống Qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo, học sinh được hòa nhập với bạn bè, hiểu biết và ứng xử phù hợp với những tình huống thực tiễn trong cuộc sốngTừ đó biết điều chỉnh, tiếp thu những giá trị tích cực của cuộc sống tạo nên sự hòa nhập, thân thiện với tập thể bạn bè, thầy cô, gia đình và xã hội.
Khó khăn
Về kinh tế - xã hội: Trường THCS ở nông thôn , đời sống còn khó khăn. Trình độ dân trí, đời sống của nhân dân trên địa bàn nhìn chung ở mức trung bình thấp và không đồng đều. Tất cả những lí do trên ảnh hưởng không nhỏ tới công tác giáo dục toàn diện của nhà trường.
 Về  kĩ năng: Nhiệm vụ giáo dục ở mỗi nhà trường không ngoài mục đích phát triển con người toàn diện cả về nhân- trí- thể- mỹ, vì vậy khi học tập tại trường, học sinh cần được trang bị những kĩ năng: kỹ năng giao tiếp xã hội, kĩ năng hoạt động, học tập, hoạt động trải nghiệm sáng tạo, kĩ năng làm việc đồng đội, kĩ năng tổ chức công việc và quản lí thời gian, Các em chưa quen thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập. Khả năng tập trung, chấp hành những qui định chung và làm theo sự chỉ dẫn của thầy cô còn nhiều hạn chế. Thực tế này đặt ra vấn đề cần hình thành những kĩ năng thiết yếu cho học sinh để các em bắt nhịp tốt với môi trường học tập và sinh hoạt chung.
 Về tâm lí: Học sinh với tâm lí nhút nhát, e dè, hạn chế trong giao tiếp là cản trở lớn đối với các hoạt động nhóm của các em khi học tập tại trường.
 Về học tập: động cơ học tập của học sinh THCS rất phong phú đa dạng, nhưng chưa bền vững, nhiều khi còn thể hiện sự mâu thuẫn. Nhìn chung, các em đều ý thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của học tập, nhưng thái độ và sự biểu hiện rất khác nhau. 
TÊN SÁNG KIẾN: DẠY HỌC NGỮ VĂN KẾT HỢP VỚI HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
 LĨNH VỰC: GIẢNG DẠY NGỮ VĂN
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA SÁNG KIẾN
1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến
Đất nước phát triển đòi hỏi phải đổi mới toàn diện và mạnh mẽ nền giáo dục để đáp ứng yêu cầu chuẩn bị nguồn nhân lực, tăng cường khả năng hợp tác, cạnh tranh cho hội nhập quốc tế phục vụ ngày càng tốt hơn sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong tiến trình đổi mới ấy, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung dạy học trong nhà trường phổ thông và trong chương trình xây dựng môn học.
Hiện nay, nội dung giáo dục kĩ năng sống đã được nhiều quốc gia trên thế giới đưa vào dạy học cho học sinh trong các trường phổ thông, dưới nhiều hình thức khác nhau. Dạy học cần đảm bảo cho người học được tiếp cận với chương trình giáo dục kĩ năng sống phù hợp và kĩ năng sống cần được coi như một nội dung của chất lượng giáo dục.
Công văn số 463/BGDĐT-GDTX ngày 28 tháng 01 năm 2015 của Bộ GDĐT về việc hướng dẫn triển khai thực hiện giáo dục KNS tại các cơ sở GDMN, GDPT và GDTX yêu cầu “ đẩy mạnh hoạt động giáo dục KNS cho học sinh theo định hướng phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực của học sinh gắn với định hướng nghề nghiệp”
Thực tiễn đã chứng tỏ việc giáo dục kĩ năng sống trong giáo dục và dạy học sẽ giúp phát triển những năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn đối với học sinh. Giáo dục kĩ năng sống là một trong những quan điểm giáo dục nhằm nâng cao năng lực của người học, giúp đào tạo những người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại. Nhiều nước trong khu vực châu Á và trên thế giới đã thực hiện giáo dục kĩ năng sống trong dạy học và cho rằng quan điểm này đem lại hiệu quả nhất định.
Chính vì vậy, việc giáo dục kĩ năng sống qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo là rất cần thiết. Điều đó sẽ giúp trang bị những năng lực cần thiết cho các em học sinh; phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học. Bên cạnh đó giáo dục kĩ năng sống qua hoạt động thực tiễn tăng cường khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh, giúp cho việc học tập các môn học và tham gia các hoạt động giáo dục của học sinh trở nên nhẹ nhàng, thoải mái, thiết thực và có hiệu quả hơn.
Sau thời gian tìm tòi, nghiên cứu và áp dụng thực tiễn, tôi thực hiện sáng kiến: Dạy học Ngữ văn kết hợp hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh .  Với sáng kiến này, sẽ trang bị cho học sinh những kiến thức, kĩ năng sống cơ bản, chuẩn bị hành trang cho các em bước vào cuộc sống tự lập.
Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến 
 Giáo dục kĩ năng sống (KNS) càng trở lên cấp thiết đối với thế hệ trẻ bởi vì:
	Các em chính là những chủ nhân tương lai của đất nước, là những người sẽ quyết định sự phát triển của đất nước trong những năm tới. Nếu không có KNS, các em sẽ không thể thực hiện tốt trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và đất nước.
	Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu mơ ước, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích độngĐặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn được đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực. Nếu không được giáo dục KNS, thiếu KNS, các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, vào lối sống ích kỉ, lai căng, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách. Một trong các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tiêu cực của một bộ phận học sinh phổ thông trong thời gian vừa qua như: nghiện hút, bạo lực học đường, đua xe máy, chính là do các em thiếu những KNS cần thiết như: kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng từ chối, kĩ năng kiên định, kĩ năng gải quyết mâu thuẫn, kĩ năng thương lượng, kĩ năng giao tiếp,
	Vì vậy, việc giáo dục KNS cho thế hệ trẻ là rất cần thiết, giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm cho bản thân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc; giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè, mọi người, sống tích cực, chủ động, an toàn và lành mạnh.
3. Nội dung sáng kiến 
 3.1. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo
3.1.1. Khái niệm
- Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự hướng dẫn của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động khác nhau của đời sống nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình.
- Hoạt động trải nghiệm trong nhà trường cần được hiểu là hoạt động có động cơ, có đối tượng để chiếm lĩnh, được tổ chức bằng các việc làm cụ thể của học sinh, được thực hiện trong thực tế, được sự định hướng, hướng dẫn của nhà trường. Đối tượng để trải nghiệm nằm trong thực tiễn. Qua trải nghiệm thực tiễn, người học có được kiến thức, kĩ năng, tình cảm và ý chí nhất định. Sự sáng tạo sẽ có được khi phải giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn phải vận dụng kiến thức, kĩ năng đã có để giải quyết vấn đề, ứng dụng trong tình huống mới, không theo chuẩn đã có, hoặc nhận biết được vấn đề trong các tình huống tương tự, độc lập nhận ra chức năng mới của đối tượng, tìm kiếm và phân tích  được các yếu tố của đối tượng trong các mối tương quan của nó, hay độc lập tìm kiếm ra giải pháp thay thế và kết hợp được các phương pháp đã biết để đưa ra hướng giải quyết mới cho một vấn đề.
- “Trải nghiệm” là phương thức giáo dục và “sáng tạo” là mục tiêu giáo dục, phải được làm rõ. Hoạt động này giúp cho học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm để vận dụng những kiến thức học được vào thực tiễn từ đó hình thành năng lực thực tiễn cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của bản thân.
- Hoạt động trải nghiệm sáng tạo hướng đến những phẩm chất và năng lực chung như đã được đưa ra trong Dự thảo Chương trình mới, ngoài ra hoạt động trải nghiệm sáng tạo còn có ưu thế trong việc thúc đẩy hình thành ở người học các năng lực đặc thù sau:
+ Năng lực hoạt động và tổ chức hoạt động;
+ Năng lực tổ chức và quản lý cuộc sống;
+ Năng lực tự nhận thức và tích cực hóa bản thân;
+ Năng lực định hướng nghề nghiệp;
+ Năng lực khám phá và sáng tạo.
Chính vì vậy đầu ra của hoạt động trải nghiệm sáng tạo khá đa dạng và khó xác định mức độ chung, nhất là khi nó lại luôn gắn với cảm xúc – lĩnh vực mang tính chủ quan cao, cũng là cơ sở quan trọng của sự hình thành sáng tạo và phân hóa.
3.1.2. Mục đích ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Nội dung hoạt động trải nghiệm sáng tạo rất đa dạng và mang tính tích hợp, tổng hợp kiến thức kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục như: giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục giá trị sống, giáo dục thẩm mĩ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục môi trường điều này giúp cho các nội dung giáo dục thiết thực hơn, gần gũi hơn với thực tế cuộc sống, giúp các em vận dụng vào trong thực tiễn cuộc sống một cách dễ dàng, thuận lợi hơn.
Mục đích chính: Hình thành và phát triển những phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kỹ năng sống và những năng lực chung cần có ở con người trong xã hội hiện đại.
Nội dung:
– Kiến thức thực tiễn gắn bó với đời sống, địa phương, cộng đồng, đất nước, mang tính tổng hợp nhiều lĩnh vực giáo dục, nhiều môn học; dễ vận dụng vào thực tế.
– Được thiết kế thành các chủ điểm mang tính mở, không yêu cầu mối liên hệ chặt chẽ giữa các chủ điểm.
Hình thức tổ chức:
 	Đa dạng, phong phú, mềm dẻo, linh hoạt, mở về không gian, thời gian, quy mô, đối tượng và số lượng
– Học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm
– Có nhiều lực lượng tham gia chỉ đạo, tổ chức các hoạt động trải nghiệm với các mức độ khác nhau (giáo viên, phụ huynh, nhà hoạt động xã hội, chính quyền, doanh nghiệp,).
Tương tác, phương pháp:
– Đa chiều
– Học sinh tự hoạt động, trải nghiệm là chính.
Kiểm tra, đánh giá:
– Nhấn mạnh đến kinh nghiệm, năng lực thực hiện, tính trải nghiệm.
– Theo những yêu cầu riêng, mang tính cá biệt hóa, phân hóa.
– Thường đánh giá kết quả đạt được bằng nhận xét.
Nếu mục tiêu chủ yếu của dạy học trên lớp là phát triển trí tuệ thì mục tiêu chủ yếu của hoạt động trải nghiệm sáng tạo là phát triển phẩm chất. Cụ thể là: hình thành và phát triển những phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kỹ năng sống và những năng lực chung cần có ở con người trong xã hội hiện đại thông qua những trải nghiệm thực tiễn.
Các chuyên gia giáo dục cũng khẳng định, hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo, từng cá nhân học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn khác nhau của đời sống gia đình, nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của mình.
 	3.2. Thời gian thực hiện
 Dạy học Ngữ Văn kết hợp với hoạt động trải nghiệm sáng tạo, tôi sẽ thực hiện ở tuần 10, tiết 38, bài Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000.
 Tuần 28, tiết 107- 108, bài Chương trình địa phương Thuyết minh thắng cảnh, di tích lịch sử địa phương An Giang.
 3.3. Tiến trình thực hiện
3.3.1. Kiến thức
 Học sinh có kiến thức đầy đủ về quan niệm, vai trò, tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống. Bên cạnh đó là những kiến thức cơ bản về hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh trong cuộc sống. Những kiến thức cần thiết là ý thức bảo vệ môi trường sống và kĩ năng trình bày trước tập thể những danh thắng, di tích quê hương.
Kĩ năng
 Hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm hình thành và phát triển phẩm chất nhân cách, các năng lực tâm lý - xã hội; giúp học sinh tích lũy kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình; làm tiền đề cho mỗi cá nhân tạo dựng được sự nghiệp và cuộc sống hạnh phúc sau này; góp phần hình thành năng lực chủ yếu như tự hoàn thiện, tích ứng, hợp tác, giao tiếp ứng xử; có lối sống phù hợp với các giá trị xã hội.
Chính vì vậy, giáo dục kĩ năng sống qua hoạt động này giúp các em học sinh hình thành được các nhóm kĩ năng cơ bản sau:
– Nhóm kĩ năng học tập, làm việc, vui chơi giải trí, gồm: các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, quan sát, đưa ra ý kiến chia sẻ trong nhóm; kĩ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh chung; kĩ năng làm việc theo nhóm; các kĩ năng tư duy logic, sáng tạo, suy nghĩ nhiều chiều, tư duy xuyên môn.
– Nhóm kĩ năng giao tiếp, hòa nhập, ứng phó với các tình huống trong cuộc sống, gồm: kĩ năng biết chào hỏi lễ phép ở trường, ở nhà, ở nơi công cộng; kĩ năng kiểm soát tình cảm, kìm chế thói hư tật xấu, sở thích cá nhân; kĩ năng biết phân biệt đúng – sai, phòng tránh tai nạn; kĩ năng trình bày ý kiến, diễn đạt, thuyết trình trước đám đông; kĩ năng ứng phó với biến đổi khí hậu như động đất, sóng thần, bão lũ, cháy nổ; kĩ năng ứng phó với tai nạn đuối nước; kĩ năng hiểu biết về giới tính, chống lại sự cám dỗ từ tệ nạn xã hội; kĩ năng ứng phó với một tình huống bạo lực trong  trường học.
3.3.3. Thái độ
Giáo dục kĩ năng sống qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo giáo dục các em học sinh những điều sau:
Khơi dậy tính tự lập, tinh thần đoàn kết, tinh thần trách nhiệm, yêu thiên nhiên, môi trường trong học sinh. Học sinh từ biết lao động đến yêu lao động.
Thích các hoạt động ngoài trời (cắm trại, leo núi, làm vườn).
Có ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội; tích cực tham gia hoạt động tập thể, lựa chọn nghề nghiệp tương lai.
. Cách thức thực hiện
Chương trình “Chung tay bảo vệ môi trường”
“Sống xanh là sống có trách nhiệm, học sống xanh để sống xanh với mình và với mọi người”. Trường học là môi trường tốt nhất cho việc giáo dục môi trường. Do đó, giáo dục về môi trường sẽ là trải nghiệm quý báu cho học sinh có được những kĩ năng sống cần thiết như: Kĩ năng làm việc nhóm; Kĩ năng ứng phó khó khăn trong cuộc sống; Kĩ năng hợp tác và chia sẻ
Để thực hiện hoạt động trải nghiệm sang tạo này tôi sẽ dạy bài : Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000
Tiếtlớpthứ..ngày.tháng..năm..
TUẦN: 10 
TIẾT: 38
THÔNG TIN VỀ NGÀY TRÁI ĐẤT NĂM 2000
A – Mục tiêu cần đạt
 1/ Kiến thức: 
- Mối nguy hại đến môi trường sống và sức khoẻ con người của thói quen dùng túi ni lông.
- Tính khả thi trong những đề xuất được tác giả trình bày.
- Việc sử dụng từ ngữ dễ hiểu, sự giải thích đơn giản mà sáng tỏ và bố cục chặt chẽ, hợp lí đã tạo nên tính thuyết phục của văn bản.
 2/ Kĩ năng: 
- Tích hợp với phần tập làm văn để viết bài văn thuyết minh.
- Đọc – hiểu một văn bản nhật dụng đề cập đến một vấn đề xã hội bức thiết.
 - Giao tiếp: phản hồi / lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, nhận xét
 3/ Thái độ: có ý thức bảo vệ môi trường
B. Chuẩn bị: 
GV: giáo án, SGK, hình ảnh
HS : SGK, soạn bài. 
C. Phương pháp	
 Gợi mở, nêu vấn đề, qui nạp, diễn dịch, giảng bình
D. Tiến trình các hoạt động dạy và học
 1/ Kiểm tra bài cũ:
 - Trình bày nội dung chủ yếu của các văn bản truyện kí Việt Nam đã học?
 - Trình bài nghệ thuật chủ yếu trong các vb truyện kí Việt Nam đã học
 2/ Bài mới 
 HĐ 1:Giới thiện bài: 
 Bảo vệ môi trường đang là vấn đề bức xúc của toàn xã hội. Nguồn gây ô nhiễm nghiêm trong nhất là rác thải, trong đó khó xử lí nhất là rác thải công nghiệp và rác thải sinh hoạt. Vậy chúng ta cần làm gì trước vấn đề này?
 Các hoạt động của GV và HS
 Phần ghi bảng
HĐ 2: HD Tìm hiểu chung về văn bản
Hướng dẫn đọc: chú ý giọng điệu nhấn mạnh rành rọt từng điểm kiến nghị , chú ý giọng điệu của lời kêu gọi.
 Hỏi: Hoàn cảnh ra đời của văn bản?
 HS: Ngày 22-4-2000 nhân lần đầu tiên Việt Nam tham gia Ngày Trái Đất.
GV : yêu cầu HS giải thích những thuật ngữ khoa học ở phần chú thích. Đọc chú thích SGK
 Hỏi: Xác định kiểu loại của văn bản ?Văn bản đề cập đến vấn đề gì? Sử dụng phương thức biểu đạt nào?
 HS: - Văn bản nhật dụngà đề cập đến vấn đề môi trường- trái đất-một vấn đề thời sự nóng bỏng đang đặt ra trong xh hiện nay.
 Phương thức: thuyết minh, nghị luận
 Hỏi: Văn bản có thể chia làm mấy phần? Chỉ ra các phần đó? Nêu nội dung chính của mỗi phần?Em có nhận xét gì về bố cục?
 HS: Văn bản chia làm 3 phần
 + Phần 1: Từ đầu bao bì ni lôngà Nguyên nhân ra đời thông điệp “Thông tin về ngày trái đất năm 2000”.
 + Phần 2: Như chúng tađối với môi trườngàTác hại và giải pháp cho vấn đề sử dụng bao bì ni lông.
 + Phần 3 : Phần còn lạià- Lời kêu gọi.
à bố cục chặt chẽ theo cấu trúc vb nghị luận
HĐ3: HD tìm hiểu chi tiết văn bản. 
 Hỏi: Hãy chỉ ra những nguyên nhân cơ bản khiến cho việc dùng bao bì ni lông gây nguy hại đến môi trường và sức khỏe con người? ( HSK, G)
 HS: Do đặc tính không phân hủy của pla-xtic dẫn đến hàng loạt tác hại:
 - Lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật.
 - Làm tắc nghẽn hệ thống cống rãnh, tăng khả năng ngập lụt, khiến muỗi phát sinh lây truyền dịch bệnh.
 - Làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải
 - Bao ni lông màu làm ô nhiễm thực phẩm.
 - Đốt bao ni lông gây độc hại, gây ngất, khó thở, nôn ra máu, gây ung thư. 
 Hỏi: Em có nhận xét gì về cách trình bày nội dung đoạn văn?
 HS: Theo quan hệ nhân quả, theo thứ tự, rành mạch.
 Hỏi: Ngoài những tác hại trên, em còn biết thêm tác hại nào của việc sử dụng bao bì ni lông không? ( HSK, G)
 HS: - Ngăn cản sự phân hủy của các rác thải khác.
 - Lãng phí đất đai để chôn rác thải .
 - Làm mất vẻ mĩ quan nơi công cộng, ô nhiễm môi trường.
GV: - Hằng năm có 100.000 con chim thú biển chết do nuốt phải túi ni lông, 90 con thú trong vườn corbett ( Ấn Độ chết do ăn phải thức ăn thừa của khách tham quan đựng trong hộp nhựa
 - Ở VN trong ngày 23 Tết đã vứt khá nhiều túi ni lông thả cá chép xuống sông, hồ.
 Hỏi: Văn bản đã đưa ra những giải pháp gì để hạn chế việc sử dụng bao bì no lông? Nếu muốn thực hiện được các biện pháp trên cần có thêm điều kiện gì? ( HSK, G)
à đòi hỏi ý thức ở mỗi người, nếu không những biện pháp trên cũng như lời nói suông mà thôi.
 Hỏi: Tuy nhiên những giải pháp này còn mắc phải một số khó khăn. Bởi vì đối với người dân việc sử dụng bao bì ni lông vẫn có những tiện lợi. Đó là gì? 
 HS: Túi ni lông rẻ, nhẹ, tiện lợi dễ đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng., sản xuất bao ni lông chi phí ít hơn sản xuất bao giấy.
GV: Nếu ss giữa cái lợi và cái hại thì việc sd bao bì ni lông hại nhiều hơn lợi. Biện pháp để loại bỏ được hoàn toàn bao bì ni lông thì chưa c

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_ngu_van_ket_hop_voi_hoat_dong.doc