Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học bài Phú sông Bạch Đằng trong chương trình Ngữ văn 10 theo hướng tích hợp

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học bài Phú sông Bạch Đằng trong chương trình Ngữ văn 10 theo hướng tích hợp

Theo Từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích hợp có nghĩa là sự thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp”.
Theo từ điển Giáo dục học: “Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học”.

Trong tiếng Anh, tích hợp được viết là “integration” một từ gốc Latin (integer) có nghĩa là “whole” hay “toàn bộ, toàn thể”. Có nghĩa là sự phối hợp các hoạt động khác nhau, các thành phần khác nhau của một hệ thống để bảo đảm sự hài hòa chức năng và mục tiêu hoạt động của hệ thống ấy.

Tích hợp là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Trong lĩnh vực khoa học giáo dục (GD), khái niệm tích hợp xuất hiện từ thời kì khai sáng, dùng để chỉ một quan niệm GD toàn diện con người, chống lại hiện tượng làm cho con người phát triển thiếu hài hòa, cân đối. Tích hợp còn có nghĩa là thành lập một loại hình nhà trường mới, bao gồm các thuộc tính trội của các loại hình nhà trường vốn có.

Trong dạy học (DH) các bộ môn, tích hợp được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội dung từ các môn học, lĩnh vực học tập khác nhau (Theo cách hiểu truyền thống từ trước tới nay) thành một “môn học” mới hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có của môn học, ví dụ: lồng ghép nội dung GD dân số, GD môi trường, GD an toàn giao thông trong các môn học Đạo đức, Tiếng Việt hay Tự nhiên và xã hội… xây dựng môn học tích hợp từ các môn học truyền thống.

Trong một số môn học, tư tưởng tích hợp được tiếp nhận với các mức độ thấp và khác nhau như: lồng ghép - là đưa thêm nội dung cần học tương tự với môn học chính; tích hợp - là sự kết hợp tri thức của nhiều môn học tạo nên môn học mới.

docx 58 trang Mai Loan 31/03/2025 430
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học bài Phú sông Bạch Đằng trong chương trình Ngữ văn 10 theo hướng tích hợp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
 Trang 
1. Lời giới thiệu 2
2. Tên sáng kiến 3
3. Tác giả sáng kiến 3
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến 3
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 3
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử 3
7. Mô tả bản chất của sáng kiến 3
7.1. Cơ sở lý luận 3
7.1.1. Quan niệm chung về dạy học tích hợp 3
7.1.2. Quan niệm tích hợp trong dạy học ngữ văn 4
7.2. Cơ sở thực tiễn 6
7.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 7
7.4. Kết quả thực hiện 34
8. Những thông tin cần được bảo mật 35
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến 35
10. Đánh giá lợi ích đạt được từ sáng kiến 35
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng có hiệu quả 36
PHỤ LỤC 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
 1 Từ các lí do đã nêu trên đây, tôi đã nghiên cứu chuyên đề mang tên “Dạy học bài 
 Phú sông Bạch Đằng trong chương trình Ngữ văn 10 theo hướng tích hợp”
2. Tên sáng kiến
Dạy học bài Phú sông Bạch Đằng trong chương trình Ngữ văn 10 theo hướng tích hợp
3. Tác giả sáng kiến:
 - Họ và tên: Nguyễn Hữu Thắng
 - Địa chỉ: Trường THPT Nguyễn Viết Xuân, xã Đại Đồng, huyện Vĩnh Tường, 
tỉnh Vĩnh Phúc
- Số điện thoại: 0976.676.056 
 - Gmail: nguyenhuuthang.gvnguyenvietxuan@vinhphuc.edu.vn
4. Chủ đầu tư sáng kiến:
 - Họ và tên: Nguyễn Hữu Thắng
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
 Giáo viên, học sinh trường THPT Nguyễn Viết Xuân
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 
 Năm học 2018-2019
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
7.1. Cơ sở lí luận
 7.1.1. Quan điểm chung về dạy học tích hợp
 Theo Từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương 
trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích hợp có 
nghĩa là sự thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp”.
 Theo từ điển Giáo dục học: “Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng 
nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong 
cùng một kế hoạch dạy học”.
 Trong tiếng Anh, tích hợp được viết là “integration” một từ gốc Latin (integer) có 
nghĩa là “whole” hay “toàn bộ, toàn thể”. Có nghĩa là sự phối hợp các hoạt động khác 
nhau, các thành phần khác nhau của một hệ thống để bảo đảm sự hài hòa chức năng và 
mục tiêu hoạt động của hệ thống ấy.
 Tích hợp là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Trong lĩnh vực 
khoa học giáo dục (GD), khái niệm tích hợp xuất hiện từ thời kì khai sáng, dùng để chỉ 
một quan niệm GD toàn diện con người, chống lại hiện tượng làm cho con người phát 
triển thiếu hài hòa, cân đối. Tích hợp còn có nghĩa là thành lập một loại hình nhà trường 
mới, bao gồm các thuộc tính trội của các loại hình nhà trường vốn có.
 Trong dạy học (DH) các bộ môn, tích hợp được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội 
dung từ các môn học, lĩnh vực học tập khác nhau (Theo cách hiểu truyền thống từ trước 
tới nay) thành một “môn học” mới hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội 
dung vốn có của môn học, ví dụ: lồng ghép nội dung GD dân số, GD môi trường, GD an 
 3 * Tích hợp Văn – Âm nhạc: Thực tế, hầu hết các tác phẩm âm nhạc từ dân ca đến 
âm nhạc đương đại đều được xây dựng từ các tác phẩm ngôn từ. Đã có nhiều bài thơ 
được phổ nhạc. Nhiều tác phẩm văn học giàu chất nhạc.
 * Tích hợp Văn – Mỹ thuật: Khi dạy học một tác phẩm văn chương giáo viên có thể 
cho học sinh vẽ tranh minh họa một cảnh hay một nhân vật mà học sinh yêu thích. Giáo 
viên có thể so sánh bức tranh trong hội họa và bức tranh phác họa bằng ngôn từ với 
những điểm tương đồng và khác biệt,
 Như vậy qua nội dung phân tích ở trên, ta có thể một lần nữa khẳng định rằng giáo 
viên đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả giờ dạy Ngữ văn theo 
hướng tích hợp. Chương trình và sách giáo khoa chỉ là định hướng, vấn đề đặt ra là người 
dạy phải xác định được hướng tích hợp cho từng bài, từng phần cụ thể.
 Thực tế trong khi dạy giáo viên có thể thực hiện tích hợp theo nhiều cách thức khác 
nhau. Việc lựa chọn cách thức nào là tùy thuộc vào nội dung cụ thể của từng môn học. 
Nhưng có thể tốt hơn nếu ta thực hiện tích hợp theo những cách thức sau:
* Tích hợp thông qua việc kiểm tra bài cũ:
 Kiểm tra bài cũ là bước đầu tiên trong tiến trình tổ chức hoạt động dạy học một bài 
cụ thể. Mục đích của hoạt động này là để kiểm tra việc học ở nhà cũng như mức độ hiểu 
bài của học sinh. Ngoài ra, đây cũng là hoạt động có tính chất kết nối giữa bài đã học và 
bài đang học (bài mới ). Vì vậy, việc thực hiện tích hợp trong quá trình kiểm tra bài cũ là 
vô cùng cần thiết và cũng khá thuận lợi.
* Tích hợp thông qua việc giới thiệu bài mới:
 Giới thiệu bài mới là một thao tác nhỏ, chiếm một lượng thời gian không đáng kể 
trong tiết dạy (và không phải bài nào, tiết dạy nào cũng cần giới thiệu vào bài một cách 
công phu bài bản).Tuy nhiên thao tác này lại có ý nghĩa khá lớn trong việc chuẩn bị hứng 
thú cho học sinh trước khi bước vào bài học. Vì vậy giáo viên có thể vận dụng thao tác 
này để thực hiện tích hợp .
* Tích hợp thông qua câu hỏi tìm hiểu bài.
 Trong hoạt động dạy học Ngữ văn, hình thức hỏi – đáp đóng vai trò hết sức quan 
trọng, thể hiện tính tích cực, chủ động của người học cũng như vai trò chủ động của giáo 
viên. Hình thức này được thực hiện trong hầu hết các bước, các hoạt động dạy – học. Nếu 
giáo viên biết lồng ghép tích hợp thông qua hệ thống câu hỏi này thì hình thức tích hợp sẽ 
rất phong phú: Văn – Văn; Văn – Tiếng Việt; Văn – Tập làm văn, thì hiệu quả tích hợp sẽ 
được nâng cao rất nhiều.
*Tích hợp thông qua phương tiện dạy học như bảng phụ, tranh ảnh:
 Khi dạy những văn bản có tranh minh họa, giáo viên có thể sử dụng kênh hình để 
tích hợp, giúp các em cảm thụ văn học tốt hơn.Đây là một yêu cầu rất quan trọng trong 
đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Điều quan trọng là để thực hiện được hình thức 
tích hợp này đòi hỏi người dạy phải có sự chuẩn bị công phu, biết đầu tư trí tuệ, công sức 
và vật chất. Mặt khác, nó còn phụ thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất của từng trường.
* Tích hợp thông qua nội dung tiểu tiết từng phần hay tổng kết giờ học.
 5 tiếng Việt vào quá trình tạo lập văn bản một cách hiệu quả. Đây là quan điểm tích hợp 
mở rộng kiến thức trong bài học với các kiến thức của các bộ môn khác, các ngành khoa 
học, nghệ thuật khác, cũng như các kiến thức đời sống mà học sinh tích lũy được từ cuộc 
sống cộng đồng, qua đó làm giàu thêm vốn hiểu biết và phát triển nhân cách cho học 
sinh.
7.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề. 
 Thực tế cho thấy, áp dụng hình thức này, học sinh tỏ ra rất hào hứng với nội dung 
bài học, vốn kiến thức tổng hợp của học sinh được bổ sung nhẹ nhàng, tự nhiên nhưng rất 
hiệu quả. Mặt khác, các kiến thức liên ngành thông qua hình thức tích hợp này còn giúp 
học sinh có thêm căn cứ, cơ sở để hiểu rõ hơn nội dung, ý nghĩa của văn bản. 
 Để đạt được kết quả đó, tôi đã thực hiện nội dung tích hợp thành ba bước chính:
 (1) Tích hợp trước giờ học (chuẩn bị bài)
 (2) Tích hợp trong giờ học (hoạt động dạy và học trên lớp)
 (3) Tích hợp sau giờ học (hoạt động thực hành tại nhà hoặc học chuyên đề)
7.3.1. Bước 1: Chuẩn bị bài (Tích hợp trước giờ học)
Học sinh chuẩn bị một số vấn đề sau: 
- Vấn đề 1: Bằng kiến thức Địa lí, Lịch sử và Văn hóa du lịch, em hãy giới thiệu ngắn 
gọn về địa danh Bạch Đằng (yêu cầu kèm theo một số hình ảnh minh họa)
+ Lí do chọn vấn đề: nhằm khơi gợi hứng thú của học sinh về địa danh Bạch Đằng được 
xuất hiện trong bài thơ như một đối tượng trữ tình độc đáo. Đồng thời mở rộng tầm hiểu 
biết của các em về văn hóa xã hội sau một tác phẩm văn học. Ở những góc nhìn khác 
nhau, Bạch Đằng mang những vẻ đẹp đặc biệt. Dưới góc nhìn địa lí, Bạch Đằng là địa 
danh giữ vị trí trọng yếu của đất nước. Trong lịch sử, nơi đây ghi dấu những chiến công 
lẫy lừng của cha ông. Nó trở thành bất tử cùng những anh hùng dân tộc như Ngô Quyền, 
Trần Hưng Đạo. Ở góc nhìn hiện đại ngày nay, nơi đây là điểm đến du lịch có hấp dẫn, 
có chiều sâu văn hóa dân tộc. 
+ Yêu cầu tích hợp: học sinh ứng dụng được công nghệ thông tin, trình bày dưới hình 
thức một bài thuyết minh, sử dụng kiến thức nhiều môn học như lịch sử, địa lí và cả hiểu 
biết xã hội.
+ Sử dụng sản phẩm: đầu giờ học - phần kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới.
+ Dự kiến sản phẩm của học sinh: 
* Dưới góc độ địa lí, Bạch Đằng là dòng sông ở vị trí trọng yếu của quốc gia. Thực chất 
đây là một phần của dòng sông Thái Bình. Có chiều dài trên 30 km, nối giữa thị xã 
Quảng Uyên, Quảng Ninh và huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng. Điểm đầu là Phà Rừng, 
cửa biển là Nam Triệu, Hải Phòng. Xưa kia, theo đường thủy thì qua của biển Bạch 
Đằng là cách tốt nhất để tiến đến kinh thành Thăng Long.
* Dưới góc độ lịch sử: Bạch Đằng gắn với 3 chiến công lẫy lừng. Ngô Quyền đại phá 
quân Nam Hán năm 938 giúp nước ta thoát khỏi 1000 năm Bắc Thuộc. Năm 981, Lê Đại 
 7 2. Tác phẩm 
- Hoàn cảnh ra đời : Nhân dịp Trương Hán - Phải chăng tác phẩm nằm trong dòng chảy 
Siêu dạo chơi sông Bạch Đằng ( khoảng chung của văn thời đại. Ca ngợi, tự hào trước 
năm 1338, sau vài chục năm diễn ra trận những chiến công oanh liệt trên dòng sông 
thủy chiến oanh liệt trên sông Bạch Đằng) Bạch Đằng lịch sử.
- Chữ viết: bản nguyên văn viết bằng chữ 
Hán. 
3. Thể phú.
- Phú là thể văn có vần, hoặc xen văn vần - Là tác phẩm mang đặc điểm thi pháp văn 
và văn xuôi, dùng để tả cảnh vật, phong học trung đại.
tục, kể sự việc hoặc bàn chuyện đời.
- Phân loại: 2 loại: phú cổ thể và phú 
Đường luật (ra đời từ thời Đường)
- Phú cổ thể (như bài học):
+ Có nhân vật: chủ, khách đối đáp; - Nhân vật chủ khách đối đáp phải chăng là 
+ Kết cấu: 4 phần: đoạn mở, đoạn giải tác giả và những người dân sống bên dòng 
thích, đoạn bình luận và đoạn kết. Bạch Đằng. Có thể khai thác tác phẩm theo 
 hướng tiếp cận các nhân vật này chăng?
 - Vấn đề 3: Sưu tầm một số bài thơ viết về sông Bạch Đằng. Viết một vài lời bình về các 
 bài thơ đó.
 + Lí do chọn vấn đề: Sông Bạch Đằng đã trở thành niềm cảm hứng cho rất nhiều nhà văn 
 nhà thơ và là hình tượng nghệ thuật độc đáo trong nền văn học nước nhà từ xưa đến nay. 
 Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu vừa nằm trong dòng chảy chung vừa mang 
 nét độc đáo riêng. Vì vậy, người học sưu tầm và cảm nhận được một số bài thơ viết về 
 hình tượng nghệ thuật này sẽ là một định hướng để các em cảm nhận sâu sắc hơn về bài 
 phú của Trương Hán Siêu. Các em cũng có khả năng mở rộng kiến thức, so sánh làm nổi 
 bật vẻ đẹp của tác phẩm. 
 + Yêu cầu tích hợp cần đạt: Học sinh sử dụng công nghệ thông tin trong việc sưu tầm; 
 kỹ năng bình giảng được học trong phân môn Tập làm văn; kĩ năng đọc hiểu văn bản;...
 + Sử dụng sản phẩm: phần Củng cố bài học.
 + Dự kiến 01 sản phẩm của học sinh:
 Bạch Đằng giang
 Mồ thù như núi cỏ cây tươi,
 Sóng biển gầm vang, đá ngất trời
 Sự nghiệp Trùng Hưng ai dễ biết
 Nửa do sông núi, nửa do người.
 Nguyễn Sưởng
 9

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_bai_phu_song_bach_dang_trong_c.docx
  • docbìa SKKN.doc
  • docxhồ sơ đề nghị. chuẩn.docx
  • docMau 1.2_ Don de nghi cong nhan sang kien cap tinh.doc