Sáng kiến kinh nghiệm Các kỹ thuật thu thập minh chứng phục vụ công tác tự đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục tại trường THPT Võ Thành Trinh

Sáng kiến kinh nghiệm Các kỹ thuật thu thập minh chứng phục vụ công tác tự đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục tại trường THPT Võ Thành Trinh

Năm học vừa qua trường đã tiến hành xây dựng kế hoạch, thành lập Hội đồng tự

đánh giá để đánh giá mức độ đạt được về kiểm định chất lượng giáo dục của trường và đã

được kiểm định công nhận đạt chuẩn cấp độ 01 theo Thông tư 42/2012 của Bộ giáo dục.

Qua quá trình tự đánh giá đơn vị chúng tôi gặp một số thuận lợi và khó khăn sau:

 * Những thuận lợi

- Kiểm định chất lượng giáo dục được Đảng và Nhà nước rất quan tâm. Điều 17,

Luật giáo dục (2005) đã chỉ rõ: “Kiểm định chất lượng giáo dục được thực hiện định kỳ

trong phạm vi cả nước và đối với từng cơ sở giáo dục. Kết quả kiểm định chất lượng giáo

dục được công bố công khai để xã hội biết và giám sát”.

- Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh An Giang rất quan tâm và chỉ đạo sát, có những tư

vấn kịp thời giải đáp các khúc mắc giúp đơn vị thực hiện được thuận lợi nhất.

- Hệ thống văn bản Hướng dẫn được cung cấp đầy đủ, dễ tìm, dễ cập nhật.

- Công tác tuyên truyền về lợi ít của việc được công nhận đạt chuẩn Kiểm định chất

lượng giáo dục nhà trường triển khai tốt đến tận giáo viên, nhân viên và phụ huynh.

- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường đông nên việc huy động để

tìm kiếm minh chứng rất nhanh.

- Các thành viên Hội đồng tự đánh giá có tinh thần trách nhiệm cao, biết phân tích,

tổng hợp, đánh giá khách quan chất lượng giáo dục của nhà trường đồng thời được Ban

Giám hiệu nhà trường chọn lựa và tổ chức tập huấn kỹ về nghiệp vụ.

pdf 57 trang Trần Đại 28/04/2023 7663
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Các kỹ thuật thu thập minh chứng phục vụ công tác tự đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục tại trường THPT Võ Thành Trinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trang i 
MỤC LỤC 
MỤC LỤC.................................................................................................................................. i 
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................................... ii 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................... iii 
I. Sơ lược lý lịch tác giả ............................................................................................................ 1 
II. Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị ...................................................................................... 1 
1. Tóm tắt tình hình đơn vị ..................................................................................................... 1 
2. Thuận lợi ............................................................................................................................ 2 
3. Khó khăn ............................................................................................................................ 2 
4. Tên sáng kiến/đề tài giải pháp ............................................................................................. 2 
5. Lĩnh vực ............................................................................................................................. 2 
III. Mục đích yêu cầu của đề tài, sáng kiến ............................................................................. 3 
1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến ................................................................. 3 
2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến .................................................................................... 4 
3. Nội dung sáng kiến ............................................................................................................. 4 
Kỹ thuật 1: Nghiên cứu văn bản, hồ sơ trong tự đánh giá................................................. 4 
Kỹ thuật 2: Quan sát trong tự đánh giá ............................................................................. 6 
Kỹ thuật 3: Phỏng vấn trong tự đánh giá .......................................................................... 8 
Kỹ thuật 4: Thảo luận nhóm trong tự đánh giá ............................................................... 10 
Kỹ thuật 5: Thiết kế các công cụ điều tra ........................................................................ 12 
Kỹ thuật 6: Xử lý và phân tích số liệu .............................................................................. 12 
Kỹ thuật 7: Thiết lập các dữ liệu thống kê ....................................................................... 13 
IV. Hiệu quả đạt được ............................................................................................................ 14 
V. Mức độ ảnh hưởng ............................................................................................................. 18 
VI. Kết luận ............................................................................................................................ 18 
Phụ lục 
 Trang ii 
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 
STT KÝ HIỆU Ý NGHĨA 
1 THPT Trung học phổ thông 
2 KĐCLGD Kiểm định chất lượng giáo dục 
3 TĐG Tự đánh giá 
4 TĐG&KĐCLGD Tự đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục 
5 GD-ĐT Giáo dục và đào tạo 
 Trang iii 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Luật giáo dục 2005; 
2. Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/08/2006 của Chính phủ quy định chi tiết 
về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; 
3. Trần Thanh Bình (2009), “Một số vấn đề của kiểm định chất lượng giáo dục”, 
Tạp chí Khoa học Văn hóa và Du lịch; 
4. Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23 tháng 11 năm 2012 quy định về tiêu 
chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục cơ 
sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên; 
5. Kế hoạch số 173/KH.THPTVTT ngày 31 tháng 12 năm 2018 Về việc tự đánh giá 
kiểm định chất lượng giáo dục trường THPT Võ Thành Trinh; 
6. Báo cáo số tự đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục trường THPT Võ Thành 
Trinh; 
7. Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 ban hành quy định 
về kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với 
trường THCS, THPT và THPT có nhiều cấp học; 
8. Công văn số 5932/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Bộ 
Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn tự đánh giá cơ sở giáo dục phổ thông; 
9. Công văn Hướng dẫn xác định nội hàm, gợi ý tìm minh chứng theo tiêu chuẩn 
đánh giá trường THCS, THPT và THPT có nhiều cấp học; 
10. Các tài liệu tập huấn công tác tự đánh giá Kiểm định chất lượng giáo dục; 
11. Tra cứu www.google.com.vn. 
 Trang 1 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AN GIANG 
TRƯỜNG THPT VÕ THÀNH TRINH 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
 Chợ Mới, ngày 13 tháng 3 năm 2019 
BÁO CÁO 
Kết quả thực hiện sáng kiến, cải tiến, giải pháp kỹ thuật, quản lý, tác nghiệp, 
ứng dụng tiến bộ kỹ thuật hoặc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. 
I. Sơ lược lý lịch tác giả 
- Họ và tên: Phùng Danh Sâm. Giới tính: Nam. 
- Ngày tháng năm sinh: 20/06/1982. 
- Nơi thường trú: Khóm Tây An – P. Mỹ Thới – TP. Long Xuyên – T.An Giang. 
- Đơn vị công tác: Trường THPT Võ Thành Trinh. 
- Chức vụ hiện nay: Phó Hiệu trưởng. 
- Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Vật lý. 
- Lĩnh vực công tác: Quản lý CSVC – TBDH. 
II. Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị 
1. Tóm tắt tình hình đơn vị 
Trường THPT Võ Thành Trinh tọa lạc tại: ấp An Thuận – xã Hòa Bình – huyện Chợ 
Mới – tỉnh An Giang. 
Về cơ sở vật chất: Hiện nay nhà trường có 21 phòng học, 12 phòng bộ môn với 10 
phòng được trang bị trang thiết bị đầy đủ, hiện đại. Trường tổ chức vận động được 19 tivi 
(được cấp 4 tivi và 5 projector) màn hình lớn gắn trên các phòng học để dạy UD.CNTT. 
So với các trường trong huyện thì đơn vị được trang bị khá đầy đủ các trang thiết bị phục 
vụ dạy học và quản lý. 
Về nhân sự: Trường có 71 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Trong đó, giáo viên là 61 người, 
tất cả điều đạt và vượt chuẩn theo qui định của giáo viên trung học phổ thông. Đa phần cán 
bộ giáo viên trẻ, năng động, dám nghĩ, dám làm. 
Về học sinh: đầu năm trường có 945 em theo học chia làm 27 lớp, trong đó khối 10 là 
10 lớp, khối 11 là 9 lớp và khối 12 là 8 lớp. Đa số học sinh ngoan hiền, chịu khó mặc dù 
điểm tuyển đầu vào thấp. 
 Trang 2 
2. Thuận lợi 
- Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh An Giang quan tâm đầu tư đầy đủ về CSVC – TBDH 
đảm bảo thực hiện nhiệm vụ. 
- Được sự quan tâm, chỉ đạo sát của Huyện ủy, UBND huyện Chợ Mới. 
- Hệ thống văn bản nhiều, kênh tham khảo phong phú. 
- Ban lãnh đạo trẻ, nhiệt tình, sáng tạo, chịu đổi mới. 
- CMHS và mạnh thường quân ngày càng quan tâm hỗ trợ trường trong các hoạt động 
dạy học. 
3. Khó khăn 
- Đơn vị đóng trên địa bàn phức tạp, nhiều yếu tố ảnh hưởng xấu đến học sinh. 
- Học sinh ở vùng nông thôn, ý thức học chưa cao, một số CMHS đi làm xa nên không 
quản lý nhắc nhở con em thường xuyên gây ảnh hưởng đến học tập. 
4. Tên sáng kiến/đề tài giải pháp: “Các kỹ thuật thu thập minh chứng phục vụ công 
tác tự đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục tại trường THPT Võ Thành Trinh”. 
5. Lĩnh vực: Quản lý. 
 Trang 3 
III. Mục đích yêu cầu của đề tài, sáng kiến 
1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến 
Năm học vừa qua trường đã tiến hành xây dựng kế hoạch, thành lập Hội đồng tự 
đánh giá để đánh giá mức độ đạt được về kiểm định chất lượng giáo dục của trường và đã 
được kiểm định công nhận đạt chuẩn cấp độ 01 theo Thông tư 42/2012 của Bộ giáo dục. 
Qua quá trình tự đánh giá đơn vị chúng tôi gặp một số thuận lợi và khó khăn sau: 
 * Những thuận lợi 
- Kiểm định chất lượng giáo dục được Đảng và Nhà nước rất quan tâm. Điều 17, 
Luật giáo dục (2005) đã chỉ rõ: “Kiểm định chất lượng giáo dục được thực hiện định kỳ 
trong phạm vi cả nước và đối với từng cơ sở giáo dục. Kết quả kiểm định chất lượng giáo 
dục được công bố công khai để xã hội biết và giám sát”. 
- Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh An Giang rất quan tâm và chỉ đạo sát, có những tư 
vấn kịp thời giải đáp các khúc mắc giúp đơn vị thực hiện được thuận lợi nhất. 
- Hệ thống văn bản Hướng dẫn được cung cấp đầy đủ, dễ tìm, dễ cập nhật. 
- Công tác tuyên truyền về lợi ít của việc được công nhận đạt chuẩn Kiểm định chất 
lượng giáo dục nhà trường triển khai tốt đến tận giáo viên, nhân viên và phụ huynh. 
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường đông nên việc huy động để 
tìm kiếm minh chứng rất nhanh. 
- Các thành viên Hội đồng tự đánh giá có tinh thần trách nhiệm cao, biết phân tích, 
tổng hợp, đánh giá khách quan chất lượng giáo dục của nhà trường đồng thời được Ban 
Giám hiệu nhà trường chọn lựa và tổ chức tập huấn kỹ về nghiệp vụ. 
* Những khó khăn 
Cách thức thu thập minh chứng còn gặp phải những khó khăn do lần đầu thực hiện 
công tác này. 
Có những thông tin minh chứng phục vụ cho công tác tự đánh giá chất lượng của 
đơn vị bị thất lạc nên mất nhiều thời gian cho việc tìm kiếm. 
Việc lưu trữ, sắp xếp hồ sơ chưa chưa khoa học, có những minh chứng mà lâu nay 
nhà trường cho rằng không quan trọng nên cuối năm để giáo viên mang về nhà hoặc không 
thu và lưu trữ. 
Trong 5 năm gần đây trường đã nhiều lần thay đổi Hiệu trưởng và năm học 2015 - 
2016 trường được đổi tên theo chỉ đạo cấp trên nên ảnh hưởng không nhỏ đến công tác thu 
thập hồ sơ, văn bản làm minh chứng. 
 Trang 4 
Một số cán bộ chưa vững về nghiệp vụ tự đánh giá nên mất nhiều thời gian tìm hiểu. 
Từ những khó khăn trên, bản thân tôi đã không ngừng học hỏi, tham khảo từ nhiều 
kênh để tı̀m ra những giải pháp, áp dụng cho trong cả quá trı̀nh xây dựng kế hoạch tự đánh 
giá cho đến việc tìm kiếm phân tı́ch xử lý các minh chứng để đi đến việc hoàn thành Báo 
cáo tự đánh giá và được đánh giá ngoài đạt kết quả như mong muốn. 
2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến 
Kiểm định chất lượng giáo dục bao gồm trong mình tự đánh giá và đánh giá ngoài. 
Tự đánh giá là một khâu quan trọng trong hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục các cơ 
sở giáo dục. Đây là quá trình cơ sở giáo dục tự xem xét, đối chiếu với các tiêu chuẩn đánh 
giá chất lượng để báo cáo về tình trạng chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục – dạy học, 
nghiên cứu khoa học, nhân lực, cơ sở vật chất cũng như các vấn đề liên quan khác, từ đó 
tiến hành điều chỉnh các nguồn lực và quá trình thực hiện nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn 
chất lượng. Tự đánh giá không chỉ tạo cơ sở cho công tác đánh giá ngoài mà còn là điều 
kiện để cơ sở giáo dục cải tiến chất lượng. Do vậy, có thể xem kiểm định chất lượng giáo 
dục là sự thể chế hoá được phát triển đầy đủ nhất về tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của 
cơ sở giáo dục đối với chất lượng của mình và đối với công luận. 
Việc triển khai công tác tự đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục trường học là 
một bước thực hiện để khẳng định vị trí của đơn vị đang ở cấp độ nào trong thang bậc đánh 
giá của cấp quản lý. Đây là một công việc quan trọng và cần có sự chung tay của cả tập thể 
đơn vị vì liên quan đến mọi mặt hoạt động của trường không chỉ năm hiện tại mà trong 05 
năm gần đây. Trong đó việc thu thập, phân tích và xử lý minh chứng là rất quan trọng để 
đi đến những mô tả hiện trạng sát với thực tế nhất. Việc này cần những kỹ thuật thực hiện 
một cách khoa học, đồng bộ từ trên xuống dưới thì mới đạt được hiệu quả tốt nhất. Đó 
chính là vấn đề cấp thiết mà bản thân thấy rằng nên có những kỹ thuật hữu hiệu, sát với 
thực tế đơn vị mình để thực hiện đạt kết quả mong muốn. 
3. Nội dung sáng kiến 
Kỹ thuật 1: Nghiên cứu văn bản, hồ sơ trong tự đánh giá 
Nghiên cứu văn bản, hồ sơ là một trong những phương pháp thu thập thông tin quan 
trọng nhất thường được dùng trong tự đánh giá KĐCLGD. 
Nghiên cứu văn bản, hồ sơ là xem xét có hệ thống các tài liệu dưới dạng văn bản 
viết như các quy định, kế hoạch, biên bản, báo cáo, hồ sơ, sổ sách, nhằm cung cấp thông 
 Trang 5 
tin cho quá trình tự đánh giá. 
Nghiên cứu, phân tích văn bản, hồ sơ được thực hiện nhằm phân loại, sắp xếp, đánh 
giá và lựa chọn các thông tin trong văn bản cho phù hợp với nội hàm các tiêu chí để trích 
dẫn, bình luận, phục vụ mục đích tự đánh giá. 
Kỹ thuật này áp dụng cho khá nhiều tiêu chí mà các minh chứng dễ tìm hoặc đã có 
sẵn. 
Ưu điểm và những hạn chế 
Giúp xác định những văn bản nào có nội dung phù hợp để được coi là minh chứng 
tốt cho một tiêu chí nào đó; 
Văn bản, hồ sơ chỉ xác nhận sự có mặt, chưa chắc đã là minh chứng; 
Để xác định một văn bản nào đó như là minh chứng cần xem xét văn bản đó phù 
hợp đáp ứng đến đâu các yêu cầu của từng tiêu chí. Cần có sự thẩm định của nhóm cán bộ 
phụ trách, chịu trách nhiệm thu thập minh chứng, viết báo cáo tiêu chí hoặc sự thẩm định 
đánh giá của các chuyên gia về KĐCLGD; 
Dễ bị lạm dụng như quá chú trọng đến hồ sơ, văn bản mà không xem xét thực tế. 
Các kỹ thuật xem xét văn bản, hồ sơ 
Việc nghiên cứu phân tích văn bản, hồ sơ để xác định liệu nó có thể là một minh 
chứng tốt cho một tiêu chí nào đó hay không cần bám sát nội hàm từng tiêu chí, so sánh 
với nội dung các chỉ báo của từng tiêu chí, các từ khoá chỉ nội hàm của tiêu chí... 
Những câu hỏi hướng dẫn xem xét phân tích văn bản/hồ sơ 
Khi tiếp xúc với một văn bản lần đầu tiên trong quá trình lựa chọn minh chứng cho 
báo cáo tự đánh giá, các nhóm công tác cần tự đặt ra và trả lời những câu hỏi sau đây: 
- Đây là loại văn bản gì? Ai phát hành ? 
- Văn bản được viết cho đối tượng nào ? 
- Tính hiệu lực của văn bản này ? 
- Văn bản, tài liệu này có nội dung phù hợp, đáp ứng nội hàm một hoặc những tiêu 
chí nào ? 
- Văn bản, tài liệu này đáp ứng nội dung cụ thể nào trong nội hàm của tiêu chí ? 
 Trang 6 
- Văn bản này có thể là minh chứng tốt cho những tiêu chí nào? Vì sao ? 
Các bước tiến hành 
Bước 1: Xác định tên văn bản, loại tài liệu, hồ sơ cần thu thập? Nơi có thể thu thập. 
Bước 2: Đọc nội dung văn bản, xác định mức độ tin cậy của văn bản, tìm các câu, 
phần, nội dung cần thiết đáp ứng các yêu cầu nêu trong nội hàm của từng tiêu chí ghi 
những nhận xét ở những chỗ quan trọng. 
Bước 3: Thẩm định lại văn bản, xác định mức độ tin cậy, xác định các đoạn phù hợp 
để trích dẫn, bình luận. 
Bước 4: Trao đổi trong nhóm, để xác định xem văn bản đó có phải là minh chứng 
tốt, có mâu thuẫn với các nguồn minh chứng khác? 
Phương pháp này chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi được kết hợp với các phương 
pháp khác như phỏng vấn cá nhân, thảo luận nhóm và quan sát. 
Kỹ thuật 2: Quan sát trong tự đánh giá 
Quan sát là một trong những phương pháp thu thập thông tin quan trọng thường 
được dùng trong việc đánh giá các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, tự đánh giá của đơn vị. 
Quan sát là sự viếng thăm hiện trường, xem xét tận mắt,cơ sở vật chất, điều kiện, 
môi trường, sự tương táchoặc một hoạt động cụ thể nào đó. Ví dụ, quan sát sân chơi – 
bãi tập, dự giờ một tiết học, thăm thư viện, thăm phòng học bộ môn, đánh giá hiệu quả một 
hoạt động. 
Các loại quan sát 
Theo Creswell (2000), quan sát có thể chia thành 4 loại: 
- Tham gia hoàn toàn - vai trò người quan sát nghiên cứu được giữ kín. 
- Quan sát đồng thời tham gia - vai trò quan sát là chính, tham gia chỉ là phụ. 
- Tham gia đồng thời là quan sát - tham gia là chính, quan sát là thứ yếu. 
- Quan sát hoàn toàn - người nghiên cứu quan sát mà không tham gia. 
Ưu điểm và những hạn chế 
- Giúp người quan sát tận mắt chứng kiến hiểu biết tốt hơn về hiện trạng; 
 Trang 7 
- Quan sát giúp thẩm tra lại các số liệu, cung cấp những thông tin, dữ liệu điển hình liên 
quan đến tình huống; 
- Quan sát cũng giúp thẩm tra lại minh chứng giúp hiểu rõ tình trạng, hiệu quả hoạt 
động,mà các phương pháp khác không cho kết quả tin cậy; 
- Dễ mang tính phiến diện, chủ quan cao và dễ bị can thiệp. 
Kỹ thuật quan sát 
Các bước tiến hành: 
Bước 1: Lên kế hoạch 
- Xác định mục đích, đối tượng quan sát; 
- Xác định các nội dung, phạm vi quan sát; 
- Xác định các hoạt động cụ thể cần quan sát; 
- Xác định các yếu tố, các phát hiện cần tìm, cần thẩm tra, 
Bước 2: Thiết lập các tiêu chí và chuẩn bị các công cụ hỗ trợ quan sát 
- Thiết lập các tiêu chí quan sát, các mức độ, các biểu hiện có thể quan sát cách 
đánh giá; 
- Đưa ra các tiêu chí khi quan sát cho từng nội dung quan sát cụ thể; 
- Xây dựng bộ công cụ dùng cho quan sát (ví dụ: Xây dựng các phiếu quan sát, bảng 
kiểm,); 
- Giấy, bút, thiết bị ghi âm, ghi hình như máy ảnh, máy quay, 
- Phiếu ghi các kết quả quan sát. 
Bước 3: Xem xét hiện trường và ghi chép thông tin 
- Người quan sát ghi chép lại những thông tin chính vào phiếu quan sát; 
- Ghi chú những phát hiện của mình trong quá trình quan sát; 
- Xem xét các tài liệu, trang thiết bị, ví dụ: lịch hoạt động hàng tuần, sổ nhật kí sử dụng 
phòng học bộ môn, biên bản kiểm tra thiết bị, việc mượn trả đồ dùng dạy học,... 
- Xem các góp ý của giáo viên và học sinh về hoạt động phòng học bộ môn, thư viện. 
 Trang 8 
- Trực tiếp kiểm tra: thao tác thật trên thiết bị để xác định chất lượng trang thiết bị, 
Bước 4: Xử lý các thông tin trong quá trình quan sát 
- Tóm lược các thông tin; 
- So sánh, đối chiếu với các nguồn thông tin, dữ liệu khác; 
- Lưu ý các thông tin trái chiều, các phát hiện mới. 
Bước 5: Trao đổi trong nhóm, mục đích tìm những bằng chứng, loại bỏ các mâu 
thuẫn. 
- Tìm kiếm các bằng chứng, minh chứng để xác nhận hay bác bỏ một nhận định nào 
đó; 
- Đưa ra các câu hỏi, nhận xét,trao đổi trong nhóm tham gia quan sát; 
- Phát hiện các mâu thuẫn,tìm hiểu các lý do, nguyên nhân, 
- Thống nhất các nhận định. 
Lưu ý: Phương pháp này chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi được kết hợp với các 
phương pháp khác như phỏng vấn cá nhân, nhóm và nghiên cứu hồ sơ. 
Kỹ thuật 3: Phỏng vấn trong tự đánh giá 
Phỏng vấn là một trong những phương pháp thu thập thông tin rất quan trọng trong 
tự đánh giá chất lượng giáo dục của nhà trường (ví dụ: phỏng vấn giáo viên và học sinh về 
hiệu quả môn học, hiệu quả của hoạt động giáo dục đạo đức, định hướng nghề nghiệp mang 
lại,...). 
Phỏng vấn định tính là sử dụng những câu hỏi mở để thu thập thông tin từ các cá 
nhân, nhóm nhằm thẩm định hoặc thu thập thông tin, minh chứng cho quá trình tự đánh 
giá (Ví dụ: phỏng vấn hiệu trưởng về kế hoạch chiến lược của trường; Kế hoạch phát triển 
hoặc việc dự nguồn cán bộ cho đơn vị). 
Ưu điểm và những hạn chế 
Phỏng vấn là một phương pháp rất có ích và được dùng nhiều trong đánh giá, kiểm 
định chất lượng. Đôi khi đây là phương pháp duy nhất để thu thập thông tin, để hiểu sâu 
quan điểm của một cá nhân. Tuy nhiên, phương pháp này dễ mang tính chủ quan, dễ phiến 
diện (nếu chọn đối tượng phỏng vấn không đúng), không thực hiện được với nhiều đối 
 Trang 9 
tượng như điều tra bằng bảng hỏi. 
Quy trình phỏng vấn 
Chuẩn bị phỏng vấn 
- Chọn đối tượng phỏng vấn, hình thức phỏng vấn; 
- Xác định mục tiêu, nội dung (những vấn đề cần làm rõ) phỏng vấn, 
- Chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn; 
- Chuẩn bị địa điểm, thời gian, phỏng vấn; 
- Chuẩn bị các công cụ hỗ trợ (ví dụ: máy ghi âm,). 
Tiến hành phỏng vấn 
- Khởi động (giới thiệu, làm quen): nói rõ mục đích phỏng vấn, khẳng định các 
thông tin được giữ bí mật, chỉ đuợc dùng cho mục đích nghiên cứu, làm an lòng người 
được phỏng vấn (xem thêm các bước tiến hành phỏng vấn); 
- Phỏng vấn: tập trung vào những câu hỏi chính để khai thác thông tin. Ghi tóm tắt 
các thông tin, nói lại các tóm tắt để người được phỏng vấn khẳng định mức độ chính xác 
của các thông tin; 
- Tóm lược các thông tin chính cần thiết; 
- Khai thác sâu các thông tin có liên quan làm rõ vấn đề; 
- Chính xác hoá các thông tin; 
- Kết thúc phỏng vấn. 
Sau phỏng vấn 
Kiểm tra lại các thông tin, phát hiện những chỗ mâu thuẫn hoặc không rõ để hỏi lại; 
khẳng định lại cam kết giữ bí mật thông tin để người được phỏng vấn yên tâm về những 
thông tin họ đã cung cấp. 
Các bước tiến hành phỏng vấn 
Bước 1: Giới thiệu bản thân và 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_cac_ky_thuat_thu_thap_minh_chung_phuc.pdf