Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Vật lí tại trường PTDTNT Trung học Cơ sở Krông Ana

Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Vật lí tại trường PTDTNT Trung học Cơ sở Krông Ana

I. Cơ sở lý luận của vấn đề:

Trong giáo dục hoạt động cơ bản là dạy và học. Trong đó hoạt động dạy học không chỉ đơn thuần là cung cấp cho học sinh kiến thức có sẵn và những kinh nghiệm xã hội mà còn góp phần tích cực vào việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh theo mục tiêu đào tạo.

Môn học vật lí cũng như các môn học khác ở bậc THCS đóng một vai trò rất quan trong trong việc hình thành kiến thức phổ thông. Các kiến thức và kỹ năng này rất cần thiết để các em có thể tiếp cận nhanh với các chương trình học ở bậc cao hơn, cũng như giúp các em có một nền tảng kiến thức để có thể học và trở thành các kỹ sư, kỹ thuật viên lành nghề, đáp ứng nhu cầu ngày một cao của một xã hội công nghiệp hiện đại.

Việc giải tốt các bài tập vật lỳ có thể giúp các em hiểu rõ bản chất của những vấn đề lý thuyết mà các em còn khúc mắc trong các tiết bài học. Ngoài ra việc giải tốt các bài tập vật lí còn giúp các em tăng niềm say mê học tập và nghiên cứu vật lí.

Thực tế cho thấy hoạt động dạy và học vật lí đã phần nào gây hứng thú, giúp học sinh ham thích học tập và tìm hiểu môn học này. Trên cơ sở nội dung bài học, các em đã biết làm một số bài tập đơn giản và vận dụng vào cuộc sống để làm việc và giải thích một số hiện tượng vật lí thường gặp. Tuy nhiên khi gặp bài tập khó thì các em lúng túng, chưa biết phương pháp giải như thế nào mặc dù đã học chăm chỉ. Vì vậy tôi cung cấp cho các em phương pháp giải bài tập theo từng chuyên đề.

 Mục tiêu của bài viết này là học sinh nắm được vững vàng kiến thức vật lí, rèn khả năng tư duy lô gíc và lý luận thực tế. Đó là những phẩm chất của người ham nghiên cứu khoa học, ham học tập phải được hình thành ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

 

doc 22 trang hoathepmc36 9503
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Vật lí tại trường PTDTNT Trung học Cơ sở Krông Ana", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC 
PHỤ LỤC 4: CHÚ THÍCH PHẦN VIẾT TẮT
Stt
Các chữ viết tắt
Nội dung
1
GD-ĐT
Giáo dục và đào tạo
2
GV
Giáo viên
3
CNTT
Công nghệ thông tin
4
HS
Học sinh
5
NXB
Nhà xuất bản
6
PTDTNT
Phổ thông dân tộc nội trú 
7
PPDH
Phương pháp dạy học
8
QĐ
Quyết định
9
SGK
Sách giáo khoa
10
SGV
Sách giáo viên
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thế kỉ XXI là thế kỉ dành cho trí tuệ. Chính vì vậy, mà Đảng và nhà nước ta xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu. Hoà mình vào sự phát triển giáo dục của cả nước, mỗi trường phổ thông đã và đang phấn đấu để nâng cao chất lượng giáo dục trong quá trình dạy học, bằng cách đẩy mạnh phong trào dạy và học. Muốn như vậy, ngay từ đầu các cấp học giáo viên cần phải trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản nhất, trang bị cho học sinh từ ý thức học tập, năng lực tự học, tự trao dồi, tìm kiếm kiến thức mới. Trên cơ sở đó học sinh có thể vận dụng linh hoạt những kiến thức đã được học vào cuộc sống và lao động. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) phải góp phần quyết định vào việc bồi dưỡng trí tuệ khoa học, năng lực sáng tạo cho thế hệ trẻ Chúng ta đã bước vào thời kỳ mới, thời kỳ mà yêu cầu cao của xã hội về mọi mặt. Trong đó giáo dục đã và đang chuyển mình sâu sắc, kể cả chất và lượng, phụ huynh, học sinh đều nhận thức cao về vấn đề học của con em mình về các môn học nói chung và môn vật lí nói riêng. Theo chương trình chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của Sở Giáo dục và Đào tạo Đăk Lăk, giáo viên trong các trường trung học cơ sở (THCS) nói chung và trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) THCS nói riêng đã có phương pháp dạy học đổi mới, lấy học sinh làm trung tâm. Song chương trình SGK, SGV và các loại sách tham khảo chưa thực sự cụ thể hoá các phân dạng chương trình bồi dưỡng, hay nói cách khác là cách hướng dẫn cho học sinh nắm bắt dạng toán vật lí một cách nhanh nhất, có hiệu quả nhất. Trong quá trình giảng dạy bộ môn vật lí cũng như ôn tập, bồi dưỡng HS giỏi để giúp học sinh tiếp cận kiến thức một cách dễ dàng hơn, nhận thức bài giảng nhanh hơn, tốt hơn và tạo cho học sinh có được hứng thú cao trong học tập. 
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Để giúp học sinh tiếp cận kiến thức một cách dễ dàng hơn, nhận thức bài giảng nhanh hơn, tốt hơn và tạo cho học sinh có được hứng thú cao trong học tập tôi giúp học sinh có được phương pháp làm bài tập. Xuất phát từ tầm quan trọng của việc phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong giờ học môn vật lí nhằm giúp học sinh có thêm nhiều phương pháp học tập tốt, lĩnh hội được toàn bộ các kiến thức trong các giờ học, từ đó vận dụng được vào trong cuộc sống một cách thiết thực và có hiệu quả tôi đã chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi môn Vật lí tại trường PTDTNT THCS Krông Ana” để làm đề tài nghiên cứu.
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Cơ sở lý luận của vấn đề: 
Trong giáo dục hoạt động cơ bản là dạy và học. Trong đó hoạt động dạy học không chỉ đơn thuần là cung cấp cho học sinh kiến thức có sẵn và những kinh nghiệm xã hội mà còn góp phần tích cực vào việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh theo mục tiêu đào tạo.
Môn học vật lí cũng như các môn học khác ở bậc THCS đóng một vai trò rất quan trong trong việc hình thành kiến thức phổ thông. Các kiến thức và kỹ năng này rất cần thiết để các em có thể tiếp cận nhanh với các chương trình học ở bậc cao hơn, cũng như giúp các em có một nền tảng kiến thức để có thể học và trở thành các kỹ sư, kỹ thuật viên lành nghề, đáp ứng nhu cầu ngày một cao của một xã hội công nghiệp hiện đại.
Việc giải tốt các bài tập vật lỳ có thể giúp các em hiểu rõ bản chất của những vấn đề lý thuyết mà các em còn khúc mắc trong các tiết bài học. Ngoài ra việc giải tốt các bài tập vật lí còn giúp các em tăng niềm say mê học tập và nghiên cứu vật lí.
Thực tế cho thấy hoạt động dạy và học vật lí đã phần nào gây hứng thú, giúp học sinh ham thích học tập và tìm hiểu môn học này. Trên cơ sở nội dung bài học, các em đã biết làm một số bài tập đơn giản và vận dụng vào cuộc sống để làm việc và giải thích một số hiện tượng vật lí thường gặp. Tuy nhiên khi gặp bài tập khó thì các em lúng túng, chưa biết phương pháp giải như thế nào mặc dù đã học chăm chỉ. Vì vậy tôi cung cấp cho các em phương pháp giải bài tập theo từng chuyên đề. 
	Mục tiêu của bài viết này là học sinh nắm được vững vàng kiến thức vật lí, rèn khả năng tư duy lô gíc và lý luận thực tế. Đó là những phẩm chất của người ham nghiên cứu khoa học, ham học tập phải được hình thành ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. 
Thực trạng vấn đề:
1 Thuận lợi
- Do đặc thù trường PTDTNT nên được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp và toàn xã hội.
- Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sắc của chi bộ lãnh đạo trường, phân công làm công tác bồi dưỡng HSG cả cấp học (từ đầu cấp đến cuối cấp). Đề ra kế hoạch cụ thể từng năm, từng học kỳ, từng tháng. Theo dõi, kiểm tra đôn đốc thường xuyên.
- Cộng tác chặt chẽ từ phía giáo viên bộ môn.
- Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm lớp.
- Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu, Tổ chuyên môn. 
- Bản thân luôn tích cực áp dụng đề tài trong từng tiết bồi dưỡng HSG trên lớp.
- Học sinh ngoan ngoãn, lễ phép có nhiều cố gắng muốn được vươn lên nhiều hơn nữa trong học tập.
2 Khó khăn:
- Do đặc thù của trường nên đối tượng học sinh là con em đồng bào các dân tộc ít người đang sinh sống tại Tây nguyên, nên ngôn ngữ mỗi dân tộc, mỗi địa phương khác nhau, nên để các em nắm được kiến thức nâng cao là vấn đề khó khăn và phức tạp.
- Có một số em chưa thành thạo ngôn ngữ phổ thông.
- Khả năng tiếp thu còn chậm, chưa nhanh nhẹn trong các hoạt động khác.
- Là giáo viên dạy vật lí duy nhất trong trường nên còn khó khăn trong công tác trao đổi, học tập kinh nghiệm của dồng nghiệp. 
- Số khối lớp bồi dưỡng HSG là hai khối nên khó tập trung trong giảng dạy. 
3 Thực trạng nhà trường: 
- Trước khi thực hiện SKKN thì việc bồi dưỡng HSG trong nhà trường có thực hiện nhưng kết quả không cao: 
Năm học
Vị thứ trong cuộc thi HSG Văn hóa
Ghi chú
2011-2012
Xếp thứ 23/24 em
2012-2013
Xếp thứ 19/20 em
2013-2014
Không có học sinh tham gia
2014-2015
Không có học sinh ntham gia
Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: 
	1 Phương pháp nhớ công thức
	 Trong vật lí, người ta dùng phương trình để mô tả mối quan hệ giữa các đại lượng khác nhau. Một số phương trình rất đơn giản, trong khi số khác thì cực kỳ phức tạp. Nên ghi nhớ các phương trình đơn giản nhất và học cách sử dụng chúng để có thể giải các bài tập đơn giản lẫn phức tạp. Ngay cả những bài tập khó và rắc rối vẫn có thể giải bằng nhiều phương trình đơn giản hoặc biến đổi các phương trình này cho phù hợp với bài toán. Học các phương trình cơ bản trong vật lí là việc rất quan trọng và bằng một số mẹo ghi nhớ sẽ giúp quá trình học vật lí của các em học sinh vui vẻ và dẫn đến các em có hứng thú học tập hơn. 
STT
Công thức
Cách ghi nhớ
1
Mau = Đi Về
Mẹ = Về Đi
2
Sống = Vì Tình
3
Qua = Cầu mới tới
Què = mà có tình
4
Rượu bằng cá rô nhân cá lóc chia cá sặc
5
Quên người em
6
Quên em Lan
7
Anh Uống Ít thôi
8
Phải uống bình rượu
9
Đoạn mạch nối tiếp: 
Đoạn mạch song song: 
I, U ngược nhau I là bằng nhau thì U là tổng. Và ngược lại
2 Chia nhỏ bài toán 
	Trong quá trình bồi dưỡng HSG tôi nhận thấy các em khó khăn trong việc phân tích bài toán và đưa ra hướng giải hợp lí. Vì vậy trong quá trình học chính vì thế để giúp các em giải quyết bài toán này tôi thường biến đổi đề sao cho thành nhiều bài toán nhỏ dễ hơn.
Ví dụ 1: 
Bài toán : Một thỏi hợp kim chì, kẽm có khối lượng 1 kg ở 1250C được thả vào 1 nhiệt lượng kế có khối lượng 1,6 kg có nhiệt dung riêng 250J/kg.K chứa 1 kg nước ở 200C. Nhiệt độ khi cân bằng là 250C. Xác định khối lượng chì, kẽm chiếm bao nhiêu phần trăm trong hợp kim. Biết rằng nhiệt dung riêng của chì, Kẽm, nước lần lượt là: 130 J/kg.K, 400 J/kg.K, 4200 J/kg.K. Bỏ qua mọi mất mát năng lượng.
	Bài toán được chia làm hai bài toán đơn giản như sau: 
Bài 1: Một thỏi chì có khối lượng m1 ở 1250C được thả vào 1 nhiệt lượng kế có khối lượng 1,6 kg có nhiệt dung riêng 250 J/kg.K chứa 1 kg nước ở 200C. Nhiệt độ khi cân bằng là 250C. Biết rằng nhiệt dung riêng của chi 130J/kg.K Tính khối lượng của chì. 
Bài 2: Một thỏi kẽm có khối lượng m2 ở 125 C được thả vào 1 nhiệt lượng kế có khối lượng 1, 6 kg có nhiệt dung riêng 250 J/kg.K chứa 1 kg nước ở 20 C. Nhiệt độ khi cân bằng là 25 C. Tính khối lượng của Chì. Biết rằng nhiệt dung riêng của chì 400 J/kg.K
Ví dụ 2: 
 	Bài toán: Một cốc nhựa hình trụ thành móng có đáy dày 1cm. Nếu thả cốc vào trong một bình nước lớn thì cốc nổi ở vị trí thẳng đứng và chìm 3 cm trong nước. Nếu đó vào của một chất lỏng chưa biết khối lượng riêng, có độ cao 3 cm thì cốc chìm trong nước 5 cm. Hỏi phải đổ thêm vào cốc bao nhiêu chất lỏng nói trên để mức chất lỏng trong cốc ngang bằng với mức nước ngoài cốc.
	Bài toán được chia làm hai bài toán đơn giản như sau: 
Bài 1 Một cốc nhựa hình trụ thành mỏng có đáy dày 1cm. Nếu thả cốc vào trong một bình nước lớn thì cốc nổi ở vị trí thẳng đứng và chìm 3cm trong nước. Biết diện tích đáy cốc là 12 cm2. Em hãy tính khối lượng của cốc nước. 
Bài 2 Một cốc nhựa hình trụ thành mỏng có đáy dày 1cm, chứa 24 cm3 nước. Biết khối lượng của cốc nhựa là 36g. 
Em hãy tính độ cao của mực nước trong cốc. 
Em hãy tính độ cao phần chìm của cốc nước.
Em cần phải thêm hoặc bớt một lượng nước cao bao nhiêu để mực nước trong cốc bằng mực nước ngoài cốc. 
Ví dụ 3: 
Bài toán: Một hành khách đi bộ trên đoạn đường AB thấy: cứ 15 phút lại có một xe buýt đi cùng chiếu vượt qua mình, và cứ 10 phút lại có một xe buýt đi ngược chiều qua mình. Các xe khởi hành sau những khoảng thời gian như nhau, đi với vận tốc không đổi và không nghỉ trên đường. Vậy cứ sau bao nhiêu phút thì có một xe rời bến? 
	Bài toán được chia làm ba bài toán đơn giản như sau: 
Bài 1: Một người học sinh đi bộ từ nhà đến trường với vận tốc 5km/h, cùng lúc đó một xe buýt khởi từ trường đi theo hướng ngược lại với vận tốc 40 km/h. Hỏi sau bao nhiêu phút học sinh và xe buýt gặp nhau? Biết quãng đường từ nhà tới trường là 2 km
Bài 2: Một người học sinh đi bộ từ nhà đến trường với vận tốc 5 km/h. Sau khi học sinh đó đi được 2 km thì một xe buýt khởi từ nhà học sinh duổi theo với vận tốc 40 km/h. Hỏi sau bao nhiêu phút học sinh và xe buýt gặp nhau? 
Bài 3: Chiếc xe buýt thứ nhất xuất phát từ A đi về B với vận tốc 45 km/h. Và cứ sau một thời gian thì có một xe buýt bắt đầu khởi hành từ A. Khi chiếc xe buýt thứ nhất di đến B thì chiếc xe buýt thứ 7 xuất phát ở A. Biết quãng đường AB dài 45 km. 
Hỏi khoảng cách giữa hai xe buýt liên tiếp là bao nhiêu? 
Hỏi sau bao sau bao nhiêu phút thì có một xe rời bến? 
3 Phương pháp vẽ sơ đồ 
	Trong suốt quá trình giảng dạy và bồi dưỡng HS giỏi, tôi thấy các SGK, Sách tham khảo khi đưa ra các bài tập vật lí, các hướng dẫn giải khác nhau. Nhưng chưa đưa ra hướng dẫn chung trước khi làm các dạng bài tập cho học sinh (ta có thể gọi là gây nhiễu) làm cho học sinh nắm bắt một cách mơ hồ, không rõ ràng, làm rồi nhưng có thể quên hoặc không nhớ lâu do không được định hướng rõ ràng. Vì vậy với sự hiểu biết và kinh nghiệm của mình tôi thường hướng dẫn các em tóm tắt bài tập theo dạng sơ đồ. 
- Lợi ích của tóm tắt bài toán theo dạng sơ đồ. 
 	+ Tóm tắt bài toán bằng sơ đồ giúp các tiết kiệm thời gian và ghi nhớ tốt hơn đề bài. 
	+ Giúp bạn sáng tạo hơn, vì bạn có thể viết, vẽ tùy ý theo bạn muốn, không bắt buộc phải theo khuôn khổ. 
	+ Giúp bạn đưa ra các giải pháp để giải quyết bài toán. 
	+ Giúp bạn nhìn thấy “bức tranh tổng thể” của nội dung bài toán. 
	+ Tìm được mối liên hệ giữa các khái niệm then chốt.
	+ Ôn tập và ghi nhớ sẽ hiệu quả và nhanh hơn.
Hình 1: Sơ đồ hóa dạng ài toán chuyên động hai xe cùng chiều và gặp nhau
Hình 2:Dạng bài toán khoảng cách của hai xe chuyển động ngược chiều
Hình 3: Dạng bài toán hai xe chuyển động cùng chiều ở hai thời điểm khác nhau.
Hình 4: Tóm tắt sự chuyển thể của chất
Hình 5: Bài toán tạo ảnh của một vật qua hai thấu kính
4 Phương pháp mô phỏng thí nghiệm
Vật lí là một môn khoa học thực nghiệm, để học sinh có thể hiểu rõ hơn về bản chất các hiện tượng về vật lí sau những giờ học lý thuyết đã được đề cập là một yêu cầu hết sức cần thiết. Do đó việc kết hợp giữa lý thuyết và thực nghiệm trong dạy học vật lí là một phương pháp quan trọng. Điều này không những mang lại hiệu quả trong việc dạy học, cũng như góp phần tích cực trong hoạt động nhận thức của học sinh.
Một vấn đề hiện đang khó khăn ở các trường phổ thông hiện nay là tình trạng thiếu thốn về cơ sở vật chất. Không phải trường phổ thông nào cũng thuận lợi được trang bị phòng thí nghiệm và dụng cụ thí nghiệm đầy đủ và hiện đại. Trường PTDTNT THCS hiện nay vẫn chưa được trang bị đầy đủ các dụng cụ thí nghiệm hiện đại đặc biệt đối với một số thí nghiệm vật lí nên rất khó khăn cho việc truyền đạt các thí nghiệm trực quan sinh động cho học sinh nhất là với các thí nghiệm phức tạp trong chương trình học. Điều này dẫn đến một kết quả học sinh chưa thể hiểu được hết bản chất các hiện tượng vật lí chỉ mô tả qua lý thuyết. Một phương án có thể giúp cho học sinh có thể quan sát trực quan được các hiện tượng vật lí thông qua mô phỏng lại các thí nghiệm ảo bằng cách ứng dụng một số phần mềm CNTT như Crocodile Physics 605, Flash, Optics Mar.03 kết hợp với dạy học lý thuyết. Đây là một giải pháp có lợi ích quan trọng trong việc giảng dạy của giáo viên, đồng thời giúp học sinh có hứng thú trong học tập và tiếp thu kiến thức nhanh chóng, sâu sắc.
Kết luận được: Bản chất dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các electron tự do dưới tác dụng của điện trường. 
Tuy nhiên về phương diện lý thuyết hay tiến hành một thí nghiệm thực tế chúng ta không thể thấy được bằng mắt quỹ đạo chuyển động của các electron như thế nào? Thông qua thí nghiệm ảo thì việc quan sát trực quan các quỹ đạo chuyển động của electron trên hệ thống thí nghiệm đã được mô phỏng bằng phần mềm thông qua hệ thống máy tính như hình 6 sẽ giúp học sinh hình dung ra được cơ chế chuyển động của electron dưới tác dụng của điện trường, làm rõ được thuyết electron về tính dẫn điện trong kim loại, sự phụ thuộc của điện trở vào nhiệt độ. Kết quả sau khi quan sát học sinh sẽ tiếp thu bài giảng với hiệu suất cao hơn. 
Hình 6: Thí nghiệm mô phỏng chiều dòng điện trong kim loại
Kết luận được: 
- Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt trên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau. 
- Dưới tác dụng của hai lực cân bằng, một vật đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên; đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. 
	Lực là một đại lượng vật lí không nhìn thấy được bằng mắt. Thông qua thí nghiệm mô phỏng ta biểu diễn lực bằng vectơ giúp học sinh dễ hiểu và nắm được nội dung bài học. 
Hình 7: Chiếc xe cứu hỏa chịu tác dụng của các lực cân bằng trong 
hai trường hợp đứng yên và đang chuyển động
Hình 8: Biểu diễn lực của các cặp lực cân bằng 
Kết luận được: 
- Nguồn điện có khả năng cung cấp điện để các dụng cụ điện hoạt động. Mỗi nguồn điện có 2 cực, cực dương (+), cực âm (-). 
- Theo qui ước chiều dòng điện trong mạch điện là chiều từ cực dương của nguồn điện qua dây dẫn và các thiết bị diện tới cực âm của nguồn điện. 
	Trong thí nghiệm thực tế của mạch điện không thể biểu diễn cụ thể chiều dòng điện trong mạch điện. Nên thí nghiệm mô phỏng có thể giúp học sinh nhận ra và khắc sâu kiến thức chiều dòng điện trong mạch điện. 
Hình 9: Sơ đồ mạch điện đơn giản
Kết luận được: 
- Hai bộ phận quan trọng của máy ảnh là: vật kính và buồng tối.
- Vật kinh là thấu kính hội tụ. Ảnh trên phim là ảnh thật, ngược chiều với vật, nhỏ hơn vật.
	Dụng cụ thí nghiệm trong phòng thí nghiệm có thể giúp học sinh nhận biết được cấu tạo chính của máy ảnh nhưng không diễn tả được sự tạo ảnh trong máy ảnh. Bằng thí nghiệm mô phỏng học sinh sẽ dễ dàng rút ra được nhận xét về sự tạo ảnh trong máy ảnh. Ngoài ra còn giúp học sinh khắc sâu kiến thức về sự tạo ảnh, đặc điểm của ảnh tạo bởi thấu kính hội tụ. 
Hình 10: Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy ảnh. 
5 Sử dụng hiệu quả trang web  
	Trang web  là trang web tôi thường sử dụng để các em tự ôn tập và thi. Nội dung kiến thức trên trang web được cụ thể, toàn bộ kiến thức trong sách giáo khoa sẽ được phân chia thành các điểm kiến thức và các điểm này sẽ kết nối với nhau theo dạng cây kỹ năng.
	Các bài tập trên trang web toán được lồng ghép vào những trò chơi với hình minh họa nổi bật, vui nhộn làm học sinh rất hào hứng. Qua cuộc thi này giúp học sinh có thêm cách học khác tranh nhàm chán trong ôn thi và yêu thích môn Vật lí hơn và tìm được cho mình một sân chơi bổ ích để nâng cao chất lượng học tập của bản thân.
	Theo Tập đoàn FPT, đơn vị tổ chức cuộc thi, điểm mới của cuộc thi năm nay là lần đầu tiên Violympic ứng dụng các công nghệ mới nhất như mô hình hóa kiến thức theo đồ thị, phân tích dữ liệu lớn để giúp cá nhân hóa việc học và kiểm tra cho từng học sinh. Violympic là cuộc thi online đầu tiên áp dụng công nghệ hiện đại này để cá nhân hóa việc học của học sinh.
	Khi học sinh tham gia thi, hệ thống sẽ dựa vào kết quả thực hiện các bài tập thuộc mỗi cây kỹ năng để đánh giá điểm mạnh hoặc điểm yếu về kiến thức của học sinh đó, đưa ra gợi ý cải thiện.
Hình 11: Các câu hỏi từ các vòng được sắp xếp khó dần
Hình 12: Các câu hỏi được trình bày dưới dạng trò chơi để học sinh tăng hứng thú học tập
Hình 13: Ngoài các câu hỏi vận dụng thì các câu hỏi bài tập cũng rất đa dạng
Hình 14: Các câu hỏi mang tính chất thông hiểu nên giúp các em nhớ và nắm rõ bài học 
Hình 15: Hàng năm số câu hỏi và lượng kiến thức được cập nhật thường xuyên
Tính mới của giải pháp:
- Bằng phương pháp giảng dạy cụ thể, với hệ thống câu hỏi và bài tập từ đơn giản đến phức tạp, nhằm đưa các em vào tình huống có vấn đề. Từ đó các em chủ động, tự tin và sáng tạo về mặt kiến thức hơn.
- Giúp các em ghi nhớ công thúc một các nhanh chóng, hiệu quả. 
- Các bài toán được chia nhỏ để các em không bị lúng tung trong giải bài toán vật lí
- Đối với phương pháp vẽ sơ đồ sẽ giúp học sinh phân tích bài toán dễ dàng và tìm ra cách giải hiệu quả. 
- Các thí nghiệm ảo giúp các em tiếp cận với việc ứng dụng môn vật lí trong đời sống hàng ngày. 
- Giúp các em có ngồn kiến thức Vật lí có hệ thống và tin cậy thông qua trang web  
- Hơn nữa ở những lớp tôi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này. Các em đã dần dần có hứng thú và ham thích bộ môn vật lí hơn, kết quả trong các cuộc thi HSG đã được cải thiện. 
Hiệu quả SKKN:
	Các biện pháp này được bản thân thường xuyên áp dụng và đổ mới trong suốt quá trinh bồi dưỡng HSG ở trường PTDTNT THCS Krông Ana. Kết quả trong vài năm học trở lại đây kết quả HSG vật lí có cải thiện. 
Năm học
Vị thứ trong cuộc thi HSG Văn hóa
Ghi chú
2015-2016
Xếp thứ 16/24 em
2016-2017
Xếp thứ 5/22 em
Ngoài ra còn có 3 em đạt giải trong cuộc thi vyolympic Vật lí
2017-2018
Xếp thứ 14/24 em
2018-2019
Xếp thứ 14/19 em
	- Những kinh nghiệm của bản thân được hình thành trong quá trình dạy học ở trường PTDTNT THCS Krông Ana. 
	- Đối tượng là các em học sinh dân tộc ít người trong nhà trường. 
	- Được sự phân công của chuyên môn nhà trường bản thân dạy môn vật lí các khối 6,7,8,9 nên trong quá trình áp dụng SKKN thì nhận thấy:	- Các em được ôn thi HSG có hứng thú hơn trong ôn tập, mạnh dạn tự tin hơn trong các cuộc thi cấp huyện. 
	- Các em học sinh trong lớp có hứng thú học tập hơn đối với bộ môn vật lí. 
PHẦN THỨ 3: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Kết luận:
Môn học vật lí cũng như các môn học khác ở bậc THCS đóng một vai trò rất quan trong trong việc hình thành kiến thức phổ thông. Các kiến thức và kỹ năng này rất cần thiết để các em có thể tiếp cận nhanh với các chương trình học ở bậc cao hơn, cũng như giúp các em có một nền tảng kiến thức để có thể học và trở thành các kỹ sư, kỹ thuật viên lành nghề, đáp ứng nhu cầu ngày một cao của một xã hội công nghiệp hiện đại.
	Việc giải tốt các bài tập vật lí có thể giúp các em hiểu rõ bản chất của những

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_boi_duong_hoc_sinh_gioi_mon_vat_li_tai.doc