Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao việc đánh giá phẩm chất cho học sinh Tiểu học
- Trong công cuộc đổi mới hiện nay, khi yếu tố con người đặc biệt được coi trọng về trí tuệ cùng với sức mạnh tinh thần thì phẩm chất của con người càng được đề cao và phát huy mạnh mẽ. Thế nên hầu hết trong cuộc đời đi dạy của giáo viên, ai cũng muốn học sinh của mình được hình thành và phát triển phẩm chất toàn diện. Tuy nhiên, xuất phát từ thực tế, những chuẩn mực hành vi về phẩm chất ở lứa tuổi học sinh tiểu học chưa bền vững và chắc chắn. Bên cạnh đó sự phối hợp giáo dục các hành vi về phẩm chất giữa nhà trường, gia đình, xã hội chưa thật sự đồng bộ.
- Mặc khác, các phẩm chất của học sinh được hình thành và phát triển trong quá trình học tập, rèn luyện, hoạt động trải nghiệm cuộc sống được thể hiện trong và ngoài nhà trường. Vì thế, ở trường vấn đề nâng cao chất lượng, hiệu quả hình thành phẩm chất cho học sinh là trách nhiệm và việc làm vô cùng cần thiết của mỗi giáo viên.
- Hiện nay, việc đánh giá học sinh được thực hiện theo Thông tư mới. Vì vậy, để đánh giá thường xuyên sự hình thành và phát triển phẩm chất của học sinh, người giáo viên cần phải tổ chức xây dựng các mối quan hệ mật thiết, thân thiện và linh hoạt trong việc đổi mới cách dạy, cách đánh giá học sinh.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số: 1. Tên sáng kiến: “Biện pháp nâng cao việc đánh giá phẩm chất cho học sinh Tiểu học” 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Nâng cao chất lượng giảng dạy 3. Mô tả bản chất của sáng kiến 3.1.Tình trạng của giải pháp: - Trong công cuộc đổi mới hiện nay, khi yếu tố con người đặc biệt được coi trọng về trí tuệ cùng với sức mạnh tinh thần thì phẩm chất của con người càng được đề cao và phát huy mạnh mẽ. Thế nên hầu hết trong cuộc đời đi dạy của giáo viên, ai cũng muốn học sinh của mình được hình thành và phát triển phẩm chất toàn diện. Tuy nhiên, xuất phát từ thực tế, những chuẩn mực hành vi về phẩm chất ở lứa tuổi học sinh tiểu học chưa bền vững và chắc chắn. Bên cạnh đó sự phối hợp giáo dục các hành vi về phẩm chất giữa nhà trường, gia đình, xã hội chưa thật sự đồng bộ. - Mặc khác, các phẩm chất của học sinh được hình thành và phát triển trong quá trình học tập, rèn luyện, hoạt động trải nghiệm cuộc sống được thể hiện trong và ngoài nhà trường. Vì thế, ở trường vấn đề nâng cao chất lượng, hiệu quả hình thành phẩm chất cho học sinh là trách nhiệm và việc làm vô cùng cần thiết của mỗi giáo viên. - Hiện nay, việc đánh giá học sinh được thực hiện theo Thông tư mới. Vì vậy, để đánh giá thường xuyên sự hình thành và phát triển phẩm chất của học sinh, người giáo viên cần phải tổ chức xây dựng các mối quan hệ mật thiết, thân thiện và linh hoạt trong việc đổi mới cách dạy, cách đánh giá học sinh. Chính vì thế, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Biện pháp nâng cao việc đánh giá phẩm chất cho học sinh Tiểu học” cho năm học 2017- 2018. * Ưu điểm của giải pháp cũ: - Học sinh được đánh giá về hạnh kiểm theo kết quả rèn luyện đạo đức và kĩ năng sống qua việc thực hiện 5 nhiệm vụ của học sinh. - Giáo viên có dựa vào các tiêu chí của học sinh qua thời gian giảng dạy, qua báo cáo kết quả thực hiện của các em hàng tháng thông qua sổ liên lạc gia đình để đánh giá phẩm chất. - Có tổ chức phương pháp nêu gương trong giáo dục, nhằm hình thành đạo đức cho học sinh. * Hạn chế của giải pháp cũ: - Nội dung đánh giá rộng chưa được cụ thể hóa qua các tiêu chí cụ thể: Ví dụ: Em chăm học chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động giáo dục - Mức độ đánh giá quá trình rèn luyện phẩm chất của học sinh chỉ dựa vào kết quả điểm danh, vi phạm kỉ luật, nội quy của nhà trường và cách đánh giá là quan sát theo dõi và nhận xét bằng định tính. - Chưa chú ý đến quá trình tiến bộ của học sinh theo từng học kì, những mặt học sinh đạt được và chưa đạt được để có biện pháp giúp đỡ, đồng thời khuyến khích sự phấn đấu của các em hình thành cho các em phẩm chất tốt. - Chưa làm cho học sinh biết tự đánh giá mình để điều chỉnh bản thân. 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến * Mục đích của giải pháp: - Thông qua nghiên cứu này, giúp học sinh có ý thức tự trọng, sự tự tin, có ý chí vươn lên, yêu thương, tôn trọng con người, yêu trường lớp, làng xóm, quê hương. - Biết đánh giá hành vi của người khác và tự đánh giá hành vi của bản thân để từ đó tự điều chỉnh bản thân sao cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức từ đó hình thành và tu dưỡng các chuẩn mực, hành vi cơ bản ở tiểu học để tiếp tục phát triển thành các phẩm chất ở các cấp học trên. - Qua các biểu hiện hoặc hành vi của học sinh đề ra biện pháp nâng cao việc đánh giá quá trình hình thành và phát triển phẩm chất của học sinh tiểu học làm tiền đề để thực hiện tốt việc đánh giá học sinh theo quan điểm mới. * Những điểm mới của giải pháp so với giải pháp đã đang được áp dụng: + Đổi mới nội dung đánh giá phẩm chất làm cho học sinh biết tự đánh giá phẩm chất cuả mình. + Triển khai thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh bằng nhiều hình thức trong giảng dạy và sinh hoạt. + Chọn “phương pháp trò chơi” để rèn luyện và đánh giá phẩm chất cho học sinh. + Chú trọng việc đánh giá thường xuyên và rèn luyện phẩm chất cho học sinh. + Kết hợp các hoạt động ngoài giờ lên lớp để rèn luyện và đánh giá các chuẩn mực hành vi phẩm chất cho học sinh. + Thực hiện nhật ký dạy và học của giáo viên và học sinh. + Phối hợp với phụ huynh trong việc rèn luyện và đánh giá các chuẩn mực hành vi phẩm chất cho học sinh. + Động viên khuyến khích học sinh để các em biết tự đánh giá hành vi của mình hình thành phẩm chất tốt , lấn áp cái chưa tốt. * Nội dung giải pháp: 1. Triển khai thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh bằng nhiều hình thức trong giảng dạy và sinh hoạt. Dựa vào đặc điểm tâm lý học sinh tiểu học rất thích nghe kể chuyện: kể chuyện theo tranh, kể chuyện sắm vai, kể chuyện về Bác Hồ, thế nên tôi đã nghiên cứu chọn hình thức tổ chức: Mỗi tuần một câu chuyện cho học sinh thực hiện. Tùy theo chủ điểm của bài học tôi sẽ giao việc cho cá nhân, nhóm để các em chuẩn bị. Hưởng ứng và tham gia thực hiện, học sinh rất thích thú, các em tự bàn bạc, trao đổi, phân vai, sưu tầm tranh ảnh để kể, náo nức chờ đợi mong đến giờ để kể chuyện trước lớp. Các em còn lại sau khi nghe kể chuyện sẽ nêu câu hỏi, tình huống để nhóm, cá nhân kể chuyện trả lời, giải quyết vấn đề đã được đặt ra, từ nội dung, ý nghĩa của các câu chuyện bạn kể các em sẽ rút ra những chuẩn mực và hành vi đạo đức như: sự tự tin, biết trình bày ý kiến cá nhân để vận dụng vào thực tiễn trong mối quan hệ của cuộc sống, các em phát huy được tính tích cực chủ động trong học tập. 2. Chọn “phương pháp trò chơi” trí tuệ và vận động để rèn luyện và đánh giá phẩm chất cho học sinh. - Để rèn luyện và bồi dưỡng phẩm chất cho học sinh, tôi đặc biệt chú trọng phương pháp trò chơi. Mục đích tổ chức trò chơi trong học tập để rèn luyện phẩm chất của các em. Trò chơi được thực hiện có thể là khởi động, giới thiệu bài, có thể là hoạt động giúp học sinh tìm hiểu, phát hiện nội dung bài học, cũng có thể rèn luyện kỹ năng ứng xử cho học sinh hay khắc sâu kiến thức, củng cố kiến thức, với đặc điểm lứa tuổi ‘chơi mà học, học mà chơi” nếu giáo viên khéo léo chọn và đưa phương pháp trò chơi học tập sẽ tạo hứng thú cho các em, từ đó nâng cao việc hình thành, bồi dưỡng phẩm chất cho học sinh. Qua những trò chơi sẽ giúp giáo viên thấy rõ các biểu hiện về phẩm chất của các em để rèn luyện, trao dồi giúp các em có được những phẩm chất cần thiết của một học sinh. Ví dụ: Khi củng cố bài học “Thành phố Hồ Chí Minh” (Môn Địa lí), giáo viên có thể đặt những câu hỏi như sau để chơi trò chơi “Giải ô chữ” + Sân bay quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh có tên là gì? + Ngôi chợ nằm ở trung tâm thành phố là chợ nào? + Đây là ngành công nghiệp của thành phố chuyên sản xuất máy tính, ti vi, máy nghe nhạc? + Bến cảng nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước? + Đây là một quận của thành phố Hồ Chí Minh trước đây nổi tiếng với làng nghề trồng hoa? + Đây là nơi tập trung làm việc của nhiều công nhân? T A N S O N N H A T H N A H T N E B Đ I E N T U G N O R A H N G O V A P Y A M A H N Qua hoạt động trò chơi như thế, tôi sẽ tìm hiểu được hành vi, phẩm chất của các em như: tích cực tham gia hoạt động, thích tìm hiểu về các địa danh, nghiêm túc trong học tập hay là có ồn ào khi tham gia trò chơi hay không ?, Để tôi có những biện pháp giúp đỡ các em trong việc rèn luyện và bồi dưỡng phẩm chất. 3. Chú trọng việc đánh giá thường xuyên và rèn luyện phẩm chất cho học sinh: Những năm qua, việc đánh giá đạo đức học sinh dựa vào 5 nhiệm vụ của học sinh tiểu học, các tiêu chí đã qui định cụ thể và yêu cầu học sinh thực hiện đầy đủ những tiêu chí đó. Đối với mỗi giáo viên tôi sẽ dựa vào đó để đánh giá đạo đức của một học sinh là đúng. Tuy nhiên, từ năm học 2014-2015 việc đánh giá phẩm chất học sinh, căn cứ vào các hoạt động hằng ngày, hằng tuần, hằng tháng của các em theo từng mức độ cá nhân đạt được. Hiện nay, việc đánh giá học sinh theo Thông tư mới thì sự hình thành và phát triển phẩm chất của các em phải được biểu hiện qua những hành vi: + Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các họat động giáo dục: Giáo viên căn cứ vào các biểu hiện về nhận thức kĩ năng thái độ của học sinh ở từng năng lực, phẩm chất để nhận xét và giúp đỡ kịp thời. + Tự tin tự trọng, tự chịu trách nhiệm: Học sinh tự nhận xét và tham gia nhận xét bạn để tự hoàn thiện. + Trung thực, kỉ luật, đoàn kết: nói thật nói đúng sự việc, nhường nhịn bạn, quý người lao động. + Yêu gia đình, bạn bè và những người khác: yêu trường lớp, quê hương đất nước, yêu quý ông bà cha mẹ, bảo vệ của công, giữ gìn và bảo vệ môi trường.. Đối với học sinh tiểu học, để đạt được những biểu hiện hành vi trên là một quá trình hình thành và phát triển lâu dài đòi hỏi chúng ta phải nắm rõ từng thành viên trong lớp học để có biện pháp hỗ trợ tích cực. Tuy nhiên, mỗi học sinh có sự hình thành và phát triển các phẩm chất ấy không giống nhau, có em thể hiện rõ qua từng giờ học hay bất cứ nơi đâu, có em chỉ thể hiện ở gia đình, có em thể hiện qua những người bạn thân, qua thầy cô. Làm sao có thể nắm hết những biểu hiện, hành vi đạo đức mà hình thành và phát triển phẩm chất cho các em? Trăn trở, tìm tòi nghiên cứu, tôi đã phân chia học sinh thành từng nhóm để hình thành hành vi đạo đức. Cụ thể: + Nhóm học sinh ít phát biểu trong giờ học: Trong giờ học, tôi thường xuyên gọi những học sinh này phát biểu để từ đó nắm được các em đã hiểu gì và chưa biết gì nhằm đề ra giải pháp hướng dẫn cụ thể học sinh trong từng lời phát biểu. Dần dần sẽ hình thành cho các em sự tự tin, mạnh dạn trước mọi người, biết tự chịu trách nhiệm về việc làm của mình. + Nhóm học sinh chưa biết thể hiện hành vi trong hoạt động nhóm: Những hoạt động mang tính chất tập thể theo nhóm, tôi thường xuyên thay đổi các thành viên trong nhóm, mỗi nhóm có bạn thân với nhau, có học sinh ít nói, có học nhanh nhẹn. Với nhiều đối tượng như thế chắc chắn khi tham gia hoạt động, các em sẽ bộc lộ được hành vi của mình để từ đó tôi có biện pháp hỗ trợ kịp thời từng đối tượng trong hình thành phẩm chất. + Nhóm học sinh có kĩ năng sống chưa tốt: Tôi có biện pháp uốn nắn xây dựng nhắc nhở hình thành ý thức cho các em. Ngoài ra tôi còn nêu gương những em có phẩm chất tốt để các em phát triển đúng hướng. 4. Kết hợp các hoạt. động ngoài giờ lên lớp để rèn luyện và đánh giá các chuẩn mực hành vi phẩm chất cho học sinh. - Đánh giá sự hình thành và phát triển một số phẩm chất của học sinh ngoài việc thực hiện những nội dung trong quá trình lên lớp tôi còn chú trọng đến hoạt động ngoài giờ lên lớp. Bởi vì, tôi nhận thấy chỉ có hoạt động ngoài giờ lên lớp với các nội dung và hình thức tổ chức phong phú như: vẽ tranh, hỏi đáp, giải ô chữ, hái hoa học tập, là nơi học sinh thể hiện cách ứng xử và thực hành các hành vi phẩm chất đạo đức đã học một cách cụ thể nhất. - Các hoạt động được thiết kế theo từng chủ đề với các nội dung và hình thức đa dạng là môi trường tốt nhất để học sinh tham gia hoạt động và giáo viên giáo dục hành vi phẩm chất cho học sinh. Các hoạt động ngoài giờ lên lớp vừa thu hút học sinh tham gia tự nguyện, vừa tạo điều kiện cho học sinh thực hiện những hành vi, chuẩn mực đạo đức để các kiến thức hành vi ấy không dừng lại ở lý thuyết mà trở thành niềm tin, tình cảm qua hành động đạo đức tốt đẹp của mỗi học sinh. Ví dụ: Dịp xuân về, tôi tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp cho các em học sinh với hình thức vẽ tranh chủ đề “ Ngày tết của em”. Đa số các em sẽ bức tranh có họa tiết chính là cây mai, chơi những trò chơi dân gian, cảnh chợ hoa,cũng thể hiện được phần nào đúng chủ đề nhưng chưa nêu bật được một số hành vi đạo đức mà tôi muốn các em đạt được. Vì thế, tôi gợi ý các em vẽ thêm một số họa tiết của bức tranh để hình thành phẩm chất cho các em như: cảnh gia đình quây quần nhau trong ngày Tết ( giáo dục được tình yêu gia đình), cảnh thăm thầy cô giáo nhân dịp Tết đến ( giáo dục lòng biết ơn thầy cô giáo) Ngoài ra, việc hướng dẫn các em tham gia các câu lạc bộ “chúng em vì cộng đồng”, “câu lạc bộ đọc sách” cũng là một trong những điều kiện giáo dục phẩm chất. 5. Thực hiện nhật ký đánh giá hình thành và phát triển phẩm chất học sinh. Việc đánh giá phẩm chất học sinh được thực hiện theo nguyên tắc đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích tính tích cực và vượt khó trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học sinh phát huy tất cả khả năng; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan và được thực hiện hàng ngày, hàng tuần, giáo viên quan sát các biểu hiện trong các hoạt động của học sinh để nhận xét sự hình thành và phát triển phẩm chất; từ đó động viên, khích lệ, giúp học sinh khắc phục khó khăn, phát huy ưu điểm và các phẩm chất riêng, điều chỉnh hoạt động, ứng xử kịp thời để tiến bộ. Hàng tháng, giáo viên thông qua quá trình quan sát, ý kiến trao đổi với cha mẹ học sinh và những người khác (nếu có) để nhận xét học sinh, ghi vào sổ theo dõi . Nhằm đánh giá chính xác học sinh, không qua loa, cảm tính tạo điều kiện để hình thành và bồi dưỡng phẩm chất học sinh, tôi nghiên cứu và thực hiện nhật ký dạy và học được thực hiện cho cả giáo viên và học sinh. Để theo dõi sát học sinh tôi thiết kế nhật ký dành cho giáo viên nhằm mô tả những biển hiện nổi bật qua các hoạt động học tập, sinh hoạt, những ý tưởng, hành vi, sáng kiến của học sinh; những điều học sinh ưa thích, các mối quan hệ, ứng xử với bạn bè, thầy cô và những người xung quanh...Nhật ký dành cho giáo viên tôi thiết kế gồm những nội dung như sau: Ví dụ: Họ và tên học sinh: Nguyễn Hữu Duy Tổ 1 Ngày Ghi chép quá trình thực hiện của học sinh Giải pháp Kết quả 15/8 Nhi bị vấp té, Duy cười chọc bạn mà không đỡ bạn đứng dậy. Nhắc nhở em phải biết giúp đỡ, chia sẻ với bạn và mọi người xung quanh khi họ gặp sự cố trong cuộc sống, không nên thờ ơ trước những khó khăn của người khác. Bởi vì chính mình cũng cần sự giúp đỡ của mọi người khi gặp khó khăn. Em nhận ra rằng không nên vô cảm trước những khó khăn của người khác. Trong cuộc sống cần phải quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau. Từ đó em luôn được mọi người yêu mến do thường xuyên quan tâm giúp đỡ bạn bè. 18/8 Lễ phép chào hỏi các cô nhân viên trong nhà trường, biết nhặt rác trong sân trường. Tuyên dương trước lớp. Em rất vui và thích làm việc tốt. 20/8 Nghỉ học, gia đình điện thoại báo là bị sốt cao. Theo dõi phân công học sinh hỗ trợ bạn viết bài. Cô giáo dành thời gian giảng bài lại cho em hiểu. Rất cảm động trước sự quan tâm của thầy cô và bè bạn, thấy được kết quả của việc trao yêu thương sẽ nhận lại yêu thương. 25/8 Trung thực lúc vui chơi, biết nhường nhịn bạn. Có khả năng điều hành nhóm tốt. Khen ngợi, tuyên dương. Thấy được ích lợi của sự trung thực là được mọi người tín nhiệm, được phân công làm những việc quan trọng. . Nhằm giúp học sinh có khả năng tự đánh giá, tự học, tự điều chỉnh cách học; giao tiếp, hợp tác. Phát huy năng lực hình thành phẩm chất học sinh giúp các em tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm đồng thời thể hiện đức tính trung thực, kỷ luật, đoàn kết tôi thiết kế nhật ký dành cho học sinh để các em ghi lại những điều ấn tượng, những điều muốn nói với bạn, thầy cô, những người thân yêu, về sự tiến bộ, cảm nghĩ, những điều muốn nói, những mong ước của mình, tôi đã nghiên cứu thiết kế nhật ký tự đánh giá của học sinh với nội dung cụ thể: Ví dụ: Họ và tên: Đỗ Thanh Hùng Tổ 2 Ngày Cảm nhận của em 11/9 Em đi học muộn vì ngủ dậy trễ. Em sẽ đi ngủ sớm hơn để không phải dậy trễ, vào học muộn làm ảnh hưởng thi đua của lớp 15/9 Tuần này tổ mình hạng 3. Tuần sau cả tổ phải thật cố gắng để giành đạt hạng nhất với tổ 2 17/9 Hôm nay Tâm quên đem viết, mình không cho bạn mượn vì sợ bạn làm hư viết của mình. Bạn không có viết để viết bài bị cô giáo nhắc nhở, nhìn bạn rưng rưng muốn khóc mình hối hận quá. Lần sau mình sẽ không như thế nữa. 5/10 Hôm nay mình kể chuyện về Bác Hồ trước lớp được cô và các bạn khen. Mình rất vui. Ngoài ra tôi còn phối hợp với phụ huynh trong việc theo dõi học sinh. Nhờ phụ huynh ghi những biểu hiện, những sở thích của học sinh, mặt mạnh, hạn chế của con em mình qua sổ chuẩn bị bài của học sinh. Như vậy, trong sổ chuẩn bị bài của các em ngoài việc giáo viên dò bài cho các em, trong những cuộc trò chuyện, theo dõi con mình ở nhà nếu có vấn đề gì cần phối hợp với giáo viên, phụ huynh sẽ ghi chép vào quyển sổ này để giáo viên tiện theo dõi và phối hợp với phụ huynh. Ví dụ: Hôm nay cháu đã biết sắp xếp các dụng cụ học tập ngay ngắn. Cháu rất hiếu động, nhờ cô lưu ý giúp cháu. Hôm nay đi học về cháu rất buồn, hỏi cháu nhiều lần nhưng cháu không nói. Mong cô tìm hiểu giúp. 6. Phối hợp với phụ huynh trong việc rèn luyện và đánh giá các chuẩn mực hành vi phẩm chất cho học sinh - Trong buổi đại hội cha mẹ học sinh đầu năm học, tôi đã triển khai những qui định về các chuẩn mực hành vi phẩm chất của học sinh, tạo sự đồng thuận trong phụ huynh và thống nhất cách phối hợp giữa phụ huynh với giáo viên trong quá trình đánh giá các chuẩn mực hành vi đạo đức của các em. - Đối với những lời nhận xét trong sổ chuẩn bị bài của các em, tôi yêu cầu phụ huynh ghi lời nhận xét những việc các em đã làm và chưa làm được để làm cơ sở giúp giáo viên có biện pháp hỗ trợ các em sát hơn. Ví dụ: Ở nhà, cháu rất lễ phép và tự học bài không cần cha mẹ nhắc nhở nhưng cháu chưa biết phụ giúp công việc gia đình. - Vào từng thời điểm (Đầu năm, giữa năm, cuối năm) để nắm được một số biểu hiện trong việc rèn luyện và đánh giá các chuẩn mực hành vi phẩm chất của học sinh trong gia đình, những mong muốn của gia đình đề đạt với giáo viên và nhà trường, những khiếm khuyết về phẩm chất của học sinh mà kịp thời phối hợp hỗ trợ, uốn nắn. Tôi sử dụng phiếu thăm dò. Chẳng hạn vào đầu năm học, tôi gửi phiếu thăm dò như sau: PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN CHA MẸ HỌC SINH - Họ và tên phụ huynh: .. - Phụ huynh học sinh: - Lớp:. - Điểm mạnh của HS: . - Nhược điểm cần lưu ý: * Mục đích: Tìm hiểu học sinh nhằm hỗ trợ việc hình thành phẩm chất đạo đức con người mới cho các em. * Yêu cầu: Ông/ Bà hãy chọn phương án trả lới phù hợp cho con em mình. Câu 1: Theo ông/ bà việc giúp đỡ, chia sẻ việc nhà của con mình như thế nào? Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ Ý kiến khác: Câu 2. Ý thức của con em mình trong việc giữ vệ sinh nơi công công như thế nào? Tốt Khá tốt Chưa tốt Ý kiến khác: Câu 3. Khi mắc lỗi con em mình thường làm gì? Nhận lỗi, hứa sửa chữa Đỗ lỗi cho người khác Thản nhiên Ý kiến khác: Câu 4. Việc thực hiện lời hứa của con em mình như thế nào? Luôn giữ lời hứa Thỉnh thoảng không giữ lời hứa Không bao giờ giữ lời hứa Ý kiến khác Câu 5 Hoặc vào cuối Học kỳ I, chúng tôi gửi phiếu thăm dò như sau: Đánh dấu x vào mức độ đạt được ở một số phẩm chất của học sinh. STT Những biểu hiện của học sinh Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ 1 Việc giúp đỡ cha mẹ, mọi người xung quanh. 2 Việc chào hỏi lễ phép người lớn tuổi. 3 Không đổ lỗi cho người khác khi mình làm chưa đúng; sẵn sàng nhận lỗi khi làm sai; không nói dối, không nói sai về người khác. 4 Chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập trước khi đi học 5 Việc tìm hiểu, thắc mắc về truyền thống gia đình, địa phương Qua đó, giáo viên cũng phần nào nhận biết được thiếu sót của học sinh để cùng phối hợp với gia đình giúp các em tiến bộ. 3.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến: Sáng kiến trên đã được tôi áp dụng trong năm học vừa qua tại lớp đang phụ trách chủ nhiệm và mang lại hiệu quả thiết thực. Đồng thời tôi cũng đã phổ biến cho tất cả giáo viên cùng thực hiện. Nếu có điều kiện sẽ nhân rộng đến các đơn vị khác trong Huyện. 3.4. Hiệu quả, ích lợi thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp: Qua thời gian áp dụng và thực hiện những giải pháp trên, tôi nhận thấy học sinh và giáo viên trong tổ khối tôi đã có những chuyển biến tích cực trong việc rèn luyện và đánh giá các phẩm chất cho học sinh. Đây cũng chính là tiền đề quan trọng nhằm giúp giáo viên thuận lợi trong việc đánh giá quá trình hình thành và phát triển phẩm chất của học sinh theo thông tư mới. Cụ thể: Các em đã biết thể hiện hành vi đúng trong thực tế cuộc sống, trong sinh hoạt, trong các mối quan hệ với thầy cô, bạn bè, gia đì
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_nang_cao_viec_danh_gia_pham.doc