Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao kĩ năng, năng lực làm việc đội, nhóm cho học sinh cấp Trung học Cơ sở
Có thể xem, hoạt động đội là một trong những hoạt động có ý nghĩa rất lớn, là thành phần hỗ trợ tích cực cùng với nhà trường thực hiện nội dung, mục đích giáo dục; là cầu nối giữa nhà trường, gia đình và xã hội, góp phần thực hiện nguyên lí giáo dục. Song trên thực tế thì không phải ở đâu và không phải nhà trường nào cũng quan tâm đúng mức đến hoạt động Đội. Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, quan sát hoạt động Đội ở một số đơn vị trường học trên địa bàn tôi thấy vẫn còn không ít vấn đề còn tồn tại như: Chưa thực sự hiểu rõ vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác đội trong nhà trường mà chỉ coi công tác đội đơn giản chỉ là hoạt động theo dõi, ổn định nề nếp. Hơn thế nữa, gần như giáo viên TPT Đội ở rất nhiều Liên đội đều không phải là giáo viên chuyên trách mà chỉ là giáo viên kiêm nhiệm nên việc điều hành công tác đội đôi khi còn lúng túng, chưa thực sự chủ động trong công việc. Điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục nói chung
Từ thực trạng trên, tôi đã tiến hành thực nghiệm trong năm học 2020 -2021 về ý nghĩa tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng năng lực cho TPT Đội và hiệu quả đối với chất lượng hoạt động đội.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến thị xã Bình Long. Tôi ghi tên dưới đây: Ngày Trình độ Tỷ lệ (%) Số tháng Nơi công Chức đóng góp vào TT Họ và tên năm tác danh chuyên việc tạo ra sinh môn sáng kiến Trường 13/06/ THCS An Giáo viên ĐỖ THỊ HUẾ Lộc, TX ĐHSP 1 1986 Bình Long, Tổng phụ Mỹ thuật 100% T. Bình trách Đội Phước Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Biện pháp nâng cao kĩ năng, năng lực làm việc đội – nhóm cho học sinh cấp THCS” Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Đỗ Thị Huế, Trường THCS An Lộc Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác Đội Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Ngày 2/11/2020. Mô tả bản chất của sáng kiến: Như chúng ta đã biết, kỹ năng làm việc nhóm có thể hiểu 1 cách đơn giản là nhiều người cùng nhau kết hợp các ưu điểm của mình để thực tốt một nhiệm vụ hướng tới một mục tiêu chung. Cách làm việc này sẽ giúp các cá nhân bổ sung những thiếu sót cho nhau và hoàn thiện bản thân mình. Để công việc của nhóm đạt kết quả cao nhất, các thành viên phải có kỹ năng làm việc nhóm thuần thục. Ngoài ra, làm việc nhóm giúp cho mỗi cá nhân đề cao tinh thần tập thể, nâng cao hiệu quả công việc và sự gắn bó. Bản thân là một giáo viên kiêm nhiệm làm tổng phụ trách ở trường THCS tôi đã luôn suy nghĩ, tìm tòi, tham khảo để đổi mới, bồi dưỡng kỹ năng và phát triển những cách làm hay để từng bước đưa phong trào hoạt động đội ở đơn vị ngày một vững vàng và phát triển. Nội dung sáng kiến: “Biện pháp nâng cao kĩ năng, năng lực làm việc đội – nhóm cho học sinh cấp THCS” Có thể xem, hoạt động đội là một trong những hoạt động có ý nghĩa rất lớn, là thành phần hỗ trợ tích cực cùng với nhà trường thực hiện nội dung, mục đích giáo dục; là cầu nối giữa nhà trường, gia đình và xã hội, góp phần thực hiện nguyên lí giáo dục. Song trên thực tế thì không phải ở đâu và không phải nhà trường nào cũng quan tâm đúng mức đến hoạt động Đội. Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, quan sát hoạt động Đội ở một số đơn vị trường học trên địa bàn tôi thấy vẫn còn không ít vấn đề còn tồn tại như: Chưa thực sự hiểu rõ vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác đội trong nhà trường mà chỉ coi công tác đội đơn giản chỉ là hoạt động theo dõi, ổn định nề nếp. Hơn thế nữa, gần như giáo viên TPT Đội ở rất nhiều Liên đội đều không phải là giáo viên chuyên trách mà chỉ là giáo viên kiêm nhiệm nên việc điều hành công tác đội đôi khi còn lúng túng, chưa thực sự chủ động trong công việc. Điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục nói chung Từ thực trạng trên, tôi đã tiến hành thực nghiệm trong năm học 2020 -2021 về ý nghĩa tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng năng lực cho TPT Đội và hiệu quả đối với chất lượng hoạt động đội. Đầu tiên tôi tiến hành khảo sát chất lượng Liên-Chi Đội sau tiết chào cờ đầu tiên và tổ chức Đại hội chi đội và Đại hội Liên đội về các nội dung sau: Lịch sử Đội TNTP Hồ Chí Minh; nhận thức về tầm quan trọng của công tác thiếu nhi trong trường học; phương pháp tổ chức hội họp; tổ chức điều khiển sinh hoạt đội; tác phong, kỹ năng chỉ huy; thực hiện các kỹ năng đội viên, công tác ghi chép hồ sơ, thông tin báo cáo; kỹ năng xử lí các tình huống về công tác đội. *Số lượng khảo sát: 24 chi đội. *Kết quả ban đầu cho thấy: Kết quả Số lượng % Số chi đội nắm chắc và thực hiện đúng chính xác các yêu cầu 10 41,6% Số chi đội thực hiện các nội dung ở mức khá 9 37,5% Số chi đội thực hiện các nội dung đạt yêu cầu 4 16,6% Số chi đội chưa đạt yêu cầu 1 4,16% Ngoài ra tôi còn mở rộng khảo sát, kiểm tra xác xuất một bộ phận đội viên về Lịch sử Đội TNTP Hồ Chí Minh, nhận thức về tầm quan trọng của công tác thiếu nhi trong trường học, đặc biệt là việc thực hiện các kỹ năng đội viên. Kết quả cho thấy một bộ phận không nhỏ các em đội viên chưa nắm vững được các nội dung trên. Kể cả kĩ năng tháo, thắt khăn quàng mà các em thường xuyên phải thực hiện trước khi đến trường. Trước tình hình đó tôi đã mạnh dạn nghiên cứu tình hình thực tế, sưu tầm tài liệu, lên kế hoạch tự bồi dưỡng nâng cao kỹ năng, năng lực cho TPT Đội và tổ chức kịp thời. Trong khuôn khổ của đề tài này tôi xin trình bày: “Biện pháp nâng cao kĩ năng, năng lực làm việc đội – nhóm cho học sinh cấp THCS” mà tôi đã thực hiện để góp thêm một tiếng nói tâm huyết cho công tác đội ở trường THCS An Lộc năm học 2020 – 2021. Các biện pháp tổ chức thực hiện: Trong công tác đội, bồi dưỡng năng lực, kỹ năng cho TPT Đội là việc làm thường xuyên, quan trọng và không thể thiếu được của Tổng phụ trách. Đây là yếu tố quyết định sự thành công của các phong trào Đội. Bồi dưỡng năng lực, kỹ năng cho TPT Đội là nâng cao và phát huy những mặt mạnh sẵn có của bản thân, đồng thời khơi dậy những tiềm năng còn tiềm ẩn bên trong, giúp bản thân vươn tới những phẩm chất năng lực cần có của người phụ trách. Để đạt được mục tiêu đó trong quá trình thực hiện tôi đã áp dụng biện pháp sau: Luôn ý thức tìm hiểu rõ ràng tình hình thực tế của trường: Đặc thù địa phương với đa số vùng miền Bắc – Trung – Nam, tập quán sinh hoạt còn mang tính địa phương đa dạng, một số ít là con đồng bào dân tộc, chưa thật sự chú trọng đến hoạt động phong trào của các tổ chức ban ngành, đoàn thể. Điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều phức tạp, phụ huynh tập trung vào làm kinh tế nên còn thiếu thời gian tham gia hỗ trợ các hoạt động đoàn thể của nhà trường. Tuy nhiên, các em đội viên – học sinh của trường THCS An Lộc rất ngoan ngoãn, biết vâng lời, và yêu mến giáo viên. Các em thích các hoạt động ngoại khóa, vui chơi, giao lưu với bạn bè và mọi người. Có nhiều cách nâng cao năng lực, kỹ năng cho TPT Đội, nhưng cách phổ biến, khách quan và khoa học nhất là nắm bắt tốt tình hình thực tế, từ đó đưa ra biện pháp, yêu cầu và nội dung cần rèn luyện kỹ năng. Để đạt được hiệu quả trong việc làm việc nhóm, tôi đã hướng dẫn học sinh áp dụng những biện pháp sau: 1/ Lắng nghe người khác Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất để làm việc nhóm hiệu quả. Khi đã là một đội bạn biết tôn trọng và lắng nghe ý kiến của người khác, bởi trong chúng ta không ai hoàn hảo cả. Những ý kiến có hay tới đâu cũng sẽ có những thiếu sót, chúng ta là những người lắng nghe phải phát hiện ra thiếu sót đó để góp ý giúp cho ý tưởng được hoàn thiện hơn. Lắng nghe còn giúp các thành viên trong nhóm hiểu nhau hơn, biết được điểm yếu của nhau để cùng góp ý sửa chữa. Do vậy, khi tham gia làm việc nhóm các em học sinh cần luyện cho mình kỹ năng lắng nghe. 2/ Kỹ năng tổ chức – phân công công việc Kỹ năng tổ chức công việc là kỹ năng đòi hỏi người làm việc nhóm phải biết làm. Kỹ năng này là nhiệm vụ của trưởng nhóm, người trưởng nhóm phải có khả năng giao việc và giải quyết các vấn đề phát sinh trong nhóm, đảm bảo sự đồng đều giữa các thành viên với nhau để tránh sự phân biệt trong công việc và không bị giám đoạn vì bất kỳ lý do gì. Đây cũng là nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm, khi được giao việc học sinh phải biết cách tiến hành công việc thế nào cho khoa học, không để tiến trình công việc quá chậm so với những học sinh khác, đảm bảo công việc được hoàn thành đúng tiến độ và thời gian. 3/ Kỹ năng thuyết phục Kỹ năng thuyết phục ở đây là hãy cho các học sinh thấy rằng tại sao học sinh nên lắng nghe bạn. Các em phải biết rằng em đang nói cái gì và chứng mình rằng những điều em nghĩ là đúng. Đồng thời học sinh cần biết tự bảo vệ và thuyết phục ban khác đồng tình với ý kiến của mình 4/ Tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau Làm việc nhóm thì tất cả các học sinh đều phải biết trợ giúp và tôn trọng lẫn nhau trong công việc, nếu đồng đội của mình gặp khó khăn hãy sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ bạn. Việc làm này sẽ tạo nên sự gắn kết giữa các học sinh trong nhóm lại với nhau. Khi làm việc nhóm mỗi học sinh nên hạ bớt cái tôi cá nhân để lắng nghe những ý kiến của người khác. Việc giúp đỡ và tôn trọng lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm chính là động lực lớn nhất để cùng làm việc và hướng tới mục đích chung cuối cùng. 5/ Có trách nhiệm với công việc của mình Làm việc một mình hay nhóm học sinh cần luyện cho mình kỹ năng có trách nhiệm với công việc. Khi làm việc một mình, kết quả không tốt thì chỉ bạn là người chịu trách nhiệm, nhưng làm việc nhóm thì khác. Nếu bạn ỷ lại hoặc không hoàn thành nhiệm vụ được giao nghĩa là bạn đang làm ảnh hưởng đến cả tập thể. Khi đó công lao của những người cố gắng làm tốt cũng bị phủ nhận tất cả, bởi kết quả cuối cùng mới là thước đo kết quả công việc chứ không phải chỉ một phần công việc được hoàn thành. 6/ Đừng tiết kiệm những lời khen với cố gắng và nỗ lực của các thành viên trong nhóm. Bất cứ lời động viên, khen ngợi nào cũng đều khiến cho các thành viên cảm thấy công sức của mình được trân trọng, từ đó sẽ thúc đẩy sự đóng góp của bản thân. Vì vậy nếu thấy được sự cố gắng của các học sinh trong nhóm thì các em đừng ngừng ngại dành những lời khen cho bạn mình. 7/ Hãy luôn đúng giờ Học sinh hãy luôn đúng giờ, điều đó sẽ giúp cho các thành viên khác trong nhóm không phải chờ đợi bạn, hay phải mất thêm thời gian nhắc lại những gì đã thảo luận trước đó. Hoặc ví dụ hẹn nhau đi tập văn nghệ, đi tập nghi thức, đi phục vụ chào cờtất cả đều cần đúng giờ và nề nếp, điều đó thể hiện sự tôn trọng tập thể, tôn trọng đội, nhóm. Xác định những nội dung cần phải làm cho đội-nhóm Đây là công việc rất quan trọng. Tùy theo điều kiện, đặc điểm sinh hoạt của từng trường mà giáo viên tổng phụ trách xác định nhiệm cho đội nhóm nhằm đạt hiệu quả công việc cao nhất. Tại đơn vị tôi công tác hoạt động đội là một phần hữu cơ trong hoạt động chung của nhà trường. Được sự quan tâm chỉ đạo và thống nhất của lãnh đạo nhà trường và các lực lượng giáo dục trong nhà trường, Liên đội đã tổ chức triển khai nhiều hoạt động bổ ích và lý thú để các em được tham gia. Đây là cơ hội để TPT đội thể hiện năng lực tổ chức cũng như điều hành của mình và cũng là dịp để giáo viên tổng phụ trách quan sát, rút kinh nghiệm và có hướng bồi dưỡng những mặt còn yếu cho đội ngũ BCH. Bám sát nội dung sinh hoạt tôi đã triển khai tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đội cho đội ngũ phụ trách chi, BCH Đội nhằm: Tự ôn tập lại những kiến thức đã lĩnh hội, và chia sẽ những kinh nghiệm đó cho phụ trách chi cũng như BCH Liên chi đội. Bồi dưỡng nhận thức phương pháp công tác đội; kỹ năng tổ chức điều hành của BCH; tác phong BCH; kỹ năng nghiệp vụ Đội, Để có thể hoàn thiện hơn. Chúng ta có thể liệt kê ra một số điểm cần phải hoàn thiện hơn trong kỹ năng làm việc nhóm hiện nay của nhiều học sinh: Thái độ và quan điểm về sự hợp tác: Một tâm lý chung khi một người hợp tác làm việc với đám đông, đó là sợ bị mất quyền lợi của bản thân mình. Từ đây dẫn đến tâm lý: tôi luôn đúng, chỉ có tôi mới làm việc này một cách tốt nhất, và vì thế, tôi là người có công lao lớn nhất. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến việc nối kết các thành viên trong nhóm lại. Khó khăn phát sinh cả về mặt nhận thức vấn đề và việc đưa ra giải pháp, vì ai cũng tự cho mình là trung tâm nổi bật, là “tài sản quý giá” Là hạt nhân, là nòng cốt của nhóm Chưa thấu hiểu rõ điểm mạnh và điểm yếu của bản thân: Việc thấu hiểu vai trò của mình trong việc tương tác với các bạn khác rất quan trọng. Để tạo được sự tín nhiệm đối với các thành viên còn lại trong nhóm, thì chúng ta phải thể hiện cũng như nhận thức một cách chủ động về vai trò của mình trong tập thể. Điều này có lợi khi người đứng đầu nhóm phân công công việc cho các thành viên. Năng lực lãnh đạo của người trưởng nhóm: Nói rộng ra, chúng ta có thể hiểu trưởng nhóm ở đây là người quản trò, là lớp trưởng, là chi đội trưởng, liên đội trưởngĐiều đương nhiên là với một nhóm tập thể thì yếu tố chỉ huy, dẫn dắt luôn rất quan trọng. Người lớp trưởng - trưởng nhóm phải đóng vai trò là chất xúc tác kết nối các thành viên trong cùng một nhóm. Đặc biệt, trưởng nhóm cũng phải có khả năng quyết định, tiếp thu ý kiến và đặt ra những mục tiêu phù hợp cho năng lực chung của nhóm mình. Trên thực tế có rất nhiều hình thức làm việc đội – nhóm. Tổng phụ trách cần có kế hoạch cụ thể để lựa chọn hình thức bồi dưỡng phù hợp với tình hình thực tế như: Vào đầu học kì I và học kì II tiến hành bồi dưỡng định kì. Theo từng đợt, từng nội dung sinh hoạt chủ điểm mà có kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên hay bồi dưỡng thông qua việc tổ chức các hoạt động lớn như các buổi giao lưu, các cuộc thi chào mừng các ngày lễ lớn trong năm. Phương pháp bồi dưỡng: Việc bồi dưỡng là rất quan trọng, song phương pháp bồi dưỡng càng quan trọng hơn. Ở học kì I của năm học 2020 - 2021 tôi đã tiến hành bồi dưỡng kĩ năng làm việc đội nhóm ở nhiều phương pháp, đặc trưng là các phương pháp sau: Phương pháp rèn luyện kỹ năng tập trung (Tập huấn Đội) Luôn cố gắng tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đội do Hội đồng đội Tỉnh, huyện tổ chức. Tập trung ghi chép, lắng nghe, đưa ra câu hỏi tương tác với giảng viên hướng dẫn để nắm bắt kỹ, sâu từ đó nhớ lâu hơn. Phương pháp bồi dưỡng qua thực tế: Bồi dưỡng qua công tác thực tế đòi hỏi Tổng phụ trách phải biết vận dụng kiến thức đã được tập huấn vào thực tiễn hoạt động đội. Do vậy cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Tổng phụ trách với phụ trách các chi Đội, kết hợp giữa công tác bồi dưỡng của phụ trách với tự bồi dưỡng. Những buổi tổ chức điều hành sinh hoạt tại liên đội sẽ giúp cho bản thân tự hoàn thiện và nâng cao kiến thức kĩ năng đã được tập huấn. Trong quá trình đó sẽ rút được kinh nghiệm, những ưu, nhược điểm từ đó tự bồi dưỡng thêm để có thể khắc sâu hơn, có kế hoạch làm việc tốt hơn. Thăm quan hay giao lưu nói chuyện cũng là hình thức bồi dưỡng một cách hiệu quả. Ví dụ ngày 22/12: Tại Liên đội trường THCS An Lộc, chúng tôi đã tổ chức được hoạt động vận động ủng hộ nghĩa tình biên giới, tổ chức ngọai khóa tuyên truyền về ngày 22/12, thăm và tặng quà 1 gia đình chính sách ngày 22/12, hay đơn giản chỉ là những buổi lao động chủ nhật xanh dọn vệ sinh và viếng mộ 3000 người Qua đó rèn luyện thêm kỹ năng sống, các thành viên trong liên đội thêm gắn bó, đoàn kết đồng thời tạo mối quan hệ xã hội tốt hơn. Bồi dưỡng qua team TPT đội trong toàn TX: Duy trì giao lưu, học hỏi với đội ngũ TPT đội trong toàn TX, Tổ chức các buổi giao lưu, khảo sát thực tế tại các trường, nhằm rút kinh nghiệm và sửa đổi để các hoạt động tại mỗi liên đội ngày càng phát triển đi lên. Lên kế hoạch thi đua theo từng cụm mà Hội đồng đội TX phân chia nhằm tạo cơ hội cọ sát, trau dồi và rút kinh nghiệm cho bản thân, học hỏi những cái hay, cái mới của đội ngũ anh em Tổng phụ trách đội. Qua đó giáo viên TPT có những bổ sung, điều chỉnh kịp thời. Nói tóm lại, tất cả nội dung bồi dưỡng kỹ năng, nâng cao năng lực nhằm giúp học sinh có thêm kĩ năng làm việc đội nhóm là công việc quan trọng và cần thiết mà tôi đã chủ động thực hiện và áp dụng vào chính công việc của minh mang lại hiệu quả cao trong thời gian vừa qua. Sáng kiến này có thể áp dụng cho tất cả các liên đôi, chi đội tùy thuộc trình độ của giáo viên TPT. Sáng kiến mà tôi nghiên cứu là đi đúng hướng chỉ đạo của nhà trường, PGD&ĐT, cũng như các sở ban ngànhMặt khác khẳng định rõ nét về trình độ chuyên môn của bản thân. Những thông tin cần bảo mật: Không. Điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Đối với giáo viên: Hội đồng Đội TX cần phải phối hợp chặt chẽ với Phòng giáo dục, mở lớp đào tạo và hướng dẫn TPT Đội có tính chất quy mô, tạo điều kiện giúp đỡ cho GV TPT và học sinh có năng khiếu Đoàn Đội có thêm kinh nghiệm. Cần tổ chức các cuộc giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa các liên đội trong TX để học sinh có điều kiện học hỏi và rút ra những kinh nghiệm cho bản thân. Hội đồng đội tỉnh cần tiếp tục duy trì việc tổ chức hội thi “Giáo viên tổng phụ trách giỏi” để tổng phụ trách đội được cọ sát, học hỏi, giao lưu với nhau góp phần đưa chất lượng hoạt động đội - nhóm trong trường học lên một tầm cao mới. - Đối với học sinh: Phải nỗ lực, kiên trì, chịu khó và phải “thực sự’’yêu thích các hoạt đông tập thể mới có thể cảm nhận được niềm vui cũng như lợi ích của các hoạt động mang lại một cách tinh tế. - Đối với gia đình: Phụ huynh quan tâm sâu sát đến quá trình học tập của con. Khuyến khích, tạo điều kiện cho con được phát triển năng khiếu, không nên gò ép con phải nhất nhất theo định hướng của bố mẹ. - Đối với xã hội: Tích cực đầu tư và tạo điều kiện mọi mặt cho các em được phát triển nhân cách một cách toàn diện nhất. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Sau khi bản thân được bồi dưỡng về kỹ năng công tác Đội, qua những hoạt động cụ thể, qua sự đánh giá kết quả của từng đợt được rút kinh nghiệm tôi đã từng bước nâng cao khả năng điều hành hoạt động Đội, nhanh nhẹn hơn, chủ động hơn, có nhiều sáng tạo hơn, đặc biệt là có trách nhiệm, hoàn thành tốt công việc được giao giúp cho hoạt động của Liên Đội được nâng cao rõ rệt và ngày một phát triển. Sau một thời gian nghiên cứu, áp dụng sáng kiến “Biện pháp nâng cao kĩ năng, năng lực làm việc đội – nhóm cho học sinh cấp THCS” tôi đã gặt hái được nhiều kết quả rất đáng khích lệ. Vào thời điểm cuối HKI, năm học 2020-2021 tôi đã điều tra gần 1000 Đội viên – đoàn viên của Liên Đội và thấy rằng: 100% Đội viên – đoàn viên của Liên Đội đã có hiểu biết cơ bản về Đội TNTP Hồ Chí Minh, có ý thức thực hiện tốt và tham gia đầy đủ, có chất lượng các hoạt động Đội qua sự hướng dẫn, điều hành của BCH chi Đội. 100% thành viên BCH đã trang bị và rèn luyện được các kĩ năng cần thiết của một người chỉ huy Đội trong làm việc đội nhóm. Các em đã tự tin hơn và có nhiều sáng tạo trong việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công. Cụ thể: Tôi đã tiến hành khảo sát lại những nội dung mà tôi đã tiến hành từ đầu năm học. Kết quả cho thấy có sự thay đổi tích cực: Nội dung kết quả Số % lượng Số chi đội nắm chắc. thực hiện đúng chính xác các yêu cầu. 13 54,16% Số chi đội thực hiện các nội dung ở mức khá 7 29,16% Số chi đội thực hiện các nội dung đạt yêu cấu 4 16,6% Số chi đội chưa đạt yêu cấu 0 0% Từ kết quả rèn luyện trên phong trào hoạt động đội của Liên đội trường THCS An Lộc đã trở thành nề nếp, thu hút được đông đảo đội viên tham gia. Chất lượng các giờ sinh hoạt đội từng bước được duy trì và ổn định. Phát huy những kết quả đạt được ở năm học trước, năm học 2020-2021 tôi đã tiếp tục tiến hành triển khai các nội dung hoạt động cho phù hợp với tình hình thực tế. Kết quả bồi dưỡng BCH đội có nhiều tiến bộ vượt bậc: 100% thành viên BCH Liên Đội biết cách làm việc, thực hiện tốt các kĩ năng Đội (Kể cả kĩ năng đánh trống đội) 100% thành viên BCH Liên Đội sẵn sàng tham gia hội thi “Chỉ huy đội giỏi” các cấp. 100% thành viên BCH Liên Đội thực hiện các yêu cầu đối với người chỉ huy cả về hiểu biết công tác đội cũng như việc thực hành kĩ năng và năng khiếu. Những kết quả trên đã cho thấy hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp bồi dưỡng kí năng, năng lực làm việc đội nhóm. Sau đây tôi xin đưa ra một số hình ảnh hoạt động sôi nổi, hào hứng và tích cực của Liên đội dưới sự tham gia và điều hành của đội ngũ BCH đội: Hoạt động thực hành đi xe đạp theo luật an toàn giao thông Hoạt động thi cắm hoa giấy chào mừng 20/10 Hoạt động thi thời trang tái chế Hoạt động thi vẽ nón lá Hoạt động thi gian hàng ẩm thực Hình ảnh các chi đội trưởng nhân giải hoạt động thi vẽ tranh do liên đội tổ chức Bài học: Qua thực tế của việc bồi dưỡng kỹ năng cho TPT Đội và kết quả của hoạt động Đội ở cơ sở, tôi đã rút ra được bài học kinh nghiệm là: Muốn là một TPT đội có năng lực trước tiên phải có lòng yêu nghề, yêu trẻ, luôn năng động, tích cực trong các hoạt động đoàn thể. Luôn đặt mục tiêu hoàn thiện bản thân lên hàng đầu, luôn quan tâm đến sự phát triển của liên đội, đặt mục tiêu các phong trào thi đua, văn hóa văn nghệ và niềm vui của học sinh là niềm vui của chính mình. Công tác bồi dưỡng phải đi đôi với thực hành. Phải luôn luôn bồi dưỡng thường xuyên kỹ năng công tác cho cán bộ Đội, phải theo dõi thường xuyên để đánh giá kết quả và rút kinh nghiệm phần làm được và chưa làm được để không ngừng cải tiến đổi mới, làm cho phong trào Đội ngày càng phát triển hơn. Đây là một việc vô cùng cần thiết và quan trọ
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_nang_cao_ki_nang_nang_luc_la.doc