Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp khắc phục lỗi chính tả của học sinh Lớp 3A trường Tiểu học Trần Phú

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp khắc phục lỗi chính tả của học sinh Lớp 3A trường Tiểu học Trần Phú

Trong quá trình giảng dạy các bộ môn nói chung và dạy bộ môn tiếng Việt nói riêng, để nâng cao hiệu quả của phân môn chính tả cho học sinh lớp 3 cần thiết phải phát huy thế mạnh biện pháp trong từng trường hợp cụ thể, trong từng đối tượng cụ thể. Với hướng đi này chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu, khảo sát lỗi chính tả của học sinh Tiểu học Trần Phú. Đặc biệt chúng tôi chú ý đến tình hình viết sai lỗi chính tả của học sinh để từ cái sai đó mà rèn cho học sinh sửa sai, khắc phục những lỗi sai phổ biến để viết đúng chính tả. Qua đó, chúng tôi đã khảo sát các bài viết chính tả của học sinh lớp 3 mà chúng tôi trực tiếp dạy. Sau đó lập danh sách những học sinh viết sai theo tần số xuất hiện.

 Không đơn giản là giải quyết được trong một sớm, một chiều nhưng trước mắt và những năm tiếp theo, đội ngũ giáo viên - học sinh cần phải có những cố gắng phấn đấu hơn nữa để đáp ứng những nhu cầu đổi mới và phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo, đặc biệt trong giai đoạn đổi mới chương trình và sách giáo khoa.

 Hệ thống ngữ âm và cách phát âm chuẩn tiếng Việt hiện nay phát triển theo xu hướng thống nhất. Tuy nhiên vẫn còn có thể phát âm chuẩn trên thực tế phát âm theo cách viết chuẩn thống nhất, tức là lấy phương ngôn Bắc làm hệ thống âm chuẩn, bổ sung thêm những yếu tố tích cực của các phương ngôn khác.

 Khác với chuẩn phát âm có tính quốc gia sử dụng trên bình diện viết thì chuẩn phát âm địa phương lại tập trung sử dụng trên bình diện nói. Một khi nói đúng sẽ ảnh hưởng cho đối tượng tiếp nhận viết đúng và chuẩn. Học sinh có ảnh hưởng của ba vùng phương ngữ: phương ngữ Bắc, phương ngữ Trung và phương ngữ Nam. Do đó số lượng từ địa phương tồn tại rất lớn đây là cơ sở ban đầu tạo nên hàng loạt học sinh viết sai chính tả, cần có sự định hướng về chuẩn phát âm để các em có thể viết đúng theo hệ thống âm chuẩn tiếng Việt. Do đó yêu cầu chính âm chủ yếu đặt ra trong phạm vi giao tiếp có tính Hơn nữa trong mối liên hệ giữa đọc và viết. Ở những trường hợp dễ gây ra nhầm lẫn thì sự cố gắng phát âm một cách trưởng thành và chuẩn mực. Đó cũng là yêu cầu của nghề nghiệp.

 Tùy thuộc vào điều kiện lịch sử, điều kiện xã hội; tùy thuộc vào cấu trúc nội bộ của ngôn ngữ và mỗi quốc gia, mặc dù dựa trên những nguyên tắc chung nhưng vẫn có cách khác nhau trong việc xác định âm chuẩn. Tình hình thực tế trên, các nhà nghiên cứu đã đưa ra luận thuyết về việc lấy hệ thống âm của Hà Nội làm chuẩn.

 Theo nguyên tắc này, chuẩn mực ngữ âm rất phù hợp với hệ thống ngữ âm mà chữ quốc ngữ phản ánh, tức là rất phù hợp với chữ viết. Nó sẽ tránh được hiện tượng đồng âm. Chính vì thế, bên cạnh chuẩn phát âm quốc gia chúng ta chấp nhận một khái niệm nữa “chuẩn phát âm địa phương”

 

doc 14 trang hoathepmc36 26/02/2022 14235
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp khắc phục lỗi chính tả của học sinh Lớp 3A trường Tiểu học Trần Phú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: 
Hội đồng Sáng kiến Trường Tiểu Học Trần Phú.
Hội đồng Sáng kiến huyện Bù Đăng.
 Tôi ghi tên dưới đây:
Số TT
Họ và tên
Ngày, tháng, năm sinh
Nơi công tác
Chức danh
Trình độ chuyên môn
Tỷ lệ (%) đóng góp 
1
Trịnh Thị Lệ
10/08/1981
Trường Tiểu học Trần Phú, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước
Giáo viên
Đại học Sư phạm 
Tiểu học
100%
Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “ Biện pháp khắc phục lỗi chính tả của học sinh lớp 3A trường Tiểu học Trần Phú”.
- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Tiểu học Trần Phú. 
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục 
- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 5/09/2017.
- Mô tả bản chất sáng kiến:
 Trong quá trình giảng dạy các bộ môn nói chung và dạy bộ môn tiếng Việt nói riêng, để nâng cao hiệu quả của phân môn chính tả cho học sinh lớp 3 cần thiết phải phát huy thế mạnh biện pháp trong từng trường hợp cụ thể, trong từng đối tượng cụ thể. Với hướng đi này chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu, khảo sát lỗi chính tả của học sinh Tiểu học Trần Phú. Đặc biệt chúng tôi chú ý đến tình hình viết sai lỗi chính tả của học sinh để từ cái sai đó mà rèn cho học sinh sửa sai, khắc phục những lỗi sai phổ biến để viết đúng chính tả. Qua đó, chúng tôi đã khảo sát các bài viết chính tả của học sinh lớp 3 mà chúng tôi trực tiếp dạy. Sau đó lập danh sách những học sinh viết sai theo tần số xuất hiện.
 Không đơn giản là giải quyết được trong một sớm, một chiều nhưng trước mắt và những năm tiếp theo, đội ngũ giáo viên - học sinh cần phải có những cố gắng phấn đấu hơn nữa để đáp ứng những nhu cầu đổi mới và phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo, đặc biệt trong giai đoạn đổi mới chương trình và sách giáo khoa.
 Hệ thống ngữ âm và cách phát âm chuẩn tiếng Việt hiện nay phát triển theo xu hướng thống nhất. Tuy nhiên vẫn còn có thể phát âm chuẩn trên thực tế phát âm theo cách viết chuẩn thống nhất, tức là lấy phương ngôn Bắc làm hệ thống âm chuẩn, bổ sung thêm những yếu tố tích cực của các phương ngôn khác.
 Khác với chuẩn phát âm có tính quốc gia sử dụng trên bình diện viết thì chuẩn phát âm địa phương lại tập trung sử dụng trên bình diện nói. Một khi nói đúng sẽ ảnh hưởng cho đối tượng tiếp nhận viết đúng và chuẩn. Học sinh có ảnh hưởng của ba vùng phương ngữ: phương ngữ Bắc, phương ngữ Trung và phương ngữ Nam. Do đó số lượng từ địa phương tồn tại rất lớn đây là cơ sở ban đầu tạo nên hàng loạt học sinh viết sai chính tả, cần có sự định hướng về chuẩn phát âm để các em có thể viết đúng theo hệ thống âm chuẩn tiếng Việt. Do đó yêu cầu chính âm chủ yếu đặt ra trong phạm vi giao tiếp có tính Hơn nữa trong mối liên hệ giữa đọc và viết. Ở những trường hợp dễ gây ra nhầm lẫn thì sự cố gắng phát âm một cách trưởng thành và chuẩn mực. Đó cũng là yêu cầu của nghề nghiệp.
 Tùy thuộc vào điều kiện lịch sử, điều kiện xã hội; tùy thuộc vào cấu trúc nội bộ của ngôn ngữ và mỗi quốc gia, mặc dù dựa trên những nguyên tắc chung nhưng vẫn có cách khác nhau trong việc xác định âm chuẩn. Tình hình thực tế trên, các nhà nghiên cứu đã đưa ra luận thuyết về việc lấy hệ thống âm của Hà Nội làm chuẩn.
 Theo nguyên tắc này, chuẩn mực ngữ âm rất phù hợp với hệ thống ngữ âm mà chữ quốc ngữ phản ánh, tức là rất phù hợp với chữ viết. Nó sẽ tránh được hiện tượng đồng âm. Chính vì thế, bên cạnh chuẩn phát âm quốc gia chúng ta chấp nhận một khái niệm nữa “chuẩn phát âm địa phương”
 + Lỗi chính tả viết sai với phát âm chuẩn
 Tiếng Việt có nhiều phương ngữ, thổ ngữ, nên bên cạnh tính thống nhất là chủ đạo nó cũng có những nét dị biệt khá rõ ràng trong cách phát âm, cách dùng từ giữa các vùng, tạo ra ấn tượng mạnh mẽ về sự tồn tại trong thực tế “giọng”nói khác nhau: “giọng” miền Bắc, “giọng” miền Trung, “giọng” miền Nam tương ứng ba vùng phương ngữ theo chia tách của các nhà nghiên cứu: Phương ngữ Bắc Bộ, phương ngữ Trung Bộ, phương ngữ Nam Bộ. Mỗi một vùng phương ngữ có những đặc điểm phát âm Tiếng Việt khác nhau. Đặc điểm phát âm đặc trưng cho từng vùng khác với âm chuẩn là nguyên nhân dẫn đến những cách viết sai chính tả. Bên cạnh đó do học sinh không hình thành được một cách rõ ràng biểu tượng âm thanh thính giác và chưa nắm vững quy tắc ghép chữ cái ghi âm tiết.. Vì vậy mà một âm tiết được viết thành những cách viết khác nhau ở từng học sinh.
 + Lỗi do phạm quy tắc chính tả hiện hành
 - Lỗi do học sinh viết ẩu, cẩu thả lẫn lộn giữa chữ viết in và chữ viết thường. Lỗi này rơi vào các chữ chủ yếu sau đây là nhiều nhất: c/C ; x/X; b/p/P; s/S; k/K; g/G
 - Cho nên khi dạy chính tả giáo viên chú ý nhắc nhở học sinh phân biệt cách viết chữ thường và chữ viết in khác. Khi viết phải viết chữ thường, chỉ được viết chữ hoa sau dấu chấm hoặc tên riêng chỉ địa danh, người. Cần nhắc nhiều hơn trong giờ dạy để các em tránh lẫn lộn và không viết hoa tùy tiện.
 - Lỗi do bất hợp lí về chữ viết (học sinh không nắm được chính từ ngữ pháp tiếng việt) thể hiện việc viết lẫn lộn trong các trường hợp.
 + c/k/q ; ngh/ng; d/gi; q/g; i/y; dao/ giao; dài/dày; nghễnh/ ngĩnh; nghe/ nge; quà/ gòa
 + tr/ch: trong/chong; trắng/chắng; trước/chước; trên/ chên; tròn/ chon
 + s/x: xa/sa; sương/xương; sâu/xâu.
 + gi/d: giận/dận; dân/giân; dan/gian
 Theo thống kê trên đây ta thấy lỗi viết sai phụ âm đầu do phát âm địa phương rất 
. Những lỗi chính tả học sinh thường gặp
 * Lỗi chính tả viết sai với phát âm chuẩn
 Tiếng Việt có nhiều phương ngữ, thổ ngữ, nên bên cạnh tính thống nhất là chủ đạo nó cũng có những nét dị biệt khá rõ ràng trong cách phát âm, cách dùng từ giữa các vùng, tạo ra ấn tượng mạnh mẽ về sự tồn tại trong thực tế 3 “giọng”nói khác nhau: “giọng” miền Bắc, “giọng” miền Trung, “giọng” miền Nam tương ứng 3 vùng phương ngữ theo chia tách của các nhà nghiên cứu: Phương ngữ Bắc Bộ, phương ngữ Trung Bộ, phương ngữ Nam Bộ. Mỗi một vùng phương ngữ có những đặc điểm phát âm Tiếng Việt khác nhau. Đặc điểm phát âm đặc trưng cho từng vùng khác với âm chuẩn là nguyên nhân dẫn đến những cách viết sai chính tả. Bên cạnh đó do học sinh không hình thành được một cách rõ ràng biểu tượng âm thanh thính giác và chưa nắm vững quy tắc ghép chữ cái ghi âm tiết.. Vì vậy mà một âm tiết được viết thành những cách viết khác nhau ở từng học sinh.
 * Lỗi do phạm quy tắc chính tả hiện hành
 - Lỗi do học sinh viết ẩu, cẩu thả lẫn lộn giữa chữ viết in và chữ viết thường. Lỗi này rơi vào các chữ chủ yếu sau đây là nhiều nhất: c/C ; x/X; b/p/P; s/S; k/K; g/G
 - Cho nên khi dạy chính tả giáo viên chú ý nhắc nhở học sinh phân biệt cách viết chữ thường và chữ viết in khác. Khi viết phải viết chữ thường, chỉ được viết chữ hoa sau dấu chấm hoặc tên riêng chỉ địa danh, người. Cần nhắc nhiều hơn trong giờ dạy để các em tránh lẫn lộn và không viết hoa tùy tiện.
 - Lỗi do bất hợp lí về chữ viết (học sinh không nắm được chính từ ngữ pháp tiếng việt) thể hiện việc viết lẫn lộn trong các trường hợp.
 + c/k/q ; ngh/ng; d/gi; q/g; i/y; dao/ giao; dài/dày; nghễnh/ ngĩnh; nghe/ nge; quà/ gòa
 + tr/ch: trong/chong; trắng/chắng; trước/chước; trên/ chên; tròn/ chon
 + s/x: xa/sa; sương/xương; sâu/xâu.
 + gi/d: giận/dận; dân/giân; dan/gian
 Theo thống kê trên đây ta thấy lỗi viết sai phụ âm đầu do phát âm địa phương rất phổ biến. Vì vậy khi dạy giáo viên cần chú ý sử dụng các phương pháp dạy học chính tả so sánh, phân tích, rút ra cái đúng, cái sai trên cơ sở hiểu nghĩa của các từ để khắc phục tình trạng học sinh viết sai phụ âm đầu, đặc biệt giáo viên cần chú ý ở khâu đọc mẫu, cần phát âm chính xác vì đó là cơ sở để học sinh viết đúng chính tả
 *Lỗi do phát âm địa phương.
 - Lỗi về thanh điệu
 Học sinh là người dân tộc thiểu số thường viết lẫn lộn, không có sự phân biệt thanh hỏi (?), thanh ngã (~), không dấu, thanh nặng, (.), thanh sắc (/), thanh huyền (\)
 Giáo viên dạy viết cho học sinh ít khi kiểm tra uốn nắn triệt để nên khi viết chính tả học sinh đánh dấu thanh không đúng qui trình nguyên tắc. Nên khi kiểm tra chính tả một số học sinh đánh dấu huyền giống dấu sắc, dấu hỏi lẫn lộn với dấu ngã. Các lỗi sai về thanh điệu cụ thể như sau: chỉ/chĩ; bẻ/bẽ; ngủ/ngũ; ngỡ/ngở; sổ/sỗ; lão/lảo; nghĩnh/nghỉnh; rãi/rải; tỏa/tõa; vẽ/vẻ; dãi/dải; mĩ/mỉ; trái/trài 
 - Lỗi sai phụ âm đầu
 Học sinh trường tiểu học Trần Phú là học sinh con em của dân bản địa ở vùng miền khác nhau và phần lớn người dân tộc thiểu số S’tiêng nên thường phát âm sai các phụ âm đầu: ch/tr; x/s; l/n.
 - Lỗi về phần vần
 Ngoài ra các em còn viết lẫn lộn giữa vần phần mang nguyên âm đôi iê và ê, i, uô và u,ô, ươ và ư,ơ và các vần ao/oa; eo/oe; êu/ơu.
 Đặc biệt, một số học sinh Nam Trung bộ thường viết sai các vần chứa các cặp phụ âm cuối như: n/ng/nh; nh/ch/t; t/c; m/n; n/p; t/p.
 - Lỗi sai cả tiếng
 Về lỗi sai này, nguyên nhân là do học sinh không chú ý nghe giáo viên đọc, không nhớ mặt chữ nên dẫn đến viết sai, viết thiếu, các lỗi sai cả tiếng cụ thể như sau:
Mười/người; gặp/đi; đô/kì; sang/xay; tác/bán; thở/quở; ngựa/ngày; toàn/quàng; dậy/lấy; chưa/cha; sớm/xóm.
	Một số sai do lỗi sai về thanh điệu nữa có thể do học sinh không nghe rõ hoặc mới bước vào lớp một thì các em đã làm quen với tiếng Việt, đặc biệt là chương trình cải cách mới thì đã bắt gặp giáo viên người miền Trung dạy hoặc là giáo viên có thói quen hay dùng tiếng địa phương ở nơi đó (vì trẻ em ở tiểu học là giai đoạn “bắt chước” và xem giáo viên là “chuẩn” nên các em thường nghe theo lời giáo viên rồi nói sao, đọc sao thì viết vậy). .Do đó, ngay từ đầu cấp học các em đã định hình sai dấu thanh viết sai mà không hiểu nghĩa cho nên việc đọc chuẩn của giáo viên là rất quan trọng trong việc dạy chính tả cho học sinh.
 Về những giải pháp cụ thể về khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 3A trường tiểu học Trần Phú.
 *Luyện phát âm cho đúng âm chuẩn
 Muốn học tốt được phân môn chính tả bắt buộc các em phải tập đọc cho tốt, đọc trôi chảy. Bài tập đọc ngày mai viết chính tả thì các em phải đọc kĩ và viết lại một số lần vào vở ở nhà, mặc dù đọc một lần trước khi học tập đọc. Vậy bài chính tả được đọc hai lần tại nhà (một lần tập đọc, một lần học chính tả).
 *Ghi nhớ hình thức và ý nghĩa của từ
 Giờ truy bài đầu giờ, các tổ trưởng, sao trưởng thường xuyên kiểm tra xem bạn mình có viết ở nhà không, khi viết cần rèn luyện tính cẩn thận không nên viết cẩu thả cho rồi. Em nào không tập chép hoặc chép cẩu thả các sao trưởng báo cáo kịp thời cho giáo viên.
 Ngoài việc tập chép bài ở nhà các em còn phải tập đọc lại bài chép đó 3 lần hoặc nhiều hơn. Các em đọc còn yếu, giáo viên phân công các em học sinh năng khiếu giúp đỡ. Mỗi sáng đến lớp các em học sinh năng khiếu kiểm tra cho các em đọc chậm vài lần. Cứ đọc mãi các em sẽ đọc tốt hơn để viết chính tả đúng hơn.
 Trong giờ học chính tả, các em chú ý nghe cô giảng, nắm chắc nghĩa của từ, nắm chắc các âm vần tạo thành tiếng.
 Phải thường xuyên có bảng con trong giờ học chính tả. Giáo viên cho học sinh viết bảng con các từ khó. Giáo viên kịp thời sửa sai cho các em viết sai. Các em tự đọc thầm từ mình vừa viết và nhớ các tiếng tạo nên từ. 
 Hình 1: Ảnh minh họa. Viết bảng con
 * Dùng mẹo luật chính tả và từ điển chính tả
 Giáo viên có thể nêu những đoạn văn, đoạn thơ trong đó có nhiều từ viết sai chính tả để học sinh tự tìm và phát hiện lỗi. Sau đó giáo viên chốt lại các lỗi sai để cho học sinh nhìn nhận và lưu ý. Dùng mẹo, luật chính tả để khắc sâu về cách viết cho học sinh. Giáo viên cần cung cấp các quy định về chính tả tối thiểu cho học sinh. Chẳng hạn các nguyên âm: i, iê, yê, e, ê thường kết hợp với phụ âm đầu k, gh, ngh. Riêng âm vị /k/ viết bằng con chữ Q thì đằng sau phải có âm đệm, ví dụ: quả, quang, quản
 Song song với việc cung cấp các quy định về chính tả, giáo viên phải kết hợp với việc rèn luyện năng lực thực hành cho học sinh, để tạo thói quen viết đúng bằng cách đưa ra các bài tập chính tả: điền phụ âm đầu, vần, thanh điệu để giúp các em hình thành một trí nhớ tối thiểu.
 * Ra bài tập luyện thêm
 Giáo viên cần tổ chức cho học sinh thực hành tốt các bài tập luyện tập sau mỗi tiết chính tả để các phân biệt âm, vần tránh nhầm lẫn.
 Khi thực hiện dạy học môn chính tả, giáo viên cần thực hiện đầy đủ và có hiệu quả các biện pháp dạy học của phân môn nhằm rèn cho học sinh kĩ năng viết đúng chính tả và trình bày bài sạch đẹp, hướng dẫn học sinh chuẩn bị và thực hành bài viết chính tả, chấm chữa bài chính tả chính xác, hướng dẫn học sinh làm bài chính tả theo yêu cầu chung ( bắt buộc) và yêu cầu cụ thể ( do giáo viên lựa chọn) sao cho phù hợp với đối tượng học sinh địa phương.
 Chuẩn bị các điều kiện và phương tiện thích hợp để tổ chức học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động thực hành luyện tập: bảng lớp, bảng phụ, vở nháp, bảng con, đồ dùng dạy học đơn giản phục vụ về trò chơi thực hành luyên tập
 Hình 2: Ảnh minh họa. 
 Về những giải pháp cụ thể về khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 3, Trường tiểu học Trần Phú
 Nâng cao điều kiện cơ sở vật chất
 Phòng học đạt chuẩn: đủ ánh sáng, bàn ghế có độ cao phù hợp lứa tuổi, tránh xa khu vực có nhiều tiếng ồn để học sinh có điều kiện tập trung học tập.
 Xác định thái độ học tập đúng đắn cho học sinh
 Giúp học sinh xác định được động cơ học tập của mình, kích thích sự ham mê học tập, xây dựng cho học sinh ý thức yêu quý và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
 Khi viết bài các em cần ngồi đúng tư thế, ngay ngắn, tránh cong vẹo cột sống, cận thị.
 Phân hóa đối tượng để tìm những giải pháp phù hợp trong việc khắc phục lỗi chính tả của học sinh
 Phân loại học sinh dựa trên khu vực, trên lực học, phân chia theo nhóm lỗi chính tả thường gặp từ đó có biện pháp cụ thể cho từng nhóm đối tượng học sinh để giúp các em khắc phục những lỗi đã mắc phải.
 Tiến hành dạy song ngữ
 Riêng đối với những vùng có nhiều học sinh dân tộc thiểu số giáo viên nên tiến hành dạy song ngữ để hỗ trợ tiếng Việt cho học sinh.
 Tiến hành họp phụ huynh 
 Họp phụ huynh để tìm ra biện pháp tốt nhất để tìm ra được biện pháp tốt nhất để dạy cho học sinh tập nói tiếng Việt và viết chính tả đúng.
 Hình 2: Ảnh minh họa- Họp phụ huynh.
 Caùc bieän phaùp daïy hoïc chính taû chuû yeáu	
 a/ Hướng dẫn học sinh chuẩn bị viết chính tả, gồm các hoạt động: Hướng dẫn học sinh đọc và nắm nội dung bài chính tả, nhận xét những hiện tượng chính trong bài, nhận biết những chữ ghi tiếng khó hoặc dễ lẫn.
 b/ Đọc bài chính tả cho học sinh viết ( loại chính tả nghe – viết)
 Giáo viên đọc bài chính tả trước khi viết, đọc từng câu ngắn hoặc cụm từ cho học sinh viết, đọc cho học sinh soát lại.
 c/ Quy trình giảng dạy 
 Giới thiệu bài: 
	- GV giới thiệu tên bài (đoạn viêt) và yêu cầu của các bài tập chính tả.
	- GV ghi tựa bài lên bảng, HS nhắc lại tựa bài.
	Bài mới :
	* Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài viết .
	- Đọc mẫu bài - đoạn viết:
	+ Chính tả nghe - viết, tập chép : 
	GV đọc mẫu đoạn viết. Khi đọc cần phát âm rõ ràng, tốc độ vừa phải, tạo điều kiện để HS chú ý đến những hiện tượng chính tả cần viết đúng. Kết hợp giải nghĩa từ mới (nếu là bài chính tả chọn ngoài HS chưa đựơc tìm hiểu nội dung ở các tiết Tập đọc).
	+ Chính tả nhớ - viết :
	- GV đọc mẫu thuộc lòng đoạn nhớ viết.
	- 1 - 2 HS đọc thuộc lòng đoạn nhớ - viết, các HS khác nhẩm theo.
	- Giúp HS hiểu nội dung bài chính tả thông qua một hoặc hai câu hỏi gợi ý.
	- HS nhận xét - GV nhận xét.
	* Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS tìm từ khó trong bài. 
	- HS đọc thầm bài viết .
	- Hướng dẫn HS nêu những từ ngữ dễ viết sai chính tả ( cá nhân , nhóm đôi ...).GV ghi bảng, cho HS nêu điểm khó (âm đầu, vần, thanh) của các từ ngữ đó, GV dùng phấn màu gạch dưới.
	- GV lưu ý lại điểm khó của các từ cần luyện viết (nếu từ nào GV xác định không phải là lỗi sai phổ biến của lớp thì lưu ý riêng cho HS đó và xoá bỏ).
 	* Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS luyện viết từ khó . 
	- HS đọc lại các từ khó.
	- Cho HS viết bảng con các từ khó, GV mời 1 HS lên bảng viết .
 	- GV nhận xét bảng con và cả lớp.
	- HS nhận xét bài viết của bạn trên bảng lớp.
	( Nếu HS viết sai, GV cho HS phân tích, so sánh, hoặc giải nghĩa từ để HS không nhầm lẫn. Khi so sánh cặp tiếng đúng/sai nên cho HS tìm từ chứa tiếng đúng, hạn chế tìm từ chứa tiếng sai. Ví dụ: mặt (đúng)/ mặc (sai) nên tìm các từ chứa tiêng đúng : khuôn mặt, mặt bàn,...).
	- Cho HS đọc lại các từ khó 2 lần.
	- GV xoá bảng phần luyện viết trên bảng lớp.
	* Hoạt động 4 : HS viết bài .
	- Chính tả nghe - viết:
	+ Nhắc HS cách trình bày bài viết, cách để vở, tư thế ngồi viết,cách cầm viết ...
	+ GV đọc lại bài một lần nữa để HS tập trung bài viết.
	+ Đọc cho HS nghe - viết từng câu hay từng cụm từ. Mỗi câu hay từng cụm từ được đọc 2 - 3 lần: đọc lượt đầu chậm rãi cho HS nghe, đọc nhắc lại 1-2 lần cho HS kịp viết theo tốc độ quy định của từng khối lớp (theo từng giai đoạn).
	+ Khi viết bài xong .GV đọc toàn bài cho HS soát lại.
	- Chính tả nhớ - viết:
	+ 1 HS đọc thuộc lòng bài viết.
	+ Tổ chức cho HS nhớ - viết lại bài theo tốc độ quy định (GV có thể quy định cách viết cho lớp mình, chẳng hạn: viết theo nhịp thước của GV,...).
	+ GV nhìn sách đọc toàn bài cho HS soát lại.
	* Hoạt động 5 : Chấm và chữa bài chính tả.
	- GV hướng dẫn HS chữa bài từng câu một ( dựa vào bài viết trên bảng phụ hoặc ở SGK) và lưu ý các từ khó viết có trong câu để HS sửa (hoặc HS tự đổi vở chéo nhau, soát lỗi chính tả).
	- GV theo dõi, giúp đỡ HS chữa lỗi và chấm một số vở ( 1/3 số vở cả lớp).
	- GV tổng kết lỗi, nhận xét sự tiến bộ của HS.
	* Hoạt động 6 : Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
	- Các dạng bài tập chính tả âm - vần:
	+ Bài tập lựa chọn cho từng vùng phương ngữ :
	GV căn cứ vào đặc điểm phát âm và thực tế viết chính tả của từng HS hoặc từng nhóm HS của lớp mình mà chọn bài tập thích hợp.
	+ Bài tập bắt buộc:
	Đây thường là một số bài tập ôn luyện quy tắc viết c/k, g/gh, ng/ngh; phân biệt phụ âm đầu ch/tr, s/x, các vần có âm cuối n/ng, c/t,... hoặc yêu cầu chữa lỗi trong bài tập chính tả, ghi sổ tay lỗi chính tả.
	- Cách hướng dẫn HS làm bài tập chính tả âm - vần:
	+ Gọi HS nêu yêu cầu bài tập . 
	+ Hướng dẫn HS làm mẫu một phần bài tập.
	+ Tổ chức cho HS làm bài ( cá nhân , nhóm ) và báo cáo kết quả.
	+ Chữa bài. 
	+ GV lưu ý những hiện tượng chính tả có trong bài tập (nếu có) giúp cho HS nắm vững các quy tắc chính tả, có kỹ năng viết tốt hơn.
	 Củng cố - dặn dò:
	- Qua chấm bài và thống kê lỗi GV chọn ra những lỗi sai tiêu biểu, điển hình của cả lớp hướng dẫn lại để HS khắc phục lỗi sai đó. Cho HS viết lại vào bảng con những lỗi sai phổ biến đã chữa lỗi (nếu cần).
	- Đưa ra các bài tập để mở rộng vốn từ, củng cố quy tắc chính tả cho HS thông qua việc tổ chức cho HS làm các bài tập hoặc các trò chơi thi đua.
	- Liên hệ thực tế, giáo dục HS.
	- GV nhận xét tiết học, lưu ý những trường hợp dễ viết sai chính tả trong bài và nêu yêu cầu luyện tập ở nhà: sửa bài mỗi chữ viết sai viết lại một dòng. Nếu bài viết dưới trung bình thì viết lại cả bài.
	- Dặn HS chuẩn bị bài cho tiết học sau. 
 + Khả năng áp dụng sáng kiến:
 Các biện pháp trên đã được tôi vận dụng trong dạy học của môn chính tả ở lớp 3A, trường Tiểu học Trần Phú mang lại hiệu quả cao, học sinh ham thích môn học và tiết học sôi nổi
 + Những thông tin cần được bảo mật: không có
 + Các điều kiện để áp dụng sáng kiến:
 Sau mỗi bài học học sinh tiếp thu được một cách tự nhiên và ghi nhớ tốt kiến thức đã học vào đời sống
 Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
+ Kết quả khảo sát đầu năm và điểm kiểm tra cuối học kì I năm học 2017-2018 như sau: 
Thời gian
TSHS
Điểm dưới 5
Điểm từ 5 đến 6
Điểm từ 7 đến 8
Điểm từ 9 đến 10
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
Đầu năm
21
6
28,6
8
38
6
28,6
1
4,8
Cuối HKI
21
2
9,5
7
33,3
8
38,1
4
19,1
 Qua nghiên cứu đề tài này chúng tôi thấy vô cùng bổ ích; là nguồn tài liệu quý phục vụ cho việc giảng dạy các phân môn tiếng Việt; giúp cho học sinh không những đọc đúng, viết đúng mà còn là cơ sở hết sức quan trọng để học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ, giao tiếp, năng lực cảm thụ văn học và phục vụ cho việc học các môn như: toán học, các môn khoa học tự nhiên xã hôi.
 Hiện na

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_khac_phuc_loi_chinh_ta_cua_h.doc