Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 1 đọc đúng một số tiếng có vần khó theo bộ sách chân trời sáng tạo
Như chúng ta đã biết môn Tiếng Việt ở bậc tiểu học nhằm rèn cho học sinh
cả 4 kỹ năng: Đọc, viết, nói, nghe, song mục tiêu của việc dạy và học Tiếng Việt
lớp 1 là đem lại kỹ năng cho các em kỹ năng đọc đúng, viết đúng. Quá trình đọc
và viết đều thông qua chữ và vần. Chữ viết của Tiếng Việt là chữ ghi âm, về cơ
bản đọc thế nào viết thế ấy. Muốn nắm đựơc kỹ năng đọc viết các tiếng có vần
khó thì các em phải nắm chắc được các chữ ghi vần và cách đọc (phát âm phải
chuẩn) trên cơ sở đó thì các em mới viết đúng và đọc đúng được.
Trong thực tế giảng dạy ở lớp 1 tôi nhận thấy còn một số học sinh đọc sai
dẫn đến viết sai, trong vở ghi các môn học khác khi viết những từ có vần khó.
Qua mục đích của việc dạy "Đọc đúng một số tiếng có vần khó" áp dụng
thực tế với học sinh lớp 1, tôi nhận thấy cần phải bồi dưỡng thường xuyên kịp thời
nâng cao chất lượng đọc đúng - viết đúng cho học sinh.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH . TRƯỜNG TIỂU HỌC . BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 1 ĐỌC ĐÚNG MỘT SỐ TIẾNG CÓ VẦN KHÓ THEO BỘ SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO Tác giả: . Trình độ chuyên môn: .. Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: , ngày . tháng năm 2022 MỤC LỤC 1. Tình trạng giải pháp đã biết ......................................................................................... 1 2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến .................................................... 2 2.1. Mục đích của giải pháp ........................................................................................ 2 2.2. Nội dung giải pháp ............................................................................................... 2 Biện pháp 1. Phân loại đối tượng học sinh. ............................................................ 2 Biện pháp 2. Hệ thống lại các lỗi học sinh thường mắc ......................................... 3 Biện pháp 3. Hướng dẫn cách đọc - viết ................................................................. 4 Biện pháp 4. Rèn " đọc đúng tiếng khó " cho các đối tượng học sinh .................... 8 3. Khả năng áp dụng của giải pháp .................................................................................. 9 4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp ....................................................... 10 5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu ....................................... 10 6. Các thông tin cần được bảo mật : Nội dung sáng kiến .............................................. 11 7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến ............................................................ 11 8. Tài liệu kèm theo (Không) ......................................................................................... 11 1 MÔ TẢ GIẢI PHÁP SÁNG KIẾN 1. Tình trạng giải pháp đã biết Như chúng ta đã biết môn Tiếng Việt ở bậc tiểu học nhằm rèn cho học sinh cả 4 kỹ năng: Đọc, viết, nói, nghe, song mục tiêu của việc dạy và học Tiếng Việt lớp 1 là đem lại kỹ năng cho các em kỹ năng đọc đúng, viết đúng. Quá trình đọc và viết đều thông qua chữ và vần. Chữ viết của Tiếng Việt là chữ ghi âm, về cơ bản đọc thế nào viết thế ấy. Muốn nắm đựơc kỹ năng đọc viết các tiếng có vần khó thì các em phải nắm chắc được các chữ ghi vần và cách đọc (phát âm phải chuẩn) trên cơ sở đó thì các em mới viết đúng và đọc đúng được. Trong thực tế giảng dạy ở lớp 1 tôi nhận thấy còn một số học sinh đọc sai dẫn đến viết sai, trong vở ghi các môn học khác khi viết những từ có vần khó. Qua mục đích của việc dạy "Đọc đúng một số tiếng có vần khó" áp dụng thực tế với học sinh lớp 1, tôi nhận thấy cần phải bồi dưỡng thường xuyên kịp thời nâng cao chất lượng đọc đúng - viết đúng cho học sinh. Ở đây thầy giữ vai trò người thiết kế, chỉ đạo, trò thi công. Thầy nắm rõ mức độ nhận thức của từng đối tượng học sinh để có phương pháp giảng dạy bồi dưỡng hợp lý. Những em viết sai thì làm như thế nào và những em viết đúng, đọc sai thì rèn ra sao? Hoặc có những em do phát âm không chuẩn dẫn đến đọc và viết đều sai thì giáo viên cần có những biện pháp gì?.... Để đạt được những kết quả như giáo viên mong muốn cũng không phải là dễ dàng, mà đây là một quá trình rèn rũa lâu dài. Muốn vậy người giáo viên phải thực sự kiên trì yêu nghề, yêu trẻ hết sức, hết lòng "Vì học sinh thân yêu". Qua thực tế, ta thấy với học sinh lớp 1, buổi đầu đến trường chưa biết đọc, biết viết mọi việc rất mới mẻ các em cần phải làm quen. Do vốn sống các em còn ít ỏi. Đặc điểm tâm sinh lý, cơ thể của các em cấu tạo chưa hoàn chỉnh nên phát âm chưa chuẩn đại đa số là phát âm ngọng thiếu chính xác âm đầu, vần thanh. Ví dụ: ăng - ăn; ênh – en Về mặt tâm lý các em rất hiếu động, chưa có ý thức trong học tập, học chóng nhớ nhưng cũng chóng quên, tuy nhiên các em cũng đã được thầy cô, bố mẹ khen ngợi, động viên kịp thời tạo cho các em hứng thú hơn trong việc học. 2 Căn cứ vào cơ sở khoa học và cơ sở thực tế trên tôi nghĩ để rèn đọc đúng những tiếng có vần khó cho học sinh lớp1 giáo viên phải tập trung luyện tập 4 kỹ năng cơ bản là: đọc, viết, nói, nghe, bằng cách rèn viết bảng, viết vở, phát âm, luyện đọc .... Tiến trình này được lặp đi lặp lại nhiều lần trong quá trình dạy học. Bên cạnh đó giáo viên phải quan tâm đến đối tượng học sinh, tinh thần thái độ học tập của các em.Trong các giờ học giáo viên phải gây được hứng thú học tập cho học sinh nắm được những kiến thức cơ bản về môn Tiếng Việt. Trên cơ sở đó các em nắm bắt được về cấu tạo vần, cấu tạo chữ, mà nhất là cấu tạo các chữ có vần khó để các em hướng đến một cái đích chính là " Đọc đúng, viết đúng đặc biệt là tiếng có vần khó của Tiếng Việt". 2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến 2.1. Mục đích của giải pháp Bản thân tôi xác định mục đích của giải pháp: - Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc dạy và học môn Tiếng Việt trong trường tiểu học. - Tìm hiểu tâm sinh lí lứa tuổi học sinh tiểu học nhằm xác định nhu cầu học Tiếng Việt của các em. - Tìm hiểu thực trạng việc dạy học môn Tiếng Việt của giáo viên và học sinh trường tiểu học Nguyễn Trãi, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái. Xác định những hạn chế trong cách dạy để tìm biện pháp khắc phục nhược điểm đó của giáo viên đồng thời tìm giải pháp gây hứng thú yêu thích học Tiếng Việt cho học sinh tiểu học. - Xác định các điều kiện cần thiết để áp dụng giải pháp. 2.2. Nội dung giải pháp * Căn cứ thực trạng trên, tôi đã có một số biện pháp cụ thể sau: Biện pháp 1. Phân loại đối tượng học sinh. Để nhóm được những em có học lực theo từng loại tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng giữa học kỳ I - năm học . như sau: Lớp 1E: Tổng số học sinh: 42 em 3 Số em đọc tốt, viết đúng: 14 em chiếm 33,3% Số em đọc khá, viết khá: 16 em chiếm 38,2% Số em đọc sai viết, sai: 12 em chiếm 28,5% Trong đó, những em đọc đúng và viết đúng các tiếng có vần khó ngay sau bài học là khoảng 14 em. Còn lại 12 em đọc ngọng hoặc đọc sai vần. VD1: Vần ưu - ươu đọc đúng là ư- u -> ưu; ươ - u -> ươu Nhưng thực tế có em đọc là: ư- u - > iu; ươ - u - > iêu, từ đó dẫn đến viết là: cìu và riệu mà viết đúng phải là: cừu và rượu. VD2: Vần oeo học sinh đọc sai thành oeo - > eo, vần uyu đọc sai thành uy hoặc yu, dẫn đến việc viết sai "khuỵu" thành "khuỵ", ngoằn ngoèo đọc, viết thành ngằn ngoèo. Từ thực trạng đó tôi thấy để rèn cho học sinh đọc đúng, viết đúng tiếng có vần khó giáo viên phải tổ chức các hình thức và phương pháp học tập cho học sinh sao cho phù hợp và đạt hiệu quả, phải có các giải pháp hết sức cụ thể, phù hợp với từng đối tượng học sinh. Biện pháp 2. Hệ thống lại các lỗi học sinh thường mắc Giáo viên hỗ trợ học sinh sửa các lỗi học sinh thường mắc 4 Học sinh lớp tôi rất hay mắc lỗi ở giai đoạn từ học âm chuyển sang học vần ở những bài tiếp theo hầu hết các em đọc và viết sai các tiếng có vần sau: ưu - ươu ; ai - ay ; ui - ưi ; iu - ưu ; iên - iêng ; uôn - uông; oăm - oao; uyu - uyp ... Không chỉ là học sinh lớp 1đọc sai, viết sai, mà ngay cả các lớp trên cũng vẫn có những học sinh như vậy. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến những lỗi học sinh sai tôi thấy các nguyên nhân sau: 1. Do phát âm chưa chuẩn. 2. Do nhầm lẫn âm trong vần, có những âm giống nhau nhưng lại khác nhau ở vị trí cấu tạo các âm trong vần. 3. Do chưa nắm vững cấu tạo vần, vị trí âm trong vần. Ví dụ: ui - uy ( túi khác tuý, cúi hoặc quý...) oanh - oach. hoặc ngoằn ngoèo đọc sai ngằn ngèo dẫn đến viết sai. Hay: tuýp thuốc đọc sai típ thuốc loanh quanh đọc sai loăn quăn . quàu quạu đọc sai càu cạu. Biện pháp 3. Hướng dẫn cách đọc - viết * Để giúp học sinh đọc đúng viết đúng những tiếng có vần khó, tránh khi lên các lớp trên các em vẫn đọc sai, viết sai, cần phải khắc phục và luyện phát âm đúng, chuẩn cho học sinh ngay trong quá trình giảng dạy ở giai đoạn học vần của học sinh lớp1. * Cách hướng dẫn học sinh đọc, viết tiếng có vần khó: Ví dụ: Khi dạy vần ươu, học sinh lẫn với vần iêu Tiếng rượu lẫn với riệu hay khướu lẫn với khiếu Hay vần ưu đọc viết vần iu . Lựu: viết đọc lịu Con cừu - con cìu ...vv * Các giải pháp cụ thể: + Giải pháp 1. So sánh Tôi cho học sinh phát âm 2 vần để so sánh. Nếu chỉ phát âm một vần thì học sinh sẽ quên ngay nên tôi sử dụng phương tiện sau: Giáo viên đọc cho học sinh viết chính tả vào bảng con 2 vần ưu - iu. Sau khi học sinh viết xong đọc lại nhiều lần ( phát âm đúng ). 5 Sau đó tôi cho học sinh tự so sánh 2 vần rút ra sự giống và khác nhau trong các vần Vần ưu, iu ...giống nhau về chữ u đứng sau gọi là âm cuối. Khác nhau về chữ ư, chữ i đứng trước gọi là âm chính cho nên học sinh tự rút ra 2 vần hoàn toàn khác nhau vậy khi đọc, viết nó khác nhau. * Trong quá trình dạy đến các bài vần tôi rút ra lỗi cho học sinh lớp 1 hay sai như sau: Tiếng từ đọc, viết chuẩn Đọc, viết sai khuỷu tay khỉu tay mèo kêu ngoao ngoao ngao ngao quàu quạu càu cạu ngoắt ngoéo ngắt ngéo chuệch choạc chệch chạc tuýp thuốc típ thuốc huýt sáo hít sáo quyên góp quên ( góp ) con khướu con khiếu chai rượu chai riệu loẻng xoẻng lẻng xẻng loẻo khoẻo lẻo khẻo tuyết rơi tiết rơi trái lựu trái lịu * Nắm được những lỗi sai của học sinh khi đọc và viết, tôi đã hướng dẫn học sinh bằng giải pháp tiếp theo. + Giải pháp 2. Phát âm Thầy phát âm mẫu thật chuẩn cho học sinh nghe giọng đọc, nhìn khuôn miệng của thầy khi phát âm, học sinh đọc theo.Trong quá trình phát âm các em sẽ 6 có sự tự điều chỉnh theo mẫu. Cá nhân cả lớp phát âm đồng thanh (to - nhỏ - nhẩm - thầm ). Giáo viên lưu ý thao tác thầm, tư duy bên trong của học sinh cũng rất quan trọng. + Giải pháp 3. Phân tích (tách tiếng ). Dùng phương pháp tách đôi, nếu tiếng có thanh đưa về tiếng thanh ngang. Ví dụ: Tiếng khuỷu giáo viên cho học sinh tách phần đầu, phần vần và phần thanh. Phần đầu: kh ;Vần: uyu ;Thanh: hỏi , sau đó tách tiếp phần vần (nếu học sinh chưa nắm được). Dùng phương pháp tách tiếng như vậy học sinh sẽ thuận tiện trong khi đọc và viết chính xác hơn. + Giải pháp 4. Thao tác luyện viết ở bảng con Sau khi các em đã được học các vần, tiếng khoá, từ khoá mà có các vần khó như vậy. Tôi đã rèn cho học sinh hàng ngày ở trên lớp, đọc cho học sinh tự viết chính tả trên bảng con, trước hết là những vần khó, sau khi viết đúng và phát âm chuẩn rồi, tôi cho các em tự tìm tiếng - từ rồi mới ghép các vần đó, tôi sẽ nhắc lại một số tiếng, từ rồi cho học sinh luyện bảng con, khi viết xong học sinh đọc lại (luyện phát âm nhiều em ) Cũng có thể những vần khó quá, học sinh không tìm được tiếng mới, giáo viên có thể đọc cho học sinh viết. Ví dụ: mèo ngoao ngoao, khi học sinh viết giáo viên quan sát, nếu các em viết sai giáo viên dùng cách sửa cho học sinh, cho học sinh phát âm lại cả tiếng sau đó phân tích tiếng, tiếp đến phân tích vần. Học sinh phải xác định được vần có mấy con chữ ghép lại. Các em tự tìm ra lỗi sai của mình và sửa. Có như thế các em mới nhớ lâu hơn. + Giải pháp 5. Thao tác nghe viết chính tả vào vở Ở bước này học sinh nghe để viết nghe thế nào viết thế ấy. Muốn học sinh viết đúng giáo viên phải phát âm chuẩn - rõ - chính xác từng vần - tiếng từ. Đây là bước rất quan trọng, không những học sinh chỉ nghe để viết đúng mà còn rèn chữ, hướng dẫn học sinh cách trình bày vào vở. Khi viết xong, học sinh tự soát lại bài - sửa lỗi cho mình. Bằng cách này học sinh sẽ nhớ và khắc sâu được kiến thức bài học. 12
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_huong_dan_hoc_sinh_lop_1_doc.pdf