Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp gây hứng thú cho học sinh học Toán lớp 1 thông qua trò chơi

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp gây hứng thú cho học sinh học Toán lớp 1 thông qua trò chơi

Hiện nay đất nước ta đang ở giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế nên đòi hỏi một nguồn nhân lực cao với những lao động sáng tạo trên tất cả các lãnh vực kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế, xã hội, . Muốn làm được điều này, giáo dục phải tạo điều kiện để học sinh phát huy năng khiếu tiềm ẩn, đồng thời giúp trẻ khơi nguồn sáng tạo ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường tiểu học, từ đó tạo nên mặt bằng dân trí cao hơn sau 20 năm đổi mới, hình thành một bộ phận học sinh tiểu học có khả năng học tập và hiểu biết ngang bằng với các nước trong khu vực và trên thế giới. Trên nền đó sẽ xuất hiện ngày càng nhiều nhân tài phục vụ thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Con đường để hoàn thành sứ mệnh này là nâng cao chất lượng giáo dục, đổi mới cách dạy và học.

Mục tiêu toán học chương trình tiểu học nói chung và mục tiêu toán học lớp 1 nói riêng. Đặc biệt chú trọng việc hình thành và phát triển các kĩ năng thực hành tính, đo lường, giải toán có nhiều ứng dụng thiết thực để góp phần bước đầu phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lí. Từ đó, hình thành bước đầu phương pháp tự học và làm việc có kế hoạch, khoa học, chủ động, linh hoạt, sáng tạo. Bên cạnh đó, giáo viên phải nắm yêu cầu cần đạt của môn Toán, đảm bảo phù hợp tâm lí lứa tuổi và khả năng học tâp của từng học sinh. Đối với học sinh tiểu học, chơi cũng là một nhu cầu không thể thiếu được. Vì vậy việc sử dụng các trò chơi học tập trong giờ học Toán là hết sức cần thiết và bổ ích. Trò chơi học tập là hoạt động được tổ chức có tính chất vui chơi, giải trí nhưng có nội dung gắn với bài học hay hoạt động học tập của học sinh. Trò chơi học tập có tác dụng giúp học sinh: Thay đổi động hình, chống mệt mỏi, tăng cường khả năng thực hành, vận dụng các kiến thức đã học. Phát triển hứng thú, tập thói quen tập trung, tính độc lập, ham hiểu biết và khả năng suy luận. Khi chơi, trẻ tưởng tượng, suy ngẫm, thử nghiệm, lập luận để đạt kết quả mà lại không nghĩ là mình đang học. Sự “khô khan” của giờ học Toán do đó sẽ được giảm nhẹ, quá trình học tập diễn ra một cách tự nhiên hơn, hấp dẫn hơn.

 

docx 15 trang tuyettranh 24/12/2022 105410
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp gây hứng thú cho học sinh học Toán lớp 1 thông qua trò chơi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Đặt vấn đề:
Hiện nay đất nước ta đang ở giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế nên đòi hỏi một nguồn nhân lực cao với những lao động sáng tạo trên tất cả các lãnh vực kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế, xã hội, .... Muốn làm được điều này, giáo dục phải tạo điều kiện để học sinh phát huy năng khiếu tiềm ẩn, đồng thời giúp trẻ khơi nguồn sáng tạo ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường tiểu học, từ đó tạo nên mặt bằng dân trí cao hơn sau 20 năm đổi mới, hình thành một bộ phận học sinh tiểu học có khả năng học tập và hiểu biết ngang bằng với các nước trong khu vực và trên thế giới. Trên nền đó sẽ xuất hiện ngày càng nhiều nhân tài phục vụ thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Con đường để hoàn thành sứ mệnh này là nâng cao chất lượng giáo dục, đổi mới cách dạy và học.
Mục tiêu toán học chương trình tiểu học nói chung và mục tiêu toán học lớp 1 nói riêng. Đặc biệt chú trọng việc hình thành và phát triển các kĩ năng thực hành tính, đo lường, giải toán có nhiều ứng dụng thiết thực để góp phần bước đầu phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lí. Từ đó, hình thành bước đầu phương pháp tự học và làm việc có kế hoạch, khoa học, chủ động, linh hoạt, sáng tạo. Bên cạnh đó, giáo viên phải nắm yêu cầu cần đạt của môn Toán, đảm bảo phù hợp tâm lí lứa tuổi và khả năng học tâp của từng học sinh. Đối với học sinh tiểu học, chơi cũng là một nhu cầu không thể thiếu được. Vì vậy việc sử dụng các trò chơi học tập trong giờ học Toán là hết sức cần thiết và bổ ích. Trò chơi học tập là hoạt động được tổ chức có tính chất vui chơi, giải trí nhưng có nội dung gắn với bài học hay hoạt động học tập của học sinh. Trò chơi học tập có tác dụng giúp học sinh: Thay đổi động hình, chống mệt mỏi, tăng cường khả năng thực hành, vận dụng các kiến thức đã học. Phát triển hứng thú, tập thói quen tập trung, tính độc lập, ham hiểu biết và khả năng suy luận. Khi chơi, trẻ tưởng tượng, suy ngẫm, thử nghiệm, lập luận để đạt kết quả mà lại không nghĩ là mình đang học. Sự “khô khan” của giờ học Toán do đó sẽ được giảm nhẹ, quá trình học tập diễn ra một cách tự nhiên hơn, hấp dẫn hơn.
Muốn cho học sinh Tiểu học học tốt được môn Toán thì mỗi người Giáo viên không phải chỉ truyền đạt, giảng giải theo các tài liệu đã có sẵn trong Sách giáo khoa, trong các sách hướng dẫn và thiết kế bài giảng một cách rập khuôn, máy móc làm cho học học tập thụ động. Nếu chỉ dạy như vậy thì việc học tập của học sinh diễn ra thật đơn điệu, tẻ nhạt và kết quả học tập sẽ không cao. Đó là một trong những nguyên nhân gây ra việc cản trở đào tạo các em thành những con người năng động, tự tin, sáng tạo sẵn sàng thích ứng với những sự việc diễn ra hằng ngày. Chính vì những lí do trên nên tôi đã chọn đề tài: “Biện pháp gây hứng thú cho học sinh học Toán lớp 1 thông qua trò chơi”
2. Mục đích đề tài:
	 Nghiên cứu biện pháp gây hứng thú cho học sinh học toán lớp 1 thông qua trò chơi nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Toán lớp 1.
II. Nội dung công việc đã làm
1. Thực trạng:
a. Về phía giáo viên:
Mặc dù đã được tiếp thu các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học. Song để tổ chức trò chơi trong các giờ dạy học Toán sao cho mang lại hiệu quả như giáo viên mong muốn quả là một điều không đơn giản. Nó cần nhiều thời gian để đầu tư suy nghĩ, tìm tòi, chuẩn bị phương tiện, đồ dùng,  Mặt khác, tổ chức trò chơi học tập sao cho HS tiếp xúc cảm thấy hấp dẫn nhất và thích thú thì phụ thuộc hoàn toàn vào công tác tổ chức của giáo viên mà kĩ năng tổ chức trò chơi của giáo viên cơ bản còn rất nhiều hạn chế.
Muốn chất lượng môn Toán lớp 1được nâng cao, yếu tố đầu tiên và cũng là quan trong nhất là HS phải yêu thích học Toán, phải có hứng thú học Toán thực sự. Bởi vậy đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học trong đó vận dụng linh hoạt các trò chơi học tập Toán vào các tiết học là ưu tiên số 1 và là việc cần được làm ngay. 
b.Về phía học sinh:
Môn Toán – môn học từ xưa đến nay được xem là khô khan hóc búa, mang tính trừu tượng cao. Vì vậy, việc lĩnh hội tri thức toán học là rất khó khăn đối với học sinh tiểu học nói chung và lớp 1 nói riêng. Điều này cũng dể hiểu vì: để lĩnh hội được tri thức toán học thì học sinh cần phải biết so sánh, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hoá và khái quát hoá mà chức năng trừu tượng hoá và khái quát hoá ở trẻ lớp 1 còn chưa phát triển đầy đủ. Thêm vào đó là lượng kiến thức môn Toán đưa vào chương trình khá lớn đã dẫn đến một thực trạng là học sinh tiếp nhận kiến thức rất vất vả, thụ động nhất là những học sinh ngại phát biểu, tiếp thu chậm; các em luôn cảm thấy sợ, cảm thấy căng thẳng, nặng nề mỗi khi bắt đầu giờ học. Cuối tiết học, học sinh thường uể oải, ít tập trung chú ý vào bài học vì đặc điểm của học sinh lớp 1 là “Dễ nhớ, mau quên, chóng chán”. Bởi vậy, chất lượng học tập toán nhìn chung chưa cao.
Mặt khác, đặc điểm về tư duy học sinh lớp 1chủ yếu là tư duy trực quan, vật thật hay thông qua những hành động cụ thể để hình thành khái niệm, kiến thức, kĩ năng. Học sinh lớp 1 rất dễ xúc động và thích tiếp xúc với mọi vật, hiện tượng nào đó nhất là những sự vật hiện tượng gây cảm xúc mạnh
*. Những khó khăn trên do các nguyên nhân sau:
Do nhiều nguyên nhân, việc tổ chức trò chơi dạy học Toán của nhiều giáo viên chưa đồng bộ, do chưa đổi mới phương pháp dạy học một cách triệt để, chưa coi trọng hoạt động học tập của học sinh là trung tâm của quá trình dạy học cho nên các hoạt động ít khi phát huy được tác dụng. Hầu như, học sinh ít được chơi khi học Toán để chiếm lĩnh kiến thức mới. Bên cạnh đó, không ít giáo viên tổ chức trò chơi chưa đúng lúc, đúng chỗ, đúng mức độ của nội dung bài học, nhiều khi lại quá lạm dụng. 
Chính từ những thực tế trên tôi thấy việc tổ chức trò chơi thông qua dạy học Toán ở Tiểu học nói chung và lớp Một nói riêng nó có vị trí quan trọng vì nhận thức của học sinh 6 tuổi còn mang đậm tính vui chơi gắn với học tập. Trong khi đó kiến thức toán học lại mang tính khô khan, dễ chán. Tổ chức trò chơi qua học Toán sẽ giúp học sinh có hứng thú hơn, tập trung hơn trong học Toán.
Từ các nguyên nhân trên nên tôi chọn đề tài “Biện pháp gây hứng thú cho học sinh học Toán lớp 1 thông qua trò chơi.”
2. Nội dung cần giải quyết:
Trước đây, việc giảng dạy môn Toán cho học sinh chưa được chúng ta quan tâm đến nhiều khi tổ chức trò chơi qua học tập. Khi dạy môn này việc tổ chức trò chơi qua dạy học Toán của nhiều giáo viên còn hạn chế. Giáo viên chưa tìm hiểu, cập nhật vì thế chưa gây được hứng cho học sinh khi học toán. Để khắc phục tình hình nêu trên:
- Đối với bản thân giáo viên.
- Tổ chức trò chơi thông qua dạy học phù hợp nội dung và yêu cầu của bài học.
- Nguyên tắc tổ chức trò chơi qua dạy học toán.
3. Biện pháp giải quyết:
 3.1. Đối với bản thân giáo viên:
 Trước hết giáo viên phải hiểu được: Hướng dạy học hiện nay là tác động vào người học, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Dạy học theo hướng tổ chức các “hoạt động dạy học”, chừng nào học sinh đã có “hoạt động học” thì quá trình dạy học mới có hiệu quả. Việc đưa trò chơi học Toán đến từng học sinh, các em hứng thú tự suy nghĩ tìm kết học tập, tức là đã tạo ra “môi trường học Toán” tốt, tạo cơ hội để các em được “hoạt động học tập”, tạo ra sự hợp tác giữa trò và trò, giữa thầy và trò, việc học như thế sẽ lôi cuốn, hấp dẫn các em vào chương trình học một cách tự giác, tự nhiên và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh Tiểu học.
 Hoạt động vui chơi là hoạt động mà động cơ của nó nằm trong chính quá trình hoạt động bản thân trò chơi chứ không nằm ở kết quả chơi.
 Chơi là một nhu cầu cần thiết đối với học sinh Tiểu học, có thể nói nó quan trọng như ăn, ngủ, học tập trong đời sống các em. Chính vì vậy các em luôn tìm mọi cách và tranh thủ thời gian trong mọi điều kiện để chơi. Được chơi các em sẽ tham gia hết sức tự giác và chủ động. Khi chơi các em biểu lộ tình cảm rất rõ ràng như niềm vui khi thắng lợi và buồn bã khi thất bại. Vui mừng khi thấy đồng đội hoàn thành nhiệm vụ, bản thân các em thấy có lỗi khi không làm tốt được nhiệm vụ của mình. Vì tập thể mà các em khắc phục khó khăn, phấn đấu hết khả năng để mang lại thắng lợi cho tổ, nhóm trong đó có mình. Đây chính là đặc tính thi đua rất cao của các trò chơi. Vì vậy khi đã tham gia trò chơi, học sinh thường vận dụng hết khả năng về sức lực, tập trung sự chú ý, trí thông minh và sự sáng tạo của mình. Thông qua trò chơi, giáo viên rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, thúc đẩy hoạt động trí tuệ, nhờ sử dụng Trò chơi học tập mà quá trình dạy học trở thành một hoạt động vui và hấp dẫn hơn, cơ hội học tập đa dạng hơn.
a. Trò chơi “Tô hình đúng, màu đẹp”:
* Muc đích: Củng cố khả năng nhận dạng tam giác, hình vuông, hình tròn, rèn luyện sự khéo tay, óc thẩm mĩ.
* Chuẩn bị:
+ GV chuẩn bị sẵn lên giấy khổ lớn 2 nhóm hình như sau:
* Cách chơi:
	Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 3 bạn đại diện lên chơi. GV phát cho mỗi đội 3 bút màu (xanh, đỏ,vàng). Yêu cầu quan sát kĩ các hình vẽ. Khi GV hô: ‘Tô màu đỏ vào hình tam giác, tô màu xanh vào hình vuông, tô màu vàng vào hình tròn”. Trong 3 phút đội nào tô đúng, đẹp (không bị nhoè màu ra ngoài hình, không to màu nọ chồng lên màu kia do nhầm) thì đội đó thắng cuộc.
b. Trò chơi “Xếp hình theo mẫu”:
*Mục đích:
	+ Củng cố về nhận dạng hình tam giác, hình tròn.
	+ Rèn khả năng quan sát, nhận xét quy luật của dãy hình.
* Chuẩn bị:
+ Mỗi HS lấy sẵn các hình tròn, hình tam giác (trong bộ đồ dùng học toán 1) đặt trên bàn.
GV chuẩn bị dãy hình mẫu sau (có thể vẽ hoặc đính sẵn trên bảng phụ):
* Cách chơi: Cả lớp cùng chơi.
+ GV đưa dãy hình mẫu ra cho cả lớp quan sát trong một thời gian ngắn (có thể đếm từ 1 đến 10), sau đo cất đi.
+ Khi GV ra hiệu lệnh, HS dùng các hình đã chuẩn bị sẵn của mình để xếp thành dãy hình theo đúng mẫu của GV đưa ra.
+ Trong khoảng thời gian định trước (1 phút hoặc 2 phút), những HS nào xếp đúng, đẹp sẽ được thưởng.
c. Trò chơi 3 “Xếp đúng thứ tự”:
* Mục đích:
	+ Củng cố về so sánh thứ tự các số trong phạm vi 10 (hoặc trong phạm vi 100)
*Chuẩn bị:
+ Học sinh chuẩn bị 5 tấm bìa, trên đó có ghi các số: 0; 6; 3; 8; 5 (dạng quân bài). Có thể chuẩn bị các số khác cũng được.
0
6
3
8
5
Ví dụ:
*Cách chơi: Chơi theo cá nhân. Mỗi học sinh để sẵn các tấm bìa trên bàn. Giáo viên ra hiệu lệnh “Hãy! sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn (hoặc từ lớn đến bé)”. Các bạn xếp lại quân bài theo hiệu lệnh của giáo viên. Ai làm xong trước và đúng sẽ thắng cuộc.
0
3
5
6
8
*Lưu ý: Để tránh bị nhàm chán giáo viên có thể thay đổi bằng một số khác.
Trò chơi này có thể áp dụng trong nhiều bài.
d. Trò chơi “Xì điện”:
* Mục đích:
+ Luyện tập và củng cố kỹ năng làm các phép tính cộng trừ trong phạm vi 10.
+ Luyện phản xạ nhanh ở các em
*Chuẩn bị: Không cần chuẩn bị bất kỳ đồ dùng nào
*Cách chơi: Cả lớp cùng chơi.Giáo viên hỏi, chẳng hạn “ 2 + 5 = ?”( hoặc 8 – 3 =? hoặc “mấy cộng 0 bằng 3 ?” .) rồi chỉ một bạn bất kì trả lời. Bạn này trả lời xong, lại hỏi (tương tự như trên) rồi chỉ một bạn khác trả lời. Cứ tiếp tục nhưng vậy cho tới khi nào giáo viên ra hiệu lệnh dừng lại.
Bạn nào được chỉ định phải trả lời thật nhanh. Bạn nào trả lời sai phải nhảy cò cò.
	* Lưu ý:
	+ Trò chơi này không cần phải chuẩn bị đồ dùng.
	+ Trò chơi này có thể áp dụng được vào nhiều bài (Ví dụ: Luyện tập các bảng cộng trừ) và có thể thay đổi hình thức “Xì điện”. Ví dụ: 1 em hô to 1 + 3 và chỉ vào em tiếp theo để truyền thì em này chỉ việc nói kết quả bằng 4 hay 9 – 2 chỉ vào em tiếp theo để truyền thì em này chỉ việc nói kết quả bằng 7.
+ Trò chơi này không cầu kỳ nhưng vẫn gây được không khí vui, sôi nổi, hào hứng trong giờ học cho các em.
đ. Trò chơi “Vua phá lưới”:
* Mục đích:
	+ Luyện tập củng cố kỹ năng cộng trong phạm vị 10.
	+ Tập cho học sinh cách đánh giá, cho điểm.
*Chuẩn bị:
Giáo viên chuẩn bị sẵn trên giấy khổ lớn trên 2 hình vẽ như sau:
*Cách chơi: Giáo viên nêu bài toán: “Các chú thỏ chơi bóng sút tung lưới của thủ môn thỏ Xám chính là chú thỏ mang số áo mà cộng với 4 được 10. Đố bạn tìm được số đó là chú thỏ nào? “
Hai bạn đại diện cho 2 bạn cùng chơi. Các bạn còn lại cỗ vũ và giám sát. Mỗi bạn chơi tìm cách nối khung thành với 1 chú thỏ mang số áo thích hợp với câu trả lời của bài toán.
Bạn nào làm đúng và nhanh hơn thì bạn đó được phong làm “Vua phá lưới”
*Lưu ý: Để tránh nhàm chán, giáo viên có thể thay số 4 và các số đeo trên áo của các chú thỏ để có thể tiếp tục tiến hành cuộc chơi.
e.Trò chơi “Ong đi tìm nhụy”: (Trò chơi có thể áp dụng các bảng cộng, trừ trong phạm vi 10.)
*Mục đích:
	+ Rèn tính tập thể.
	+ Giúp cho học sinh thuộc các bảng cộng, trừ trong phạm vi 10
* Chuẩn bị:
5
7
9
4
8
	+ 2 bông hoa 5 cánh, mỗi bông một màu, trên mỗi cánh hoa ghi các số như sau, mặt sau gắn nam châm.
+ 10 chú Ong trên mình ghi các phép tính, mặt sau có gắn nam châm.
2 + 3 
10 – 3 
10 – 1 
8 – 2 
4 + 4 
	+ Phấn màu
*Cách chơi:
	+ Chọn 2 đội, mỗi đội 4 em.
	+ Giáo viên chia bảng làm 2, gắn mỗi bên bảng một bông hoa và 5 chú Ong, ở bên dưới không theo trật tự, đồng thời giới thiệu trò chơi.
	Cô có 2 bông hoa trên những cánh hoa là các kết quả của phép tính, còn những chú Ong thì chở các phép tính đi tìm kết quả của mình. Nhưng các chú Ong không biết phải tìm như thế nào, các chú muốn nhờ các con giúp, các con có giúp được không?
	Hai đội xếp thành hàng. Khi nghe hiệu lệnh "bắt đầu" thì lần lượt từng bạn lên nối các phép tính với các số thích hợp. Bạn thứ nhất nối xong phép tính đầu tiên, trao phấn cho bạn thứ 2 lên nối, cứ như vậy cho đến khi nối hết các phép tính. Trong vòng 1 phút, đội nào nối đúng và nhanh hơn là đội chiến thắng.
	* Lưu ý: Sau khi học sinh chơi xong, giáo viên chấm và hỏi thêm một số câu hỏi sau để khắc sâu bài học
8 – 2 
	+ Tại sao chú Ong 	không tìm được đường về nhà?
	+ Phép tính " 8 – 2 " có kết quả bằng bao nhiêu?
	+ Muốn chú Ong này tìm được về thì phải thay đổi số trên cánh hoa như thế nào?
g. Trò chơi “Đối đáp toán học”:
*Mục đích:
Luyện tập tính nhẩm cộng và trừ trong phạm vi 10. Củng cố nhận biết quan hê giữa phép tính cộng và phép tính trừ.
* Chuẩn bị:
HS cần học thuộc lòng các bảng cộng, trừ trong phạm vi 10.
Một bảng các phép tính, ví dụ:
4 + 5 = 
5 + 4 = 
8 + 2 = 
2 + 8 = 
9 – 5 = 
9 – 4 = 
10 – 2 = 
10 – 8 = 
*Cách chơi: Chia thành từng nhóm hai bạn cùng chơi. Một bạn hỏi, chẳng hạn: “Bốn cộng năm bằng mấy?”. Bạn kia trả lời: “Bằng chín” rồi đố lại: “chín trừ năm bằng mấy?”. Lưu ý, nếu người đố về phép cộng thì người trả lời phải đố lại bằng phép trừ, ngược với phép tính vừa đố.
Bạn nào trả lời nhanh và đúng thì được ghi 1 điểm. Bạn nào được nhiều điểm hơn sẽ được khen thưởng.
Nếu trả lời sai thì mất quyền hỏi, bạn kia có quyền được hỏi tiếp theo quy tắc nêu trên.
	h.Trò chơi “Đố biết số nào”:
	* Mục đích: Củng cố cấu tạo số có hai chữ số. Củng cố vẻ so sánh số tự nhiên các số trong phạp vi 100.
	* Chuẩn bị: Mỗi học sinh chuẩn bị một bảng gài số, một tấm bìa ghi các số từ 0 đến 10 (trong bộ đồ dùng toán học).
	+ Ví dụ
0
Bảng gài
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
	* Cách chơi: Cả lớp cùng chơi.
	+ Giáo viên ra lệnh, yêu cầu cả lớp tìm các số theo hiệu lệnh của! giáo viên, chẳng hạn như:
	- Số gồm 2 chục và 0 đơn vị.
	- Số gồm 3 chục và 5đơn vị.
	- Số liền trước số 15.
	- Số liền sau số 19.
	- Số bé nhất có hai chữ số.
	- Số lớn nhất có một chữ số.
	+ Cả lớp lấy các tấm bìa ghi số, cài vào bảng tạo thành số theo mỗi hiệu lệnh của giáo viên rồi giơ lên.
	+ Bạn nào làm sai sẽ bị phạt (nhảy lò cò hoặc đứng lên, ngồi xuống tại chỗ 3 lần .).
i. Trò chơi “Làm tính tiếp sức”:
*Mục đich:
- Rèn kĩ năng tính cộng, trừ trong phạm vi 5.
* Chuẩn bị:
- Kẻ sẵn lên bảng 2 hình như sau:
 3
+2	 -1	 +0	 +	 +1	-3
* Cách chơi:
- Hai đội chơi, mỗi đội 5 bạn. Khi giáo viên ra lệnh bắt đầu chơi thì bạn đầu tiên của mỗi đội lên điền kết quả của phép tính đầu tiên vào hình tam giác, rồi nhanh chóng trao lại bút cho người thứ hai. Cứ tiếp tục như thế . Bạn thứ 5 lên điền kết quả của phép tính cuối cùng vào bông hoa.
Đội nào đúng và nhanh hơn sẽ thắng cuộc. 
*Lưu ý: Trò chơi này có thể áp dụng trong nhiều bài. 
k.Trò chơi “Thợ chỉnh đồng hồ”:
*Mục đích:
	+ Củng cố kỹ năng xem đồng hồ.
	+ Củng cố nhận biết các đơn vị thời gian (giờ).
*Chuẩn bị: 4 mô hình đồng hồ ( hình vẽ ).
* Cách chơi:
	+ Chia lớp thành 4 đội (4 tổ theo lớp học)
	+ Lần thứ nhất: Gọi 4 em lên bảng (4 em đại diện cho 4 đội), phát cho mỗi em 1 mô hình đồng hồ, chuẩn bị quay kim đồng hồ theo hiệu lệnh của giáo viên. Khi nghe giáo viên hô to 1 giờ nào đó, 4 em này ngay lập tức phải quay kim đến đúng giờ đó. Em nào quay chậm nhất hoặc sai lệch bị loại khỏi cuộc chơi.
	+ Lần thứ hai: Các đội lại thay người chơi khác
	+ Cứ chơi như vậy 8 - 10 lần. Đội nào còn nhiều thành viên nhất đội đó là đội thắng cuộc.
* Lưu ý: Để các em chơi nhanh, vui và thử phản ứng nhanh giáo viên cần chuẩn bị sẵn 1 số giờ viết ra giấy (không phải nghĩ lâu) để khi hô cho nhanh.
Ví dụ: 5giờ, 10giờ, 8giờ, 1giờ, 4giờ, .
3.2. Tổ chức trò chơi thông qua dạy học phù hợp nội dung và yêu cầu của bài học:
 	Nói đến tổ chức trò chơi qua dạy học ta không chỉ quan tâm đến trò chơi của người thầy mà thái độ học tập của trò cũng giữ một vị trí quan trọng trong việc hình thành kiến thức kỹ năng cho chính bản thân các em. Bởi vì dạy học là tổ chức hoạt động học tập để học sinh tự hình thành kiến thức. Như vậy trò chơi học tập của học sinh cũng là phương tiện, là điều kiện vật chất để đổi mới phương pháp dạy học. Nói cách khác đổi mới phương pháp dạy học là phải đổi mới cách học tập cho học sinh. Nhận thức được tầm quan trọng của việc gây hứng thú cho học sinh trong học toán. Ngay từ đầu năm học trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, chúng tôi đã giành thời gian thảo luận các vấn đề này.
 	Ví dụ: Với học sinh lớp Một học Toán khô khan dễ chán nên tổ chức trò chơi thông qua học toán sẽ gây hứng thú hơn, học sinh tập trung trong học tập “chơi mà học, học mà chơi”.
 	3.3. Nguyên tắc tổ chức trò chơi qua dạy học Toán:
Do đặc điểm về tâm lý và trình độ học tập của học sinh ở mỗi lớp (Một), việc sử dụng loại hình minh hoạ nào hoặc loại hình dạy học nào, với mức độ trực quan nào đều được cân nhắc kĩ lưỡng. Cần phải căn cứ vào đối tượng học sinh cụ thể để lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học sao cho có thể hỗ trợ học sinh đạt được các mục tiêu cơ bản của bài học. Đối với các trò chơi dạy học Toán ở lớp Một, giáo viên cũng phải tổ chức đúng mức, không được coi nhẹ nhưng cũng phải tránh “lạm dụng”. Vì vậy giáo viên nên tìm hiểu kĩ, cân nhắc khi tổ chức trò chơi qua dạy học Toán ở mỗi dạng bài, ở mỗi giai đoạn học tập.
 	Một điều cuối cùng muốn nói ở đây đó là muốn tổ chức trò chơi tôi phải tuân thủ theo những nguyên tắc sau đây
- Gắn với nội dung của sách giáo khoa.
 	- Phù hợp với hình thức dạy học bộ môn.
 	- Phù hợp với kế hoạch bài học.
 	- Đúng mục đích, đúng lúc, đúng chỗ.
 	- Đúng đặt điển tâm lí và trình độ học sinh.
 	- Tổ chức trò chơi học toán phải phù hợp với điều kiện kinh tế nhưng vẫn phải đảm bảo được tính chính xác, khoa học, thẩm mỹ.
 	- Giúp học sinh manh dạn hơn và được giáo dục nhiều mặt thông qua trò chơi.
4. Kết quả chuyển biến:
Sau khi áp dụng các giải pháp trên, tôi thấy trò chơi học tập là một loại hình hoạt động vui chơi có nhiều tác dụng trong các giờ học của học sinh tiểu học “học mà chơi, chơi mà học”. Trò chơi học tập tạo ra không khí vui tươi, hồn nhiên, sinh động trong giờ học. Nó còn kích thích được trí tưởng tượng, tò mò, ham hiểu biết ở trẻ. Từ đó khích lệ các em phát triển năng khiếu, năng lực, hạn chế tính ỷ lại,nhút nhát của học sinh. Vì vậy, có thể nói việc tổ chức trò chơi trong các giờ học toán là vô cùng cần thiết. Song không nên quá lạm dụng phương pháp này, ở mỗi giờ học ta chỉ nên tổ chức cho các em chơi từ 1 đến 2 trò chơi trong khoảng từ 3 đến 5 phút hoặc cùng lắm 10 phút. Do vậy người Giáo viên cần có kỹ năng tổ chức, hướng dẫn các em thực hiện các trò chơi thật hợp lý và đồng bộ, phát huy được tối đa vai trò của học sinh.
Khi tổ chức trò chơi học tập nói chung và môn toán lớp 1 nói riên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_gay_hung_thu_cho_hoc_sinh_ho.docx