Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh lớp 3 học tốt phép tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh lớp 3 học tốt phép tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu

Trong hệ thống giáo dục, bậc Tiểu học có một vị trí rất quan trọng, vì nó là bậc học nền móng cho các bậc học tiếp theo.

Giáo dục Tiểu học là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng góp phần đào tạo ra lớp người mới phát triển một cách toàn diện để có thể gánh trên vai sứ mệnh lịch sử của ngành giáo dục. Ở Việt Nam, những năm gần đây giáo dục tiểu học được quan tâm đặc biệt. Những năm qua đã có biết bao công trình nghiên cứu, bao sáng kiến cải cách nội dung, đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với sự phát triển của xã hội.

Chương trình tiểu học mới đòi hỏi người thầy ở khắp mọi miền Tổ quốc phải nỗ lực phấn đấu, khắc phục khó khăn, tích cực đổi mới phương pháp dạy học để đạt được mục tiêu giáo dục đề ra.

Trong chương trình Tiểu học, Tiếng Việt là môn học có chức năng “kép” (vừa là môn khoa học, vừa là môn công cụ) và là môn học chiếm nhiều thời lượng nhất. Môn Tiếng Việt cung cấp một khối lượng kiến thức cơ bản cho mỗi học sinh trước khi bước vào đời. Đồng thời, nó giúp học sinh rèn luyện, nâng cao trình độ sử dụng một phương tiện học tập và lĩnh hội tri thức khoa học, nâng cao kỹ năng sử dụng Tiếng Việt.

Học Tiếng Việt không chỉ dừng lại ở những hiểu biết về nó, mà điều quan trọng là sử dụng nó ngày một thành thạo hơn, tốt hơn vào các hoạt động giao tiếp đa dạng trong xã hội.

Để đạt được mục tiêu trên, phân môn Luyện từ và câu đã góp phần không nhỏ, ngoài việc củng cố về các mẫu câu và mở rộng vốn từ cho học sinh thì phân môn Luyện từ và câu còn giúp các em làm quen với các biện pháp tu từ, trong đó có biện pháp tu từ so sánh. Đây là mảng kiến thức rất mới đối với học sinh lớp 3. Qua các bài học, các em sẽ nhận biết được các hình ảnh so sánh, các sự vật được so sánh với nhau trong mỗi khổ thơ, mỗi đoạn văn, các em cần phân biệt được kiểu so sánh của mỗi hình ảnh so sánh ấy; thấy được ý nghĩa, tác dụng của biện pháp so sánh trong biểu đạt ngôn ngữ làm cho sự vật hiện lên sinh động và gần gũi hơn. Để viết được những câu văn hay, những bài văn giàu hình ảnh và cảm xúc, các nhà thơ nhà văn phải có sự quan sát tinh tế và kết hợp với các biện pháp nghệ thuật để tạo nên sự thành công của tác phẩm.

Nhờ những hình ảnh bóng bẩy, dùng cái này để đối chiếu cái kia nhằm diễn tả những ngụ ý nghệ thuật mà so sánh tu từ được sử dụng phổ biến trong thơ ca, đặc biệt là thơ viết cho thiếu nhi.

 

doc 31 trang Trần Đại 27/04/2023 6188
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh lớp 3 học tốt phép tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Teân ñeà taøi: 
BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 3 HỌC TỐT PHÉP TU TỪ SO SÁNH
TRONG PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I/ Lý do chọn đề tài: 
1/ Lý luận: 
Trong hệ thống giáo dục, bậc Tiểu học có một vị trí rất quan trọng, vì nó là bậc học nền móng cho các bậc học tiếp theo. 
Giáo dục Tiểu học là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng góp phần đào tạo ra lớp người mới phát triển một cách toàn diện để có thể gánh trên vai sứ mệnh lịch sử của ngành giáo dục. Ở Việt Nam, những năm gần đây giáo dục tiểu học được quan tâm đặc biệt. Những năm qua đã có biết bao công trình nghiên cứu, bao sáng kiến cải cách nội dung, đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với sự phát triển của xã hội. 
Chương trình tiểu học mới đòi hỏi người thầy ở khắp mọi miền Tổ quốc phải nỗ lực phấn đấu, khắc phục khó khăn, tích cực đổi mới phương pháp dạy học để đạt được mục tiêu giáo dục đề ra. 
Trong chương trình Tiểu học, Tiếng Việt là môn học có chức năng “kép” (vừa là môn khoa học, vừa là môn công cụ) và là môn học chiếm nhiều thời lượng nhất. Môn Tiếng Việt cung cấp một khối lượng kiến thức cơ bản cho mỗi học sinh trước khi bước vào đời. Đồng thời, nó giúp học sinh rèn luyện, nâng cao trình độ sử dụng một phương tiện học tập và lĩnh hội tri thức khoa học, nâng cao kỹ năng sử dụng Tiếng Việt. 
Học Tiếng Việt không chỉ dừng lại ở những hiểu biết về nó, mà điều quan trọng là sử dụng nó ngày một thành thạo hơn, tốt hơn vào các hoạt động giao tiếp đa dạng trong xã hội. 
Để đạt được mục tiêu trên, phân môn Luyện từ và câu đã góp phần không nhỏ, ngoài việc củng cố về các mẫu câu và mở rộng vốn từ cho học sinh thì phân môn Luyện từ và câu còn giúp các em làm quen với các biện pháp tu từ, trong đó có biện pháp tu từ so sánh. Đây là mảng kiến thức rất mới đối với học sinh lớp 3. Qua các bài học, các em sẽ nhận biết được các hình ảnh so sánh, các sự vật được so sánh với nhau trong mỗi khổ thơ, mỗi đoạn văn, các em cần phân biệt được kiểu so sánh của mỗi hình ảnh so sánh ấy; thấy được ý nghĩa, tác dụng của biện pháp so sánh trong biểu đạt ngôn ngữ làm cho sự vật hiện lên sinh động và gần gũi hơn. Để viết được những câu văn hay, những bài văn giàu hình ảnh và cảm xúc, các nhà thơ nhà văn phải có sự quan sát tinh tế và kết hợp với các biện pháp nghệ thuật để tạo nên sự thành công của tác phẩm. 
Nhờ những hình ảnh bóng bẩy, dùng cái này để đối chiếu cái kia nhằm diễn tả những ngụ ý nghệ thuật mà so sánh tu từ được sử dụng phổ biến trong thơ ca, đặc biệt là thơ viết cho thiếu nhi. 
Việc giúp các em tìm hiểu cái hay, cái đẹp trong tác phẩm để qua đó dạy các em biết cách sử dụng các biện pháp tu từ vào trong những bài học của mình. Vậy, vấn đề đặt ra là: Giáo viên cần có những hình thức tổ chức, phương pháp dạy học như thế nào để các em tích cực tham gia vào hoạt động học tập và giờ dạy đạt hiệu quả cao. 
2/ Thực tiễn: 
Qua thực tế ở trường mình dạy và trao đổi với các bạn bè đồng nghiệp ở trường bạn, tôi thấy các giáo viên đều hiểu rõ tầm quan trọng của phân môn Luyện từ và câu cũng như cái hay cái mới của phân môn này. Do có những nét mới trong phân môn này nên khi dạy về biện pháp tu từ so sánh, nhiều giáo viên đã biến giờ học Luyện từ và câu thành một giờ “giảng văn” nhằm lột tả cái hay, cái đẹp trong mỗi hình ảnh so sánh. Điều đó hoàn toàn sai phương pháp đặc trưng của phân môn, dẫn đến học sinh không nắm được kiến thức trọng tâm của bài, chính vì vậy mà các em không mấy hứng thú trong học tập dẫn đến hiệu quả học tập không cao. Là một giáo viên đứng lớp lâu năm, vốn kinh nghiệm cũng tương đối nhiều, cho nên việc nghiên cứu về nội dung và phương pháp dạy học không chỉ là trách nhiệm mà còn là niềm say mê, sự yêu nghề của tôi. 
Nhận rõ tầm quan trọng của việc dạy biện pháp tu từ so sánh cho học sinh để các em biết vận dụng vào nói và viết văn, ngay từ đầu năm học 2016 - 2017 tôi đã đi sâu nghiên cứu và tìm ra Biện pháp giúp học sinh lớp 3 học tốt phép tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu.
II/ Xác định mục đích nghiên cứu: 
Góp phần giúp học sinh củng cố lý thuyết về cách dùng từ so sánh, từ đó học sinh biết phân biệt, biết cách so sánh tu từ. 
Giúp học sinh tiếp cận kịp thời với sách giáo khoa đồng thời giúp giáo viên có được phương pháp rèn luyện học sinh kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh. Từ đó vận dụng linh hoạt vào hướng dẫn rèn kỹ năng làm các bài tập Luyện từ và câu một cách hiệu quả nhất. 
III/ Đối tượng nghiên cứu: 
Học sinh lớp 3 - Trường Tiểu học số 1 Tây Giang 
IV/ Đối tượng khảo sát, thực nghiệm: 
Học sinh lớp 3D - Trường Tiểu học số 1 Tây Giang năm học 2018 - 2019. Sĩ số: 21 em (02 học sinh khuyết tật). 
V/ Phương pháp nghiên cứu: 
 Để thực hiện được mục đích của đề tài đặt ra, tôi mạnh dạn nghiên cứu, học hỏi, tìm tòi, áp dụng những phương pháp sau: 
1/ Phương pháp nghiên cứu lý luận (đọc tài liệu) 
2/ Phương pháp điều tra giáo dục. 
3/ Phương pháp phân tích tổng hợp. 
4/ Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm (thông qua các chuyên đề ở tổ khối, dự giờ rút kinh nghiệm của đồng nghiệp, rút kinh nghiệm qua thực tế giảng dạy của mình, khảo sát đối tượng học sinh). 
5/ Phương pháp quan sát, đàm thoại, trò chuyện với giáo viên và học sinh lớp 3. 
VI/ Phạm vi và thời gian nghiên cứu: 
- Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 3 - Trường Tiểu học số 1 Tây Giang 
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 09 năm học 2016 - 2017 đến tháng 01 năm học 2018 - 2019. 
B. NỘI DUNG
I/ Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu:
Đối với học sinh Lớp 3, So sánh là mảng kiến thức mới song cũng phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Tiểu học: giàu trí tưởng tượng, giàu cảm xúc, cách suy nghĩ hồn nhiên, trong sángBiện pháp so sánh có khả năng khắc họa hình ảnh và gây ấn tượng mạnh mẽ làm nên một hình thức miêu tả sinh động, mặt khác so sánh còn có tác dụng làm cho lời nói rõ ràng, cụ thể sinh động, diễn đạt được mọi sắc thái biểu cảm. So sánh tu từ còn là phương thức bộc lộ tâm tư tình cảm một cách kín đáo và tế nhị. Như vậy so sánh trong văn học mang chức năng nhận thức và biểu cảm. Học tốt biện pháp So sánh sẽ giúp các em hiểu và cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong những câu văn, những bài văn, bài thơ. Qua đó góp phần mở mang tri thức, làm phong phú tâm hồn để giúp các em viết được những câu văn hay, gợi tả, gợi cảm và những bài văn giàu cảm xúc. Không chỉ có vậy, nó còn giúp cho các em học tốt thể loại văn miêu tả ở Lớp 4 và Lớp 5, thể loại văn nghệ thuật sử dụng lời văn có hình ảnh và cảm xúc làm cho người nghe, người đọc hình dung rõ nét, cụ thể, sinh động về các sự vật hiện tượng Hơn thế nữa, biện pháp So sánh còn giữ vai trò quan trọng trong việc diễn đạt tư tưởng, tình cảm thích hợp với việc biểu đạt các đặc điểm, thuộc tính riêng vốn có của các sự vật, hiện tượng tạo nên những bức tranh sinh động với gam màu ấn tượng bằng ngôn từ. 
Chính vì vậy, dạy So sánh được rất nhiều giáo viên quan tâm, nhất là giáo viên dạy lớp 3. Vấn đề được đặt ra là dạy như thế nào cho hợp lý nhất, học sinh nắm bài tốt nhất để từ đó các em biết cách vận dụng vào những bài văn một cách chính xác và đạt hiệu quả cao. 
II/ Thực trạng của vấn đề nghiên cứu: 
Để nắm rõ nguyên nhân và tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhất cho việc dạy và học biện pháp tu từ so sánh, tôi đã tìm hiểu kĩ thực trạng việc dạy và học biện pháp này ở giáo viên và học sinh. 
Nhìn chung, nhiều giáo viên đã nắm được mục đích của việc dạy phép tu từ so sánh, biết sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học mới nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Một số giáo viên biết sử dụng linh hoạt các phương tiện dạy học, giúp các em tiếp cận với phép so sánh một cách dễ dàng hơn. Tuy nhiên, giáo viên và học sinh vẫn còn gặp một số khó khăn và hạn chế khi dạy và học phép tu từ so sánh như sau: 
	1/ Về phía giáo viên:
Qua thực tế giảng dạy và trao đổi với bạn bè đồng nghiệp cho thấy: 
- Khi dạy về biện pháp tu từ so sánh một số giáo viên còn rất lúng túng trong việc nắm vững mức độ nội dung của từng bài cụ thể dẫn đến việc dạy quá cao hoặc quá thấp so với chương trình. 
- Giáo viên mới chỉ chú tâm vào việc dạy cho học sinh nhận biết phép tu từ so sánh mà chưa quan tâm nhiều tới việc dạy học sinh cách cảm nhận và vận dụng các kiến thức về so sánh vào việc nói và viết. 
- Phần lớn giáo viên chỉ tổ chức cho học sinh luyện tập những bài tập trong sách giáo khoa, rất ít giáo viên sáng tạo ra các bài tập mới, các tình huống mới hay tạo ra hoàn cảnh sử dụng từ của học sinh. 
- Vốn kiến thức của giáo viên còn hạn chế. Tài liệu tham khảo, mở rộng vốn hiểu biết cho giáo viên và học sinh chưa nhiều. 
- Một số bộ phận nhỏ giáo viên vẫn chưa chú trọng quan tâm đến việc lồng ghép trong quá trình dạy học giữa các phân môn của môn Tiếng Việt với nhau, để khơi dậy sự hứng thú học tập và sự tò mò của phân môn này với phân môn khác trong môn Tiếng Việt. 
2/ Về phía học sinh:
Khả năng tư duy của học sinh còn dừng lại ở mức độ tư duy đơn giản, trực quan, vốn kiến thức văn học của học sinh rất ít ỏi nên việc cảm thụ nghệ thuật tu từ so sánh còn hạn chế. 
Qua thực tế giảng dạy ở lớp mình phụ trách và tìm hiểu thêm về học sinh lớp khác qua các đồng nghiệp, tôi thấy các em còn mắc những lỗi sau: 
- Học sinh nhầm lẫn giữa so sánh logic và so sánh tu từ. 
Ví dụ câu “Trăng đêm nay sáng quá, trăng mai còn sáng hơn” là một phép so sánh tu từ bậc hơn kém nhưng thực tế nó là phép so sánh logic. 
- Nhận diện sai các yếu tố so sánh.
Ví dụ câu: “Những hạt sương sớm đọng trên lá long lanh như những bóng đèn pha lê.” học sinh xác định các sự vật được so sánh với nhau là “hạt sương” so sánh với “lá” như vậy là sai. Đáp án ở đây phải là “hạt sương sớm” được so sánh với “bóng đèn pha lê”. 
Hay trong các câu thơ sau: 
 Mùa đông 
 Trời là cái tủ ướp lạnh 
 Mùa hè 
 Trời là cái bếp lò nung. 
Các em thường xác định sai là mùa đông so sánh với tủ ướp lạnh. 
 mùa hè so sánh với bếp lò nung.
 - Tạo hình ảnh so sánh chưa hợp lý. 
Học sinh đặt câu có hình ảnh so sánh “Con đường thẳng tắp như một chiếc thước kẻ”. Hầu hết các em chỉ biết tạo ra hình ảnh so sánh mà thiếu đi tính thẩm mĩ của nghệ thuật so sánh. 
- Chưa cảm nhận được giá trị của phép so sánh. 
Chẳng hạn với những câu hỏi như: Trong các hình ảnh so sánh có ở trong bài, em thích hình ảnh nào ? Vì sao ? Các em chỉ nêu được hình ảnh so sánh mình thích chứ không giải thích được vì sao thích. 
Để kiểm tra khả năng nắm bài cũng như theo dõi sự tiến bộ của học sinh, tôi đã tiến hành khảo sát học sinh trước khi áp dụng biện pháp mới. Sau khi học xong 2 tiết về so sánh ở tuần 1 và tuần 3, tôi đã chọn bài tập trong tiết Luyện từ và câu của tuần 5 làm bài tập khảo sát. 
Kết quả khảo sát như sau: 
Mức độ
Số lượng học sinh
Tỉ lệ (%)
Nhận biết tốt biện pháp tu từ so sánh 
4 em
19,1 %
Nhận biết chưa tốt biện pháp tu từ so sánh 
10 em
47,6 %
Chưa nhận biết được biện pháp tu từ so sánh 
7 em
33,3 %
Băn khoăn trước kết quả còn thấp của học sinh lớp mình, tôi đã tìm hiểu ra những nguyên nhân nêu trên và mạnh dạn đưa ra một số biện pháp giúp học sinh học tốt hơn phép tu từ so sánh.
	III/ Mô tả, phân tích các giải pháp:
1/ Nghiên cứu cấu trúc, nội dung chương trình sách giáo khoa, phân nhóm các dạng bài tập so sánh:
1.1/ Nội dung chương trình sách giáo khoa: 
Muốn giảng dạy tốt từng bộ môn, phân môn thì việc đầu tiên người giáo viên phải nghiên cứu kỹ nội dung, chương trình sách giáo khoa để có phương pháp và kế hoạch dạy học đạt hiệu quả cao. Chính vì vậy, ngay từ đầu năm học, khi được nhà trường phân công giảng dạy lớp 3 tôi đã tiếp tục bắt tay ngay vào việc nghiên cứu kỹ chương trình lại một lần nữa để có định hướng dạy tốt phân môn Luyện từ và câu, nhất là mảng kiến thức về phép tu từ So sánh. 
Phân môn Luyện từ và câu lớp 3 được dạy 1 tiết/1 tuần trong đó có 7 tiết dạy về So sánh (trong học kỳ I). Mục đích yêu cầu về nội dung, kiến thức mỗi tiết cũng nâng dần mức độ từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, giúp học sinh từng bước nắm bắt, ghi nhớ và luyện tập có hiệu quả. 
Yêu cầu và mức độ của mỗi tiết dạy được tôi cụ thể hóa trong bảng sau: 
 Tiết/ tuần
Nội dung
Tiết 1 (Tuần 1) 
Học sinh bước đầu làm quen với biện pháp tu từ So sánh. 
Tiết 2 (Tuần 3) 
Học sinh biết cách tìm những hình ảnh so sánh trong các câu thơ, câu văn và nhận biết các từ chỉ sự so sánh trong các câu văn đó. 
Tiết 3 (Tuần 5) 
Học sinh nắm bắt được kiểu so sánh: So sánh hơn kém, so sánh ngang bằng. Biết cách thêm các từ so sánh vào những câu văn chưa có từ so sánh. 
Tiết 4 (Tuần 7) 
Học sinh tìm hiểu thêm một cách so sánh: So sánh sự vật với con người, con người với sự vật. 
Tiết 5 (Tuần10) 
Học sinh nắm bắt thêm cách so sánh: So sánh âm thanh với âm thanh. 
Tiết 6 (Tuần 12) 
Học sinh biết cách so sánh hoạt động với hoạt động. 
Tiết 7 (Tuần 15) 
Học sinh đặt được câu văn có hình ảnh so sánh. 
Toàn bộ chương trình Tiếng Việt 3 - Tập 1 dạy về So sánh gồm 7 tiết với các mô hình sau: 
+ Mô hình 1: So sánh Sự vật - Sự vật 
+ Mô hình 2: So sánh Sự vật - Con người 
+ Mô hình 3: So sánh Hoạt động - Hoạt động 
+ Mô hình 4: So sánh Âm thanh - Âm thanh 
Đặc trưng của phân môn Luyện từ và câu có những điểm mới so với sách giáo khoa cũ là học sinh tự rút ra kiến thức qua việc thực hành làm các bài tập. Vì vậy, dựa vào nội dung, chương trình như trên tôi đã khái quát lại chương trình thành các dạng bài tập về biện pháp so sánh như sau: 
1.2/ Các dạng bài tập về biện pháp So sánh: 
- Nhận biết những sự vật so sánh, những hình ảnh so sánh, những đặc điểm so sánh và những từ so sánh trong câu: Tiết 1, 2, 3, 4, 5, 6. 
- Cảm nhận và nêu tác dụng của so sánh, tập đặt câu có sử dụng phép so sánh: Tiết 7. 
Như vậy, mỗi tiết học về so sánh có yêu cầu khác nhau. Tiết học sau đòi hỏi kiến thức cao hơn tiết học trước, mỗi tiết học cung cấp một mảng kiến thức, một dạng bài tập. Vì thế tôi tìm hiểu kỹ nội dung, mức độ kiến thức cần truyền đạt của từng tiết để tạo thành mạch kiến thức có liên kết một cách chặt chẽ logic. 
* Một số yêu cầu cơ bản khi dạy So sánh:
Học sinh Tiểu học với nhận thức từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng nên việc hướng dẫn các em tìm hiểu những biện pháp tu từ không phải là dễ. Bởi vậy, khi dạy phép so sánh trong phân môn luyện từ và câu cho học sinh, tôi đã chú ý đến những yêu cầu cơ bản sau: 
- Sử dụng đồ dùng trực quan và thông qua các ví dụ cụ thể để dẫn dắt học sinh dần dần hiểu, nắm bắt, vận dụng biện pháp tu từ so sánh theo mức độ từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp để từ đó nâng dần khả năng tư duy, óc sáng tạo cho học sinh. 
- Thông qua các bài tập nhận biết, học sinh được luyện tập và vận dụng biện pháp tu từ so sánh trong khi nói và viết. Bên cạnh đó, học sinh còn cần được tiếp xúc với ngôn ngữ nghệ thuật để biết cách cảm thụ cái hay, cái đẹp của thơ văn. 
2/ Tìm hiểu khái niệm, cấu trúc của phép tu từ So sánh: 
Để dạy tốt kiến thức về so sánh thì người giáo viên phải nắm vững kiến thức về phong cách học nói chung và phép so sánh tu từ nói riêng. Có như vậy giáo viên mới chủ động trong bài giảng cũng như xử lý tốt các tình huống. 
2.1/ Khái niệm: 
So sánh tu từ là biện pháp tu từ trong đó người ta đối chiếu các sự vật với nhau miễn là giữa các sự vật có một nét tương đồng nào đó để gợi ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mĩ trong nhận thức của người đọc và người nghe. 
Khi so sánh phải có ít nhất hai sự vật trở lên. Trong đó có sự vật so sánh (A) và sự vật được so sánh (B). Hai sự vật này phải có ít nhất một nét tương đồng. 
Hiệu quả của phép tu từ so sánh là gợi ra những hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mĩ. 
2.2/ Phân biệt sự khác nhau giữa so sánh tu từ và so sánh logic: 
So sánh logic là một biện pháp nhận thức trong tư duy của con người, là việc đặt hai hay nhiều sự vật, hiện tượng vào các mối quan hệ nhất định nhằm tìm ra sự giống nhau và khác biệt giữa chúng. 
Ví dụ: 
Cái lưng còng của ông cụ sao giống lưng ông nội thế. 
Cơ sở của phép so sánh logic dựa trên tính đồng nhất, đồng loại của các sự vật hiện tượng và mục đích của sự so sánh là xác lập sự tương đương giữa hai đối tượng. 
Nếu như giá trị của so sánh logic là xác lập được sự tương đương giữa hai đối tượng thì giá trị của so sánh tu từ là ở sự liên tưởng, sự phát hiện và gợi cảm xúc thẩm mĩ ở người đọc, người nghe. 
Trong ví dụ: 
 Bà như quả ngọt chín rồi 
Càng thêm tuổi tác, càng tươi lòng vàng. 
Ở ví dụ trên “bà” được ví như “quả ngọt” đã chín, bà càng có tuổi thì tình cảm của bà càng sâu sắc, càng ngọt ngào như quả chín trên cây. Với sự so sánh này, người cháu đã thể hiện được tình cảm yêu thương, quý trọng của mình đối với bà. Như vậy, so sánh tu từ học và so sánh logic khác nhau ở 3 yếu tố: 
- Tính hình tượng 
 - Tính biểu cảm 
 - Tính dị loại (không cùng loại) của sự vật. 
2.3/ Cấu trúc của phép so sánh tu từ: 
Về cấu trúc đầy đủ của phép so sánh tu từ gồm 4 yếu tố: 
 Đối tựợng
được so sánh
Phương diện, 
đặc điểm so sánh
Từ so sánh
Đối tựợng đưa ra để làm chuẩn so sánh
(1)
Trăng
(2)
tròn
(3)
như
(4)
cái đĩa
Trong đó: 
- Yếu tố (1) là cái so sánh, đây là yếu tố được hoặc bị so sánh tùy theo việc so sánh là tích cực hay tiêu cực. 
- Yếu tố (2) là cơ sở so sánh, đây là yếu tố chỉ tính chất sự vật hay trạng thái của hành động được nhìn nhận theo một cách nào đó có vai trò nêu rõ phương diện so sánh. 
- Yếu tố (3) là mức độ so sánh thường được diễn ra ở mức độ ngang bằng nhau. Ngoài từ “như” còn có các từ “tựa”, “tựa như”, “giống như”, “là”, 
“như là”, “ như thể”; so sánh hơn kém như từ “hơn”, “chẳng bằng” 
- Yếu tố (4) là cái được so sánh, tức là cái đưa ra để làm chuẩn so sánh. 
Theo cấu trúc như trên, đối tượng được so sánh và đối tượng đưa ra để làm chuẩn so sánh có thể là sự vật, con người, âm thanh, đặc điểm, hoạt động 
Dựa vào cấu trúc có thể chia ra các dạng so sánh sau: 
* Dạng 1: Phép so sánh đầy đủ cả 4 yếu tố.
Ví dụ: Trăng tròn như cái đĩa.
 1 2 3 4 
* Dạng 2: Phép so sánh vắng yếu tố (2) 
So sánh vắng yếu tố (2) còn gọi là so sánh chìm, tức là không có cơ sở so sánh. Khi bớt cơ sở so sánh thì phần thuyết minh miêu tả cái được so sánh sẽ rõ ràng hơn. Nó còn tạo điều kiện cho sự liên tưởng rộng rãi, phát huy sự sáng tạo của người đọc, người nghe hơn là so sánh có đủ 4 yếu tố. Dạng so sánh này kích thích thích sự làm việc của trí tuệ và tình cảm nhiều hơn để có thể xác định được những nét giống nhau giữa 2 đối tượng ở 2 vế và từ đó nhận ra đặc điểm của đối tượng được miêu tả. 
Ví dụ: Công cha như núi Thái Sơn 
 Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. 
* Dạng 3: Phép so sánh vắng yếu tố (2) và (3). 
Đây là dạng so sánh không đầy đủ, chỉ có cái so sánh và cái được so sánh. Trong trường hợp này yếu tố (2) và yếu tố (3) được thay thế bằng chỗ ngắt giọng, dấu gạch ngang hoặc là hình thức đối chọi. 
Ví dụ: Thân dừa bạc phếch tháng năm
 Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao 
 Đêm hè hoa nở cùng sao 
 Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh.
Trong đoạn thơ trên, nhà thơ đã dùng chỗ ngắt giọng (được ghi lại bằng dấu gạch ngang) và đối chọi (giữa quả dừa và tàu dừa) để tạo nên một hình thức so sánh có âm điệu nhịp nhàng. 
Trong so sánh tu từ, còn có hình thức kết hợp một vế so sánh, một đối tượng so sánh với nhiều đối tượng được so sánh. 
Ví dụ: 
Bác là cha, là bác, là anh. 
Dựa vào mặt ngữ nghĩa thì so sánh tu từ có 2 dạng: so sánh ngang bằng và so sánh hơn - kém. 
+ Dạng so sánh ngang bằng:
Đây là dạng so sánh phổ biến thường dùng từ “như”, “là”, “tựa”, “tựa như” để làm từ so sánh. 
Ví dụ: Giọt sương sớm long lanh như những hạt ngọc. 
+ Dạng so sánh hơn- kém:
Đây là dạng so sánh luôn gắn với từ hơn: khỏe hơn, đẹp hơn hoặc chẳng bằng. 
Ví dụ: Những ngôi sao thức ngoài kia 
 Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con. 
Những ví dụ trên cho ta thấy các đối tượng được đưa ra để so sánh khác nhau về bản chất. Nhưng do một cách nhìn đặc biệt, các đối tượng vốn là khác loại, khác bản chất có thể chuyển hóa được cho nhau, có những đặc điểm, những nét giống nhau. 
Vậy so sánh tu từ là biện pháp tu từ ngữ nghĩa, trong đó người ta đối chiếu hai đối tượng khác loại của thực tế khách quan không đồng nhất với nhau hoàn toàn mà chỉ có một nét giống nhau nào đó, nhằm diễn tả

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_3_hoc_tot.doc