Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 3 qua môn Tiếng Việt
Như chúng ta đã biết học tập là một nhu cầu thường trực của con người trong mọi thời đại. Học tập không chỉ dừng lại ở các tri thức khoa học thuần túy mà còn được hiểu là mọi tri thức về thế giới trong đó có cả những mối quan hệ, cách thức ứng xử với môi trường sống xung quanh hay đó là kĩ năng sống của con người.
Hiện nay, người học đang chịu nhiều áp lực về học tập, nặng về kiến thức khiến cho không còn nhiều thời gian cho các hoạt động ngoại khóa, hoạt động xã hội, những tri thức vận dụng cho đời sống hàng ngày bị thiếu vắng. Điều này đã dẫn đến sự “xung đột” giữa nhận thức, thái độ và hành vi với những vấn đề xảy ra trong cuộc sống. Phần lớn các đối tượng là học sinh còn thiếu nhiều kĩ năng sống cần thiết, nó được biểu hiện ở việc thiếu tính tự tin, tự lập, sống ích kỷ, vô tâm, thiếu trách nhiệm với gia đình và bản thân. Các em không biết cách giao tiếp, ứng xử với nhau, vì thế dễ gây ra xung đột. Ngay cả đối với các học sinh được xem là con ngoan, trò giỏi, nhưng khi đứng trước đám đông vẫn không thể hiện được hết khả năng của mình, ít nhất là trong việc diễn đạt. Nhiều em học sinh có cuộc sống khép kín với thực tại, đắm chìm trong thế giới ảo của Internet của thế giới game, . mà quên đi và đánh mất những cơ hội kết bạn, thể hiện những khả năng tiềm ẩn của mình, lo sợ rụt rè khi tiếp xúc với cộng đồng, xã hội. Nhiều vị phụ huynh lo lắng trước tình trạng con của mình thiếu tự tin, luôn tỏ ra rụt rè khi có cơ hội thể hiện mình trước đám đông hoặc các cháu không biết cách xử lý tình huống dù là thật đơn giản như kêu gọi sự giúp đỡ từ người khác, tìm đường, định hướng, đi xe buýt,.
Thêm nữa trước tình trạng bạo lực học đường ngày càng gia tăng thì kĩ năng tự bảo vệ mình cũng cần được coi trọng khi các nhóm trẻ xấu luôn lấy sức mạnh cơ bắp hoặc đám đông để bắt nạt, ức hiếp các trẻ hiền, ít nói.
Như vậy việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là việc làm cần thiết đáp ứng được sự phát triển của xã hội cũng như đáp ứng được nguyện vọng của đa số phụ huynh. Giáo dục Kĩ năng sống có thể thông qua các môn học như Tiếng Việt, Tự nhiên và xã hội, Đạo đức, hay các hoạt động tập thể. Song trong phạm vi hạn hẹp tôi chỉ trình bày “ Biện pháp Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 3 qua môn Tiếng Việt ” để trao đổi cùng đồng nghiệp nhằm đóng góp phần nào kinh nghiệm giáo dục cho con em chúng ta trở thành những con người toàn diện, năng động, sáng tạo hòa nhập cùng cộng đồng, và có ích cho xã hội.
MỤC LỤC 1. Mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài: Như chúng ta đã biết học tập là một nhu cầu thường trực của con người trong mọi thời đại. Học tập không chỉ dừng lại ở các tri thức khoa học thuần túy mà còn được hiểu là mọi tri thức về thế giới trong đó có cả những mối quan hệ, cách thức ứng xử với môi trường sống xung quanh hay đó là kĩ năng sống của con người. Hiện nay, người học đang chịu nhiều áp lực về học tập, nặng về kiến thức khiến cho không còn nhiều thời gian cho các hoạt động ngoại khóa, hoạt động xã hội, những tri thức vận dụng cho đời sống hàng ngày bị thiếu vắng. Điều này đã dẫn đến sự “xung đột” giữa nhận thức, thái độ và hành vi với những vấn đề xảy ra trong cuộc sống. Phần lớn các đối tượng là học sinh còn thiếu nhiều kĩ năng sống cần thiết, nó được biểu hiện ở việc thiếu tính tự tin, tự lập, sống ích kỷ, vô tâm, thiếu trách nhiệm với gia đình và bản thân. Các em không biết cách giao tiếp, ứng xử với nhau, vì thế dễ gây ra xung đột. Ngay cả đối với các học sinh được xem là con ngoan, trò giỏi, nhưng khi đứng trước đám đông vẫn không thể hiện được hết khả năng của mình, ít nhất là trong việc diễn đạt. Nhiều em học sinh có cuộc sống khép kín với thực tại, đắm chìm trong thế giới ảo của Internet của thế giới game, ... mà quên đi và đánh mất những cơ hội kết bạn, thể hiện những khả năng tiềm ẩn của mình, lo sợ rụt rè khi tiếp xúc với cộng đồng, xã hội. Nhiều vị phụ huynh lo lắng trước tình trạng con của mình thiếu tự tin, luôn tỏ ra rụt rè khi có cơ hội thể hiện mình trước đám đông hoặc các cháu không biết cách xử lý tình huống dù là thật đơn giản như kêu gọi sự giúp đỡ từ người khác, tìm đường, định hướng, đi xe buýt,.... Thêm nữa trước tình trạng bạo lực học đường ngày càng gia tăng thì kĩ năng tự bảo vệ mình cũng cần được coi trọng khi các nhóm trẻ xấu luôn lấy sức mạnh cơ bắp hoặc đám đông để bắt nạt, ức hiếp các trẻ hiền, ít nói.... Như vậy việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là việc làm cần thiết đáp ứng được sự phát triển của xã hội cũng như đáp ứng được nguyện vọng của đa số phụ huynh. Giáo dục Kĩ năng sống có thể thông qua các môn học như Tiếng Việt, Tự nhiên và xã hội, Đạo đức, hay các hoạt động tập thể. Song trong phạm vi hạn hẹp tôi chỉ trình bày “ Biện pháp Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 3 qua môn Tiếng Việt ” để trao đổi cùng đồng nghiệp nhằm đóng góp phần nào kinh nghiệm giáo dục cho con em chúng ta trở thành những con người toàn diện, năng động, sáng tạo hòa nhập cùng cộng đồng, và có ích cho xã hội. 1.2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này nhằm: + Hệ thống hóa một số vấn đề lí luận và thực tiễn trong vấn đề giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong các giờ học môn Tiếng Việt lớp 3. + Hiểu sâu hơn về việc giảng dạy lồng ghép các biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở trường tiểu học nói chung và học sinh lớp 3 nói riêng, sự cần thiết của việc giáo dục kĩ năng sống để học sinh biết ứng xử, giải quyết vấn đề một cách tích cực và phù hợp để họ thành công hơn trong cuộc sống, luôn yêu đời và làm chủ cuộc sống của chính mình. + Góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ở Tiểu học nói chung và môn Tiếng Việt ở lớp 3 nói riêng theo hướng phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh, tăng cường hoạt động cá thể phối hợp với học tập giao lưu để hình thành kiến thức, kĩ năng sống vào thực tiễn. + Trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp. Trên cơ sở đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực: loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày. + Giáo dục kĩ năng sống trong các môn học ở Tiểu học nhằm đạt mục tiêu trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp; tạo cơ hội thuận lợi cho học sinh sử dụng tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức. + Trên cơ sở đó đề ra " Biện pháp Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 3 qua môn Tiếng Việt " 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Trong năm học 2018-2019, tôi được phân công giảng dạy và chủ nhiệm 36 em học sinh lớp 3A2. Tôi tiến hành nghiên cứu về biện pháp Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 3 qua môn Tiếng Việt và áp dụng với học sinh lớp mình phụ trách. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, tôi đã sử dụng phương pháp quan sát, điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin. Tổng kết kinh nghiệm và phương pháp thực nghiệm. Tôi sử dụng phương pháp điều tra nhằm thu thập những thông tin khách quan nói lên nhận thức và thái độ của học sinh về nhiệm vụ học tập của mình. Tôi sử dụng hình thức phỏng vấn: Dùng một số câu hỏi miệng để học sinh trả lời nhằm thu thập thông tin. Giáo viên cũng gặp gỡ, trao đổi, phỏng vấn phụ huynh học sinh để biết thêm về áp dụng những kĩ năng sống của học sinh khi ở nhà. Từ đó bản thân giáo viên phát hiện vấn đề và tìm cách giải quyết. Ngoài ra giáo viên còn dùng phương pháp quan sát để quan sát học sinh trong các hoạt động học tập và các hoạt động khác có liên quan để thu thập những số liệu, sự kiện cụ thể,đặc trưng về thực tiễn giáo dục để có thể khái quát ra những quy luật nhằm chỉ đạo quá trình tổ chức dạy học cho học sinh đạt kết quả cao hơn. Dựa vào kết quả thực nghiệm, giáo viên đánh giá đúng tính khả thi của các biện pháp đó. 2. Nội dung 2.1. Cơ sở lí luận có liên quan đến biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 3 qua môn Tiếng Việt . Thuật ngữ Kĩ năng sống bắt đầu xuất hiện trong các nhà trường phổ thông Việt Nam từ những năm 1995 – 1996, thông qua Dự án “Giáo dục Kĩ năng sống để bảo vệ sức khỏe và phòng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trường“ do Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc(UNICEF) phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp cùng Hội Chữ thập đỏ Việt Nam thực hiện[7]. Từ đó đến nay, nhiều cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế đã tiến hành giáo dục Kĩ năng sống gắn với các vấn đề xã hội như: phòng chống ma túy, phòng chống tai nạn thương tích, bảo vệ môi trường... Giáo dục kĩ năng sống trở thành xu thế chung của nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, để thực hiện việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học. Giáo dục phổ thông đã và đang từng bước đổi mới theo hướng từ chủ yếu là trang bị kiến thức sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em học sinh, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, phù hợp với từng lớp học, tăng cường khả năng làm việc theo nhóm, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Đồng thời coi trọng đúng mức các kĩ năng xã hội và các kĩ năng tư duy. Vậy Kĩ năng sống là gì? Có nhiều quan niệm khác nhau về Kĩ năng sống: - Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Kĩ năng sống là khả năng để có hành vi thích ứng (adaptive) và tích cực (positive)[7], giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày. - Theo UNICEF, Kĩ năng sống là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng tiếp thu về kiến thức, hình thành thái độ và kĩ năng[7]. - Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO), Kĩ năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục, đó là Học để biết (Learning to know) ; Học làm người (Lear to be) ; Học để sống với người khác (Learning to live together) ; Học để làm (Learning to do)[7] , Từ những quan niệm trên đây, có thể thấy kĩ năng sống bao gồm một loạt các kĩ năng cụ thể, cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con người. Bản chất của kĩ năng sống là kĩ năng tự quản lí bản thân và kĩ năng xã hội cần thiết để các cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả. Nói cách khác, kĩ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, với bản chất là hình thành và phát triển cho các em khả năng tự làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống rõ ràng là phù hợp với mục tiêu giáo dục, nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông. Theo các chuyên gia giáo dục, việc đưa giáo dục kĩ năng sống vào các môn học chính khóa trong nhà trường về bản chất là thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy và học. Trong đó, đổi mới về nội dung bảo đảm vừa sức, thiết thực, giảm lý thuyết, tăng thực hành và ứng dụng, gắn với thực tiễn cuộc sống. Việc giáo dục kĩ năng sống trong môn Tiếng Việt ở Tiểu học nói chung và ở môn Tiếng Việt lớp 3 nói riêng nhằm giúp cho các em bước đầu hình thành và rèn luyện các em những kĩ năng cần thiết, phù hợp với lứa tuổi, giúp các em nhận biết được những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống, biết tự nhìn nhận, đánh giá đúng về bản thân để tự tin, tự trọng và không ngừng vươn lên trong cuộc sống; biết ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ với người thân, với cộng đồng và với môi trường tự nhiên; biết sống tích cực, chủ động trong mọi điều kiện, hoàn cảnh. Việc rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh là việc làm không mới vì từ xa xưa cha ông ta đã đúc kết “ Tiên học lễ, hậu học văn” nhưng do sức ép lớn về chương trình; về điểm số, hoặc nhiều nguyên nhân khác nhau nó đã bị giảm nhẹ hoặc sao nhãng. Đứng trước thực tế xã hội những năm gần đây, việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là việc cấp bách. Từ năm học 2010-2011, Bộ giáo dục và đào tạo chủ trương đưa nội dung giáo dục kĩ năng sống vào các trường bằng cách tích hợp vào các môn học và các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Đối với Tiểu học là tăng cường giáo dục kĩ năng tự phục vụ, thói quen vệ sinh tốt, kĩ năng tự bảo vệ an toàn bản thân, mạnh dạn trong giao tiếp, thân thiện với bạn bè, lễ phép với người lớn 2. 2. Thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 3 qua môn Tiếng Việt ở Trường Tiểu học Điện Biên 2. 2.2.1. Tình hình địa phương và nhà trường. Phường Điện Biên là một phường nằm ở trung tâm thành phố Thanh Hóa. Toàn phường Điện Biên có diện tích 0,64 km² và dân số 10.986 người. Có thể coi phường Điện Biên là trung tâm mới của thành phố Thanh Hóa. Quảng trường Lam Sơn được xây dựng để tổ chức các hoạt động lớn của nhân dân thành phố và trong tỉnh. Phố Phan Chu Trinh và đại lộ Lê Lợi là những con đường đẹp nhất thành phố. Nhiều cơ quan nhà nước nằm trên địa bàn phường. Rạp hát Lam Sơn được xây dựng lại phục vụ cho nhu cầu giải trí của người dân. Chợ Điện Biên cũng là một khu chợ có đông đúc kẻ buôn người bán. Điều kiện kinh tế phát triển nên phụ huynh cũng có điều kiện quan tâm đến việc học tập của con cái. Đa số học sinh ngoài giờ học không phải phụ giúp bố mẹ công việc gia đình. Có lẽ vì vậy mà thời gian học ở nhà và các em còn có điều kiện để tham gia các lớp học ngoại khóa để rèn luyện cả thể chất lẫn phát triển năng khiếu. Trong những năm gần đây được sự chỉ đạo sát sao của Phòng giáo dục và Đào tạo Thành phố Thanh Hóa. Sự lãnh đạo sáng suốt của các đồng chí cấp ủy, Ban giám hiệu nhà trường cùng với sự nỗ lực phấn đấu, đoàn kết nhất trí cao của tập thể nhà trường và đang có nhiều chuyển biến trong phong trào thi đua "Hai tốt". Để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh một cách toàn diện, nhà trường đã chú trọng đến việc dạy học lồng ghép kĩ năng sống cho học sinh tiểu học nói chung và môn Tiếng Việt lớp 3 nói riêng. Ban giám hiệu nhà trường đã xác định rõ vị trí, vai trò, mục tiêu của việc chỉ đạo dạy học kĩ năng sống cho học sinh để góp phần đưa chất lượng đào tạo đạt kết quả tốt. Nhà trường đã tổ chức nhiều tiết ngoại khóa lồng ghép Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Trường luôn có truyền thống đi đầu trong công tác triển khai thực hiện các mục tiêu giáo dục, các phong trào thi đua của Bộ của Ngành. Do đó ngay từ đầu năm học chúng tôi đã được Ban giám hiệu triển khai nhiệm vụ rèn luyện kĩ năng sống qua các hoạt động lồng ghép vào chương trình học, các môn học và các hoạt động của nhà trường như: Chương trình học chống bắt cóc và xâm hại tình dục trẻ em học đường do công ti BigBen tổ chức; bảo vệ môi trường; an toàn giao thông; xây dựng trường xanh - sạch - đẹp; xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực 2. 2. 2. Thực trạng của việc tổ chức dạy học Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 3 qua môn Tiếng Việt . * Thuận lợi + Về chương trình: Từ năm học 2010 – 2011 đến nay, chương trình giáo dục kĩ năng sống đã được Bộ giáo dục cũng như Sở giáo dục chỉ đạo đưa vào nhà trường thông qua các môn học. Chương trình này đã được Sở giáo dục tổ chức tập huấn cho giáo viên và phát bộ sách cho giáo viên từ lớp 1 đến lớp 5. + Về giáo viên: Thuận lợi lớn của giáo viên hiện nay, đó là Bộ GD-ĐT đã phát hành tài liệu giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua các môn Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội + Về học sinh: Ở lớp tôi có 36 học sinh, đa số các em ngoan, chăm học. Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm tôi đã quán triệt tinh thần về việc chuẩn bị các điều kiện cho con em mình học tập tốt nên lớp tôi 100% có đầy đủ sách giáo khoa phục vụ các môn học. Trong lớp có khoảng 6- 7 em trong diện tiếp thu bài nhanh ở môn Tiếng Việt như em Lâm, em Ngọc, em Huy, em Hưng, em Bình Minh, em Hoài, em Lam Giang... Tôi đã xây dựng được các nề nếp học tập trong lớp. Vì vậy, các em đã có thói quen học tập theo nhóm, hỗ trợ nhau cùng tiến bộ. Vì vậy khi tổ chức các trò chơi có lồng ghép Giáo dục kĩ năng sống cho các em học tập, các em rất yêu thích và tham gia nhiệt tình, sôi nổi. * Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi trên, còn tồn tại một số khó khăn: + Về chương trình: Chương trình giảng dạy còn nặng về kiến thức. + Về giáo viên: Mặc dù đó được Phòng giáo dục, nhà trường tập huấn về dạy giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nhưng một số giáo viên còn lúng túng khi vận dụng giáo dục kĩ năng sống vào môn học, chưa thực sự bắt kịp những thay đổi của xã hội. Giáo viên chưa thực sự nắm vững về tâm lý lứa tuổi mặc dù chuyên môn rất vững. + Về học sinh: Các em học sinh thiếu các kĩ năng sống, thường nhút nhát, rụt rè, ỉ lại, ít phát biểu, ở lớp tôi phụ trách thì có 7- 8 em thuộc diện này chiếm 21,6% số học sinh cả lớp. Mặt khác gần cuối tiết học các em thường uể oải, ít tập trung chú ý vào bài học. Vì đặc điểm của học sinh tiểu học là dễ nhớ, mau quên và chóng chán số học sinh này chiếm khoảng 19% so với học sinh cả lớp. + Về phụ huynh: Một số bậc phụ huynh vẫn còn quá coi nặng thời gian học chính khóa của học sinh, đặt ra mục tiêu hàng đầu cho các em là phải đạt điểm cao cuối mỗi kì kiểm tra, phải đạt học sinh hoàn thành tốt, phải được chọn vào câu lạc bộ của khối mà bỏ quên giáo dục kĩ năng sống, và coi đó là điều chưa thực sự cần thiết. Qua điều tra đầu năm tại lớp 3A2, năm học 2018 -2019, kết quả như sau: Tổng số học sinh Có đầy đủ Kĩ năng sống Có một số Kĩ năng sống Có rất ít Kĩ năng sống Chưa có các Kĩ năng sống SL TL SL TL SL TL SL TL 36 3 8,1 14 37,8 15 43,3 4 10,8 Trước thực trạng trên, hơn nữa nhận thấy tính cấp bách của việc rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. Tôi cũng như các đồng nghiệp rất trăn trở làm thế nào để rèn luyện kĩ năng sống có hiệu quả để đưa trường chúng tôi trở thành môi trường giáo dục tin cậy cho Phụ huynh học sinh về mọi mặt. Vì vậy, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp trong việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 3 thông qua môn Tiếng Việt. 2.3. Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 3 thông qua môn Tiếng việt. Như một tác giả nói: “ Giáo dục Kỹ năng sống không phải là nói cho trẻ biết "thế nào là đúng, thế nào là sai” như ta thường làm. Cũng không phải là rao truyền những lời hay ý đẹp để chúng vào tai này rồi ra tai kia. Các phương pháp cổ điển như giảng bài, đọc chép sẽ thất bại hoàn toàn vì chúng chỉ cung cấp thông tin, mà từ thông tin và nhận thức đến thay đổi hành vi thì khoảng cách còn rất lớn. Giáo dục kĩ năng sống là giúp trẻ nâng cao năng lực để tự lựa chọn giữa những giải pháp khác nhau. Quyết định phải xuất phát từ trẻ. Vì thế học phải hết sức gần gũi với cuộc sống hay ngay trong cuộc sống. Nội dung phải xuất phát từ chính nhu cầu và kinh nghiệm của trẻ. Trẻ cần có điều kiện để cọ xát các ý kiến khác nhau, trao đổi kinh nghiệm, tập tành, thực hành, áp dụng. Trẻ phải tham gia chủ động vì có thế trẻ mới thay đổi hành vi. Vậy với mỗi bài học người giáo viên cần làm gì để vừa đảm bảo được nội dung kiến thức truyền tải đến các em, vừa rèn cho các em những kĩ năng sống cần thiết ? Đó thực sự là một câu hỏi làm tôi trăn trở. Qua suy nghĩ và tìm tòi tôi đã đưa ra một số biện pháp như sau: 2.3.1 Xác định mục tiêu bài dạy Để có một bài dạy hiệu quả trước tiên người giáo viên cần phải xác định được mục tiêu của bài học. Tôi nghiên cứu sách giáo khoa, tham khảo sách giáo viên một cách kĩ lưỡng để xác định mục tiêu cần đạt được trong bài học. Từ nội dung của bài học tôi nghiên cứu xem cần đưa những kĩ năng nào vào để giáo dục các em. Ví dụ: * Phân môn Tập đọc - Kể chuyện: Bài: Chiếc áo len [1] Mục tiêu của bài là: - Tập đọc - Biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ ; bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người dẫn chuyện. - Hiểu ý nghĩa : Anh em phải biết nhường nhịn, thương yêu lẫn nhau.( trả lời được câu hỏi 1, 2, 3, 4) - Kể chuyện: - Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo các gợi ý. Từ mục tiêu trên, tôi đặt ra những kĩ năng cần đạt trong bài là: - Kĩ năng tự nhận thức (xác định giá trị của bản thân là biết đem lại lợi ích, niềm vui cho người khác thì mình cũng có niềm vui) - Kĩ năng làm chủ bản thân (kiểm soát cảm xúc, hành vi của bản thân để tránh thái độ ứng xử ích kỉ ). - Kĩ năng giao tiếp (ứng xử văn hóa). * Phân môn Tập làm văn: Bài Tập tổ chức cuộc họp – [1] Mục tiêu của bài là: HS biết tổ chức một cuộc họp tổ. Cụ thể: Xác định được rõ nội dung cuộc họp Tổ chức cuộc họp theo đúng trình tự đã học Các kĩ năng được giáo dục trong bài là: + Kĩ năng giao tiếp: biết lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ của bản thân. + Làm chủ bản thân: đảm nhận được trách nhiệm của bản thân đã được phân công trong cuộc họp. Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường Phổ thông nói chung và cấp tiểu học nói riêng được thực hiện thông qua dạy học các môn học và tổ chức các hoạt động giáo dục nhưng không phải là lồng ghép, tích hợp thêm kĩ năng sống vào nội dung môn học và hoạt động giáo dục mà theo một cách tiếp cận mới, đó là sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để tạo điều kiện, cơ hội cho học sinh được thực hành, trải nghiệm kĩ năng sống trong quá trình học tập. Hay nói cách khác người giáo viên phải vận dụng linh hoạt nhiều phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh như: Thực hành giao tiếp, trò chơi học tập, phương pháp tổ chức hoạt động nhóm, phương pháp hỏi – đáp, vv ... Thông qua các hoạt động học tập, học sinh có cơ hội thực hành các Kĩ năng sống cần thiết như: kĩ năng thể hiện sự tự tin, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác, kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng giải quyết vấn đề ... Như vậy với cách tiếp cận này, sẽ không làm nặng nề, quá tải thêm nội dung các môn học và giáo dục, mà ngược lại, còn làm cho các giờ học và hoạt động giáo dục trở nên nhẹ nhàng hơn, thiết thực và bổ ích hơn đối với học sinh. 2.3.2.Xây dựng các phương pháp, hình thức dạy học Các phương pháp khác nhau ảnh hưởng khác nhau tới sự tiếp thu của trẻ. Theo tôi phương pháp giáo dục kĩ năng sống tốt nhất là những phương pháp tạo sự tương tác và vai trò tham gia của trẻ trong việc học và thực hành kĩ năng. Những phương pháp này vận dụng nguyên tắc lấy người học làm trung tâm, dựa vào kinh nghiệm và nhu cầu của trẻ. Từ đó, giúp nâng cao nhận thức của trẻ, giúp trẻ được trải nghiệm mà có được các kĩ năng khác nhau. Những biện pháp mà tôi đã thực hiện chính là việc sử dụng các phương pháp dạy học phù hợp với môn học, phù hợp với từng bài dạy. Các phương pháp mà tôi áp dụng đó là: aa. Phương pháp động não: Bằng các câu hỏi gợi mở của giáo viên giúp học sinh nêu r
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_giao_duc_ki_nang_song_cho_ho.doc