Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực trong giờ đọc hiểu Hồn Trương Ba da Hàng Thịt của Lưu Quang Vũ nhằm phát huy năng lực học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực trong giờ đọc hiểu Hồn Trương Ba da Hàng Thịt của Lưu Quang Vũ nhằm phát huy năng lực học sinh

Kì thi THPT quốc gia đang đến gần, người giáo viên luôn trăn trở phải làm thế nào để đưa ra phương phá phù hợp nhằm đáp ứng yêu cầu môn học và phát huy được tính chủ động, tích cực của học sinh đang là vấn đề cấp thiết. Việc ôn tập ngày một gấp rút hơn trong khi thời lượng của cả chương trình ôn tập dành cho toàn bộ bài thi môn Ngữ văn chỉ gói gọn trong 28 tiết: Cấu trúc bài thi gồm phần đọc hiểu và nghị luận xã hội chiếm 5 điểm, 5 điểm còn lại thuộc về phần nghị luận văn học, bao gồm các tác phẩm thơ, tác phẩm kịch và văn xuôi, trong khi tác phẩm văn xuôi chiếm số lượng lớn với nhiều thể loại khác nhau mà thời lượng dành cho phần này chỉ 10/28 tiết (trong đó bao gồm cả văn học Việt Nam và văn học nước ngoài), riêng tác phẩm tự sự Việt Nam là 5/28 tiết. Về lượng kiến thức nhiều mà khung thời gian dành cho nó quá ít để tái hiện, củng cố, khắc sâu kiến thức cho học sinh, thêm vào đó, tinh thần ôn tập của học sinh có phần không tích cực. Điều này trở nên áp lực đối với giáo viên.

Trước thực tế đó, bản thân tôi nhận thấy trong các phương pháp, kĩ thuật dạy học hiện đại thì việc sử dụng sơ đồ tư duy (Mindmap) là cách dạy phù hợp, áp dụng tốt cho việc ôn thi THPT quốc gia, vì nó vừa hệ thống kiến thức các tác phẩm văn xuôi, trong đó có thể loại tự sự vừa phát huy được năng lực tự học của học sinh. Bởi vì kĩ thuật dạy học bằng “Sơ đồ tư duy” của Toni Buzan đã dựa vào nguyên lí hoạt động của bộ não để phát triển nó. Với sơ đồ tư duy nó có khả năng kích thích toàn bộ não hoạt động, vận dụng nâng cao khả năng chiếm lĩnh ghi nhớ, tưởng tượng, sáng tạo tri thức. Đây là kĩ thuật nâng cao cách ghi chép bằng việc dùng giản đồ ý, tổng thể của vấn đề được chỉ ra dưới dạng một hình trong đó các đối tượng được liên hệ với nhau bằng đường nối, với cách thức đó các dữ liệu được ghi nhớ, nhìn nhận dễ dàng thay cho việc dùng chữ để miêu tả. Hiệu quả của nó mang lại vô cùng to lớn nó có khả năng “Tóm lược một cuốn sách trên một trang giấy”[1] bởi vậy nó giúp người học tóm tắt những kiến thức cơ bản, có cái nhìn tổng thể không bỏ sót các ý tưởng. Chính vì thế nên tôi chọn Kĩ thuật dạy học này để phục vụ cho việc ôn thi đạt hiệu quả cao hơn.

 

docx 22 trang thuychi01 14531
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực trong giờ đọc hiểu Hồn Trương Ba da Hàng Thịt của Lưu Quang Vũ nhằm phát huy năng lực học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU................1
1. Lí do chọn đề tài .....1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................ 1
3. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 1
4. Phương pháp nghiên cứu................................................................. ..............1
5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.................................................2
II.NỘI DUNG ..................................2
1. Cơ sở lí luận ...2
1.1 Khái niệm........................................................................................................2
1.2. Ưu điểm của việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy ôn tập tác phẩm tự sự khối 12...................................................................................................................2
2. Thực trạng dạy và học môn Ngữ văn hiện nay tại trường THPT Ngọc Lặc...3
3. Giải pháp và tổ chức thực hiện ......4
3.1. Trang bị cho học sinh một số kiến thức về sơ đồ tư duy ....... .....5
3.2. Giáo viên lập kế hoạch sử dụng sơ đồ tư duy trong các tiết ôn tập tác phẩm tự sự Việt Nam khối 12.......................................................................................7
4. Hiệu quả của việc áp dụng kĩ thuật “Sơ đồ tư duy” nhằm hệ thống kiến thức các tác phẩm tự sự Việt Nam chương trình 12....................................................18
4.1. Hiệu quả........................................................................................................18
4.2. Kết quả giảng dạy.........................................................................................19
4.3. Nhận xét........................................................................................................20
III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.
1. Kết luận...........................................................................................................20
2. Đề xuất............................................................................................................20
I. MỞ ĐẦU
 1. Lí do chọn đề tài
Kì thi THPT quốc gia đang đến gần, người giáo viên luôn trăn trở phải làm thế nào để đưa ra phương phá phù hợp nhằm đáp ứng yêu cầu môn học và phát huy được tính chủ động, tích cực của học sinh đang là vấn đề cấp thiết. Việc ôn tập ngày một gấp rút hơn trong khi thời lượng của cả chương trình ôn tập dành cho toàn bộ bài thi môn Ngữ văn chỉ gói gọn trong 28 tiết: Cấu trúc bài thi gồm phần đọc hiểu và nghị luận xã hội chiếm 5 điểm, 5 điểm còn lại thuộc về phần nghị luận văn học, bao gồm các tác phẩm thơ, tác phẩm kịch và văn xuôi, trong khi tác phẩm văn xuôi chiếm số lượng lớn với nhiều thể loại khác nhau mà thời lượng dành cho phần này chỉ 10/28 tiết (trong đó bao gồm cả văn học Việt Nam và văn học nước ngoài), riêng tác phẩm tự sự Việt Nam là 5/28 tiết. Về lượng kiến thức nhiều mà khung thời gian dành cho nó quá ít để tái hiện, củng cố, khắc sâu kiến thức cho học sinh, thêm vào đó, tinh thần ôn tập của học sinh có phần không tích cực. Điều này trở nên áp lực đối với giáo viên. 
Trước thực tế đó, bản thân tôi nhận thấy trong các phương pháp, kĩ thuật dạy học hiện đại thì việc sử dụng sơ đồ tư duy (Mindmap) là cách dạy phù hợp, áp dụng tốt cho việc ôn thi THPT quốc gia, vì nó vừa hệ thống kiến thức các tác phẩm văn xuôi, trong đó có thể loại tự sự vừa phát huy được năng lực tự học của học sinh. Bởi vì kĩ thuật dạy học bằng “Sơ đồ tư duy” của Toni Buzan đã dựa vào nguyên lí hoạt động của bộ não để phát triển nó. Với sơ đồ tư duy nó có khả năng kích thích toàn bộ não hoạt động, vận dụng nâng cao khả năng chiếm lĩnh ghi nhớ, tưởng tượng, sáng tạo tri thức. Đây là kĩ thuật nâng cao cách ghi chép bằng việc dùng giản đồ ý, tổng thể của vấn đề được chỉ ra dưới dạng một hình trong đó các đối tượng được liên hệ với nhau bằng đường nối, với cách thức đó các dữ liệu được ghi nhớ, nhìn nhận dễ dàng thay cho việc dùng chữ để miêu tả. Hiệu quả của nó mang lại vô cùng to lớn nó có khả năng “Tóm lược một cuốn sách trên một trang giấy”[1] bởi vậy nó giúp người học tóm tắt những kiến thức cơ bản, có cái nhìn tổng thể không bỏ sót các ý tưởng. Chính vì thế nên tôi chọn Kĩ thuật dạy học này để phục vụ cho việc ôn thi đạt hiệu quả cao hơn. 
2. Mục đích nghiên cứu.
	- Giúp học sinh hệ thống lại kiến thức đã học trong giờ ôn tập các tác phẩm tự sự Việt Nam khối 12, tăng cường khả năng ghi nhớ, khắc sâu, nắm vững kiến thức đã học phục vụ tốt cho kì thi.
	- Giúp học sinh phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tạo sự hứng thú học tập trong các giờ học, góp phần tạo nên sự chuyển biến trong các tiết dạy.
3. Đối tượng nghiên cứu.
	- Đối tượng nghiên cứu: Quá trình thực hiện sử dụng sơ đồ tư duy trong các tiết ôn tập tác phẩm tự sự Việt Nam khối 12.	
	- Học sinh lớp 12A1, 12A5.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Để hoàn thành tốt đề tài này, tôi đã vận dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
	- Phương pháp hệ thống - cấu trúc: được sử dụng trong quá trình hệ thống hoá kiến thức các tác phẩm và thể hiện bằng sơ đồ tư duy.
 - Phương pháp thực nghiệm: được sử dụng trong quá trình áp dụng đề tài đối với các lớp được chọn làm đối tượng thực nghiệm.
- Phương pháp so sánh: được sử dụng trong quá trình so sánh đối chiếu kết quả bài kiểm tra giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp: được sử dụng trong quá trình khảo sát, phân tích kết quả thực nghiệm và tổng hợp kết quả thực nghiệm.
 5. Những điểm mới của SKKN 
Với việc áp dụng chuyên đề dạy học “Dạy và học tích cực bằng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học” [4] trong đó có kĩ thuật dạy học “Sơ đồ tư duy” vào giảng dạy môn Ngữ văn trong các năm học vừa qua và đặc biệt áp dụng trong quá trình ôn thi THPT quốc gia bản thân tôi thấy có những hiệu quả nhất định. Việc này đã được kiểm chứng trong quá trình giảng dạy và những sáng kiến kinh nghiệm đã được áp dụng. Như đề tài “Áp dụng kĩ thuật dạy học “Sơ đồ tư duy” dạy kiểu bài “Tác giả văn học” khối 11 và 12 THPT” năm học 2012- 2013 hoặc đề tài “Áp dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực trong giờ đọc hiểu Hồn Trương Ba da Hàng Thịt của Lưu Quang Vũ nhằm phát huy năng lực học sinh” năm học 2015-2016. Nhưng những đề tài trên chỉ nghiên cứu một phần của bài học hoặc một tác phẩm cụ thể. Với mục đích phát huy năng lực của học sinh ở nhiều phương diện. Trong năm học này, khi đứng trước thách thức của khối kiến thức nhiều và khung thời gian hạn chế nên tôi đã phát triển đề tài cũ vào việc hướng dẫn học sinh ôn thi THPT quốc gia các tác phẩm tự sự Việt Nam trong chương trình lớp 12 (Phạm vi áp dụng ở nhiều tác phẩm (4 tác phẩm) và mục đích là khái quát, củng cố kiến thức, phục vụ ôn thi tốt hơn). Vì vậy tôi xin chia sẻ với các bạn đồng nghiệp về kinh nghiệm nhỏ của mình bằng đề tài “ Áp dụng kĩ thuật “sơ đồ tư duy” nhằm hệ thống kiến thức các tác phẩm tự sự Việt nam chương trình 12, góp phần nâng cao hiệu quả trong việc ôn thi THPT quốc gia tại trườngTHPT Ngọc Lặc”
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận của vấn đề.
 1.1. Khái niệm sơ đồ tư duy
Sơ đồ tư duy (Mindmap ) hay còn gọi là bản đồ tư duy (giản đồ ý) được Toni Buzan sáng lập vào thập niên 60 của thế kỉ trước, định nghĩa “Bản đồ tư duy là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh, nhằm tìm tòi, đào sâu ý tưởng. Ở giữa bản đồ là một ý tưởng hay hình ảnh trung tâm, từ ý tưởng, hình ảnh trung tâm này sẽ phát triển thành các nhánh tượng trưng cho các ý chính và đều được nối với ý trung tâm với phương thức tiến dần từ trung tâm ra xung quanh”[1].
 1.2. Ưu điểm của việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy ôn tập tác phẩm tự sự khối 12.
 	Sử dụng sơ đồ tư duy như là một công cụ hỗ trợ tư duy hiện đại, một kĩ năng sử dụng bộ não mới mẻ. Đó là một dạng sơ đồ kết hợp từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp tương thích với cấu trúc hoạt động của bộ não. Bởi vì theo nghiên cứu của các nhà khoa học, bộ não của con người có 2 bán cầu trái và phải. Não phải nhạy cảm với thông tin, màu sắc, hình ảnh, tưởng tượng từ đó tác động, kích thích não trái. Não trái thích hợp với con số, từ ngữ và phân tích cho ra sản phẩm. Người ta tìm cách kích thích não phải để khi hai bán cầu não hoạt động tương thích sẽ cho kết quả tốt và sơ đồ tư duy được xem là công cụ giúp con người khai thác tiềm năng vô tận của bộ não.
Như trên đã nói thì việc sử dụng sơ đồ tư duy kích thích sự tìm tòi sáng tạo của người học, khi sử dụng sơ đồ tư duy người học sẽ hứng thú hơn, tiếp thu bài nhanh hơn dẫn đến hiệu quả cao hơn vì nó phát triển tư duy logic, khả năng phân tích tổng hợp, người học sẽ hiểu bài, nhớ lâu thay cho việc ghi nhớ dưới dạng thuộc lòng bằng ghi nhớ dưới dạng sơ đồ hóa kiến thức 
 	Tóm lại, sơ đồ tư duy là công cụ giảng dạy đơn giản nhưng hiệu quả: 
 	- Giúp chúng ta tiết kiệm được thời gian vì nó tận dụng các từ khóa không cần viết nhiều. 
- Cung cấp bức tranh tổng thể. 
- Tổ chức và phân loại suy nghĩ.
- Ghi nhớ tốt.
- Kích thích tiềm năng sáng tạo.
2. Thực trạng việc ôn thi THPT quốc gia tại trường THPT Ngọc Lặc.
	Với thời gian ôn tập ngắn ngủi: 28 tiết chia đều cho toàn bài thi, thời lượng dành cho tác phẩm tự sự Việt Nam là 5 tiết. Vì vậy việc cung cấp, khái quát, tái hiện, củng cố kiến thức cho học sinh trong quá trình ôn tập tại trường còn gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân khác nhau.
	Trước hết, xét về nhu cầu thực tế: Vào thời điểm ôn tập cuối năm một số học sinh tập trung vào môn khối phục vụ cho việc lựa chọn nghề nghiệp sau này nên không chú trọng, mặn mà với môn Ngữ văn. Còn một số học sinh chủ quan cho rằng kiến thức đã học xong, giáo viên giảng thì các em cho là chỉ cần đọc lại trong vở nên không tích cực trong quá trình ôn tập. Điều này gây trở ngại cho quá trình dạy học của giáo viên và không thấy được sự chủ động tích cực ôn tập từ phía học sinh.
	Tiếp đến, trong quá trình giảng dạy thiếu các phương tiện hỗ trợ dạy học tại các lớp và trường chưa có phòng học chức năng để giáo viên có thể thiết kế những giáo án giúp cho học sinh chiếm lĩnh kiến thức nhờ vào các kĩ thuật và thiết bị dạy học hiện đại này. Điều đó phần nào giảm đi sự hứng thú trong học tập và khó phát huy tối đa năng lực, sự chủ động, tích cực trong các em.
Thêm nữa, dung lượng kiến thức của các tác phẩm tự sự nhiều mà thời lượng có hạn nên cũng là một thách thức lớn đối với giáo viên trong quá trình thiết kế giáo án ôn thi THPT quốc gia.
	Tóm lại, để đạt được hiệu quả cao trong quá trình ôn thi các tác phẩm tự sự Việt nam phục vụ cho kì thi THPT quốc gia, giáo viên và học sinh cần có sự tương tác với nhau, mà trong sự tương tác đó giáo viên chỉ là người hướng dẫn còn học sinh vừa là đối tượng vừa là chủ thể sáng tạo trong quá trình dạy học. Để làm được điều đó giáo viên phải tìm tòi, sáng tạo, đầu tư vào khâu thiết kế bài học bằng việc áp dụng kĩ thuật dạy học “Sơ đồ tư duy” để củng cố kiến thức tác phẩm tự sự Việt Nam giúp nâng cao hiệu quả trong quá trình ôn tập. 
3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
Trước thực trạng của việc dạy học văn trong nhà trường THPT hiện nay, đặc biệt là tiết ôn tập các tác phẩm tự sự Việt Nam khối 12 giúp cho học nắm vững kiến thức và giải quyết tốt các dạng đề đưới đây đang là một thách thức lớn đối với cả giáo viên và học sinh. Và đây là những dạng đề thi thường gặp đối với tác phẩm tự sự.
- Làm rõ giá trị, một đặc điểm của tác phẩm / đoạn trích. 
 Ví dụ: Phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Vợ chồng A phủ của Tô Hoài 
- Nêu cảm nhận về một đoạn trích trong tác phẩm đã học.
 Ví dụ: Cảm nhận của anh/ chị về đoạn văn (như đề thi THPT quốc gia 2015)
- Phân tích tình huống truyện.
 Ví dụ 1: Phân tích tình huống trong truyện Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.
 Ví dụ 2: Phân tích tình huống trong truyện Vợ nhặt của Kim Lân.
- Nêu cảm nhận về một về một chi tiết hay một nét nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm.
 Ví dụ: Cảm nhận của anh/ chị về hình ảnh đôi bàn tay của Tnú trong truyện Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.
 - Phân tích một nhân vật hoặc một hình tượng trong tác phẩm.
 Ví dụ 1: Phân tích nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A phủ của Tô Hoài.
 Ví dụ 2: Phân tích nhân vật Tràng trong truyện Vợ nhặt của Kim Lân.
 Ví dụ 3: Phân tích hình tượng rừng xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.
	Có thể thấy các dạng câu hỏi nghị luận về tác phẩm tự sự rất đa dạng và để làm tốt những dạng đề trên việc tối cần thiết là các em phải nắm được kiến thức cơ bản của từng bài học. Trong giới hạn của bài viết này tôi chỉ dừng lại ở 4 tác phẩm tự sự là: Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài); Vợ nhặt (Kim Lân); Rừng xà nu (Nguyễn trung Thành) Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu). Để phục vụ cho kì thi THPT quốc gia tôi xin giới thiệu một kĩ thuật dạy học mới áp dụng phù hợp cho việc “hệ thống kiến thức các tác phẩm tự sự Việt Nam chương trình 12”(Gồm 4 bài trên) bằng việc sử dụng “Sơ đồ tư duy” sẽ giúp học sinh không chỉ là người tiếp nhận thông tin mà còn phải suy nghĩ về thông tin đó, giải thích và kết nối nó với cách hiểu biết của mình, điều quan trọng hơn là các em học được quá trình tổ chức thông tin, tổ chức các ý tưởng. 
Vậy để thực hiện được tiết dạy ôn tập nhằm “hệ thống kiến thức các tác phẩm tự sự Việt Nam chương trình 12” bằng việc sử dụng kĩ thuật “Sơ đồ tư duy” phục vụ tốt cho yêu cầu ôn thi THPT Quốc gia cần có những giải pháp sau:
3.1 Trang bị cho học sinh một số kiến thức về sơ đồ tư duy.
 	Để thực hiện tốt tiết ôn tập việc quan trọng nhất là giáo viên phải cho học sinh làm quen với sơ đồ tư duy. Bởi trong thực tế còn nhiều học sinh chưa làm quen và ít thực hiện việc hệ thống kiến thức bằng sơ đồ tư duy. Vì vậy trước khi dạy giáo viên cần giới thiệu qua về nguồn gốc, sự ra đời, tác dụng của nó trong quá trình học tập và hướng dẫn học sinh chuẩn bị các phương tiện để tạo lập sơ đồ tư duy.( bảng, giấy A0, A3, A4, bút màu, nếu phòng học có các phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại giáo viên có thể sử dụng thêm phần mềm : iMindmap 9
 Sau đó hướng dẫn học sinh cách tạo lập sơ đồ.
Thực hiện vẽ sơ đồ tư duy: 
	+ Ở vị trí trung tâm của sơ đồ tư duy là hình ảnh hay từ khóa thể hiện một ý tưởng hay khái niệm/ chủ đề/ nội dung chính.
	+ Từ trung tâm sẽ phát triển nối với các hình ảnh hay từ khóa/ tiểu chủ đề cấp 1 liên quan bằng các nhánh.
	+ Từ các nhánh chính tiếp tục phát triển, phân nhánh để đến các hình ảnh hay từ khóa/ tiểu chủ đề cấp 2 có liên quan đến nhánh chính.
 	+ Cứ thế phân nhánh tiếp tục và các khái niệm/ nội dung/ vấn đề liên quan với nhau. Sự liên kết này sẽ tạo ra bức tranh tổng thể mô tả khái niệm/ nội dung/ chủ đề trung tâm một cách rõ ràng. Như vậy một khái niệm/ nội dung/ chủ đề chính được gắn kết với nội dung tiểu chủ đề lên quan. Nội dung/ chủ đề chính đóng vai trò là điểm hội tụ những mối liên hệ với các nội dung/ tiểu chủ đề liên quan khác. Tuy nhiên kết cấu này là tạm thời, cho phép có thể thêm bớt, điều chỉnh. Bản chất mở của quá trình khuyến khích tạo mối liên hệ giữa các ý tưởng.
(Lưu ý: “Sơ đồ tư duy là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc và hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng” nên trong quá trình vẽ cần sử dụng màu sắc làm nổi bật ý và các đường thẳng càng gần với từ khóa trung tâm cần tô đậm càng xa từ khóa trung tâm nhạt dần.).
 Luyện tập cho học sinh vẽ thử sơ đồ tư duy.
Để củng cố cho phần lí thuyết vừa trình bày, giáo viên cung cấp cho học sinh một đề minh họa. 
Ví dụ 1: Phân tích tình huống trong truyện Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.
Sau đó, giáo viên có thể giao cho học sinh hoặc cùng học sinh xây dựng lên
một sơ đồ tư duy về một trong những nội dung cơ bản của bài học trên. Và khi học sinh vẽ xong sơ đồ tư duy, giáo viên có thể để học sinh tự trình bày ý tưởng về sơ đồ tư duy mà mình vừa thực hiện được.
SƠ ĐỒ MINH HỌA CHO ĐỀ Ở VÍ DỤ 1- TRANG 5
3.2. Giáo viên lập kế hoạch sử dụng sơ đồ tư duy trong tiết ôn tập các tác phẩm tự sự Việt Nam khối 12.
- Đây là kế hoạch của phần nội dung mà giáo viên có ý định sử dụng sơ đồ tư duy. Việc này đã được lên kế hoạch từ đầu năm và trong quá trình thực hiện các bài dạy tác phẩm tự sự trước đó, nay được sử dụng để củng cố và hướng dẫn các em ôn tập.
- Soạn giáo án ôn tập các tác phẩm sẽ dạy đảm bảo các bước lên lớp, thể hiện được mục tiêu cần đạt (kiến thức, kĩ năng, thái độ) của bài học.
- Xác định nội dung trọng tâm để thể hiện trên sơ đồ tư duy trên tinh thần ôn tập các dạng đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia.
- Giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi của từng tác phẩm ( trong các tác phẩm đó sẽ xác định luôn những dạng đề thường gặp hoặc những kiến thức trọng tâm của từng bài). 
Tóm tắt một số hoạt động với tiết dạy sử dụng sơ đồ tư duy.
 + Hoạt động 1. Lập sơ đồ tư duy: học sinh lập sơ đồ tư duy theo nhóm, theo hướng dẫn của giáo viên hoặc mỗi cá nhân vẽ...
 + Hoạt động 2. Báo cáo thuyết trình về sơ đồ tư duy.
 + Hoạt động 3. Thảo luận, chỉnh sửa và hoàn thiện sơ đồ tư duy: giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận, chỉnh sửa và hoàn thiện sơ đồ về bài học.
 + Hoạt động 4. Củng cố kiến thức bằng sơ đồ tư duy: Giáo viên cho học sinh trình bày củng cố kiến thức bằng sơ đồ tư duy mới hoàn thiện hoặc sơ đồ do giáo 
viên chuẩn bị trước khi lên lớp.
Để tạo lập sơ đồ tư duy cho tác phẩm Vợ nhặt (Kim Lân)[3] trên tinh thần ôn tập lại kiến thức, nên giáo viên xác định kiến thức trọng tâm để chuẩn bị câu hỏi giúp học sinh định hướng vẽ sơ đồ.
Câu hỏi 1. Chủ đề chính của bài học hôm nay là gì?
Học sinh trả lời chủ đề/ từ khóa trung tâm: Vợ nhặt.
Câu hỏi 2. Chủ đề của phần ôn tập có những vấn đề trọng tâm nào?
Học sinh sẽ đưa ra những vấn đề có liên quan đến bài học bao gồm: Tình huống truyện; nhân vật Tràng; nhân vật Thị; nhân vật bà cụ Tứ; giá trị nghệ thuật; giá trị hiên thực và giá trị nhân đạo. (Đây là từ khóa cấp 1)
Câu hỏi 3. Thế nào là tình huống truyện? Vợ nhặt đã tạo ra tình huống nào?
Học sinh tìm được các từ khóa cấp 2: Khái niệm tình huống truyện; tình huống truyện lạ; tình huống éo le; tình huống cảm động; tình huống thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm.
Câu hỏi 4. (Về nhân vật Tràng) Kim Lân đã giới thiệu về nhân vật Tràng như thế nào?
Học sinh tìm được các từ khóa cấp 2: Hoàn cảnh; ngoại hình; phẩm chất; 
Câu hỏi 5. Tràng đãi Thị bánh đúc và đồng ý cho thị theo mình về nhà cho thấy Tràng là người như thế nào?
Học sinh tìm được từ khóa cấp 2: Tràng là người khao khát hạnh phúc. 
Câu hỏi 6: Niềm khao khát hạnh phúc của Tràng được biểu hiện như thế nào?
Học sinh tìm được các từ khóa cấp 3: Hào phóng; lúc đầu cũng chợn; sau tặc lưỡi; phớn phở. 
Câu hỏi 7. Sau đêm tân hôn Tràng có sự hay đổi như thế nào?
Học sinh tìm được từ khóa cấp 2: Có ý thức trách nhiệm.
Câu hỏi 8. Từ ý thức trách nhiệm Tràng nhận thấy ðiều gì?
Học sinh tìm được các từ khóa cấp 3: thấm thía,cảm động; yêu thương gắn bó.
Câu hỏi 9: Ngoài ý thức trách nhiệm Tràng còn có mong muốn nào?
Học sinh tìm được từ khóa cấp 2: khát vọng đổi đời.
Câu hỏi 10: tâm trạng của Tràng như thế nào khi nghe Thị kể về đoàn người đi pháp kho thóc của Nhật?
Học sinh tìm được các từ khóa cấp 3: tiếc rẻ (vì không tham gia đoàn người phá kho thóc của Nhật, bỏ lỡ cơ hội đến với cách mạng).
Câu hỏi 11: Ý nghĩa chi tiết “trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới ....”. Học sinh tìm được từ khóa cấp 3: kết thúc tươi sáng.
Câu hỏi 12: Vì sao đó là cách kết thức tươi sáng?
Học sinh sẽ tìm được các từ khóa cấp 4: sự nhận thức tất yếu từ bóng tối đến ánh sáng; bước đầu giác ngộ cách mạng.
Câu hỏi 13: (về nhân vật người vợ nhặt) Kim Lân đã giới thiệu về nhân vật người vợ nhặt khi chưa làm vợ Tràng như thế nào?
Học sinh tìm được các từ khóa cấp 2: lai lịch; chân dung; điệu bộ, hành động, ngôn ngữ.
Câu hỏi 14: Thị có sự biến đổi như thế nào khi trở thành vợ Tràng?
Học sinh tìm được các từ khóa cấp 2: bộc lộ phẩm chất, tính cách của người phụ nữ.
Câu hỏi 15: Phẩm chất, tính cách của Thị được bộc lộ như thế nào?
Học sinh tìm được các từ khóa cấp 3: khát vọng sống mãnh liệt; vẻ đẹp nữ tính; ngoan hiền đúng mực; hiểu biết và có niềm tin vào tương lai.
Câu hỏi 16: (về nhân vật bà cụ Tứ) Kim Lân đã giới thiệu về bà cụ Tứ như thế nào?
Học sinh t

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_ap_dung_cac_phuong_phap_ki_thuat_day_h.docx