Rèn kỹ năng cho học sinh sử dụng an toàn và hợp lý điện năng thông qua môn Công nghệ 8, 9 ở trường thcs Nga Thái

Rèn kỹ năng cho học sinh sử dụng an toàn và hợp lý điện năng thông qua môn Công nghệ 8, 9 ở trường thcs Nga Thái

Chúng ta đang sống trong thời đại Hội nhập và phát triển, thời đại Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước, nền công nghệ thông tin đang phát trển như vũ bão nên rất cần những con người có năng lực, trí tuệ mới đáp ứng được những yêu cầu của xã hội.

Thực tế ở nước ta Bộ giáo dục và đào tạo đã tiến hành từng bước đổi mới phương pháp giáo dục. Chương trình thay SGK trung học cơ sở đến nay đã thực hiện được 17 năm (từ năm học 2002 – 2003 đến nay) gắn liền với việc không ngừng đổi mới phương pháp dạy học đồng thời định hướng cho học sinh tếp cận khoa học kỹ thuật mới.

Cùng với các môn học khác, môn Công nghệ lớp 8,9 trang bị cho học sinh một số kiến thức cơ bản về Vẽ kĩ thuật, Cơ khí, Kĩ thuật điện. Trong khí đó Phần Vẽ kỹ thuật là phần quá trừu tượng đòi hỏi học sinh phải có tư duy và trí tưởng tượng thì mới học tốt được phần này, còn phần Cơ khí là phần mà học sinh chưa được tiếp xúc thực tế, chính vì vậy khi dạy hai phần này hầu hết giáo viên thường dùng phương pháp thuyết trình, diễn giải là chính. Nhưng đến phần Kỹ thuật điện thì lại hoàn toàn khác vì ở phần này học sinh sẽ hiểu được vai trò của điện năng .

 

doc 22 trang thuychi01 6431
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Rèn kỹ năng cho học sinh sử dụng an toàn và hợp lý điện năng thông qua môn Công nghệ 8, 9 ở trường thcs Nga Thái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
RÈN KỸ NĂNG CHO HỌC SINH SỬ DỤNG AN TOÀN VÀ HỢP LÝ ĐIỆN NĂNG THÔNG QUA
 MÔN CÔNG NGHỆ 8, 9 Ở TRƯỜNG THCS NGA THÁI
Người thực hiện: Tạ Thị Kiều
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Nga Thái
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Công nghệ
THANH HOÁ NĂM 2019
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU
 1.1. Lý do chọn đề tài:
Chúng ta đang sống trong thời đại Hội nhập và phát triển, thời đại Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước, nền công nghệ thông tin đang phát trển như vũ bão nên rất cần những con người có năng lực, trí tuệmới đáp ứng được những yêu cầu của xã hội. 
Thực tế ở nước ta Bộ giáo dục và đào tạo đã tiến hành từng bước đổi mới phương pháp giáo dục. Chương trình thay SGK trung học cơ sở đến nay đã thực hiện được 17 năm (từ năm học 2002 – 2003 đến nay) gắn liền với việc không ngừng đổi mới phương pháp dạy học đồng thời định hướng cho học sinh tếp cận khoa học kỹ thuật mới. 
Cùng với các môn học khác, môn Công nghệ lớp 8,9 trang bị cho học sinh một số kiến thức cơ bản về Vẽ kĩ thuật, Cơ khí, Kĩ thuật điện. Trong khí đó Phần Vẽ kỹ thuật là phần quá trừu tượng đòi hỏi học sinh phải có tư duy và trí tưởng tượng thì mới học tốt được phần này, còn phần Cơ khí là phần mà học sinh chưa được tiếp xúc thực tế, chính vì vậy khi dạy hai phần này hầu hết giáo viên thường dùng phương pháp thuyết trình, diễn giải là chính. Nhưng đến phần Kỹ thuật điện thì lại hoàn toàn khác vì ở phần này học sinh sẽ hiểu được vai trò của điện năng .
Vì điện năng là ngành quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và là nguồn động lực chủ yếu đối với sản xuất và đời sống. Nhờ điện năng, năng suất lao động được nâng cao, góp phần cải thiện đời sống, thúc đẩy cách mạng khoa học kĩ thuật. Điện năng ngày càng được sử dụng rộng rãi trong sản xuất và và sinh hoạt thì vấn đề an toàn khi vận hành và sử dụng điện càng trở nên cần thiết vì những sự cố, tai nạn điện xảy ra rất nhanh và vô cùng nguy hiểm. Trong thực tế đã có những trường hợp chỉ vì một sơ xuất nhỏ trong quản lí vận hành và sử dụng điện năng đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng như: Tai nạn đe dọa tính mạng con người, gây hư hỏng hoặc làm tan rã hệ thống điện, gây thiệt hại lớn về người và tài sản kinh tế xã hội. Hiện đơn vị chịu trách nhiệm cung ứng điện (ngành điện lực) mới chủ yếu lo khâu an toàn từ lưới điện đến cầu dao hoặc máy ngắt tổng. Tuy nhiên, các hộ tiêu thụ điện một số hệ thống điện lại được câu mắc và sử dụng tùy tiện, không có hướng dẫn cụ thể nào của các cơ quan chuyên môn. Nhiều khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa, cột điện được tận dụng bằng cây cối hoặc lợi dụng địa hình, vật thô sơ để câu móc, cáp dẫn, dây dẫn cũng lại sử dụng bằng những vật liệu gia công rẻ tiền nên rất nguy hiểm, dễ gây chập cháy. Phát biểu tại Hội thảo “An toàn điện trong lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp” diễn ra ngày 5/5/2008 tại Hà Nội, Thượng tá Nguyễn Việt Cường, Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy (PCCC) cho biết trung bình mỗi năm toàn quốc phát sinh hơn 1.000 vụ cháy, trong đó nguyên nhân do sử dụng điện đứng hàng thứ hai sau những sơ xuất từ lửa, xăng dầu, khí đốt. Cá biệt có những giai đoạn tác nhân gây cháy do điện đó đứng hàng đầu. Theo Cục Kỹ thuật An toàn và Môi trường công nghiệp, Bộ Công thương cho biết: Hàng năm cả nước xảy ra khoảng 400 đến 500 vụ tai nạn do điện, làm 350 đến 400 người thiệt mạng, hàng trăm người khác bị thương. 70% số vụ tai nạn có nguồn gốc từ mất an toàn trong quy trình sử dụng điện tại gia đinh, sinh hoạt và 15% do trục trặc trong khâu sản xuất. Tại Pháp hầu hết cá vục tai nạn về điện xảy ra chủ yếu là do thiết bị điện bị lỗi. Trong khi đó, tai Việt Nam tai nạn điện chủ yếu do bất cẩn và thiếu ý thức trong sử dụng và không đảm bảo an toàn về điện cụ thể: Năm 2008 qua thống kê khoảng 38,1% các vụ cháy xuất phát từ lý do chập điện, trong khi cháy do liên quan đến xăng dầu, khí đốt chỉ chiếm 35,4%. Theo nhận định của Cục Cảnh sát PCCC, nguyên nhân tai nạn về điện của Việt Nam có phần trái ngược với các nước trên thế giới. Năm 2011, cả nước xảy ra 5.836 vụ tai nạn lao động, trong đó tai nạn về điện là một trong hai nguyên nhân dẫn đến tử vong hàng đầu trong tai nạn lao động và hoạt động dân dụng. Tử vong do điện giật chiếm 22,64% số người chết và chiếm 26,7% tổng số vụ tai nạn. Cho nên Pháp lệnh Bảo hộ lao động cũng đã quy định: “Mọi người lao động có tiếp xúc với dụng cụ, thiết bị điện đều phải được học tập, huấn luyện để có hiểu biết về sự nguy hiểm của dòng điện và biết cách sơ cứu người bị tai nạn điện”.
Chính vì vậy rèn kỹ năng sử dụng an toàn điện và tiết kiệm điện năng vừa là mục tiêu của ngành điện lực mà cũng chính là nhận thức cần thiết của người sử dụng điện và là nhận thức không thể thiếu đối với học sinh THCS khi học phần kĩ thuật điện. Là giáo viên đang trực tiếp giảng dạy học sinh - là con em đang sinh sống trên địa bàn xã Nga Thái một xã vừa được công nhận xã nông thôn mới. Đây chính là lý do để tôi chọn đề tài này. 
1.2. Mục đích nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm: 
Đề tài nhằm mục đích rèn kỹ năng sử dụng điện an toàn là cần thiết. Đồng thời trang bị cho học sinh ý thức tiết kiệm điện năng, bảo vệ tính mạng, tài sản gia đình của các em và cho toàn xã hội. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu. 
 1.3.1.Nội dung: 
 Rèn kỹ năng sử dụng điện an toàn thông qua các bài học trong Môn Công Nghệ lớp 8,9
 1.3.2. Địa bàn:
 - Học sinh lớp 8,9 trường THCS Nga Thái gồm sáu lớp với tổng số 222học sinh. 
 - Do thời gian có hạn nên đề tài sẽ tập chung khảo sát ở lớp 8A do cô Trần Thị Yến làm chủ nhiệm.
1.4. Phương pháp nghiên cứu: 
 1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết :
 - Đọc tài liệu để hệ thống hóa lý luận làm cơ sở cho nghiên cứu thực tế. 
 - Đọc và nghiên cứu tài liệu về thực hành môn công nghệ ở trường THCS
 1.4.2. Phương pháp điều tra viết. 
Làm một số trắc nghiệm điều tra ý thức sử dụng điện an toàn, hợp lý và tiết kiệm điện năng ở học sinh.
 1.4.3. Phương pháp quan sát đàm thoại. 
 1.4.4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
 - Khi phân loại các nạn nhân tai nạn do điện giật thấy rằng:
 + Những nạn nhân làm việc trong ngành điện bị điện giật chiếm: 42,2%
 + Những nạn nhân không có chuyên môn về điện bị điện giật chiếm: 57,8%
 - Khi phân loại nạn nhân bị điện giật theo nguyên nhân thấy rằng: Tai nạn do chạm trực tiếp vào vật mang điện hay các phần có dòng điện chạy qua chiếm 55,9% trong đó:
 + Chạm vào dây dẫn điện không phải do yêu cầu công việc chiếm: 30,6%
 + Chạm vào dây dẫn điện do yêu cầu công việc chiếm 25,3%
 1.4.5. Phương pháp điều tra bằng phiếu câu hỏi
 1.4.6. Phương pháp xử lí thông tin
 1.4.7. Phương pháp phân tích, tổng hợp
 1.4.8. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 
 2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận. 
 Như chúng ta đã biết, môn Công nghệ lớp 8 gồm có ba phần: Vẽ kĩ thuật- Cơ khí - Kĩ thuật điện. Công nghệ 9 tiếp nhận phần điện của công nghệ 8.Trong công nghệ 8 Phần Vẽ kỹ thuật là phần quá trừu tượng đòi hỏi học sinh phải có tư duy và trí tưởng tượng thì mới học tốt được phần này, còn phần Cơ khí là phần mà học sinh chưa được tiếp xúc thực tế, chính vì vậy khi dạy hai phần này hầu hết giáo viên thường dùng phương pháp thuyết trình, diễn giải là chính. Nhưng đến phần Kỹ thuật điện thì lại hoàn toàn khác vì ở phần này học sinh sẽ hiểu được vai trò của điện năng đối với sinh hoạt và sản xuất, từ đó biết cách sử dụng điện năng một cách an toàn và hợp lý.
 Là người giáo viên có tâm huyết với nghề, khi tâm sự với đồng nghiệp cùng môn thì đều có nhận định: “ Ngay một số thầy, cô còn chưa biết cách sử dụng điện an toàn và tiết kiệm điện như thế nào cho phù hợp chứ nói gì đến học sinh?..” Câu nói đó khiến tôi rất băn khoăn suy nghĩ và phần nào đã phản ánh thực trạng. Điều đó đã thôi thúc tôi tìm tòi các biện pháp rèn kỹ năng cho học sinh biết sử dụng an toàn điện và tết kiệm điện năng đồng thời cũng là tài liệu cho mọi người cùng tham khảo.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến.
 2.2.1. Thuận lợi:
 + Đa số học sinh là con em nông thôn nên có tính cần cù chịu khó.
 + Đội ngũ giáo viên nhiệt tình giảng dạy, có năng lực và dầu kinh nghiệm.
 + Tập thể can bộ, giáo viên nhà trường đoàn kết. BGH và tổ chuyên môn giúp đỡ nhiệt tình, có trách nhiệm. Mục tiêu phấn đấu của BGH và tổ chuyên môn, đặc biệt có sự quan tâm của UBND xã về cơ sở vật chất nên năm học 2018 – 2019 phấn đấu danh hiệu đạt trường tiên tiến cấp Huyện.
2.2.2. Khó khăn:
+ Trình độ học tập của học sinh không đều, tính tự giác, khả năng tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh còn hạn chế.
 + Một số ít học sinh chưa chăm học nên kết quả học tập còn thấp so với yêu cầu
 + Một số học sinh chưa có ý thức tiết kiệm điện năng...( ra Thể dục vẫn không tắt quạt, tắt điện hoặc tan học ra về vẫn để điện sáng , thậm trí kkhi rửa tay không khóa vòi nước....)
 + Một số học sinh còn trèo cột điện bắt chim hoặc nô đùa thả diều cạnh trạm biến áp.
 + Một số ít phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học của con em mình vì cho rằng môn phụ.
 2.2.3. Kết quả của thực trạng.
 Với thực trạng như đã trình bày ở trên, qua kiểm tra khảo sát ở trường tôi thấy:
 + 70% học sinh nắm bài một cách thụ động, học thuộc lòng nội dung của SGK,
 + 10% học sinh chưa có kĩ năng cơ bản về thao tác thực hành.
 + 20% học sinh có hứng thú học tập môn công nghệ.
 + Hầu hết học sinh chưa có kỹ năng vận dụng vào thực tế.
Cụ thể qua khảo sát chất lượng lớp 8A năm học 2017- 2018, kết quả như sau: (Bảng 1)
Lớp
Sĩ số
Điểm giỏi
Điểm khá
Điểm TB
Điểm yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8A
41
10
24,4
20
48,8
11
26,8
0
0
Từ thực trạng trên, để góp phần nâng cao kiến thức cũng như kỹ năng vận dụng vào thực tế, tôi đã thực hiện đề tài: “ Rèn kỹ năng cho học sinh sử dụng điện an toàn và hợp lý điện năng thông qua môn Công nghệ lớp 8,9 ở trường THCS Nga Thái”
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giả quyết vấn đề.
 2.3.1.Sưu tầm tài liệu. 
 - Sưu tầm bằng nhiêu cách: Bản thân tự tìm kiếm, qua bạn bè, đồng nghiệp...
- Tìm kiếm thông tin trên các tài liệu sách báo, SGK, mạng Internet...
2.3.2.Thống kê hình ảnh một số vụ tai nạn do điện gây ra.
Vụ cháy trên đường Trần Quốc Thảo( Q3 TPHCM) nguyên nhân do chập đi
 Tai nạn điện gây cháy nổ, chập điện
Trong khi, việc thực hiện tiết kiệm điện trong sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng còn chưa được triệt để, tiết kiệm điện chưa được sự quan tâm thật sự của cộng đồng xã hội, người dân và các doanh nghiệp, gây lãng phí tài nguyên của đất nước, ảnh hưởng xấu đến môi trường như:
 Bật đèn, Ti vi một cách vô thức
Trang trí kiểu đốt điện
Bên cạnh đó còn có những nơi trên đất nước ta chưa được dùng điện:
Phòng học thiếu ánh sáng
Đốt lửa để sưởi ấm
Điện có nhưng bé vẫn phải học bài bằng đèn bình
Ngâm mình dưới nước trong ngày hè nóng nực
“Cũng như các hộ dân khác trong ấp Pa Pếch, gần 20 năm qua, khi mặt trời lặn, bà Đường phải sống trong cảnh tối tăm, dựa vào chiếc đèn pin đeo trên đầu.
Bà Đường kể, gia đình bà sống ở đây gần 20 năm. Nhưng từ đó tới bây giờ, bà vẫn chưa được hưởng niềm vui từ điện thắp sáng. Đó là điều xa xỉ với người dân ở đây. Tivi, quạt điện đều phủ bụi qua ngày. Gia đình bà Đường cũng như các hộ khác trong ấp, khi màn đêm buông xuống, mọi sinh hoạt gắn liền với bóng tối. Ăn trong bóng tối, ở trong bóng tối... Hôm nào mang đèn pin đi sạc điện thì có chút ánh sáng leo lét - thứ khiến người dân phần nào vơi đi nỗi mong chờ ánh sáng điện.”
“Hơn 20 năm nay, 23 hộ dân ở tiểu khu 7, xóm Khả, xã Bắc Sơn (Kim Bôi, Hòa Bình) vẫn từng giờ sống trong bóng tối. Khó ai có thể tin rằng, chỉ cách Nhà máy thủy điện Hòa Bình chưa đầy 30km mà tại đây người dân vẫn đang hàng ngày sống dựa vào phương tiện chiếu sáng duy nhất là đèn dầu”. (Thông tin từ Báo đời sống)
 Điện là dạng năng lượng phổ biến, thiết yếu, ích lợi trong sản xuất và sinh hoạt gia đình, rất cần sử dụng một cách tiết kiệm và hiệu quả. Sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả giúp mọi người, gia đình, hộ sản xuất ít trả tiền điện hơn nhưng vẫn hưởng được đầy đủ các lợi ích và sự thoải mái mà mọi người mong muốn khi sử dụng điện.
2.3.3. Một số biện pháp tiết kiệm điện năng.
 Kêu gọi mọi người hưởng ứng giờ trái đất mỗi năm. (Giờ trái đất là sáng kiến của Quỹ Quốc tế về Bảo vệ thiên nhiên-WWF nhằm năng cao nhận thức cộng đồng về biến đổi khí hậu và tiết kiệm năng lượng trên toàn thế giới) 
 Sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả là hành động hết sức nhân văn và cao cả đó là sử dụng công suất nhỏ hơn, dành công suất tiết kiệm cho nơi khác chưa có điện hoặc cho sản xuất.
 Thông qua cô giáo Tổng phụ trách Đội để có lịch tuyên truyền cho toàn Liên Đội trên loa truyền thông của nhà trường và vào buổi sinh hoạt dưới cờ đầu tuần, đồng thời bên cạnh mỗi bảng điện của phòng học, phòng chức năng, văn phòng nhà trường đều dán:
HÃY SỬ DỤNG
TIẾT KIỆM ĐIỆN
KHI RA VỀ
NHỚ TẮT QUẠT, BÓNG ĐIỆN
 Về nhà thực hiện in dòng chữ “ TẮT ĐIỆN KHI RA KHỎI NHÀ”
 Hoặc “ TẮT KHI KHÔNG SỬ DỤNG” 
 Hay lắp chuông báo khi đóng cửa để nhắc nhở tắt điện.
Sử dụng điện đạt hiệu quả cao khi các thành viên trong gia đình đều thực hiện tiết kiệm điện, và lợi ích vô cùng to lớn khi cả cộng đồng cùng tham gia thực hiện các giải pháp tiết kiệm điện, theo khẩu lệnh:
 Song song với những việc làm trên chúng ta tuyên truyền, vận động mọi người học tập các hình thức tạo ra điện như xây dụng hệ thống hầm Bioga, dùng trấu, dùng năng lượng mặt trời, năng lượng gió, cảm biến hiện diện.
 Sử dụng cảm biến hiện diện để tiết kiệm điện năng chiếu sáng: 
Sử dụng điện hạt nhân:
Ngoài ra : Ap dụng một số biện pháp làm mát vào mùa hè trong giờ cao điểm:
Làm mát băng hơi nước, không phải dùng đến quạt khi học bài.
Lau nền nhà bằng nước để làm mát phòng
 Hệ thống tự động điểu khiển chiếu sáng trong căn hộ tiết kiệm năng lượng điện
Nhiều hộ gia đình ở Long Khánh đã sử dụng khí sinh học bioga để thắp sáng không cần nguồn điện quốc gia. Tiêu biểu là gia đình anh Lê Bình ỏ ấp Hàng Gòn- xã Hàng Gòn – TX. Long Khánh đã xây dựng hệ thống Bioga thắp sáng trong gia đình.
Ở TP. Huế đã sử dụng khi sinh học bioga để thắp sáng đường phố:
Nhiều hộ gia đình hiện nay đã sử dụng bình nước nóng Thái dương năng sủ dụng năng lượng mặt trời thay cho bình nóng lạnh dùng điện, hay dùng pin năng lượng mặt trời. 
Sử dụng trấu – Phát minh của GS.TSKH Phạm Văn Lang, nguyên Viện trưởng viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ. Ông là người đã biến những thứ tưởng như bỏ đi như vỏ trấu, vỏ cà phê, bã mía, mùn cưa, vỏ dừa, rơm rạ, vỏ hạt điều, thân cây ngô, lõi ngô... thành nguyên liệu chính tạo ra điện phục vụ con người
 GS. TSKH Phạm Văn Lang.
 Nếu chúng ta không biết “Sử dụng điện năng tiết kiệm và hiệu quả” khi phải đối diện với biến đổi khí hậu, hiện tượng nóng lên toàn cầu, Thủy điện, Than – hết nguồn, các nguồn cung cấp điện khác vẫn chưa phát triển (Điện sinh khối , điện từ gió, điện năng lượng mặt trời, điện hạt nhân) thì thế giới này sẽ như thế nào, cuộc sống của chúng ta ra sao?
Nấc thang thiên đường
Ngày xưa ơi
Vì vậy cùng hưởng ứng và tuyên truyền vận động mọi người sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả thì bạn đã trở thành một công dân gương mẫu góp phần thực hiện thành công  Chương trình mục tiêu Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của Chính phủ đã ban hành.
Qua dạy học thực tế nhiều năm việc tích hợp kiến thức giữa các môn học vào giảng dạy một vấn đề nào đó trong môn học là hết sức cần thiết. Điều đó phải đòi hỏi người giáo viên giảng dạy bộ môn phải nắm bắt nhuần nhuyễn kiến thức bộ môn mình giảng dạy mà còn không ngừng học hỏi trau dồi kiến thức của bộ môn khác để giúp các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học nhanh chóng và hiệu quả nhất.
2.3.4. Một số kiến thức học sinh cần nắm được:
( Thông qua các bài trong trương trình SGK- Công Nghệ lớp 8, 9) 2.3.4.1.Điện giật tác động tới cơ thể con người như thế nào? ( Bài 33: An toàn điện- Công nghệ 8)
- Dòng điện đi qua cơ thể người gây nên các phản ứng sinh lý phức tạp như:
 + Điện giật tác động tới hệ thần kinh và cơ bắp. 
 + Dòng điện tác động vào hệ thần kinh trung ương sẽ gây rối loạn hoạt động của hệ hô hấp, hệ tuần hoàn. Người bị điện giật nhẹ thường thở hổn hển, tim đập nhanh. trường hợp điện giật nặng, trước hết là phổi sau đó đến tim ngừng hoạt động, nạn nhân chết trong tình trạng ngạt.
- Các yếu tố gây nguy hiểm khi bị tai nạn điện đối với con người là: Cường độ dòng điện chạy qua cơ thể - Đường đi của dòng điện qua cơ thể 
- Mức độ nguy hiểm của dòng điện với cơ thể người tùy thuộc vào trị số cường độ dòng điện và loại nguồn điện một chiều hay xoay chiều. 
 - Dòng điện xoay chiều tần số 50Hz có trị số 10mA được coi là dòng điện giới hạn bắt đầu nguy hiểm đối với cơ thể con người. 
- Đường đi của dòng điện qua cơ thể người bất cứ bộ phận nào của cơ thể khi có dòng điện chạy qua đều nguy hiểm nhưng tỉ lệ dòng điện qua tim quyết định mức độ nguy hiểm hơn đối với con người. 
- Mức độ nguy hiểm nhất là khi dòng điện đi vào đầu rồi đi từ đầu qua tay xuống đất. Dòng điện đi từ chân này qua chân kia xuống đất ít nguy hiểm hơn. 
- Thời gian dòng điện qua cơ thể thời gian càng dài, lớp da bị phá hủy trở nên dẫn điện mạnh hơn, rối loạn hoạt động chức năng của hệ thần kinh càng tăng nên mức độ nguy hiểm càng tăng. 
- Tần số của dòng điện qua người lớn thì điện kháng của người giảm và dòng điện sẽ tăng lên. Vì vậy mức độ nguy hiểm sẽ tăng theo tần số của dòng điện.
 *Trong thực tế, mức độ nguy hiểm của dòng điện sẽ tăng trong tần số từ khoảng 50Hz - 60Hz. Khi tần số lớn hoặc bé hơn mức độ nguy hiểm sẽ lớn hoặc bé hơn. Vì vậy điện áp an toàn phụ thuộc vào hàng loạt yếu tố như tình trạng sức khỏe, mức độ mồ hôi, môi trường làm việc... 
Mức độ nguy hiểm càng tăng khi: Da ẩm, bẩn hoặc mất lớp da ngoài, diện tích tiếp xúc với vật mang điện tăng, tiếp xúc với điện áp cao..
Ví dụ với dòng điện 220v (là dòng điện làm cho con người không thể tách ra khỏi nguồn điện). Do đó cần chú ý một số vấn đề sau:
- Vùng ít nguy hiểm: Khô ráo, độ ảm thấp, không có bụi dẫn điện, điện áp an toàn là 65V. 
- Vùng nguy hiểm: Độ ẩm không khí thấp hơn 75%, sàn nhà nền nhà ẩm ướt ... điện áp an toàn là 36V.
 - Vùng đặc biệt nguy hiểm: Thật ẩm, có bụi dẫn điện, tiếp xúc trực tiếp sàn kim loại... điện áp an toàn là 12V. 
Ngoài ra điện áp bước: Là điện áp giữa hai bàn chân đứng ở hai điểm trên đất gần nơi có dòng điện xuống đất (dây dẫn, thiết bị có điện chạm đất) để dảm bảo an toàn phải tuân theo khoảng cách sau:
 + Từ 4m đến 6m đối với thiết bị trong nhà. 
 + Từ 8m đến 10m đối với thiết bị ngoài trời.
 + Ngoài 20m đối với dây điện cao áp.
+Sử dụng các dụng cụ bảo vệ an toàn điện.
2.3.4.2. Các giải pháp sử dụng hợp lý điện năng( Bài 48: sử dụng hợp lý điện năng – Công nghệ 8)
Để phòng ngừa điện giật các gia đình thiết kế các ổ điện an toàn. 
 Thường xuyên kiểm tra hệ thống điện, bảo đảm các thiết bị điện an toàn, không bị hở, mát. 
Khi sửa điện phải dùng găng tay, ủng, kìm, bút thử điệncách điện, tuyệt đối không dùng tay để nối và cắt điện, không để các dụng cụ điện, dây dẫn điện ngang tầm tay trẻ em. Người lớn không dùng điện để đánh cá, diệt chuột, chống trộm
Dùng rào chắn biển báo, các biển báo như : "Cấm vào, điện cao thế nguy hiểm chết người" ; " Cấm trèo , nguy hiểm chết người". Biển báo cắt điệnĐây là biện pháp tốt nhất để ngăn ngừa cho người khỏi tiếp xúc những phần tử mang điện, hoặc không đến gần nơi có điện áp nguy hiểm. 
2.3.4.3. Một số phương pháp sơ cứu nạn nhân bị điện giật.( Bài 35: Thực hành cứu người bị tai nạn điện- Công nghệ 8)
 *Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện bằng cách: 
 - Cắt nguồn điện: Đây là trường hợp thuận lợi nhất nhưng phải bảo đảm nhanh chóng, chính xác.
 - Trường hợp nếu không cắt được nguồn điện: 
 + Với mạng hạ thế: Tìm các vật dụng cách điện như gỗ khô, đi dép, ủng cao su, lót tay bằng vải khô... tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện ( hình 1) 
 + Với mạng cao thế: Phải có biện pháp an toàn, hoặc làm ngắn mạch bằng vật dẫn điện và khẩn trương báo cho trạm điện hoặc chi nhánh điện cắt điện từ các cầu dao trước, sau đó mới được tới gần nạn nhân và tiến hành sơ cứu.
 * Cấp cứu nạn nhân: 
 Căn cứ hiện tượng cụ thể 

Tài liệu đính kèm:

  • docren_ky_nang_cho_hoc_sinh_su_dung_an_toan_va_hop_ly_dien_nang.doc