Một vài kinh nghiệm trong thiết kế và sử dụng bài tập nhận thức để dạy bài: “Đặc điểm dân số và phân bố dân cư – Địa lí 12 cơ bản’’

Một vài kinh nghiệm trong thiết kế và sử dụng bài tập nhận thức để dạy bài: “Đặc điểm dân số và phân bố dân cư – Địa lí 12 cơ bản’’

Hiện nay đổi mới phương pháp dạy học là một trong những vấn đề được ngành giáo dục lấy làm nhiệm vụ trọng tâm, đặc biệt là vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung học phổ thông nói chung và bộ môn Địa lí nói riêng. Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội đã đưa ra “tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông”. Đổi mới dạy học là giải pháp được xem là then chốt, có tính đột phá trong việc thực hiện chương trình này. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học ”. Từ nội dung của các nghị quyết trên, có thể thấy rằng vấn đề đổi mới phương pháp dạy học rất được nhà nước quan tâm, chỉ đạo. Trong các cách đổi mới phương pháp dạy học có việc áp dụng các bài tập nhận thức vào giảng dạy.

 Bài tập nhận thức là một dạng bài học lĩnh hội kiến thức, thay vì thầy giảng, trò nghe thì học sinh phát hiện những kiến thức qua việc nghiên cứu, giải bài tập mà không có sự tham gia trực tiếp của giáo viên. Các em giải các bài tập nhận thức từ các kiến thức cũ và khả năng hiểu biết của bản thân, thông qua đó các kiến thức mới được hình thành. Bài tập nhận thức giúp phát triển khả năng tư duy cũng như khả năng giao tiếp của các em. Ngoài ra, bài tập nhận thức giúp thay đổi cách dạy và học hiệu quả hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng bài tập nhận thức trong dạy học hiện nay vẫn chưa phổ biến sâu rộng do thời gian dạy học trên lớp có hạn, việc thiết kế các bài tập nhận thức phải phù hợp với trình độ nhận thức của từng học sinh trong lớp,

 Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài “ Một vài kinh nghiệm trong thiết kế và sử dụng bài tập nhận thức để

doc 25 trang thuychi01 7175
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một vài kinh nghiệm trong thiết kế và sử dụng bài tập nhận thức để dạy bài: “Đặc điểm dân số và phân bố dân cư – Địa lí 12 cơ bản’’", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 4
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT VÀI KINH NGHIỆM TRONG THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP NHẬN THỨC ĐỂ DẠY BÀI: “ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ – ĐỊA LÍ 12”
Người thực hiện: Trịnh Thị Huyền
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Địa Lí
THANH HOÁ, NĂM 2019
MỤC LỤC
 Trang
1. Mở đầu 1 
1.1. Lí do chọn đề tài 1 
1.2. Mục đích nghiên cứu 1
1.3. Đối tượng nghiên cứu 1
1.4. Phương pháp nghiên cứu 1
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2 
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 2
2.2.1 Khái niệm về bài tập nhận thức. 2
2.1.2. Vai trò của bài tập nhận thức 2
2.1.3. các nguyên tắc thiết kế bài tập nhận thức. 2
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 2
2.3.Các biện pháp đã áp dụng để giải quyết vấn đề. 3
2.4. Hiệu quả của SKKN 17
3. Kết luận, kiến nghị 19
3.1. Kết luận 19
3.2. Kiến nghị 20
Tài liệu tham khảo 21
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài. 
	Hiện nay đổi mới phương pháp dạy học là một trong những vấn đề được ngành giáo dục lấy làm nhiệm vụ trọng tâm, đặc biệt là vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung học phổ thông nói chung và bộ môn Địa lí nói riêng. Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội đã đưa ra “tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông”. Đổi mới dạy học là giải pháp được xem là then chốt, có tính đột phá trong việc thực hiện chương trình này. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học”. Từ nội dung của các nghị quyết trên, có thể thấy rằng vấn đề đổi mới phương pháp dạy học rất được nhà nước quan tâm, chỉ đạo. Trong các cách đổi mới phương pháp dạy học có việc áp dụng các bài tập nhận thức vào giảng dạy.
	Bài tập nhận thức là một dạng bài học lĩnh hội kiến thức, thay vì thầy giảng, trò nghe thì học sinh phát hiện những kiến thức qua việc nghiên cứu, giải bài tập mà không có sự tham gia trực tiếp của giáo viên. Các em giải các bài tập nhận thức từ các kiến thức cũ và khả năng hiểu biết của bản thân, thông qua đó các kiến thức mới được hình thành. Bài tập nhận thức giúp phát triển khả năng tư duy cũng như khả năng giao tiếp của các em. Ngoài ra, bài tập nhận thức giúp thay đổi cách dạy và học hiệu quả hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng bài tập nhận thức trong dạy học hiện nay vẫn chưa phổ biến sâu rộng do thời gian dạy học trên lớp có hạn, việc thiết kế các bài tập nhận thức phải phù hợp với trình độ nhận thức của từng học sinh trong lớp,
	Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài “ Một vài kinh nghiệm trong thiết kế và sử dụng bài tập nhận thức để dạy bài : “Đặc điểm dân số và phân bố dân cư – Địa lí 12 cơ bản’’. 
1.2. Mục đích nghiên cứu.
	Thiết kế các bài tập nhận thức để phục vụ giảng dạy bài : Đặc điểm dân số và phân bố dân cư – Địa lí 12 cơ bản. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
	Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 12 trường THPT Triệu sơn 4.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu: Tôi sử dụng phương pháp này để tổng hợp những tài liệu có liên quan nhằm làm rõ cơ sở lí luận của vấn đề
- Phương pháp quan sát sư phạm: là phương pháp quan sát thực tế, có ghi chép cẩn thận. Đối với phương pháp này tôi dùng để theo dõi quá trình tiếp thu nội dung bài học và việc ghi nhớ kiến thức của học sinh trong những tiết học trên lớp. 
- Phương pháp so sánh: để so sánh kết quả trước và sau khi vận dụng những kinh nghiệm của giáo viên truyền đạt cho học sinh.
- Phương pháp khảo sát, thống kê: để đưa ra những số liệu cụ thể về hiệu quả của vấn đề được nghiên cứu.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề
2.1.1 Khái niệm về bài tập nhận thức 
	Bài tập nhận thức là một bộ phận cơ bản của hệ thống bài tập Địa lí, trong dạy học Địa lí, bài tập nhận thức là một công cụ dạy học quan trọng để phát huy tính tích cực, độc lập nhận thức của học sinh. Bài tập nhận thức đã tạo ra những cơ hội, tình huống dạy học Địa lí để học sinh phải tư duy, làm việc một cách chủ động, tích cực độc lập, hợp tác với các bạn cùng lớp nhằm tiếp thu kiến thức mới, củng cố kiến thức đã học., 
2.1.2.Vai trò của bài tập nhận thức 
	Bài tập nhận thức có vai trò rất quan trọng trong việc dạy học , cụ thể vai trò của bài tập nhận thức được thể hiện qua: Bài tập nhận thức tăng cường hoạt động nhận thức tích cực, độc lập của học sinh. 
Bài tập nhận thức giúp học sinh thông hiểu kiến thức và vận dụng kiến thức đó trong đời sống thực tiễn. Ngoài ra, bài tập nhận thức còn tăng cường tính độc lập làm chủ bản thân để giải quyết tình huống mà giáo viên đưa ra. 
	Bài tập nhận thức là công cụ hoàn thiện kiến thức mới và hoàn thiện kiến thức đã cho. Việc học sinh tích cực, chủ động độc lập giải các bài tập nhận thức do giáo viên đưa ra giúp học sinh lĩnh hội được những kiến thức mới đồng thời củng cố kiến thức cũ. triển tư duy có hiệu quả, phát triển năng lực thực hành cho học sinh, vì để giải được các bài tập nhận thức học sinh không chỉ cần có kiến thức, kĩ năng mà còn cần phải nắm vững một số phương pháp hoạt động trí tuệ nhất định. 
2.1.3. Các nguyên tắc thiết kế 
	Nội dung các bài học trong sách giáo khoa Địa lí 12 là xuất phát điểm quan trọng nhất để thiết kế các bài tập nhận thức. Khi làm bài tập nhận thức, học sinh phải khai thác và xử lí tối đa nội dung bài học trong sách giáo khoa và nội dung kiến thức thông tin trong sách giáo khoa về cơ bản đủ để học sinh giải các bài tập nhận thức. Bài tập nhận thức do giáo viên thiết kế không quá khó, nhưng cũng không đơn giản chỉ đòi hỏi học sinh lặp lại những kiến thức có trong sách giáo khoa. Bài tập nhận thức do giáo viên biên soạn đều đòi hỏi học sinh phải tư duy, ở mức độ khác nhau đều phải sử dụng các thao tác trí tuệ để xử lí thông tin và trình bày thông tin. 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
	Ngày nay, do nhu cầu việc làm sau khi tốt nghiệp đại học-cao đẳng trong các ngành khoa học xã hội hạn chế nên đa phần học sinh tốt nghiệp THPT đều thi vào đại học-cao đẳng khối A, B, D,...Cùng với quy chế học sinh được chọn môn thi tốt nghiệp (ngoài 3 môn bắt buộc) thì bộ môn Địa lí càng trở thành một môn phụ đối với học sinh lớp 12. Vì vậy, trong quá trình học lớp 12 các em rất thực dụng, có tình trạng học lệch rất rõ ràng; chỉ tập trung đầu tư cho các môn thi liên quan đến khối thi đại học - cao đẳng. Học sinh xem ít đầu tư tìm tòi học tập. Trong giờ học, các em thường thụ động chờ đợi sự truyền tải kiến thức từ giáo viên. Đối với học sinh, các em chưa say mê môn học, ít tìm tòi nghiên cứu về các hiện tượng Địa lí, vấn đề Địa lí và những kiến thức tự nhiên và kinh tế- xã hội của môn Địa lí. 
2.3. Các biện pháp đã áp dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Những yêu cầu cơ bản đối với việc soạn thảo bài tập nhận thức 
- Để soạn thảo một bài tập nhận thức vừa sức với học sinh và đạt hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy giáo viên cần tuân theo những yêu cầu sau: Phải xuất phát từ mục tiêu bài học, vì mục tiêu bài học giúp học sinh nắm được những kiến thức cơ bản, các nội dung trọng tâm trong bài học. 
- Bám vào nội dung sách giáo khoa. Việc bám vào nội dung sách giáo khoa chương trình Địa lí 12 là cơ sở xuất phát để soạn thảo bài tập nhận thức và là nguồn thông tin chủ chốt để học sinh giải bài tập nhận thức. Đây là một yêu cầu quan trọng mà giáo viên cần tuân thủ. Biên soạn bài tập nhận thức có tính vừa sức. Đây là yêu cầu giáo viên cần phải tuân theo để tạo ra những dạng bài tập nhận thức mang tính vừa sức. Có như vậy học sinh mới hứng thú vì bài tập này không quá dễ cũng không quá khó với học sinh. 
- Đa dạng hóa hình thức các bài tập nhân thức, đa dạng các bài tập nhận thức là vấn đề cơ bản cần thiết để biểu đạt các loại hình khác nhau của bài tập nhận thức. Việc đa dạng các loại, dạng, kiểu bài tập nhận thức giúp học sinh hứng thú hơn trong bài học. 
- Dạng bài tập nhận thức :
+ Bài tập dạng test 
+ Bài tập dạng cung cấp thông tin 
+ Bài tập dạng sơ đồ, hình ảnh 
+ Bài tập dạng biểu đồ, bản đồ, lược đồ 
+ Bài tập dạng clip 
+ Bài tập dạng câu hỏi thông thường. 
2.3.2. Thiết kế và sử dụng một số bài tập nhận thức trong bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư.
	Việc thiết kế các bài tập nhận thức trong chương trình Địa lí 12, giáo viên cần xem xét những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp và tác động đến cấu trúc, nội dung và kiểu loại bài tập nhận thức. Giáo viên cần phải căn cứ vào những tiền đề sau: 
- Căn cứ vào mục tiêu dạy học, mục tiêu dạy học hiện nay là việc lấy học sinh làm trung tâm vì vậy, giáo viên cần thiết kế các bài tập nhận thức tăng cường tính độc lập của học sinh, học sinh tự tìm tòi nghiên cứu ngay cả trong giờ học và ở nhà. 
- Bài tập nhận thức phải hình thành các kiến thức cơ bản đó là các khái niệm riêng, khái niệm chung, khái niệm tập hợp. Bài tập nhận thức phải phát triển tư duy phân tích, so sánh, chứng minh, khái quát đặc biệt là tư duy đặc trưng của môn Địa lí đó là tư duy gắn liền với bản đồ, biểu đồ, số liệu thống kê. - - Bài tập nhận thức phải phát triển các kĩ năng khai thác thông tin từ kênh chữ, kênh hình trong sách giáo khoa cũng như hình ảnh do giáo viên cung cấp biết cách trình bày thông tin. 
- Bài tập nhận thức được tôi biên soạn với nhiều hình thức khác nhau nhưng đa dạng : như dạng test, dạng sơ đồ, biểu đồ, bản đồ, cung cấp thông tin.
Bài 16. ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ
1. Đông dân nhiều thành phần dân tộc
a. Đông dân.
Bài tập 1: Quy mô dân số của 14 nước có số dân lớn nhất thế giới - 2014
STT
Quốc gia
Dân số (triệu người)
1
Trung Quốc
1.355
2
Ấn Độ
1.236
3
Hoa Kì
318
4
Inđônêxia
253
5
Braxin
202
6
Pakistan
196
7
Nigiêria
177
8
Băngladesh
166
9
LB Nga
142
10
Nhật Bản
127
11
Mêhicô
120
12
Philippin
107
13
Ethiopia
96
14
Việt Nam
93
Dựa vào bảng thống kên trên, em hãy nhận xét dân số của việt nam năm 2014 so với các nước Đông Nam Á và thế giới. 
Bài tập 2: Dựa vào biểu đồ dưới đây, em hãy điền những từ ngữ thích hợp vào chỗ trống () để thể hiện sự thay đổi dân số, quy mô dân số nước ta giai đoạn 2000 – 2015.
(Nguồn: 
Giai đoạn 2000 – 2015, dân số nước ta  (tăng  triệu người, tăng  lần). Sự thay đổi số dân nước ta từ 2000 – 2015 phản ánh nước ta có quy mô dân số  Đánh giá ảnh hưởng của dân số đông đối với sự phát triển kinh tế- xã hội?
b. Nhiều thành phần dân tộc
Bài tập 3: Dựa vào hình ảnh và át lát trang 16 trả lời các câu hỏi:
+ Nhận xét về số lượng các dân tộc ở Việt Nam?
+ Kể tên một số dân tộc đông dân? Kể tên một số dân tộc ít dân? Dân tộc nào có số lượng đông nhất?
+ Nước ta có nhiều thành phần dân tộc, em hãy nêu thuận lợi, khó khăn ?
2. Dân số nước ta còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ
a. Dân số nước ta còn tăng nhanh 
Bài tập 4: Quan sát biểu đồ, nhận xét sự gia tăng dân số nước ta qua từng thời kì, thời điểm bùng nổ dân số nước ta vào giai đoạn nào? ảnh hưởng của dân số tăng nhanh tới sự phát triển kinh tế- xã hội?
1.86
1.09
0.69
1.39
3.06
1.1
3.93
2.93
3.24
3.0
2.16
2.1
1.7
1.32
1.32
%
2002-2005
Năm
Tỉ lệ gia tăng dân số trung bình năm qua các giai đoạn
Bài tập 5: Dựa vào biểu đồ dưới đây, hãy giải thích sự thay đổi tỉ lệ gia tăng dân số từ 1979 – 2014?
(Nguồn: “Kết quả chủ yếu Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình thời điểm 1/4/2015”, NXB Thống kê, Hà Nội, 2016, biểu 1.2, trang 23)
 b. Cơ cấu dân số trẻ
Bài tập 6: Dựa vào biểu đồ và tháp dân số nhận xét cơ cấu theo theo nhóm tuổi của nước ta. 
3. Phân bố dân cư chưa hợp lí
a. Giữa đồng bằng với trung du miền núi.
Bài tập 7: Từ bảng số liệu, em hãy so sánh mật độ dân số của nước ta theo các dạng địa hình chính?
Mật độ dân số cả nước và một số vùng nước ta, năm 2006 và 2015
 (Đơn vị: người/km2)
Năm
2006
2015
Đồng bằng sông Hồng
1125
974
Đông Bắc
148
171
Tây Bắc
69
80
Bắc Trung Bộ
207
204
Duyên hải Nam Trung Bộ
200
234
Tây Nguyên
89
103
Đông Nam Bộ
551
684
Đồng Bằng Sông cửu Long
429
434
Cả nước
254
277
b. Giữa thành thị và nông thôn.
Bài tập 8: Dựa vào bảng số liệu, nhận xét và giải thích cơ cấu dân số theo thành thị và nông thôn nước ta giai đoạn 1990 - 2005.
Năm
Thành thị
Nông thôn
1990
19,5
80,5
1995
20,8
79,2
2000
24,2
75,8
2003
25,8
74,2
2005
26,9
73,1
Bài tập 9: Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị trong dân số cả nước, giai đoạn 2000 – 2015
Năm
Số dân thành thị (triệu người)
Tỉ lệ dân thành thị trong dân số cả nước (%)
2000
18,7
24,1
2005
22,3
27,1
2010
26,5
30,5
2015
31,1
33,9
(Nguồn: 
a. Số dân thành thị nước ta giai đoạn 2000 – 2015 thay đổi như thế nào?
b. Tỉ lệ dân thành thị trong dân số cả nước giai đoạn 2000 – 2015 thay đổi như thế nào?
c. Sự thay đổi số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị trong dân số cả nước phản ánh đặc điểm gì về tốc độ đô thị hóa của nước ta?
4. Chiến lược phát triển dân số và sử dụng hợp lí nguồn lao động nước ta.
Bài tập 10: Trò chơi“Ai đúng hơn”:
Chọn 6 HS chia thành 2 nhóm. Nhiệm vụ: Gắn các chiến lược phát triển dân số và sử dụng hiệu quả nguồn lao động tương ứng với đặc điểm dân số và phân bố dân cư.
Sự phân bố dân cư
chưa hợp lí
Dân số đông tăng nhanh, kết cấu trẻ
Các chiến lược
phát triển
Các chiến lược
phát triển
 GIÁO ÁN SOẠN THEO THIẾT KẾ CÂU HỎI NHẬN THỨC
 Bài 16 : ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ NƯỚC TA
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1 Kiến thức
- Trình bày được những đặc điểm cơ bản của dân số và phân bố dân nước ta.
- Xác định và phân tích được nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng dân số và hậu quả của sự gia tăng dân số, phân bố. dân cư không đều.
- Trình bày được những chiến lược phát triển dân số và sử dụng hợp lí nguồn lao động.
2. Kĩ năng
- Phân tích được các sơ đồ, lược đồ, các bảng số liệu thống kê.
- Khai thác nội dung thông tin trong các sơ đồ, bản đồ phân bố dân cư.
3. Thái độ
Có nhận thức đúng đắn về vấn đề dân số, ủng hộ, tuyên truyền chính sách dân số của quốc gia và địa phương.
4. Định hướng hình thành các năng lực
- Năng lực :tự học;giải quyết vấn đề;;hợp tác ,sáng tạo,giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ
-Năng lực chuyên biệt: tư duy, sử dụng BĐ
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của GV:
- Biểu đồ tỉ lệ gia tăng dân số TB năm qua các thời kì, biểu tháp dân số nước ta.
- Bảng số liệu 15 nước đông dân nhất thế giới.
- Bản đồ phân bố dân cư Việt Nam Bản đồ
2. Chuẩn bị của HS
-SGK,vở ghi
- Tìm hiểu trước về hình ảnh trong sgk
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
A . Tình huống xuất phát
1. Mục tiêu:
-HS biết dân số và phân bố dân cư nước ta có đặc điểm gì
2. Cách thức: Cá nhân/ cả lớp
3. Hoạt động: 3p
-Bước 1:Dân cư và lao động là một trong những nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội của Đất nước. Lớp 9 các em đã học về địa lý dân cư Việt Nam. Ai có thể cho biết dân số và phân bố dân cư nước ta có đặc điểm gì.
-Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ và thực hiện nhiệm vụ trong vòng 3 phút.
-Bước 3: Hs trao đổi báo cáo kết quả: HS so sánh kết quả với các bạn bên cạnh để chỉnh sửa và bố sung cho nhau.GV gọi HS lên bảng ghi kết quả thực hiện.
-Bước 4: Đánh giá: GV đánh giá hoạt động của HS.
B.Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động 1: Tìm hiểu nước ta đông dân, có nhiều thành phần dân tộc
1.Mục tiêu:
- Trình bày được những đặc điểm cơ bản của dân số và phân bố dân nước ta
2. Cách thức: Cá nhân/ cả lớp
3. Tiến trình hoạt động: 8p
- Bước 1: GV yêu cầu HS: Chứng minh Việt Nam là nước đông dân, có nhiều thành phần dân tộc
GV đặt câu hỏi: 
- Dựa vào bảng thống kên, em hãy nhận xét dân số của việt nam năm 2014 so với các nước Đông Nam Á và thế giới. 
 Quy mô dân số của 14 nước có số dân lớn nhất thế giới - 2014
STT
Quốc gia
Dân số (triệu người)
1
Trung Quốc
1.355
2
Ấn Độ
1.236
3
Hoa Kì
318
4
Inđônêxia
253
5
Braxin
202
6
Pakistan
196
7
Nigiêria
177
8
Băngladesh
166
9
LB Nga
142
10
Nhật Bản
127
11
Mêhicô
120
12
Philippin
107
13
Ethiopia
96
14
Việt Nam
93
- Dựa vào biểu đồ dưới đây, em hãy điền những từ ngữ thích hợp vào chỗ trống () để thể hiện sự thay đổi dân số, quy mô dân số nước ta giai đoạn 2000 – 2015. Giai đoạn 2000 – 2015, dân số nước ta  (tăng  triệu người, tăng  lần). Sự thay đổi số dân nước ta từ 2000 – 2015 phản ánh nước ta có quy mô dân số  Đánh giá ảnh hưởng của dân số đông đối với sự phát triển kinh tế- xã hội?
(Nguồn: 
- Dựa vào hình ảnh và át lát trang 16 trả lời các câu hỏi:
+ Nhận xét về số lượng các dân tộc ở Việt Nam?
+ Kể tên một số dân tộc đông dân? Kể tên một số dân tộc ít dân? Dân tộc nào có số lượng đông nhất?
+ Nước ta có nhiều thành phần dân tộc, em hãy nêu thuận lợi, khó khăn ?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ , HS phải nghiên cứu hinh vẽ, tranh ảnh, SGK...và trao đổi với bạn bè cùng cặp. Trong quá trình HS tìm hiểu, HS được phép hỏi các bạn trong nhóm và nhóm trưởng.
- Bước 3: Nhóm thống nhất kết quả và báo cáo trước lớp.
- Bước 4: GV đánh giá quá trình hoạt động của HS. GV chuẩn kiến thức chưa chính xác cho HS.ghi bài
* Nội dung chốt:
1. Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc:
* Đông dân:
- Theo SLTK của cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở vào ngày 1/4/214 DS nước ta là: 93.000.000 người. Đứng thứ 3 ĐNA, thứ 14 thế giới.
- Đánh giá: Nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Khó khăn: phát triển KT, giải quyết việc làm...
* Nhiều thành phần dân tộc:
- Có 54 dân tộc, dân tộc Kinh chiếm 86,2%, còn lại là các dân tộc ít người.
- Thuận lợi: đa dạng về bản sắc văn hoá và truyền thống dân tộc.
- Khó khăn: sự phát triển không đều về trình độ và mức sống giữa các dân tộc
Hoạt động 2: Tìm hiểu dân số nước ta còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ.
1. Mục tiêu: HS biết được nước ta có cơ cấu dân số trẻ và dân số tăng nhanh, điều này có ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
2. Cách thức: cả lớp
3.Tiến trình hoạt động: 10p
Chứng minh dân số nước ta còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ.
Bước 1: GV cho HS quan sát các biểu đồ trả lời các câu hỏi: 
- Dựa vào biểu đồ thể hiện tỉ lệ tăng dân số trung bình qua các giai đoạn, nhận xét tốc độ gia tăng dân số của nước ta qua các giai đoạn?
1.86
1.09
0.69
1.39
3.06
1.1
3.93
2.93
3.24
3.0
2.16
2.1
1.7
1.32
1.32
%
2002-2005
Năm
Tỉ lệ gia tăng dân số trung bình năm qua các giai đoạn
- Dựa vào biểu đồ dưới đây, hãy giải thích sự thay đổi tỉ lệ gia tăng dân số từ 1979 – 2014?
(Nguồn: “Kết quả chủ yếu Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình thời điểm 1/4/2015”, NXB Thống kê, Hà Nội, 2016, biểu 1.2, trang 23)
- Nhận xét cơ cấu dân số theo tuổi của dân số nước ta và ảnh hưởng của nó đến phát triển kinh tế - xã hội của đất nước?
Bước 2: Học sinh trả lời .
Bước 3: GV nhận xét phần trình bày của HS, kết luận các ý đúng. 
Nội dung chốt.
2. Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ:
a. Dân số còn tăng nhanh: Bình quân mỗi năm tăng thêm 947 nghìn người.
- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm.
Ví dụ: giai đoạn 1989 - 1999 tỉ lệ gia tăng dân số trung bình là 1,7% đến giai đoạn 2002 - 2005 là 1,32%.
- Hậu quả của sự gia tăng dân số : tạo nên sức ép lớn về nhiều mặt.
b. Cơ cấu dân số trẻ
- Trong độ tuổi lao dộng chiếm 64%, mỗi năm tăng thêm khỏang 1,15 triệu người.
- Thuận lợi: Nguồn lao động đồi dào, năng động, sáng tạo.
- Khó khăn sắp xếp việc làm
Hoạt động 3: Tìm hiểu sự phân bố dân cư chưa hợp lí. 
1. Mục tiêu: HS nắm được tình hình phân bố dân cư ở nước ta là chưa hợp lí, dân cư còn có sự phân bố không đồng đều giữa đồng bằng và miền núi, giữa thành thị và nông thôn.
2. Cách thức: Nhóm
3.Tiến trình hoạt động: 12p
Bước 1 : GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm. 
- Nhóm : 1, 2 : Tìm hiểu sự phân bố dân cư giữa đồng bằng với trung du miền núi.
Từ bảng số liệu, hãy so sánh mật độ dân số của nước ta theo các dạng địa hình chính?
Mật độ dân số cả nước và một số vùng nước ta, năm 2006 và 2015
 (Đơn vị: người/km2)
Năm
2006
2015
Đồng bằng sông Hồng
1125
974
Đông Bắc
148
171
Tây Bắc
69
80
Bắc Trung Bộ
207
204
Duyên hải Nam Trung Bộ
200
234
Tây Nguyên
89
103
Đông Nam Bộ

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_vai_kinh_nghiem_trong_thiet_ke_va_su_dung_bai_tap_nhan_t.doc