Một số phương pháp tập luyện thể dục thể thao giúp học sinh lớp 8 phát huy năng lực học tốt môn thể dục ở trường Nga Phú

Một số phương pháp tập luyện thể dục thể thao giúp học sinh lớp 8 phát huy năng lực học tốt môn thể dục ở trường Nga Phú

Giáo dục thể chất là một mặt của giáo dục toàn diện, đồng thời là một bộ phận không thể tách rời của sự nghiệp giáo dục của Đảng và nhà nước ta. Sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục thể chất nói riêng đã góp phần rất quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện hoàn thiện về nhân cách, trí tuệ và thể lực để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, giữ vững và tăng cường an ninh quốc phòng.

 Tầm quan trọng của thể dục thể thao thể hiện rõ trong tư tưởng và việc làm của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Người dạy “ Rèn luyện thân thể, bảo vệ tổ quốc, gây đời sống mới, việc gì cũng cần đến sức khỏe mới thành công”.

 Đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề đã được đề cập và bàn luận sôi nổi từ nhiều thập kỷ qua. Toàn bộ giáo viên đã không ngừng nghiên cứu tiếp thu những thành tựu mới của lí luận dạy học hiện đại để đưa nền giáo dục nước ta ngày một hiện đại hơn, đáp ứng được yêu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân. Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với từng đặc điểm lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh.

 Trong thực tế việc giảng dạy thể dục cho học sinh lớp 8 ở Trường trung học cơ sở Nga Phú còn gặp khó khăn. Các em bước đầu làm quen học và tập luyện một số môn học mới như nhảy xa, nhảy cao các môn học này đòi hỏi các em phải tự tin phát huy năng lực bản thân tâp luyện mới đạt kết quả tốt nhưng các em còn nhút nhát, thiếu tự tin chưa phát huy được năng lực bản thân. Làm thế nào để các em tự tin, phát huy năng lực của bản thân trong tập luyện để học tốt môn học cũng như thích tham gia các môn thể dục phát triển thể lực mà không sao nhãng các môn học khác là điều băn khoăn đối với giáo viên thể dục

 

docx 26 trang thuychi01 20489
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số phương pháp tập luyện thể dục thể thao giúp học sinh lớp 8 phát huy năng lực học tốt môn thể dục ở trường Nga Phú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TẬP LUYỆN THỂ DỤC THỂ THAO GIÚP HỌC SINH LỚP 8 PHÁT HUY NĂNG LỰC HỌC TỐT MÔN THỂ DỤC Ở TRƯỜNG NGA PHÚ
Người thực hiện: Nguyễn Văn Thi 
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Nga Phú
SKKN thuộc lĩnh vực môn: Thể dục
THANH HOÁ, NĂM 2018
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
1. MỞ ĐẦU.	
1
1.1. Lý do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
1
1.3. Phạm vi – đối tượng nghiên cứu 
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu và tiến hành
2
1.4.1 Phương pháp nghiên cứu
2
1.4.2 Phương pháp tiến hành
2
2. NỘI DUNG ĐỀ TÀI.	
3
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
3
2.1.1 Mục tiêu thể dục thể thao trong trường phổ thông
3
2.1.2. Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh trung học cơ sở 
3
2.1.2.1. Đặc điểm tâm lí
3
2.2.2.2. Đặc điểm sinh lí
3
2.1.3. Cơ sở khoa học của giáo dục thể chất trong trường trung học cơ sở
4
2.2 THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
4
2.2.1. Kết quả thực tế
4
2.2.2. Nguyên nhân của thực tế trên
5
2.3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 	
5
2.3.1. Hoạt động chính khóa
5
2.3.1.1. Đổi mới phương pháp soạn giáo án
5
2.31.2. Đổi mới phương pháp tổ chức tập luyện
9
2.31.3. Đổi mới phương pháp giảng dạy
11
2.32. Hoạt động ngoại khóa
16
2.4. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
17
2.41. Trước khi chưa áp dụng sáng kiến
17
2.4.2. Sau khi áp dụng các phương pháp trên vào giảng dạy ở trường
17
 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
18
3.1. Kết luận
18
3.2 Kiến nghị
18
1. MỞ ĐẦU
1.1.Lí do chọn đề tài
 Giáo dục thể chất là một mặt của giáo dục toàn diện, đồng thời là một bộ phận không thể tách rời của sự nghiệp giáo dục của Đảng và nhà nước ta. Sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục thể chất nói riêng đã góp phần rất quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện hoàn thiện về nhân cách, trí tuệ và thể lực để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, giữ vững và tăng cường an ninh quốc phòng. 
 Tầm quan trọng của thể dục thể thao thể hiện rõ trong tư tưởng và việc làm của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Người dạy “ Rèn luyện thân thể, bảo vệ tổ quốc, gây đời sống mới, việc gì cũng cần đến sức khỏe mới thành công”.
 Đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề đã được đề cập và bàn luận sôi nổi từ nhiều thập kỷ qua. Toàn bộ giáo viên đã không ngừng nghiên cứu tiếp thu những thành tựu mới của lí luận dạy học hiện đại để đưa nền giáo dục nước ta ngày một hiện đại hơn, đáp ứng được yêu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân. Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với từng đặc điểm lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh.
 Trong thực tế việc giảng dạy thể dục cho học sinh lớp 8 ở Trường trung học cơ sở Nga Phú còn gặp khó khăn. Các em bước đầu làm quen học và tập luyện một số môn học mới như nhảy xa, nhảy caocác môn học này đòi hỏi các em phải tự tin phát huy năng lực bản thân tâp luyện mới đạt kết quả tốt nhưng các em còn nhút nhát, thiếu tự tin chưa phát huy được năng lực bản thân. Làm thế nào để các em tự tin, phát huy năng lực của bản thân trong tập luyện để học tốt môn học cũng như thích tham gia các môn thể dục phát triển thể lực mà không sao nhãng các môn học khác là điều băn khoăn đối với giáo viên thể dục.
 Để giúp học sinh lớp 8 tự tin phát huy năng lực bản thân trong tâp luyện để học tốt môn thể dục thì ngay từ khi mới bắt đầu môn học, giáo viên đã phải suy nghĩ tìm tòi phương pháp tập luyện phù hợp để giúp học sinh tự tin phát huy năng lực tâp luyện học tốt môn học nhằm nâng cao sức khỏe phát triển tố chất và đạt thành tích cao. Tôi mạnh dạn suy nghĩ tìm tòi một số phương pháp tập luyện có hiệu quả phù hợp với học sinh lớp 8 giúp các em tự tin phát huy năng lực để học tốt môn thể dục. Qua việc giảng dạy và đúc kết được nhiều kinh nghiệm nên tôi chọn đề tài “MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TẬP LUYỆN THỂ DUC THỂ THAO GIÚP HỌC SINH LỚP 8 PHÁT HUY NĂNG LỰC HỌC TỐT MÔN THỂ DỤC Ở TRƯỜNG NGA PHÚ”. 
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài.
- Tổ chức tập luyện một cách hợp lí và khoa học sao cho giờ học làm nảy sinh sự tự tin, hứng thú trong hoạt động tập luyện của học sinh. Qua đó trang bị cho học sinh một số kiến thức kỹ năng cơ bản phổ thông nhất theo nội dung cơ bản của chương trình. Nhằm nâng cao năng lực tập luyện, giúp các em chủ động tự tin học tốt môn thể dục.
- Góp phần bảo vệ, củng cố và tăng cường sức khỏe học sinh, nâng cao nămg lực làm việc ( học tập) trí óc cho các em.
- Phát triển toàn diện các tố chất thể lực, trong đó đặc biệt chú ý phát triển sức nhanh, sức mạnh, sức bền để cho cơ thể các em phát triển nhanh, toàn diện.
- Giáo dục và rèn luyện cho các em một số thói quen tốt như tập thể thao thường xuyên, đúng phương pháp khoa học. Biết vận dụng vào cuộc sống, biết giữ gìn vệ sinh và một số phẩm chất đạo đức như: tính kỷ luật, tính trung thực, lòng dũng cảm tự tin, trách nhiệm của cá nhân với tập thể. 
- Tạo cho các em sự tự tin, say mê, hứng thú trong môn học	.
- Giúp các em rèn luyện thân thể tốt, có sức khoẻ đảm bảo trong việc học tập.
- Sử dụng phương pháp phù hợp với lứa tuổi các em đảm bảo tính vừa sức, hấp dẫn.
- Thông qua việc tập luyện giúp học sinh thấy rõ mục đích của học thể dục, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
1.3. Phạm vi nghiên cứu – Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh lớp 8 Trường trung học cơ sở Nga Phú.	
- Rèn luyện thân thể trong nhà trường và luyện tập ở nhà.	
1.4. Phương pháp nghiên cứu và tiến hành
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu 
- Tham khảo tài liệu
- Hướng dẫn tập luyện, đúc kết kinh nghiệm
- Kiểm tra kết quả chất lượng học sinh
1.4.2. Phương pháp tiến hành
- Phương pháp thuyết trình, kể chuyện kích thích các em tự tin, ham thích học môn thể dục	
- Sử dụng tranh ảnh, các dụng cụ học tập : Tranh các loại, bóng (các loại bóng), Cầu đá (các loại cầu), dây nhảy, các đoạn clip kỹ thuật hay trò chơimang tính hấp dẫn.	
- Phương pháp sử dụng “trò chơi”.	
- Phương pháp thi đua, khen thưởng các thành tích trong thể dục thể thao
2. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.1.1. Mục tiêu Thể dục thể thao trong trường trung học cơ sở:
- Mục tiêu thể dục thể thao trong trường nhà Trường trung học cơ sở giúp học sinh biết được một số kiến thức, kĩ năng cơ bản để tập luyện giữ gìn sức khỏe, nâng cao thể lực.
- Góp phần rèn luyện nếp sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, kỉ luật, thói quen tự giác tập luyện thể dục thể thao, giữ gìn vệ sinh.
- Có sự tăng tiến về thể lực, đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể và thể hiện khả năng – năng lực của bản thân về thể dục thể thao.
- Biết vận dụng ở mức nhất định những điều đã học vào nếp sinh hoạt ở trường và ngoài nhà trường.
Thông qua các hoạt động thể dục thể thao rèn luyện cho học sinh tác phong khỏe mạnh, nhanh nhẹn, tính kỉ luật và một số phẩm chất đạo đức cần thiết chính là góp phần chuẩn bị cho thế hệ trẻ có nếp sống lành mạnh, tốt đẹp. Góp phần giáo dục đào tạo thế hệ trẻ trở thành những con người có ích cho xã hội, chuẩn bị về thể lực và nếp sống cho người lao động tương lai thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 
2.1,2. Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh trung học cơ sở :
Muốn giảng dạy được tốt trước hết người giáo viên phải nắm được đặc điểm tâm sinh lý phát triển thể chất của học sinh lớp 8.
2.1.2.1. Đặc điểm tâm lí:
Lứa tuổi học sinh trung học cơ sở nói chung và học sinh lớp 8 Trường trung học cơ sở Nga Phú nói riêng là lứa tuổi quá độ và là giai đoạn rất nhạy cảm, có sự phát triển đặc biệt mạnh mẽ, linh hoạt của các đặc tính nhân cách. Các em luôn mong muốn thử sức mình theo các phương hướng khác nhau, nên hành vi của các em phức tạp và mâu thuẫn. 
Vì vậy cần phải thường xuyên giám sát và giáo dục cho phù hợp trên cơ sở phát huy tính tích cực, sáng tạo, biết điều chỉnh và tổ chức hoạt động, tạo điều kiện phát triển tốt các khả năng – năng lực cho các em.
2.1.2.2.Đặc điểm sinh lí
* Hệ thần kinh: 
Não bộ đang thời kì hoàn chỉnh, hoạt động của thần kinh chưa ổn định, hưng phấn chiếm ưu thế. Do đó khi học tập các em dễ tập trung tư tưởng, nhưng nếu thời gian kéo dài, nội dung nghèo nàn, hình thức hoạt động đơn điệu, thì thần kinh sẽ chóng mệt mỏi và dễ phân tán sức chú ý. 
Vì vậy nội dung tập luyện phải phong phú, phương pháp dạy học, tổ chức giờ học phải linh hoạt, giảng giải và làm mẫu có trọng tâm, chính xác. Ngoài ra cần tăng cường tập luyện thể dục thể thao ngoài giờ và các hình thức vui chơi khác để làm phong phú khả năng hoạt động và phát triển các tố chất thể lực một cách toàn diện. 
* Hệ vận động:
- Đối với hệ xương: Hệ xương đang trong giai đoạn phát triển mạnh về chiều dài. Hệ xương sụn tại các khớp đang đòi hỏi điều kiện tốt để phát triển và hoàn thiện. 
Giáo dục thể chất có tác dụng tốt đến sự phát triển của hệ xương nhưng phải chú ý đến tư thế, đến sự cân đối trong hoạt động để tránh phát triển sai lệch của hệ xương và kìm hãm sự phát triển về chiều dài.
- Đối với hệ cơ: Hệ cơ của các em phát triển chậm hơn sự phát triển của hệ xương, chủ yếu là phát triển về chiều dài, thiết diện cơ chậm phát triển. Do sự phát triển không đồng bộ, thiếu cân đối nên các em không phát huy được sức mạnh và chóng mệt mỏi. 
Vì vậy cần chú ý tăng cường phát triển cơ bắp và phát triển toàn diện. 
* Hệ tuần hoàn:
Tim phát triển chậm hơn so với sự phát triển mạch máu, sức co bóp yếu, khả năng điều hòa hoạt động của tim chưa ổn định nên khi hoạt động quá căng thẳng sẽ chóng mệt mỏi. 
Vì vậy tập luyện thể dục thể thao thường xuyên sẽ ảnh hưởng tốt đến hoạt động của hệ tuần hoàn, hoạt động của tim dần dần được thích ứng. Nhưng trong quá trình tập luyện cần phải đảm bảo nguyên tắc vừa sức và nguyên tắc tăng tiến trong giáo dục thể chất, tránh hoạt động quá sức và đột ngột. 
* Hệ hô hấp:
Phổi của các em phát triển chưa hoàn thiện, phế nang còn nhỏ, các cơ hô hấp chưa phát triển, dung lượng phổi còn bé.
Vì vậy khi hoạt động các em phải thở nhiều, thở nhanh nên chóng mệt mỏi. Rèn luyện thể chất cho các em phải toàn diện, phải chú ý phát triển đến các cơ hô hấp, hướng dẫn các em phải biết cách thở sâu, thở đúng và biết cách thở trong hoạt động. Như vậy mới có thể làm việc, hoạt động được lâu và có hiệu quả.
2.1.3. Cơ sở khoa học của giáo dục thể chất trong Trường trung học cơ sở
Hệ quả của giáo dục thể chất gắn liền với đặc điểm giải phẫu sinh lí, tâm lí học và đặc điểm phát triển tố chất thể lực ở mỗi lứa tuổi con người, Tố chất thể lực bao gồm tố chất nhanh, tố chất mạnh, tố chất bền
Tố chất thể lực là sự biểu hiện tổng hợp của hệ thống chức năng các cơ quan cơ thể, tố chất thể lực tăng trưởng theo sự tăng trưởng của lứa tuổi. Sự tăng trưởng này có tốc độ nhanh, biên độ lớn trong thời kì dậy thì. Giai đoạn lứa tuổi khác thì tố chất thể lực phát triển khác, tức là trong cùng một lứa tuổi tố chất thể lực khác phát triển thay đổi cũng không giống nhau.
Qua việc nắm rõ mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục thể chất, đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh người giáo viên thể dục phải tìm tòi sáng tạo đổi mới phương pháp giảng dạy giúp học sinh tự tin hứng thú học tập góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.2.1. Kết quả thực tế:
Qua kết quả khảo sát, điều tra trước khi áp dụng đề tài với học 83 sinh lớp ( 8A, 8B) trường THCS Nga phú tôi thấy như sau:
STT
LỚP
SĨ SỐ
Sức khỏe yếu
Chưa tự tin phát huy năng lực bản thân
Tự tin phát huy năng lực bản thân
SL
%
SL
%
SL
%
1
8A
44
1
2,3%
30
68,2%
13
29,5%
2
8B
39
2
5%
27
69,2%
10
26%
2.2.2. Nguyên nhân của thực tế trên:
Học sinh lớp 8 bước đầu làm quen học và tập luyện một số môn học mới như nhảy xa, nhảy caocác môn học này đòi hỏi các em phải tự tin phát huy năng lực bản thân tâp luyện mới đạt kết quả tốt nhưng các em còn bỡ ngỡ, nhút nhát, thiếu tự tin, học thụ động, chưa phát huy được năng lực bản thân nên kết quả thành tích chưa cao.
2.3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
Đổi mới cách thực hiện phương pháp dạy học là vấn đề then chốt của chính sách đổi mới giáo dục. và một trong những định hướng đổi mới phương pháp dạy học là đổi mới theo hướng kết hợp một cách nhuần nhuyễn và sáng tạo các phương pháp dạy học khác nhau sao cho vừa đạt được mục tiêu dạy học vừa phù hợp với đối tượng và điều kiện thực tiễn . Đặc trưng chủ yếu của tập luyện thể dục thể thao là hình thành kỹ năng kỹ xảo vận động và phát triển các phẩm chất thể lực nhằm đặt cơ sở cho năng lực làm việc về thể lực cũng như trí óc. Do vậy về phương pháp giảng dạy phải phối hợp chặt chẽ giữa giờ học thể dục với các hoạt động thể dục thể thao ngoài giờ học tại nhà trường và ở gia đình của học sinh. Có làm được như vậy mới làm nảy sinh sự ham muốn hoạt động tập luyện của học sinh đảm bảo khả năng bảo vệ và tăng cường thể chất cho các em.
2.3.1. Hoạt động chính khóa
Trong môn thể dục, để có một tiết học đạt kết quả cao, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập, tập luyện, nắm vững được nội dung bài học, không cần ghi lý thuyết, thực hiện động tác một cách chính xác, hoàn hảo, không có dấu hiệu mệt mỏi, chán nản tập luyện cho có, cho xong, phải đảm bảo tốt chất lượng môn học. Muốn đạt được những yêu cầu trên, cần phải có những phương pháp đổi mới thiết yếu sau :
2.3.1.1. Phương pháp soạn giáo án
	Giáo án là tài liệu phục vụ giảng dạy trên lớp hoặc các giờ luyện tập thể dục thể thao. Giáo án phải thể hiện rõ mục đích, nhiệm vụ giáo dục, nội dung, phương pháp giảng dạy, tổ chức sư phạm và các điều kiện đảm bảo. Giáo án phải đảm bảo hệ thống nhằm thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục, thông qua giờ học để bồi dưỡng kiến thức kĩ năng, phát triển thể lực cho học sinh, tạo ra mối liên hệ giữa các kiến thức kĩ năng vận động của bài học trước và sau. Chính vì vậy người giáo viên phải đổi mới phương pháp soạn giáo án.
Cụ thể là:
 - Giáo viên phải căn cứ vào nội dung theo phân phối chương trình để soạn giáo án. Khi soạn giáo án, người giáo viên phải nắm rất chắc và cân đối các phần, tiến hành phân tích các bước thực hiện, lựa chọn các phương pháp thích hợp để lên lớp. Có thể bổ sung bài tập hoặc đảo, sắp xếp lại nội dung tạo ra bài dạy sinh động, hấp dẫn học sinh hứng thú tập luyện.
- Khi soạn bài, người giáo viên cần dự đoán các tình huống, từ đó chuẩn bị các biện pháp phòng ngừa hợp lí để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh. Cần dựa vào thực tế của địa phương nhà trường và tình trạng học sinh để nêu ra mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung bài học cho phù hợp và sát với thực tế.
- Cần đổi mới bài soạn, khi soạn giáo viên cần soạn các bài dạy theo ý tưởng mới, sau đó mạnh dạn áp dụng thử nghiệm. Có thể có bài thành công cũng có bài chưa thành công nhưng từ đó người giáo viên sẽ rút ra được kinh nghiệm và dần dần hình thành được phương pháp dạy học mới.
Ví dụ:
 Tiết 58
NHẢY CAO – MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN ( CẦU LÔNG )
I.Mục tiêu:
ND1:Nhảy cao: Ôn một số động tác bổ trợ (nhảy cao). Tiếp tục hoàn thiện các giai đoạn kỹ thuật nhảy cao kiểu “ Bước qua “
 -Chú ý : Kỹ thuật các giai đoạn và thành tích ( mức xà ).
 -Trò chơi: Nhảy cừu
ND2: TTTC ( Cầu lông ): Ôn xoay vợt theo hình số 8 xuôi – ngược
 Học đỡ - đánh trả các kiểu giao cầu. Đấu tập.
 - Trò chơi: Ai nhanh hơn
 -Tập cho học sinh có phản xạ nhanh.
 Yêu cầu: - Thực hiện tốt mục tiêu đề ra.
 - Học sinh tiếp tục củng cố các kĩ thuật của động tác với tinh thần tập luyện sôi nổi và nghiêm túc.
 - HS nắm được và thực hiện ở mức độ tương đối các kỹ thuật.
 Biết vận dụng để tự học, tự tập hàng ngày ở nhà.
II. Địa điểm - phương tiện:
Tại sân trường. - Còi, Cột xà đệm nhảy cao, vợt lưới cầu lông - tranh, ảnh, clip. - HS trang phục gọn gàng, giầy thể thao.
III – Tiến trình dạy học
Nội dung
định lượng
Phương pháp – tổ chức
Phần mở đầu:
a.Nhận lớp: ổn định tổ chức lớp.
-Kiểm tra sĩ số học sinh.
.Phổ biến nội dung yêu cầu bài học.
b.Khởi động: 
- Xoay các khớp.
- Tập bài TDLH 35 động tác.
- Các động tác bổ trợ :
+ đá lăng trước - sau.
+ đá lăng sang ngang
Phần cơ bản.
ND1: 1 - Nhảy cao:
Bæ trî:
+ Đà 1 bước giậm nhảy đá lăng.
+ Đà 3 bước giậm nhảy đá lăng.
+Ôn: Hoàn thiện kỹ thuật nhảy cao kiểu” bước qua”
- gđ 1:chạy đà
- gđ 2: giậm nhảy
- gđ3: trên không kiểu bước qua
- gd4: tiếp đất
Nâng cao dần mức xà để nâng cao thành tích
Trò chơi: nhảy cừu
2. TTTC môn Cầu lông
- Ôn xoay vợt theo hình số 8 xuôi – ngược
Học đỡ - đánh trả các kiểu giao cầu.
Đấu tập.
- Trò chơi: Ai nhanh hơn
*Củng cố
Phần kết thúc:
- Thả lỏng:
- Nhận xét bài:
- Bài tập về nhà:
 Xuống lớp:
8’-10’
2x8n
2 lần
2x8n
2x8n
30’-32’
10’
2lần
2 lần
 5’
2 lần
10’
2x8n
5’
2 lần
5’
Cán sự tập trung lớp báo cáo.
GV nhận lớp phổ biến bài học.
x x x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x x x
Cán sự hướng dẫn lớp khởi động.
GV quan sát, uốn nắn sửa sai
-Đội hình 4 hàng ngang so le tập các động tác khởi động.
 x x x x x x x 
 x x x x x x 
 x x x x x x x 
 x x x x x x 
- HS xem clip kỹ thuật nhảy cao kiểu “ bước qua”
- Gv làm mẫu và phân tích lại kỹ thuật động tác
- GV chia nhóm cho HS tập luyện
- Nhóm 1: Nhảy cao
-Đội hình tập luyện
- GVtheo dõi sửa động tác sai cho h/s.
Đội hình chơi: chia làm 4 đội nam – nữ riêng
Nhóm 2: Cầu lông
- GV cho học sinh xem tranh ảnh động tác
- GV phân tích kỹ thuật và tập mẫu.
- GVcho học sinh ôn tập các động tác
-Đội hình tập luyện
 x x x x x x x 
 x x x x x x x 
 x x x x x x x 
 x x x x x x x 
 * * * * * *
 * * * * * *
- GVtheo dõi sửa động tác sai cho h/s.
-Đội hình Sân đấu tập 
- GV đi lại giữa 4 nhóm đôn đốc nhắc nhở việc học của các em và sửa động 
tác sai cho học sinh.
- GV gọi 2-3h/s ra tập, lớp theo dõi phát
hiện, nhận xét bạn tập, sửa sai.GVnhận xét chung để lớp rút kinh nghiệm.
- HS thả lỏng toàn thân.
Đội hình: 4 hàng ngang so le 
 x x x x x x x 
 x x x x x x x 
 x x x x x x x 
 x x x x x x x 
-GV nhận xét bài học.
-Ôn toàn bộ bài đã học trong ngày.
-“Giải tán – khoẻ”
2.3.1.2. Phương pháp tổ chức tập luyện
Tổ chức tập luyện thể dục là biện pháp quan trọng để tiến hành tâp luyện đạt hiệu quả cao và có ý nghĩa giáo dục rất lớn. Tổ chức giờ thể dục được bắt đầu từ di chuyển học sinh từ lớp ra sân tập luyện, được thể hiện dưới nhiều hình thức.
Tổ chức giờ học là cách sắp xếp đội hình tập chung, đội hình tập luyện, phân chia tổ nhóm, tìm cán sự chỉ huy.
Tổ chức giờ học thể dục phải phát huy được tính lao động tự phục vụ của học sinh, học sinh càng lớn thì yêu cầu càng cao để thể hiện rõ năng lực của bản thân.
Thông thường mỗi lớp học chỉ có một cán sự môn thể dục( thường là em lớp trưởng). Cán sự có nhiệm vụ tập trung lớp, điều khiển, chỉ huy tập luyện hỗ trợ giúp giáo viên trong tiết học. Cán sự môn là em có tính nhanh nhẹn , tháo vát, năng động và đặc biệt là rất tự tin chỉ huy các bạn. Còn các em khác thụ động tuân theo, nhiều em quá nhút nhát tay chân còn vụng về trong khi tập. Nếu tiết học nào cũng chỉ có em cán sự đó chỉ huy thì em rất mệt, còn các em khác lại thụ động nên tôi thay đổi phương pháp tổ chức tiết dạy. Đó là: 
Cách đổi mới:
Để rèn luyện sự tự tin, năng động cho từng em thì mỗi lớp không chỉ có một em làm cán sự mà trong từng tiết học theo số thứ tự mỗi em sẽ làm cán sự một giờ học. 
Cách thực hiện: Những tiết đầu giáo viên làm mẫu, hướng dẫn cách chỉ huy , điều khiển tiết học một cách chuẩn mực, học sinh cả lớp quan sát ghi nhớ. Tiết sau đó đến em lớp trưởng làm cán sự chỉ huy, các em khác quan sát ghi nhớ. Các tiết tiếp theo cứ theo thứ tự các em khác lần lượt làm cán sự. Lúc đầu nhiều em nhút nhát không làm được và không dám làm nhưng được sự động viên của cô giáo và sự giúp đỡ của các bạn trong lớp các em đã mạnh dạn tự tin làm chỉ huy rất tốt. Cho đến hiện giờ học sinh nào trong các lớp tôi dạy đều có khả năng chỉ huy. Qua việc được làm cán sự các em thấy mình đươc đặt vào vị trì cao hơn, có sự ảnh hưởng liên quan đến các bạn trong lớp, vì vậy các em phải tự rèn luyện, tu dưỡng, gương mẫu để cho hình ảnh của mình đẹp hơn, chỉ huy cá

Tài liệu đính kèm:

  • docxmot_so_phuong_phap_tap_luyen_the_duc_the_thao_giup_hoc_sinh.docx