Một số kinh nghiệm phát hiện và sửa lỗi dùng từ trong bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5 ở trường tiểu học thị trấn Bến Sung

Một số kinh nghiệm phát hiện và sửa lỗi dùng từ trong bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5 ở trường tiểu học thị trấn Bến Sung

Tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Những kiến thức mà các em được tiếp thu ở Tiểu học là cơ sở quan trọng để các em học lên các bậc học cao hơn. Ở bậc Tiểu học, môn Tiếng Việt là môn học chủ đạo.

Trường Tiểu học là nơi đầu tiên trẻ em được học tập Tiếng Việt mục tiêu chính của môn học này nhằm:

 - Hình thành và phát triển cho học sinh kĩ năng sử dụng Tiếng Việt, phát triển khả năng ngôn ngữ cho các em.

- Cung cấp cho học sinh những kiến thức về Tiếng Việt, kiến thức về con người, về văn hoá, văn học Việt Nam và thế giới, làm giàu thêm vốn sống để các em vững bước vào đời.

- Bồi dưỡng cho các em tình yêu Tiếng Việt, hình thành ở các em thói quen giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Từ đó, bồi dưỡng cho các em tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc.

- Tiếng Việt cũng góp phần rèn luyện các thao tác tư duy cho học sinh.

Học sinh Tiểu học chỉ có thể học tập được các môn học khác khi có kiến thức Tiếng Việt bởi đối với người Việt, Tiếng Việt là phương tiện giao tiếp, là công cụ trao đổi thông tin và chiếm lĩnh tri thức. Trong môn Tiếng Việt có nhiều phân môn, mỗi phân môn mang một kiến thức nhất định, chúng bổ trợ lẫn nhau giúp cho người học có thể học tốt môn Tiếng Việt.

 

doc 14 trang thuychi01 8404
Bạn đang xem tài liệu "Một số kinh nghiệm phát hiện và sửa lỗi dùng từ trong bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5 ở trường tiểu học thị trấn Bến Sung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHƯ THANH
TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN BẾN SUNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 MỘT SỐ KINH NGHIỆM PHÁT HIỆN VÀ SỬA LỖI DÙNG TỪ TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 5
 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN BẾN SUNG
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Mai
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thị trấn Bến Sung
 SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Tiếng Việt
NHƯ THANH NĂM 2018
MỤC LỤC
STT
NỘI DUNG
TRANG
1
 Mở đầu
1
1.1
 Lí do chọn đề tài
1
1.2
 Mục đích nghiên cứu
1
1.3
 Đối tượng nghiên cứu
2
1.4
 Phương pháp nghiên cứu
2
2
 Nội dung
2
2.1
Cơ sở lí luận
2
2.2
Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
2
2.2.1
Thực trạng chung
2
2.2.2
Kết quả của thực trạng
4
2.3
Các giải pháp và tổ chức thực hiện
4
2.3.1
Lỗi về nghĩa của từ
5
2.3.2
Lỗi về kết hợp từ
5
2.3.3
Lỗi dùng từ thừa, lặp từ
6
2.3.4
Lối dùng từ không đúng phong cách
6
2.3.5
Lỗi dùng từ thiếu hình ảnh, thiếu cảm xúc
7
2.3.6
Thực hiện nghiêm túc tiết trả bài tập làm văn
8
2.4
Hiệu quả của sáng kiến
8
3
 Kết luận, kiến nghị
9
3.1
Kết luận
9
3.2
Đề xuất, kiến nghị
10
Tài liệu tham khảo
11
Phụ lục
12
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Những kiến thức mà các em được tiếp thu ở Tiểu học là cơ sở quan trọng để các em học lên các bậc học cao hơn. Ở bậc Tiểu học, môn Tiếng Việt là môn học chủ đạo. 
Trường Tiểu học là nơi đầu tiên trẻ em được học tập Tiếng Việt mục tiêu chính của môn học này nhằm:
 - Hình thành và phát triển cho học sinh kĩ năng sử dụng Tiếng Việt, phát triển khả năng ngôn ngữ cho các em. 
- Cung cấp cho học sinh những kiến thức về Tiếng Việt, kiến thức về con người, về văn hoá, văn học Việt Nam và thế giới, làm giàu thêm vốn sống để các em vững bước vào đời. 
- Bồi dưỡng cho các em tình yêu Tiếng Việt, hình thành ở các em thói quen giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Từ đó, bồi dưỡng cho các em tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc.
- Tiếng Việt cũng góp phần rèn luyện các thao tác tư duy cho học sinh. 
Học sinh Tiểu học chỉ có thể học tập được các môn học khác khi có kiến thức Tiếng Việt bởi đối với người Việt, Tiếng Việt là phương tiện giao tiếp, là công cụ trao đổi thông tin và chiếm lĩnh tri thức. Trong môn Tiếng Việt có nhiều phân môn, mỗi phân môn mang một kiến thức nhất định, chúng bổ trợ lẫn nhau giúp cho người học có thể học tốt môn Tiếng Việt. 
Đối với học sinh Tiểu học, biết nói cho đúng, cho đủ, cho rõ nghĩa là đã khó; để nói hay, nói có cảm xúc và cảm nhận được cái đẹp trong cuộc sống mà viết thành văn lại càng khó hơn nhiều. Cái khó ấy lại chính là cái đích cuối cùng mà phân môn Tập làm văn đòi hỏi người học cần đạt tới.
Qua nhiều năm được phân công dạy học sinh lớp 4, 5, tôi nhận thấy các em tiếp thu phân môn Luyện từ và câu rất tốt mặc dù phân môn này cũng rất khó và cũng có nhiều kiến thức trừu tượng. Nhưng đối với phân môn Tập làm văn, nhất là văn miêu tả thì các em còn lúng túng, câu văn ngắn ngủn, thiếu bộ phận, thiếu hình ảnh, thiếu cảm xúc, diễn đạt rối rắm. Các bài văn thường rơi vào tình trạng liệt kê, khô cứng kể mà không tả. Do vậy, khi dạy kiểu bài này đòi hỏi giáo viên phải có nhiều sáng tạo cũng như sự nhạy bén, linh hoạt trong quá trình lên lớp, chuẩn bị thật công phu các tình huống có thể gặp ở học sinh. Chính vì những khó khăn này nên tôi mạnh dạn đưa ra “Một số kinh nghiệm phát hiện và sửa lỗi dùng từ trong dạy văn miêu tả cho học sinh lớp 5 trường Tiểu học Thị trấn Bến Sung” với mong muốn tìm được nguyên nhân những vướng mắc để từ đó giúp các em thích và học tốt hơn dạng văn miêu tả.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học gồm nhiều phân môn như: Tập đọc, Luyện từ và câu, Kể chuyện, Tập làm văn, Chính tả. Trong các phân môn nói trên, có thể nói phân môn Tập làm văn có vị trí hết sức quan trọng. Dạy tốt phân môn này sẽ đáp ứng được kĩ năng viết của học sinh: viết đúng và hay. Việc học các bài văn miêu tả sẽ giúp các em có tâm hồn, trí tuệ phong phú hơn, giúp các em cảm nhận được sự vật xung quanh tinh tế và sâu sắc hơn. Do đó, việc hướng dẫn các em cách làm văn miêu tả có ý nghĩa to lớn.
Nghiên cứu một số kinh nghiệm phát hiện và sửa lỗi dùng từ trong“dạy văn miêu tả” cho học sinh lớp 5 nhằm giúp các em có khả viết văn, học văn tốt hơn để các em biết viết văn một cách tự nhiên và sinh động hơn. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Trong khuôn khổ của sáng kiến tôi chỉ trình bày một số kinh nghiệm phát hiện và sửa lỗi dùng từ để giúp học sinh lớp 5 ở trường Tiểu học Thị trấn viết văn miêu tả tốt hơn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Ngoài việc học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp bản thân tôi còn sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế.
- Phương pháp thu thập thông tin.
- Phương pháp tổng kết kính nghiệm.
2. NỘI DUNG 
2.1. Cơ sở lí luận.
Văn miêu tả là một trong những thể loại văn rất quen thuộc và phổ biến trong cuộc sống cũng như trong các tác phẩm văn học. Đây là loại văn có tác dụng rất lớn trong việc tái hiện đời sống, hình thành và phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát và khả năng nhận xét, đánh giá của con người. Với đặc trưng của mình, những bài văn miêu tả làm cho tâm hồn, trí tuệ người đọc thêm phong phú, giúp ta cảm nhận được văn học và cuộc sống một cách tinh tế hơn, sâu sắc hơn.
Đối tượng của văn miêu tả với các em là những gì gần gũi, thân quen với thế giới trẻ thơ, các em có thể quan sát được một cách dễ dàng, cụ thể như: dòng sông, cánh đồng, hàng cây, con đường, ngôi trường, Khi viết bài văn miêu tả cần tập trung vào những nét tiêu biểu của cảnh vật đó. Để bài văn sinh động và hấp dẫn hơn với người đọc ta có thể lồng vào đó việc tả người, tả vật với những cung bậc cảm xúc khác nhau. Chính vì thế đòi hỏi người viết phải biết dùng từ ngữ và các biện pháp nghệ thuật làm cho bài văn sinh động, giàu hình ảnh, hấp dẫn người đọc.
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
2.2.1. Thực trạng chung.
Trong dạy học Tập làm văn đối với học sinh Tiểu học nói chung, học sinh trường Tiểu học Thị trấn nói riêng việc phát hiện, phân tích và sửa lỗi dùng từ là hết sức cần thiết. Việc làm này một mặt giúp học sinh loại bỏ lỗi dùng từ trong bài văn của mình, mặt khác giúp học sinh nâng cao ý thức về việc dùng từ, hình thành kĩ năng dùng từ đúng và hay.
* Giáo viên:
Đa số các giáo viên đều có lòng yêu nghề, mến trẻ, thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng để nắm vững nội dung chương trình. Từ đó mỗi giáo viên tìm ra phương pháp dạy văn miêu tả cho học sinh lớp 5 phù hợp. Bên cạnh đó, giáo viên được tham gia chuyên đề thay sách, tự học, tự bồi dưỡng, nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn nhằm giúp giáo viên có điều kiện trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
Mặc dù vậy vẫn còn một số hạn chế như:
- Bản thân giáo viên đôi khi chưa đầu tư đúng mức cho các tiết dạy Tập làm văn dẫn đến nội dung phần lí thuyết giáo viên dạy chưa sâu, chưa chốt được kiến thức cho học sinh.
- Chưa có biện pháp hữu hiệu để dẫn dắt hướng dẫn học thâm nhập vào thực tế để các em hiểu về thiên nhiên, cảnh vật... xung quanh các em.
Mặt khác việc sử dụng vốn từ ngữ khi miêu tả cảnh của giáo viên còn hạn chế, chưa có những câu văn mượt mà nhưng vẫn chân thực, gần gũi, Đặc biệt, khi học sinh đưa ra một câu văn dùng từ chưa chuẩn hay thiếu hình ảnh, chưa hợp lí, giáo viên chưa chỉnh sửa kịp thời, không làm nổi bật được cái hạn chế và thay thế ngay câu văn có nghĩa, đúng ngữ pháp, giàu hình ảnh để học sinh có thể ‘‘mê’ nên chưa thể “thổi hồn”, làm cầu nối nâng tình yêu văn học cho các em. 
* Học sinh
a. Ưu điểm: 
Trong chương trình mới, các em được học về văn miêu tả một cách bài bản hơn. Hầu hết học sinh đều biết trình bày bài văn có bố cục rõ ràng. Các em đã biết phối hợp miêu tả vừa đảm bảo tính chân thực, vừa mang tính nghệ thuật ở mức độ đơn giản. Một số bài viết của các em sinh động và giàu hình ảnh hơn.
b. Nhược điểm:
Tuy nhiên việc dùng từ trong bài văn miêu tả và thực tế của học sinh mắc quá nhiều hạn chế cụ thể như sau:
- Phần lớn học sinh không thích học phân môn Tập làm văn vì môn này khó, nó đòi hỏi sự sáng tạo và năng khiếu của các em. 
- Học sinh hay dùng từ sai do không hiểu nghĩa của từ.
Ví dụ: Sân trường to mênh mông thỏa thích cho chúng em chơi. 
Hoặc“ Cảnh vật thiên nhiên trong đêm trăng thật tươi đẹp em cảm thấy quê em thật hiền hòa.
- Vốn từ ngữ của các em còn hạn chế nên khi viết văn thường bị lặp lại từ, 
lời văn chưa lưu loát, diễn đạt chưa trôi chảy, thiếu hình ảnh, cảm xúc. 
 Ví dụ: Quê ngoại em là một vùng quê ven sông Hồng, quê ngoại em có đồng lúa rộng, quê ngoại em có một đầm sen nở hoa thơm ngát. 
- Nhiều em không nắm được cấu trúc ngữ pháp nên sử dụng dấu câu tùy tiện.
 Ví dụ: Bên cạnh nhà em. Có một dòng sông trong vắt. Dòng sông rất dài.
- Học sinh chưa có được kĩ năng quan sát thực tế cảnh vật, khả năng quan sát của học sinh không được thường xuyên rèn luyện, quá trình quan sát còn hời hợt thiếu định hướng, thiếu tinh tế . Chính vì vậy học sinh chưa tìm ra được đặc điểm nổi bật của cảnh để tả. Khả năng liên tưởng của học sinh còn hạn hẹp.
- Một số học sinh làm theo văn mẫu hoặc chỉ viết theo dàn bài mà giáo viên đã hướng dẫn lập. Chưa biết tích hợp các phân môn khác như: Tập đọc, Luyện từ và câu, Chính tả, Khoa học, Lịch sử và Địa lý vào Tập làm văn. Chưa sáng tạo trong khi dùng từ đặt câu. Các em chỉ biết quan sát cụ thể đối tượng miêu tả theo cách nghĩ của các em.
2.2.2. Kết quả của thực trạng. 
Nhiều năm liền được phân công dạy lớp 5, tôi luôn thấy chất lượng làm văn miêu tả của các em còn nhiều hạn chế.
Tôi thực hiện điều tra ở lớp 5A năm học 2016-2017 tại trường Tiểu học Thị trấn Bến Sung với 35 bài tập làm văn và thống kê các lỗi trong bài văn viết của học sinh được kết quả như sau:
Lớp
Sĩ số
Về nghĩa của từ
Kết hợp từ
Lặp từ
Phong cách
 Đúng
Mắc lỗi
 Đúng
Mắc lỗi
Đúng
Mắc lỗi
Đúng
Mắc lỗi
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
5A
35
6
17.1
29
82.9
17
48,6
18
51,4
13
37,1
22
62,9
15
42.9
20
57.1
Từ kết quả khảo sát trên, cho thấy: 
Học sinh còn mắc tương đối nhiều lỗi dùng từ, đặt câu trong bài tập làm văn viết của mình. Như vậy vấn đề bức xúc đặt ra cho học sinh lớp 5A nói riêng và học sinh trường Tiểu học Thị trấn Bến Sung nói chung là khả năng viết văn còn hạn chế về sử dụng từ ngữ, cách sắp xếp câu văn lủng củng chưa khoa học, từ ngữ miêu tả thiếu hình ảnh, cảm xúc...
Do năng lực có hạn, trong phạm vi cho phép nên bản thân tôi chỉ đưa ra “Một số kinh nghiệm phát hiện và sửa lỗi dùng từ trong dạy văn miêu tả cho học sinh lớp 5 trường Tiểu học Thị trấn Bến Sung” với mong muốn các em sẽ biết cách sử dụng từ ngữ phù hợp, sắp xếp các ý trong câu trọn vẹn,viết bài văn sinh động và giàu hình ảnh hơn. Là cơ sở để các em học tốt hơn ở các lớp trên.
2.3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện.
Qua việc nghiên cứu cơ sở lí luận, nghiên cứu phương pháp dạy học Tập làm văn và thực trạng các lỗi dùng từ, đặt câu trong bài tập làm văn viết của học sinh, tôi xin đưa ra một số biện pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng bài tập làm văn viết của học sinh. 
Đầu tiên, trong các tiết Tập làm văn giáo viên yêu cầu học sinh phải chuẩn bị kĩ lưỡng để khi làm bài văn viết học sinh không bị mắc lỗi về dùng từ, đặt câu.
Việc sửa các lỗi trong bài văn của học sinh cần được tổ chức một cách cẩn thận, tỉ mỉ. Khi hướng dẫn học sinh mắc lỗi cần: 
- Đưa ra các lỗi điển hình mà nhiều em mắc phải.
- Chỉ ra chỗ sai. 
- Xác định nguyên nhân dẫn đến chỗ sai.
- Đối chiếu lỗi sai và lỗi đã được sửa để rút ra những lưu ý cần thiết. 
Trong bài làm của học sinh, giáo viên dùng bút để gạch chân những chỗ sai và sửa sang bên cạnh. Khi chữa bài, cần tôn trọng ý định của người viết, tuyệt nhiên không biến đổi các câu sai thành câu hoàn toàn khác. 
Căn cứ yêu cầu của việc dùng từ trong bài văn miêu tả và thực tế mắc lỗi dùng từ của học sinh, có thể chia lỗi dùng từ trong bài văn miêu tả của học sinh thành các loại lỗi cơ bản như sau:
2.3.1.Lỗi về nghĩa của từ:
Khi làm bài văn miêu tả yêu cầu đầu tiên là phải dùng từ đúng với ý nghĩa của từ. Điều đó có nghĩa là từ được dùng phải biểu hiện được chính xác nội dung miêu tả cần thể hiện. Đối với học sinh Tiểu học, việc nắm nghĩa của từ còn nhiều hạn chế, cho nên các em thường mắc lỗi dùng từ sai nghĩa trong bài văn miêu tả. Trong đó phổ biến nhất là lỗi thường xảy ra giữa các từ gần nghĩa hoặc có yếu tố cấu tạo chung. Tuy có phần giống nhau về nghĩa của các từ đó vẫn có sự khác nhau và cần sử dụng khác nhau.
Chẳng hạn:Ví dụ 1: Mẹ em là một người phụ nữ dịu dàng, nết na.
Đối với lỗi ở ví dụ 1: Học sinh dùng từ nết na để miêu tả người mẹ là không thích hợp bởi từ này chỉ dùng để miêu tả, nhận xét người bằng vai hoặc thấp hơn người viết. Vì thế, cần thay bằng từ khác hợp lí hơn, chẳng hạn từ nhân hậu, đảm đang...
Câu trên sửa lại là: Mẹ em là một người phụ nữ dịu dàng, đảm đang.
Ví dụ 2:Dáng người của thầy giáo em khá cao ráo.
Ở ví dụ 2: Từ dùng sai về nghĩa là từ cao ráo bởi cao ráo có nghĩa là: cao và khô, không bị ẩm thấp. Do đó, từ này chỉ dùng cho địa điểm và nơi chốn ( hoăc nếu có dùng trong tả người thì cũng chỉ dùng trong khẩu ngữ- ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày). Để miêu tả thầy giáo nên thay bằng từ cao lớn.
Câu trên sửa lại là: Dáng người của thầy giáo em khá cao lớn..
Ví dụ 3:Trên bàn, mẹ em đặt một lọ hoa tươi làm cho căn phòng càng thêm linh động.
Ở ví dụ 3: Từ linh động có nghĩa là ở trạng thái động, có sự biến chuyển khéo léo tùy theo tình thế, với ý nghĩa câu văn( miêu tả căn phòng có sức sống với nhiều dạng vẻ khác nhau) thì cần thay từ linh động bằng từ sinh động.
Như vậy các câu văn trên đều mắc lỗi dùng từ sai nghĩa. Để sửa lỗi này, cần phải thay thế những từ ngữ có khả năng thể hiện chính xác nội dung, ý nghĩa mà người viết muốn diễn đạt.
 Để làm tốt điều này giáo viên cần phân tích rõ nghĩa của từ mỗi khi học sinh gặp từ mới hoặc sử dụng từ mới. Cho học sinh tập đặt câu với từ mới hoặc tập điền từ hợp lý vào một câu cho trước.
 Câu trên sửa lại là:Trên bàn, mẹ em đặt một lọ hoa tươi làm cho căn phòng càng thêm sinh động.
2.3.2.Lỗi về kết hợp từ:
Các từ khi dùng trong câu văn, trong bài văn miêu tả, luôn luôn có mối quan hệ về ngữ nghĩa và ngữ pháp. Chúng nằm trong các mối quan hệ với những từ đi trước và những từ đi sau. Vì thế, do không nắm được nghĩa hoặc không chú ý về mối quan hệ về ý nghĩa và ngữ pháp giữa các từ được dùng trong câu nên học sinh đã kết hợp từ không đảm bảo sự tương hợp với nhau, không “ăn khớp” với nhau.
Ví dụ 1: Khuôn mặt mẹ đã có khá nhiều nếp nhăn vì mẹ vẫn giữ được nét đẹp của thời con gái.
Ở ví dụ 1: Từ vì biểu thị quan hệ nguyên nhân, nhưng Khuôn mặt mẹ đã có khá nhiều nếp nhăn không phải có nguyên nhân là: vì mẹ vẫn giữ được những nét đẹp của thời con gái. Do đó, cần thay thế quan hệ từ vì trong câu này bằng quan hệ từ nhưng.
 Hoặc cũng có thể sửa bằng cách khác đó là giữ lại quan hệ từ vì, sửa đổi nội dung một trong hai vế câu.
Chẳng hạn: Khuôn mặt mẹ đã có khá nhiều nếp nhăn vì mẹ phải lao động vất vả.
Ví dụ 2: Những cái đài hoa màu xanh xao như đỡ những nàng công chúa hồng xinh xắn.
Ở ví dụ 2: Từ xanh xao chỉ dùng để miêu tả màu da của con người, cần sửa
lại thành xanh mướt hoặc xanh sẫm... 
Câu trên sửa lại là: Những cái đài hoa màu xanh mướt như đỡ những nàng công chúa hồng xinh xắn.
Ví dụ 3: Cô giáo em có hàng răng trắng thẳng tắp.
Ở ví dụ 3: Từ thẳng tắp (nghĩa là thẳng thành một đường dài) dùng để miêu tả hàm răng là không hợp lí, nên thay từ này bằng từ đều đặn. 
Câu trên sửa lại là :Cô giáo em có hàng răng trắng đều đặn.
2.3.3. Lỗi dùng từ thừa, lặp từ:
Dùng từ thừa, lặp từ là lỗi mà học sinh thường mắc phải trong bài văn miêu tả. Nguyên nhân của lỗi này là do học sinh không nắm chắc nghĩa của từ, không nắm chắc mô hình câu. Đồng thời, do nghèo về vốn từ, khả năng huy động và lựa chọn từ hạn chế.
Ví dụ 1: Ngôi nhà đẹp đẽ thân yêu ấy đã giữ bao kỉ niệm êm đềm của gia đình em, ngôi nhà gắn bó với em như người ruột thịt.
Ví dụ 2: Ngôi trường tiểu học đã ghi dấu trong trái tim tôi một thời học sinh đầy mơ ước, tôi sẽ không bao giờ quên ngôi trường tiểu học cùng tháng ngày đẹp đẽ đầy ắp kỉ niệm.
Để sửa lỗi dùng thừa từ, lặp từ trong các câu văn trên, cần phải bỏ từ ngữ dùng thừa, dùng lặp đó trong câu.
Ở ví dụ 1, 2 cần phải sửa lỗi lặp từ bằng cách loại bỏ từ trùng lặp và thay thế từ ngữ đó bằng từ ngữ khác thích hợp. Chẳng hạn ở ví dụ 1, có thể thay thế ngôi nhà bằng từ nó.Còn ở ví dụ 2, có thể thay thế ngôi trường tiểu học bằng nơi này. 
Câu trên sửa lại là:Ngôi trường tiểu học đã ghi dấu trong trái tim tôi một thời học sinh đầy mơ ước, tôi sẽ không bao giờ quên nơi này cùng tháng ngày đẹp đẽ đầy ắp kỉ niệm.
2.3.4.Lỗi dùng từ không đúng phong cách:
 Mỗi loại văn bản có đặc điểm riêng về ngôn ngữ, về phong cách dùng từ. Vì thế, có những từ chỉ thích hợp hoặc chỉ được dùng trong một phong cách ngôn ngữ nào đó. Do không ý thức rõ về chuẩn mực phong cách của kiểu bài văn miêu tả nên học sinh đã sử dụng những từ ngữ thuộc ngôn ngữ nói(chỉ phù hợp trong sinh hoạt hằng ngày) vào trong bài văn miêu tả.
Ví dụ 1: Vào buổi sáng, không khí trong công viên cực kì trong lành.
Ví dụ 2:Chúng tôi chả dễ gì quên cây phượng ở góc sân trường.
Ví dụ 3: Nhận được chiếc bút từ tay bố, em vui ơi là vui.
Trong các câu văn trên, các từ ngữ: cực kì, chả dễ gì, vui ơi là vui không nên sử dụng trong bài văn miêu tả. Do đó cần phải thay thế bằng các từ ngữ khác cho phù hợp hơn, chẳng hạn như: vô cùng, không thể nào, rất vui.
Các câu trên sửa lại là:
Vào buổi sáng, không khí trong công viên vô cùng trong lành.
Chúng tôi không thể nào quên cây phượng ở góc sân trường.
Nhận được chiếc bút từ tay bố, em rất vui.
2.3.5. Lỗi dùng từ thiếu hình ảnh, cảm xúc:
Văn miêu tả là loại văn giàu hình ảnh và cảm xúc. Vì thế, trong bài văn miêu tả yêu cầu dùng từ đúng là chưa đủ mà còn phải tiến tới dùng từ hay. Bởi khi được dùng đúng lúc, đúng chỗ, những từ ngữ gợi cảm, những hình ảnh so sánh, nhân hóa,... sẽ làm đối tượng miêu tả được hiện ra một cách cụ thể, sinh động, đồng thời cũng bộc lộ được tình cảm, cảm xúc ấy của người đọc.
Ví dụ 1: Chiếc bút có màu đen.
Ví dụ 2: Phía chân núi, mặt trời màu đỏ đang từ từ nhô lên.
Ví dụ 3: Con gà mái có bộ lông màu vàng.
Những câu trên nếu xét một cách cô lập, tách khỏi bài văn miêu tả thì hoàn toàn bình thường cả về cấu tạo ngữ pháp cũng như về ý nghĩa. Tuy nhiên, khi đặt trong bài văn miêu tả, có thể thấy chúng chưa hay, chưa hấp dẫn và truyền cảm. Do đó, cần thay thế vào vị trí của những từ ngữ thiếu hình ảnh và cảm xúc bằng các từ láy, tính từ gợi tả, gợi cảm hoặc hình so sánh... thích hợp.
Chẳng hạn ở Ví dụ 1: thay thế từ đen bằng từ đen nhánh hoặc nhẵn bóng...
Ví dụ 2, 3 cần phối hợp sử dụng hai biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa để viết lại câu văn cho sinh động, gợi cảm hơn: 
Chẳng hạn: 
Chiếc bút có màu đen, nhẵn bóng.
Phía chân núi, ông mặt trời như quả cầu đỏ ối đang từ từ nhô lên.
Chị gà mái khoác trên mình bộ lông màu vàng mượt như tơ trông rất đẹp.
 Mặt khác giáo viên cho các em ôn tập các biện pháp tu từ và tập đặt các câu có sử dụng biện pháp tu từ. Với mỗi một bài văn tả cảnh nên đặt những câu hỏi gợi ý về cảm xúc: Em cảm thấy điều gì? Em cảm thấy như thế nào? Em nghĩ gì về khung cảnh này? Em nhớ đến điều gì?...
- Trong tiết dạy tôi luôn cố gắng làm cho các em hào hứng, tạo cơ hội cho các em thoải mái chia sẻ về cảnh vật xung quanh, cảnh đẹp từng tham quan, các hiện tượng thiên nhiên thích thú, công trình kiến trúc đẹp mắt Các em sẽ tự nói lên cảm nhận, cảm xúc, điều em thấy khi đến đó hay quan sát rồi miêu tả bằng ngôn từ, hình ảnh, sơ đồ tư duy, video, clip, thơ, tranh
- Từ những hoạt động thực tiễn đó, tôi mới hướng dẫn các em như vậy là tả cảnh. Khái niệm đến với các em một cách rất dễ hiểu.
- Sau khi giới thiệu và hướng dẫn cho học sinh về văn tả cảnh, tôi hướng dẫn các em phân loại đối tượng tả cảnh (Tả một buổi trong ngày/ Tả công trình kiến trúc/ Tả một hiện tượng thiên nhiên/ Tả cảnh sông nước) và thiết kế các dự án nhỏ. Các hoạt động dự án 

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_kinh_nghiem_phat_hien_va_sua_loi_dung_tu_trong_bai_va.doc