Một số kinh nghiệm khi giảng dạy bài “người lái đò sông đà” của Nguyễn Tuân

Một số kinh nghiệm khi giảng dạy bài “người lái đò sông đà” của Nguyễn Tuân

Đối với việc dạy học môn Ngữ văn ở nhà trường phổ thông thì việc dạy tác phẩm kí gặp những khó khăn nhất định. Trong khi những văn bản thuộc thể loại truyện ngắn, thơ ca với dung lượng ngắn, có nhiều văn bản được trích toàn bộ tác phẩm, lại mang “chất văn”, “chất thơ” phong phú nên các em học sinh dễ tiếp nhận, có niềm hứng thú và các thầy cô ít nhiều có những thuận lợi để hoàn thành công việc của mình trong khoảng thời gian nhất định. Còn thể loại kí dung lượng tương đối dài, thường được trích dẫn. Hơn nữa, tác phẩm kí thường không hư cấu mà tác giả lựa chọn ngay những sự việc, những con người vốn đã có giá trị nổi bật trong cuộc sống để phóng bút. Do đó giờ học bài kí muôn thưở là dung lượng kiến thức nhiều, có phần khô khan, học sinh khó tiếp cận được văn bản. Vì vậy, có thể nói: Giảng dạy một văn bản kí là sự khó khăn, vất vả, công phu đối với giáo viên.

 Trong số các nhà văn hiện đại Việt Nam, Nguyễn Tuân là nhà văn có phong cách độc đáo, tài hoa, uyên bác. Qua những gì ông đã cống hiến cho nền văn học Việt Nam hiện đại, chúng ta thấy thấm thía hơn bao giờ hết lời nhận xét của Anh Đức: “Không biết chừng nào mới lại có một nhà văn như thế, một nhà văn mà khi ta gọi là bậc thầy của ngôn từ ta không hề thấy ngại miệng, một nhà văn độc đáo vô song mà mỗi dòng, mỗi chữ tuôn ra đầu ngọn bút đều như có đóng một dấu triện riêng”. Sinh thời nhà văn Nguyễn Tuân đã quan niệm: Sống là phải làm tròn bổn phận của một thằng người đời. Chết là mang bản chính đi và không để lại bản sao nguyên cảo nào. Chính vì lẽ đó mà tiếp cận với những sáng tác của Nguyễn không phải là điều dễ dàng.

 

docx 20 trang thuychi01 12802
Bạn đang xem tài liệu "Một số kinh nghiệm khi giảng dạy bài “người lái đò sông đà” của Nguyễn Tuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
 Đối với việc dạy học môn Ngữ văn ở nhà trường phổ thông thì việc dạy tác phẩm kí gặp những khó khăn nhất định. Trong khi những văn bản thuộc thể loại truyện ngắn, thơ ca với dung lượng ngắn, có nhiều văn bản được trích toàn bộ tác phẩm, lại mang “chất văn”, “chất thơ” phong phú nên các em học sinh dễ tiếp nhận, có niềm hứng thú và các thầy cô ít nhiều có những thuận lợi để hoàn thành công việc của mình trong khoảng thời gian nhất định. Còn thể loại kí dung lượng tương đối dài, thường được trích dẫn. Hơn nữa, tác phẩm kí thường không hư cấu mà tác giả lựa chọn ngay những sự việc, những con người vốn đã có giá trị nổi bật trong cuộc sống để phóng bút. Do đó giờ học bài kí muôn thưở là dung lượng kiến thức nhiều, có phần khô khan, học sinh khó tiếp cận được văn bản. Vì vậy, có thể nói: Giảng dạy một văn bản kí là sự khó khăn, vất vả, công phu đối với giáo viên.
 Trong số các nhà văn hiện đại Việt Nam, Nguyễn Tuân là nhà văn có phong cách độc đáo, tài hoa, uyên bác. Qua những gì ông đã cống hiến cho nền văn học Việt Nam hiện đại, chúng ta thấy thấm thía hơn bao giờ hết lời nhận xét của Anh Đức: “Không biết chừng nào mới lại có một nhà văn như thế, một nhà văn mà khi ta gọi là bậc thầy của ngôn từ ta không hề thấy ngại miệng, một nhà văn độc đáo vô song mà mỗi dòng, mỗi chữ tuôn ra đầu ngọn bút đều như có đóng một dấu triện riêng”. Sinh thời nhà văn Nguyễn Tuân đã quan niệm: Sống là phải làm tròn bổn phận của một thằng người đời. Chết là mang bản chính đi và không để lại bản sao nguyên cảo nào. Chính vì lẽ đó mà tiếp cận với những sáng tác của Nguyễn không phải là điều dễ dàng.
 Trong chương trình văn học hiện đại Việt Nam cấp THPT có hai tác phẩm kí đều hay, lạ, dài. Đó là “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân và “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
“Người lái đò sông Đà” là một áng văn giúp chúng ta nhận ra hình ảnh một Nguyễn Tuân đã trở nên mới mẻ hơn so với chính con người nghệ sĩ mà ông đã thể hiện trong những trang tùy bút viết trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Trong thiên tùy bút này, Nguyễn Tuân đã viết về một con sông Đà hung bạo và trữ tình, cùng hình ảnh một người lái đò ngoan cường và tài trí. Nhưng giá trị của tác phẩm này, về căn bản, không thể hiện ở chỗ Nguyễn Tuân đã phát hiện ra tính chất hung bạo, trữ tình của dòng sông hay tính cách tài trí, ngoan cường của con người, mà giá trị chủ yếu của áng văn này ở chỗ Nguyễn Tuân đã viết về tất cả những điều ấy theo cách thức của riêng ông. Ông có đủ tình yêu và “phép thuật” để là cho sự hung bạo và trữ tình, cũng như sự ngoan cường và tài trí kia phải sống dậy và trở nên kì diệu trước các giác quan của người đọc bằng chính cái phương tiện mà ông có: cây bút và sự sáng tạo. Vì thế không thể dạy “Người lái đò sông Đà” thành công nếu GV chỉ cho HS thấy tác phẩm ấy viết về cái gì. “Người lái đò sông Đà”, hơn đâu hết, phải được tìm không chỉ ở điều được viết mà chủ yếu còn từ cách viết. Đây là một “thách thức” đối với GV khi dạy học văn bản này. Trong khi đó, thời lượng trên lớp dành cho bài học lại có hạn (2 tiết theo PPCT) 
 Có nhiều tài liệu viết về Nguyễn Tuân như: Nguyễn Tuân, tác gia và tác phẩm- Tôn Thảo Miên, Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn- Nguyễn Đăng Mạnh, Con đường Nguyễn Tuân đi đến bút kí chống Mĩ- Nguyễn Đăng Mạnh, Tùy bút Nguyễn Tuân sau Cách mạng- Hà Văn Đức nhưng là sự nghiên cứu chung về tác giả, có một phần nhỏ đề cập đến tùy bút “Người lái đò sông Đà”. Có một số bài viết đề cập đến cách tiếp cận về tác phẩm như: Một số phương pháp giảng dạy tác phẩm kí hiện đại Việt Nam (Sáng kiến kinh nghiệm của cô Trương Thị Chanh, THPT Trực Ninh), Vận dụng quan điểm tiếp cận đồng bộ vào dạy bài “Người lái đò sông Đà” (Thạc sĩ Nguyễn Quang Bình, Tạp chí giáo dục Thủ đô số 68), Dạy học thể kí trong chương trình Ngữ văn 12 (Lê Thị Luyên, Trường THPT Đồng Đậu) nhưng chỉ mới nêu một số cách thức khi giảng dạy văn bản này. Còn sự cụ thể hóa, đưa ra một con đường đơn giản với giáo viên khi đứng lớp trong thời gian 2 tiết thì chưa có.
 Xuất phát từ những vấn đề đặt ra gây lúng túng, bất cập của người giáo viên khi đứng lớp nên trong quá trình dạy học, tôi đã cố gắng tìm tòi và áp dụng một số kinh nghiệm để cô trò cùng tìm hiểu, cảm nhận vẻ đẹp của áng văn đẹp như những “tờ hoa” này của Nguyễn Tuân.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Tổng hợp lại những kinh nghiệm cá nhân để tiếp tục áp dụng trong thực tiễn dạy học.
- Cùng trao đổi, đưa ra ý kiến để tìm hiểu một văn bản nghệ thuật khó và hay.
3. Đối tượng nghiên cứu: Bài đọc văn “Người lái đò sông Đà” trong chương trình Ngữ văn 12 tập I cơ bản, nghiên cứu cho học sinh khối 12 các khóa mà tôi được phân công giảng dạy từ năm 2007, đó là:
- Lớp 12A5 năm học 2007- 2008
- Lớp 12B3, 12B4 năm học 2008- 2009
- Lớp 12A3 năm học 2013- 2014
- Lớp 12C2, 12C9 năm học 2016- 2017
- Lớp 12B2, 12B7 năm học 2017- 2018
- Lớp 12A1, 12A8 năm học 2018- 2019
4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu đề tài chủ yếu vận dụng những phương pháp nghiên cứu của khoa học giáo dục. Bao gồm:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đọc, phân tích các loại tài liệu
- Phương pháp tích hợp: Vận dụng kiến thức của các ngành như báo chí, công nghệ thông tin, địa lí; những tác phẩm của tác giả Nguyễn Tuân hoặc tác giả khác để phục vụ bài học. 
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Khảo sát, phỏng vấn, trao đổi 
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Trên cơ sở kết quả thu được từ thực nghiệm rút ra kết luận về tính khả thi của đề tài. 
- Phương pháp thống kê: Tập hợp và xử lý các số liệu thu được qua thực tế, qua thực nghiệm, qua kết quả các năm học.
PHẦN II. NỘI DUNG 
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. 	
 Theo nghị quyết Trung Ương II khóa VIII về phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020 là: Đổi mới căn bản, toàn diện, mạnh mẽ sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà. Trong đó có giải pháp: “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, khắc phục cơ bản lối truyền thụ một chiều, phát huy phương pháp dạy học tích cực, sáng tạo, hợp tác; giảm thời gian giảng lí thuyết, tăng thời gian tự học, tự tìm hiểu cho học sinh, giáo viên”. Bên cạnh đó là tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào dạy học. Đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển năng lực và phẩm chất của người học. Như vậy, khi mục tiêu giáo dục đào tạo thay đổi căn bản thì bắt buộc chương trình, nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục đào tạo cũng phải thay đổi phù hợp.
 Đối với môn Ngữ văn nói chung và bài đọc văn “Người lái đò sông Đà” nói riêng thì điều này thực sự có ý nghĩa vì bản chất văn chương mang tính đa nghĩa. Những tác phẩm của Nguyễn Tuân giống như một thực thể đa nghĩa nhìn từ góc độ nào cũng phát hiện được nhiều điều lí thú. Trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân, thể tùy bút có vị trí đặc biệt. Trong đó, “Người lái đò sông Đà” rất tiêu biểu cho phong cách tùy bút của Nguyễn. Đây là một tác phẩm vừa lạ, vừa khó, vừa hay cho nên, việc giáo viên có những sự chuẩn bị nhất định cho thầy- trò và tìm ra một lối đi cụ thể để khám phá “lối độc tấu trong văn chương” cho giờ dạy là việc làm thực tế và cần thiết trong giảng dạy ở trường THPT. 
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.1.Về phía giáo viên:
 Qua thực tế dạy học, nhất là ở các trường THPT nói chung và trường THPT Nông Cống I nói riêng, điều mà chúng ta đều nhận thấy là do sự lựa chọn về nghề nghiệp sau này mà tới hơn 70% HS khi đậu vào cấp III sẽ học ban khoa học tự nhiên. Có nhiều em, ở cấp II học toàn diện các môn, thậm chí học môn Văn có giải nhưng vẫn đăng kí vào lớp khối A hoặc A1. Điều đáng nói ở đây là, để đáp ứng yêu cầu về kết quả cuối cùng cho kì thi THPT Quốc gia vào các trường đại học mà các em chỉ chú trọng các môn khối, còn hai môn bắt buộc phải thi trong kì thi này là Ngữ văn và ngoại ngữ chỉ cần học “cầm chừng”, thậm chí không liệt là được. Cho nên các em không còn đầu tư vào các “môn phụ” như môn Ngữ văn nữa. Các em không dành nhiều thời gian, công sức cho môn học, xem việc soạn bài trước là khó và “xa xỉ”, còn ngồi học trên lớp thì không thật sự tập trung. Điều đó sẽ khiến cho giờ học Văn vừa dài, vừa khó, thầy cô như “độc diễn” ở những lớp này vì các em không chuẩn bị kĩ càng cho bài học. Vì lí do đó mà các thầy cô giảm đi niềm say mê truyền đạt kiến thức cho HS.
Một khó khăn nữa đối với người dạy: Đây là tác phẩm kí dài, sách giáo khoa đã lược bớt nội dung ở một số đoạn văn, điều đó lại gây khó cho học sinh khi tiếp cận văn bản. 
 Cuối cùng, như mọi giờ giảng văn, bao giờ thời gian cũng là vấn đề nan giải, nhất là gói gọn giờ học trong hai tiết (PPCT của Bộ GD) đối với một tác phẩm vừa dài, vừa hay, vừa khó như “Người lái đò sông Đà”.
2.2 Về phía học sinh:
 Do xu hướng chung, nhất là ảnh hưởng của việc lựa chọn nghề trong tương lai mà môn Văn không được “hưởng ứng đông đảo, nhiệt tình” như trước đây. Do đó, số lượng học sinh đầu tư với niềm say mê thực sự cho môn Văn là hạn chế. Bởi vậy mà khi đứng trước một tác phẩm hay mà khó như “Người lái đò sông Đà”, các em thường có tâm lí ngại, thậm chí phó mặc, thụ động theo GV.
 Mặt khác thể loại kí còn khá mơ hồ đối với các em. Mặc dù thể loại này các em đã được tiếp cận ở lớp 11 qua bài “Thượng kinh kí sự” của Lê Hữu Trác nhưng số lượng tác phẩm thuộc thể loại này không nhiều nên học sinh không thấy quen thuộc như thơ hay truyện ngắn. Chính điều đó khiến cho các em thấy khó khăn khi tìm hiểu văn bản.
3.Các giải pháp, biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
3.1.Chuẩn bị kiến thức:
 Hiện nay, nguồn học liệu đa dạng và phong phú, đời sống văn học cũng rất sôi nổi, nên không khó để tìm tài liệu tham khảo. Ví dụ trên báo Văn học tuổi trẻ, Kiến thức ngày nay, Văn nghệ, Giáo dục thời đại, hoặc báo điện tử, nhà sách, Thế nhưng, trong một mớ hỗn độn đó tôi định hướng, giới thiệu tài liệu để các em học sinh biết chọn lựa để đọc. Sau đó, tôi đưa ra một số câu hỏi để các em tìm hiểu từ nguồn tài liệu:
- Em biết gì về vùng đất Tây Bắc nước ta? Em biết những tác phẩm, câu thơ, bài hát nào về mảnh đất và con người nơi đây?
- Nêu những tri thức em biết về tác giả Nguyễn Tuân?
- Nêu những đặc trưng về thể loại tùy bút? Tùy bút Nguyễn Tuân có gì đặc sắc?
- Hoàn cảnh ra đời bài thơ “Người lái đò sông Đà” có gì đáng lưu ý?
- Hình ảnh sông Đà hiện lên với những đặc điểm gì?
- Hình ảnh người lái đò sông Đà mang những đặc điểm gì?
- Thạch trận 1 ông đò đã đối mặt với sông Đà thế nào? Từ đó thấy được vẻ đẹp, phẩm chất gì của ông đò?
- Thạch trận 2 ông đò đã đối mặt với sông Đà thế nào? Từ đó thấy được vẻ đẹp, phẩm chất gì của ông đò?
- Thạch trận 3 ông đò đã đối mặt với sông Đà thế nào? Từ đó thấy được vẻ đẹp, phẩm chất gì của ông đò?
- Nhận xét về nhân vật này? So sánh với nhân vật trong tác phẩm Nguyễn Tuân ta thấy có điểm gì giống và khác?
- Hình ảnh sông Đà hay người lái đò là hình ảnh trung tâm tác phẩm? Vì sao?
- Đặc sắc nhất về phương diện nghệ thuật mà em cảm nhận được ở văn bản này?
 Đây là khâu chuẩn bị kiến thức cần thiết, bởi lẽ có kiến thức vững vàng thì sẽ có tâm lí tốt. Đó là yếu tố đầu tiên cho một giờ học chủ động, hấp dẫn.
3.2. Sử dụng công nghệ thông tin: 
 Trong bài dạy này, tôi cũng đã tận dụng hiệu quả của công nghệ thông tin như một phương tiện hỗ trợ trong quá trình giảng dạy. Đó là những phần ảnh tư liệu, nêu câu hỏi, bình giảng, khái quát, sơ đồ
Giới thiệu về mảnh đất Tây Bắc:
 Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc. 
 Khi lòng ta đã hóa những con tàu
 Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát
 Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu.
 (Tiếng hát con tàu- Chế Lan Viên)
Qua miền Tây Bắc cảnh tiên
Suối, rừng, thác, núi mắc triền Mường Mơ
 (Hồng Dương)
 Anh sẽ đưa em về miền Tây Bắc
 Nơi bạt ngàn rừng thẳm tiếp trời xanh
 Nơi chim chóc chuyền cành kêu ríu rít
 Hương rừng thơm, bên suối mát lành
 (Tây bắc hành)
Tác giả Nguyễn Tuân.
Hình ảnh dòng sông Đà hung bạo, dữ dội.
Hình ảnh dòng sông Đà thơ mộng, trữ tình.
Hình ảnh sông Đà với công trình thủy điện lớn nhất cả nước
Lời bình 1: Như vậy qua những ảnh ẩn dụ, so sánh, nhân hóa Nguyễn Tuân đã dựng lại cảnh vượt thác như một bài ca chiến trận hào hùng. Câu chữ tuôn chảy ào ạt, điệp điệp, trùng trùng tạo ra một bức tranh hoành tráng. Nhà văn đã dụng tâm diễn tả cuộc chiến giữa ông lái đò với sông Đà theo hướng: Thoạt đầu tưởng như không cân sức nhưng cuối cùng phần thắng đã thuộc về con người nhờ sự từng trải giàu kinh nghiệm, thông minh dũng cảm. 
Lời bình 2: Hình tượng người lái đò đã thể hiện rõ phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Tuân sau Cách mạng tháng Tám đó là vẻ đẹp tài hoa, nghệ sĩ được thể hiện ngay ở những con người lao động bình dị, thầm lặng, vô danh. Người anh hùng không chỉ có trong cuộc chiến sinh tử với kẻ thù giữa tiếng bom gầm, đạn réo mà ngay trong cuộc sống lao động hàng ngày. Họ chỉ là những cái tên chung chung như ông lái đò,nhà đò nghĩa là chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều những con người này không chỉ ở nơi ghềnh thác của mảnh đất Tây Bắc mà còn có thể ở bất kì đâu trong lao động , sản xuất ở nhân dân. Qua đó, nhà văn tỏ thái độ yêu mến , tự hào và cảm phục trước những con người lao động bình dị vùng Tây Bắc, những con người mà nhà văn gọi là chất “vàng mười” quý giá của Tổ quốc. Đó cũng là bài ca về Lao Động - nhân tố chính làm nên sự hồi sinh cho miền đất còn hằn in những vết thương của chiến tranh như mảnh đất Tây Bắc hay bất cứ mảnh đất nào trên đất nước Việt Nam tươi đẹp.
Tổng kết bài:
 1. Nội dung: Qua việc khám phá vẻ đẹp của Sông Đà và người lái đò, Nguyễn Tuân muốn ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước, vẻ đẹp của con người lao động – yếu tố quan trọng để làm nên vẻ đẹp, sức sống mới của miền Tây Bắc hùng vĩ, xa xôi nói riêng và cuộc sống mới trên đất nước ta nói chung
2. Nghệ thuật
-Thể loại tùy bút
+ Mang tính chất tự do 
+ Thể hiện được cái tôi tài hoa 
+Có những câu văn giàu hình ảnh, giàu chất thơ 
- Sử dụng vốn kiến thức đa nghành,phong phú, uyên bác. 
- Ngôn ngữ phong phú, chọn lọc, sáng tạo có giá trị gợi hình và gợi cảm cao.
- Biện pháp nghệ sử dụng một cách nhuần nhuyễn. 
- Bút pháp lý tưởng hóa khi miêu tả người lái đò.
3.3. Kết hợp các phương pháp và kĩ thuật dạy học:
3.3.1. Tạo không khí văn học:
Để tạo tâm lý đồng sáng tạo cho các em, trước hết tôi sẽ hỏi xem có em nào thuộc một bài hát hay câu thơ nào về Tây Bắc hay không. Trên cơ sở đó sẽ trình chiếu một số câu thơ để các em hình dung về mảnh đất Tây bắc. Đồng thời sử dụng lời thuyết trình về Tây Bắc: “Tây Bắc là vùng núi nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc. Vùng núi non ấy, từ ngàn đời nay, là nơi sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số như Thái, Nùng, Mông, DaoĐây cũng là vùng đất ghi dấu những sự kiện lịch sử trọng đại trong quá trình khai mở cương vực, bờ cõi của các bậc tiền nhân, từ các vương triều Trần- Lê- Nguyễn, đến thời kì độc lập sau năm 1945. Đến thời kì cách mạng và kháng chiến, Tây Bắc là nơi hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc với thơ của Tố Hữu, Quang Dũng, Chế Lan Viên; văn xuôi Tô Hoài, Hữu Mai..; âm nhạc của Đỗ Nhuận, Cầm Giang- Bùi Đức Hạnhhọa phẩm của Nguyễn Gia Trí, Bùi Xuân Phái” 
Hơn nữa, tôi cũng nhấn mạnh với các em về hoàn cảnh sáng tác tác phẩm để các em thấy được giá trị tư tưởng của văn bản, nhất là từ đó thấy được sự chuyển biến trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân qua hai giai đoạn: Trước và sau Cách mạng tháng Tám.
3.3.2. Vận dụng thích hợp tri thức ngoài văn bản:
* Tri thức về tác giả: Ở lớp 11 các em đã học về tác giả Nguyễn Tuân nên khi tìm hiểu bài “Người lái đò sông Đà”, GV khơi gợi để các em nhắc lại kiến thức cũ, từ đó chốt lại những thông tin quan trọng: Gia đình, bản thân, phong các nghệ thuật, tác phẩm chính.
* Đặc trưng thể loại:
Thông thường ta vẫn gọi “Người lái đò sông Đà” của tác giả Nguyễn Tuân là tùy bút, “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường là bút kí. Thực ra cả hai đều thuộc thể kí.
- Kí là một loại văn xuôi tự sự, có nguồn gốc từ kí lịch sử, dùng để ghi chép về con người, sự vật, phong cảnhKí bao gồm nhiều thể như: Bút kí, hồi kí, du kí, phóng sự, kí sự, nhật kí, tùy bútĐặc trưng cơ bản của thể kí là viết về cuộc đời thực tại, viết về người thật, việc thật, nghĩa là đòi hỏi sự trung thực, chính xác. Bên cạnh đó là chất chủ quan, chất trữ tình sâu đậm của cái Tôi tác giả.
- Tùy bút là một thể của kí, có cấu trúc tự do, biểu thị những ấn tượng và những suy nghĩ cá nhân về những việc, những vấn đề cụ thể. Cho nên mới có ý kiến khẳng định: “Tự do là phép tắc duy nhất của tùy bút”(Nguyễn Văn Hạnh).
- Đặc điểm dễ nhận thấy nhất của Nguyễn Tuân là yếu tố truyện. Mỗi tác phẩm của ông đều có nội dung, nhân vật, tình tiết; nhân vật được khắc họa nổi bật với tính cách, tâm trạng tiêu biểu cho một lớp người, một giai tầng trong xã hội. Về mặt bút pháp, ông sử dụng trí tưởng tượng để dựng cảnh, dựng truyện. Nguyễn Tuân có một kho từ vựng rất phong phú, lối hành văn biến hóa, linh hoạt, câu văn có nhiều kiểu kiến trúc đa dạng, nhiều sắc điệu, giàu âm thanh, có lúc phá vỡ quy tắc thông thường. 
3.3.3. Một trong những phương pháp mà tôi sử dụng trong bài dạy này là phương pháp đọc diễn cảm – đọc sáng tạo. Đây là một trong những phương pháp dạy Văn truyền thống và đặc thù, một trong những mà nếu người dạy vận dụng thành công sẽ đem lại chất văn, chất nghệ thuật rất riêng, mê hồn người học. 
Khi dạy bài “Người lái đò sông Đà” tôi rất chú ý việc cho học sinh đọc một số đoạn tiêu biểu trong văn bản, nhận xét giọng đọc của các em.Chẳng hạn đoạn miêu tả thác nước hay cuộc chiến giữa sông Đà và người lái đò thì đọc dõng dạc, gay cấn. Còn đoạn văn miêu tả vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của sông Đà thì giọng đọc tha thiết, trìu mến.. Đây là một khâu quan trọng để các em bước đầu cảm được văn bản. 
3.3.4. Một phương pháp nữa mà tôi áp dụng trong khi dạy bài thơ này là phương pháp vấn đáp gợi mở. 
Câu hỏi phù hợp với học sinh, với nội dung sẽ giúp cho quá trình tiếp cận đạt hiệu quả cao nhất. Câu hỏi rõ ràng, ngắn mà hay góp phần đánh thức tư duy của người học, tạo tâm thế hứng khởi, chủ động, sáng tạo cho cả thầy và trò. Câu hỏi phải đa dạng, phong phú nhưng cũng cần chọn lọc, vừa bao quát “diện”, vừa nhấn mạnh “điểm”, vừa bám sát làm rõ nội dung tư tưởng, vừa nhấn mạnh đặc điểm nổi bật của phong cách nghệ thuật.
Áp dụng phương pháp này, tôi rất chú ý đến hệ thống câu hỏi gợi tìm cho học sinh khám phá tác phẩm như sau:
- Câu hỏi khái quát: Là dạng câu hỏi mang tính định hướng, gợi mở cho các em học sinh xác lập các luận điểm của bài học.
Ví dụ: Cảm nhận chung về hình ảnh sông Đà qua phần văn bản được học?
- Câu hỏi chi tiết: Là dạng câu hỏi tìm hiểu sâu, kĩ về một hình ảnh, chi tiết, từ ngữ nào đó.
Ví dụ: Tại sao tác giả dùng tới hai lần từ “tuôn dài” để tả mái tóc người thiếu nữ đó?
- Câu hỏi về giá trị nghệ thuật đặc sắc: Chọn cho HS phân tích một số câu văn thể hiện rõ nét nhất nét tài hoa về bút pháp trong cách sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Tuân. Yêu cầu ở đây, HS không chỉ tìm ra đoạn văn phù hợp mà phải biết cảm nhận, trình bày ngắn gọn, đủ ý.
Ví dụ: Đoạn văn “thuyền tôi trôi trên sông Đàcòi sương”.
3.3.5. Đặc biệt đối với văn bản này, tôi chú ý cho các em thảo luận nhóm. 
Ví dụ: Khi tìm hiểu về người lái đò trong cuộc chiến với sông Đà, tôi giao 4 câu hỏi về nhà để tất cả các em phải chuẩn bị, còn khi lên lớp GV chia lớp thành 4 nhóm với 4 yêu cầu:
- Nhóm 1: Thạch trận 1 ông đò đã đối mặt với sông Đà thế nào? Từ đó thấy được vẻ đẹp, phẩm chất gì của ông đò?
- Nhóm 2: Thạch trận 2 ông đò đã đối mặt với sông Đà thế nào? Từ đó thấy được vẻ đẹp, phẩm chất gì của ông đò?
- Nhóm 3: Thạch trận 3 ông đò đã đối mặt với sông Đà thế nào? Từ đó thấy được vẻ đẹp, phẩm chất gì của ông đò?
- Nhóm 4: Nhận xét về nhân vật này? So sánh với nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Nguyễn Tuân ta thấy có điểm gì giống và khác?
Học sinh sau khi thảo luận sẽ trình bày ý kiến của mình, các em khác sẽ đưa ra những ý kiến khác. Giáo viên sẽ nhận xét, đánh giá, kết luận.
3.3.6. Thứ nữa, theo tôi phương pháp giảng bình cũng rất quan tr

Tài liệu đính kèm:

  • docxmot_so_kinh_nghiem_khi_giang_day_bai_nguoi_lai_do_song_da_cu.docx
  • docHuong V- Danh muc de tai SKKN da duoc xep giai.doc
  • docxMuc luc.docx
  • doc1- Bia-Hoa-Hưong.doc