Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh trường THPT Lang Chánh khai thác và sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trong giảng dạy địa lí ngành kinh tế lớp 12 - Chương trình cơ bản

Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh trường THPT Lang Chánh khai thác và sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trong giảng dạy địa lí ngành kinh tế lớp 12 - Chương trình cơ bản

Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ 4.0 được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực giáo dục, việc cần thiết phải thay đổi về quan niệm, tư duy của quá trình dạy và học là một trong những yếu tố then chốt để tiến tới đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục.

Mặt khác, đổi mới nội dung dạy học đã dẫn tới việc phải đổi mới cả phương pháp dạy học, một trong những hướng mới của phương pháp dạy học hiện nay là việc khai thác kiến thức từ phương tiện trực quan trong dạy học một cách có hiệu quả. Nghĩa là làm thế nào để sử dụng có hiệu quả, phát huy hết vai trò, ý nghĩa của phương tiện trực quan trong dạy học nói chung và đối với phân môn địa lí nói riêng. Một trong những phương tiện dạy học hiện nay được thầy và trò đón nhận và sử dụng rộng rãi trong chương trình địa lí lớp 12 chính là Atlat địa lí Việt Nam. Đặc biệt trong chương trình thi THPT quốc gia, những câu hỏi liên quan đến Atlat chiếm tỉ lệ tương đối lớn.

Đối với học sinh trường THPT Lang Chánh, phần lớn các em là con em dân tộc; chất lượng đầu vào tương đối thấp. Bên cạnh đó, sự quan tâm của các em đối với việc học chưa thực sự cao. Vì thế, khi truyền đạt kiến thức đến các em phải có tính trực qua sinh động, giúp các em hứng thú hơn với môn học và giảm tải lượng kiến thức cần ghi nhớ.

Với tư cách là giáo viên sư phạm chuyên ngành địa lí, để có thể giảng dạy tốt phân môn của mình thì việc sử dụng thành thạo, khai thác có hiệu quả kiến thức thông qua các phương tiện trực quan trong dạy học là một yêu cầu quan trọng. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài “Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh trườngTHPT Lang Chánh khai thác và sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trong giảng dạy địa lí ngành kinh tế lớp 12 - Chương trình cơ bản” làm đề tài để nghiên cứu.

 

doc 24 trang thuychi01 6875
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh trường THPT Lang Chánh khai thác và sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trong giảng dạy địa lí ngành kinh tế lớp 12 - Chương trình cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT LANG CHÁNH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH TRƯỜNG THPT LANG CHÁNH KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM TRONG GIẢNG DẠY ĐỊA LÍ NGÀNH KINH TẾ 
LỚP 12 - CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN
 Người thực hiện: 	Lê Thị Phương
 Chức vụ: 	Giáo viên
 SKKN thuộc lĩnh vực: 	Địa lí
THANH HOÁ NĂM 2019
MỤC LỤC
Mục
Nội dung
Trang
1
MỞ ĐẦU
2
1.1
Lí do chọn đề tài
2
1.2
Mục đích nghiên cứu
2
1.3
Đối tượng nghiên cứu
2
1.4
Phương pháp nghiên cứu
3
2
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
3
2.1
Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh ghiệm
3
2.2
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
3
2.3
Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
4
2.3.1
Một số đặc điểm về Atlat địa lí Việt Nam
4
2.3.2
Phương pháp dạy học phần địa lí kinh tế lớp 12 qua Atlat địa lí Việt Nam
5
2.4
 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
20
3
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
21
3.1
Kết luận
21
3.2
Kiến nghị
21
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ 4.0 được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực giáo dục, việc cần thiết phải thay đổi về quan niệm, tư duy của quá trình dạy và học là một trong những yếu tố then chốt để tiến tới đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục.
Mặt khác, đổi mới nội dung dạy học đã dẫn tới việc phải đổi mới cả phương pháp dạy học, một trong những hướng mới của phương pháp dạy học hiện nay là việc khai thác kiến thức từ phương tiện trực quan trong dạy học một cách có hiệu quả. Nghĩa là làm thế nào để sử dụng có hiệu quả, phát huy hết vai trò, ý nghĩa của phương tiện trực quan trong dạy học nói chung và đối với phân môn địa lí nói riêng. Một trong những phương tiện dạy học hiện nay được thầy và trò đón nhận và sử dụng rộng rãi trong chương trình địa lí lớp 12 chính là Atlat địa lí Việt Nam. Đặc biệt trong chương trình thi THPT quốc gia, những câu hỏi liên quan đến Atlat chiếm tỉ lệ tương đối lớn.
Đối với học sinh trường THPT Lang Chánh, phần lớn các em là con em dân tộc; chất lượng đầu vào tương đối thấp. Bên cạnh đó, sự quan tâm của các em đối với việc học chưa thực sự cao. Vì thế, khi truyền đạt kiến thức đến các em phải có tính trực qua sinh động, giúp các em hứng thú hơn với môn học và giảm tải lượng kiến thức cần ghi nhớ.
Với tư cách là giáo viên sư phạm chuyên ngành địa lí, để có thể giảng dạy tốt phân môn của mình thì việc sử dụng thành thạo, khai thác có hiệu quả kiến thức thông qua các phương tiện trực quan trong dạy học là một yêu cầu quan trọng. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài “Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh trườngTHPT Lang Chánh khai thác và sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trong giảng dạy địa lí ngành kinh tế lớp 12 - Chương trình cơ bản” làm đề tài để nghiên cứu.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu đề tài này giúp giáo viên tìm ra phương pháp dạy học có hiệu quả phần địa lí ngành kinh tế của lớp 12 thông qua Atlat địa lí Việt Nam. Từ đó, giáo viên tổ chức được một bài dạy theo hướng tích cực: phát huy sự sáng tạo, tìm tòi của học sinh, giúp các em hứng thú say mê hơn trong học tập môn địa lí.
Ngoài ra rèn luyện được các kĩ năng, kĩ xảo địa lí trong khai thác Atlat để rút ra kiến thức. Từ đó, phát huy được các kĩ năng tư duy của các em.
Qua đề tài này còn giúp giáo viên thực hiện được việc sử dụng Atlat trong tất cả các hình thức dạy học ở trên lớp, bài tập ở nhà, trong kiểm tra đánh giá và ôn thi THPT quốc gia. 
Vấn đề quan trọng nhất là nâng cao chất lượng học môn địa lí nói chung và nâng cao chất lượng thi THPT Quốc gia nói riêng ở trường THPT Lang Chánh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
	Đề tài nghiên cứu cách thức khai thác và sử dụng Atlat địa lí Việt Nam phần địa lí ngành kinh tế cho học sinh lớp 12 trường THPT Lang Chánh trong chương trình học môn địa lí và ôn tập thi THPT Quốc gia.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
	Đề tài sử dụng một số phương pháp như: phương pháp thu thập tài liệu; phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống; phương pháp thống kê toán học; phương pháp điều tra, quan sát...
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Các phương tiện dạy học là “hình ảnh kép” của “phương pháp dạy học”. Phương pháp dạy học được thực hiện bằng các thiết bị dạy học cụ thể. Ngoại trừ lời nói và chữ viết các thiết bị dạy học khác như biểu đồ, bản đồ, atlat...luôn có mặt gắn liền với phương pháp dạy học.	
Atlat địa lí Việt Nam là phương tiện trực quan sinh động. Nội dung của các trang Atlat thường khá chi tiết và có sự kết hợp chặt chẽ giữa bản đồ và biểu đồ. Vì thế, học sinh có thể nắm được tình hình phát triển, cơ cấu của đối tượng thông qua các biểu đồ và thấy được sự phân bố của các đối tượng thông qua vị trí của kí hiệu trên bản đồ.
Bên cạnh đó, Atlát là một tập bản đồ được sắp xếp theo thứ tự: Tự nhiên, dân cư, các ngành kinh tế, các vùng kinh tế ở Việt Nam. Các kí hiệu về từng đối tượng địa lí được thống nhất chung cho tất cả các bản đồ và được thể hiện ở ngay trang đầu của Atlat.
Không những thế, kĩ năng khai thác bản đồ nói chung và Atlat địa lí nói riêng là kĩ năng cơ bản của môn Địa lí. Nếu không nắm vững kĩ năng này thì khó có thể hiểu và giải thích được các sự vật, hiện tượng địa lí, đồng thời cũng rất khó tự mình tìm tòi các kiến thức địa lí khác. Do vậy, việc rèn luyện kĩ năng làm việc với bản đồ nói chung là không thể thiếu khi học môn Địa lí.
Vì vậy, để sử dụng có hiệu quả các trang Atlat, giáo viên cần giúp học sinh: Hiểu được hệ thống kí, ước hiệu bản đồ; nhận biết, chỉ, đọc tên và mô tả đặc điểm các đối tượng địa lí trên bản đồ; xác định phương hướng, khoảng cách, vĩ độ, kinh độ, kích thước, hình thái và vị trí địa lí các đối tượng địa lí trên bản đồ; xác định các mối liên hệ không gian trên bản đồ; phối hợp đo tính các biểu đồ có trong bản đồ; phối hợp các trang bản đồ có liên quan đến nội dung cần tìm hiểu.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy khả năng sử dụng Atlat địa lí Việt Nam của các em còn yếu. Học sinh chưa biết khai thác các thông tin từ các bản đồ, lược đồ, biểu đồ trong Atlat vào các bài học để phát hiện kiến thức cũng như củng cố kiến thức. Vì vậy kết quả học tập chưa cao, trong quá trình học việc sử dụng Atlat của các em còn lúng túng, các em chưa có hứng thú nhiều với môn học, điểm số trong các bài kiểm tra nhất là những bài cần sử dụng Atlat còn thấp.
Nguyên nhân
+ Đa số các em là con em dân tộc, khoảng cách từ nhà đến trường của các em tương đối xa nên phần lớn các em phải ở trọ hoặc ở trong kí túc xá.
+ Do điều kiện hoàn cảnh nhiều em học sinh không có đủ đồ dùng học tập (kể cả Atlat) nên hiệu quả môn học thấp.
+ Hứng thú học tập của các em chưa cao.
+ Sự quan tâm của gia đình đối với việc học của các em còn buông lỏng, một phần vì các em ở trọ, phần khác do bố mẹ phải đi làm xa.
+ Sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội và các trò chơi điện tử, bên cạnh những mặt tích cực còn có những mặt tiêu cực. Các em hiện nay quá phụ thuộc vào mạng xã hội, có nhiều em có thể nói là ‘‘nghiện’’.
+ Lượng kiến thức của môn địa lí chương trình địa lí lớp 12 còn tương đối nặng.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
2.3.1. Một số đặc điểm về Atlat địa lí Việt Nam
a.Vai trò của atlat: 
Atlat là một dụng cụ trực quan hóa vô cùng hữu hiệu trong việc giảng dạy, giúp học sinh vận dụng tối đa các giác quan còn lại trong học tập.
Cung cấp đầy đủ thông tin hơn khi SGK chưa trình bày đến nó. Giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Rèn luyện được kĩ năng, kĩ xảo địa lí cho học sinh. Từ đó khắc sâu kiến thức lâu hơn.
b. Cấu trúc của Atlat:
Atlat địa lí là một dạng bản đồ giáo khoa, có tính thống nhất cao về cơ sở toán học, nội dung và bố cục bản đồ khá phù hợp với chương trình địa lí lớp 12. Nó diễn giải vấn đề địa lí tự nhiên, địa lí dân cư và địa lí kinh tế xã hội, đi từ cái chung đến cái riêng, từ tự nhiên đến kinh tế xã hội, từ toàn thể khu vực đến các bộ phận. Hệ thống các bản đồ địa lí được sắp xếp một cách khoa học, phục vụ cho mục đích dạy học. Nội dung Atlat địa lí Việt Nam gồm 4 phần chính. [1]
- Các bản đồ tự nhiên.
- Bản đồ dân cư.
- Các bản đồ kinh tế xã hội. 
- Bản đồ các vùng kinh tế.
Trong chương trình địa lí lớp 12, hầu hết tất cả các bài học đều có thể sử dụng atlat để phục vụ cho nội dang bài học.
c. Cách sử dụng Atlat địa lí Việt Nam:
* Các kĩ thuật chủ yếu sử dụng Atlat:
- Nhớ thuộc kí hiệu.
- Kĩ thuật tính toán, đo đạc tính toán, phân tích các mối liên hệ nhân quả, đọc tổng hợp, xác định vị trí, xác định các mối liên hệ tương hỗ.
- Kĩ thuật chồng xếp bản đồ (tìm đúng tờ bản đồ).
- Kĩ thuật sử dụng biểu đồ.
- Kĩ thuật trình bày, giải thích, viết báo cáo các kiến thức khai thác từ atlat.
* Cách khai thác kiến thức:
- Khai thác kiến thức atlat địa lí Việt Nam theo chủ điểm.
- Trình bày và giải thích vị trí địa lí quốc gia, miền, vùng
- Trình bày và giải thích về đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam.
- Trình bày và giải thích thành phần địa lí tự nhiên, dân cư – xã hội.
- Trình bày và giải thích về một ngành, phân ngành kinh tế của cả nước, vùng kinh tế, địa phương.
- Trình bày và giải thích về một vùng kinh tế.
- Trình bày và giải thích vấn đề phát triển kinh tế an ninh, quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo.
- Trình bày và giải thích về các vùng kinh tế trọng điểm.
d. Phương pháp sử dụng các trang bản đồ của atlat địa lí Việt Nam:
- Nội dung.
+ Xác định vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ, vùng kinh tế.
+ Nêu đặc điểm các đối tượng địa lí.
+ Trình bày sự phân bố các đối tượng địa lí.
+ Giải thích sự phân bố các đối tượng địa lí.
+ Đánh giá các nguồn lực phát triển ngành và vùng kinh tế.
+ Trình bày tiềm năng, hiện trạng và hướng phát triển của một lãnh thổ.
+ Phân tích mối quan hệ giữa các ngành và lãnh thổ kinh tế.
+ Trình bày tổng hợp đặc điểm của một lãnh thổ.
- Cách làm.
+ Sử dụng câu hỏi gắn với bản đồ để khai thác kiến thức.
+ Sử dụng bài tập gắn liền với bản đồ để khai thác kiến thức.
+ Sử dụng bài tập yêu cầu kết hợp với bản đồ, biểu đồ để khai thác kiến thức.
+ Sử dụng bài tập yêu cầu kết hợp bảng số liệu với bản đồ để khai thác kiến thức.
+ Sử dụng bài tập kết hợp lược đồ với bản đồ để khai thác kiến thức.
2.3.2. Phương pháp dạy học phần địa lí kinh tế lớp 12 qua Atlat địa lí Việt Nam:
Biện pháp thực hiện:
Trên cơ sở các vấn đề tôi đã nêu trên. Với đề tài này tôi khai thác kiến thức theo chủ điểm ở Atlat: Trình bày và giải thích về ngành, phân ngành kinh tế của nước ta ở Atlat từ trang 18 đến trang 25 cụ thể: 
- Nông – lâm – ngư nghiệp 
+ Nông nghiệp chung (Sự phân hóa lãnh thổ sản xuất nông nghiệp)
+ Ngành trồng trọt.
+ Ngành chăn nuôi.
+ Ngành thủy sản.
+ Ngành lâm nghiệp.
- Công nghiệp: 
+ Công nghiệp chung (Cơ cấu công nghiệp, phân hóa lãnh thổ).
+ Công nghiệp trọng điểm.
- Dịch vụ:
+ Giao thông vận tải.
+ Thương mại.
+ Du lịch.
Vậy làm sao giáo viên có thể tổ chức cho học sinh làm việc tích cực, tự học trong học tập và làm bài thi có hiệu quả cao thông qua sử dụng atlat thì đòi hỏi giáo viên và học sinh nắm vững các kĩ năng sau:
* Đối với giáo viên:
- Tìm hiểu kĩ danh mục, hiểu rõ nội dung, công dụng của từng bản đồ để phục vụ cho từng bài cụ thể.
- Trong quá trình chuẩn bị bài lên lớp, GV cần chú ý dự kiến những kiến thức sẽ được khai thác từ Atlat, cách thức khai thác những kiến thức đó; dự kiến cả những kĩ năng HS cần sử dụng.
- Đưa ra những yêu cầu, hướng dẫn phù hợp thông qua việc thiết kế những hoạt động với các câu hỏi, bài tập chi tiết cho từng nội dung bài học; chú ý việc khai thác kĩ năng địa lí của HS để các em được rèn luyện, đồng thời phát triển phương pháp tự học địa lí.
- Chọn cách trình chiếu trên powerpoint hoặc vị trí treo bản đồ (có sẵn hay phóng to một số trang) dễ theo dõi, kết hợp giữa các bản đồ trong Atlat với bản đồ treo tường, giữa các trang trong Atlat hoặc với lược đồ trong SGK hay với các tranh ảnh...
- Atlat cần được khai thác cho cả khâu học sinh tìm hiểu, tiếp thu kiến thức mới, rèn kĩ năng địa lí, kể cả kĩ năng trình bày, báo cáo trước tập thể và đánh giá, ôn tập, khái quát hóa kiến thức cũng như khi làm bài thi. [2]
* Đối với học sinh:
- Nắm vững bảng ký hiệu nằm ở trang bìa. 
- Nắm vững nội dung từng trang Atlat.
- Đọc kĩ đề xem đề thi yêu cầu những gì? 
- Để đáp ứng yêu cầu của đề thì cần phải sử dụng những bản đồ nào? Bản đồ ấy nằm ở đâu?
- Tìm đến trang bản đồ cần sử dụng (tên bản đồ), rất nhiều học sinh đã bỏ qua việc làm này, trong khi ở một trang bản đồ đôi khi có nhiều bản đồ với nhiều nội dung khác nhau, một nội dung nhưng nó lại có ở nhiều trang, nhiều bản đồ khác nhau (Về cơ bản các nội dung về nguồn lực nằm ở nửa đầu, các nội dung về các ngành, các vùng nằm ở các trang sau). 
- Xem trong bản chú thích: Các nội dung mình cần tìm được kí hiệu như thế nào? Có những nội dung nào được thể hiện trên bản đồ đó? (Các màu sắc, các biểu đồ trên bản đồ, các kí hiệu... nó có ý nghĩa gì trên bản đồ đó?) 
- Phân tích, tổng hợp, so sánh và rút ra nhận xét kết luận theo yêu cầu của đề thi đây là việc làm khó nhất, đôi khi phải sử dụng nhiều bản đồ mới đưa ra được một kết luận, một nhận xét cần thiết. [2]
b. Các bước thực hiện:
b1. Nông nghiệp:
- Tên bản đồ: Bản đồ nông nghiệp chung trang 18 Atlat địa lí Việt Nam. [3]
- Nội dung: Trình bày đặc điểm khái quát về sự phân hóa lãnh thổ trong sản xuất nông nghiệp, hiện trạng sử dụng đất của các vùng nông nghiệp, chuyên môn hóa sản xuất các vùng nông nghiệp, giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất của các ngành trong nông nghiệp.
- Áp dụng dạy bài. [4]
+ Bài 21: Đặc điểm nền nông nghiệp nhiệt đới. 
+ Bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp.
+ Bài 25: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh các hoạt động.
* Khai thác biểu đồ hình tròn về giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất của các ngành trong nông nghiệp 
GV đặt câu hỏi: 
? Giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp từ năm 2000 đến năm 2007 có xu
hướng như thế nào?
? Cơ cấu giá trị sản xuất của các ngành nông nghiệp chuyển dịch như thế nào từ năm 2000 đến năm 2007?
HS nêu được:
+ Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp có xu hướng tăng từ 163313,5 tỉ đồng năm 2000 tăng lên 338553 tỉ đồng năm 2007.
+ Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành nông nghiệp có sự chuyển dịch: 
Tỉ trọng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp và lâm nghiệp có xu hướng giảm từ năm 2000 đến năm 2007 (HS lấy số liệu dẫn chứng).
Tỉ trọng giá trị sản xuất ngành thủy sản có xu hướng tăng từ năm 2000 đến năm 2007 (HS lấy số liệu dẫn chứng).
* Khai thác bảng chú giải kết hợp với bản đồ.
GV đặt câu hỏi: Dựa vào bảng chú giải các vùng nông nghiệp và chuyên môn hóa sản xuất các vùng nông nghiệp ở bản đồ nông nghiệp chung trang 18 . Em hãy cho biết nước ta có bao nhiêu vùng nông nghiệp? Kể tên? Trong nông nghiệp phân ra những ngành nào?
HS nêu được:
- Có 7 vùng sản xuất nông nghiệp: HS đọc cụ thể từ I đến VII.
- Có hai ngành: + Trồng trọt: lúa, ngô, cà phê, cao su.
+ Chăn nuôi: trâu, bò, lợn, gia cầm.
* Khai thác bảng chú giải.
GV đặt câu hỏi: Dựa vào bảng chú giải chuyên môn hóa sản xuất các vùng nông nghiệp ở bản đồ nông nghiệp chung trang 18 em hãy kể tên các cây lương thực ở nước ta?
HS nêu được: Gồm lúa, ngô, ngoài ra còn có khoai, sắn
* Ví dụ áp dụng: 
Câu 1.Vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước ta là:
A. Đồng bằng sông Hồng. 	B. Bắc Trung Bộ.
C. Đồng bằng sông Cửu Long. 	D. Duyên hải Nam Trung Bộ.
	(HS sẽ căn cứ vào số lượng kí hiệu bông lúa để so sánh quy mô sản xuất lương thực giữa các vùng: ĐBSCL có số lượng bông lúa nhiều nhất)
Câu 2. Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 18, hãy cho biết cây chè được trồng chủ yếu ở những vùng nào sau đây?
A. Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.	
B. Trung du miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.
C. Trung du miền núi Bắc Bộ, Đông Nam Bộ.
D. Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ.
	(HS đếm số lượng kí hiệu cây chè để so sánh rồi chọn ra đáp án)
Lưu ý: Khi phân tích sự phân bố của đối tượng địa lí HS phải dựa vào bản đồ; để biết được tình hình phát triển và đặc điểm của đối tượng thì HS
phải dựa vào biểu đồ.
 b2. Chăn nuôi, cây công nghiệp, lúa
- Tên bản đồ: Bản đồ nông nghiệp trang 19 Atlat địa lí Việt Nam. [3]
- Nội dung: Thể hiện cụ thể sự phát triển và phân bố ngành trồng trọt (cây công nghiệp, lúa) và chăn nuôi.
- Áp dụng dạy bài. [4]
+ Bài 21: Đặc điểm nền nông nghiệp nhiệt đới. 
+ Bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp.
+ Bài 25: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh các hoạt động.
* Khai thác bản đồ cây công nghiệp:
GV đặt câu hỏi: Quan sát bản đồ cây công nghiệp trang 19 Atlat, trình bày sự phát triển và phân bố cây công nghiệp ở nước ta?
? Khai thác biểu đồ giá trị sản xuất cây công nghiệp trong tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt, cho biết tỉ trọng cây công nghiệp có xu hướng như thế nào từ năm 2000 đến năm 2007? Nhận xét?
? Khai thác biểu đồ diện tích trồng cây công nghiệp qua các năm nhận xét?
? Khai thác bảng chú giải tỉ lệ diện tích trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng và diện tích gieo trồng cây công nghiệp nhận xét sự phân bố? 
? Khai thác biểu đồ diện tích thu hoạch và sản lượng cà phê, cao su, điều của cả nước năm 2007? 
HS nêu được:
+ Giá trị sản xuất cây công nghiệp trong tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt ngày càng tăng: tăng từ 24,0% năm 2000 lên 25,6 % năm 2007.
+ Diện tích trồng cây công nghiệp có xu hướng tăng từ năm 2000 đến 2007 (HS nêu số liệu cụ thể).
+ Cây công nghiệp được trồng khắp 7 vùng. Hai vùng trồng nhiều nhất là Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
+ Sản lượng và diện tích cây cà phê lớn nhất (HS nêu số liệu cụ thể).
 Qua đó GV chốt kiến thức.
	* Ví dụ áp dụng
Câu 1. Nhận định nào sau đây không đúng về sự phân bố các cây công nghiệp ở nước ta?
A. Các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở nước ta có cơ cấu cây trồng đa dạng.
B. Đồng bằng sông Cửu Long chỉ chuyên canh cây công nghiệp hàng năm.
C. Mía và lạc là hai sản phẩm cây công nghiệp chuyên môn hóa của Bắc Trung Bộ.
D. Tây Nguyên và Đông Nam Bộ là hai vùng trồng cà phê và cao su lớn nhất cả nước.
	(HS sẽ căn cứ vào số liệu kí hiệu của các loại cây công nghiệp và biểu đồ thể hiện diện tích trồng cây công nghiệp của các tỉnh để tìm ra đáp án đúng)
* Khai thác bản đồ chăn nuôi và lúa	
GV hướng dẫn học sinh tương tự như bản đồ cây công nghiệp theo các bước khai thác các biểu đồ thể hiện sự phát triển sau đó đến bảng chú giải kết hợp với bản đồ để thể hiện sự phân bố.
*Ví dụ áp dụng:
Câu 1. Các vùng trọng điểm sản xuất lương thực của nước ta hiện nay là?
A. Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ.
B. Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
C. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.
D. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
(HS căn cứ vào biểu đồ diện tích và sản lượng lúa các tỉnh (số lượng cột và tỉ lệ độ cao cột) và gam màu diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực (màu cam đậm) để chọn đáp đúng)
Câu 2. Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 19, hai tỉnh có số lượng trâu bò (năm 2007) lớn nhất nước ta là?
A. Sơn La, Thanh Hóa.	B. Thanh Hóa, Nghệ An.
C. Thanh Hóa, Bình Định.	D. Nghệ An, Quảng Nam.
	(HS căn cứ vào biểu đồ: Số lượng gia súc và gia cầm các tỉnh, xem tỉ lệ độ cao cột của các tỉnh để chọn đáp án đúng)
b3. Lâm nghiệp và thủy sản.
- Tên bản đồ: Bản đồ lâm nghiệp và thủy sản trang 20 Atlat địa lí Việt Nam. [3]
- Nội dung: Trình bày cụ thể sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp và thủy sản.
- Áp dụng dạy bài: bài 24: Vấn đề phát triển lâm nghiệp và thủy sản [4]
- Giáo viên tổ chức cho học sinh các hoạt động:
Lâm nghiệp
* Khai thác bản đồ lâm nghiệp trang 20.
GV đặt câu hỏi: Quan sát bản đồ lâm nghiệp trang 20 em hãy trình bày sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp ở nước ta?
? Khai thác biểu đồ cột diện tích rừng của cả nước qua các năm nhận xét?
HS nêu được:
+ Diện tích rừng nước ta ngày càng tăng: tăng từ 10915,6 nghìn ha năm 2000 lên 12739,6 nghìn ha năm 2007 (Diện tích rừng trồng tăng nhanh hơn diện

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_truong_thpt_lang_chanh.doc