Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động dạo chơi ngoài trời nhằm góp phần rèn luyện kỹ năng nhận thức cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi ở trường mầm non Nga Thái

Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động dạo chơi ngoài trời nhằm góp phần rèn luyện kỹ năng nhận thức cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi ở trường mầm non Nga Thái

Thủa sinh thời Bác Hồ muôn vàn kính yêu của chúng ta đã từng nói: “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Thật vậy! trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp của cha ông để xây dựng bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Ngày nay chúng ta đang sống trong thời đại công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, nền kinh tế không ngừng phát triển với sự thay đổi cơ bản về cơ cấu xã hội để tiếp cận với một nền văn minh phát triển cao. Trong đó con người đứng ở vị trí trung tâm. Giáo dục mầm non là khâu đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân góp phần quan trọng cải tạo tiền đề cho sự phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Thực hiện nhiệm vụ của bộ giáo dục và đào tạo bậc học mầm non quy định rõ các hoạt động giáo dục được tổ chức thực hiện trong trường mầm non đó là: Hoạt động chơi; hoạt động học; hoạt động lao động và hoạt động ngày hội, ngày lễ. Trong các hoạt động thì hoạt động vui chơi giữ vai trò chủ đạo bởi: trẻ mầm non “Học bằng chơi, chơi mà học”, trò chơi là động cơ thúc đẩy để trẻ “học” và là tình huống hấp dẫn kích thích trẻ hứng thú, tự nguyện khám phá, thử nghiệm, cho phép mở rộng hiểu biết về sự vật và hiện tượng của thế giới xung quanh. Ngoài việc trẻ được thực hành, trải nghiệm thể hiện vai chơi tại các góc chơi trong nhóm, lớp thì hoạt động “Dạo chơi ngoài trời” cũng là một hoạt động được tổ chức thường xuyên của trẻ ở trường mầm non.

Hoạt động dạo chơi ngoài trời được tổ chức ở không gian bên ngoài lớp học nhằm thỏa mãn nhu cầu thực hiện các hành động thực tiễn đối với những sự vật, hiện tượng tồn tại trong không gian bên ngoài lớp học của trẻ. Hoạt động dạo chơi ngoài trời giúp trẻ thêm tự tin, mạnh dạn, ham muốn tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh. Hoạt động này được tạo nhiều cơ hội cho trẻ tiếp xúc và hoạt động trực tiếp với các đối tượng trong môi trường tự nhiên, xã hội, giúp tăng cường sự nhận biết về các sự vật, hiện tượng [1].

Bên cạnh đó hoạt động dạo chơi ngoài trời còn mang lại cho trẻ nhiều niềm vui, giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu hoạt động, nhu cầu tìm hiểu khám phá, cung cấp vốn từ, phát triển ngôn ngữ mạch lạc [2]. Trẻ nhận thức, khám phá thế giới xung quanh bằng cách tiếp xúc trực tiếp với các sự vật, hiện tượng. Đặc biệt thông qua hoạt động dạo chơi ngoài trời trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, được hít thở không khí trong lành, được vui chơi dưới ánh nắng mặt trời nhờ vậy giúp xương trẻ rắn chắc, da dẻ hồng hào, có sức đề kháng tốt chống lại bệnh tật.

 

doc 24 trang thuychi01 63345
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động dạo chơi ngoài trời nhằm góp phần rèn luyện kỹ năng nhận thức cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi ở trường mầm non Nga Thái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN NGA SƠN 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG 
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠO CHƠI NGOÀI TRỜI NHẰM GÓP PHẦN RÈN LUYỆN KỸ NĂNG NHẬN THỨC CHO TRẺ 25 – 36 THÁNG TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON NGA THÁI	
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Nhung 
 Chức vụ : Giáo Viên
 Đơn vị công tác : Trường Mầm non Nga Thái
 SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn
 THANH HÓA- NĂM 2018
MỤC LỤC
NỘI DUNG
Trang
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu	
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
a. Thuận lợi
b. Khó khăn 
c. Kết quả khảo sát
2.3. Các Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Giải pháp 1: Xây dựng môi trường ngoài lớp học nhằm tạo hứng thú thú cho trẻ tham gia các hoạt động.
Giải pháp 2: Chuẩn bị các điều kiện cần thiết trước khi tổ chức HDDCNT cho trẻ.
Giải pháp 3: Nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động dạo chơi ngoài trời nhằm rèn luyện kỹ năng nhận thức cho trẻ.
Giải pháp 4: Tổ chức cho trẻ đi dạo chơi tham quan
Giải pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh trong công tác tổ chức các hoạt động dạo chơi ngoài trời cho trẻ
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
- Đối với bản thân, phụ huynh và nhà trường
- Đối với đồng nghiệp
- Đối với trẻ
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
- Kết luận
- Kiến nghị 
* Tài liệu tham khảo
* Danh mục các đề tài sáng kiến kinh nghiệm đã được hội đồng đánh giá xếp loại kể từ khi vào ngành đến nay
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Thủa sinh thời Bác Hồ muôn vàn kính yêu của chúng ta đã từng nói: “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Thật vậy! trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp của cha ông để xây dựng bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Ngày nay chúng ta đang sống trong thời đại công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, nền kinh tế không ngừng phát triển với sự thay đổi cơ bản về cơ cấu xã hội để tiếp cận với một nền văn minh phát triển cao. Trong đó con người đứng ở vị trí trung tâm. Giáo dục mầm non là khâu đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân góp phần quan trọng cải tạo tiền đề cho sự phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Thực hiện nhiệm vụ của bộ giáo dục và đào tạo bậc học mầm non quy định rõ các hoạt động giáo dục được tổ chức thực hiện trong trường mầm non đó là: Hoạt động chơi; hoạt động học; hoạt động lao động và hoạt động ngày hội, ngày lễ. Trong các hoạt động thì hoạt động vui chơi giữ vai trò chủ đạo bởi: trẻ mầm non “Học bằng chơi, chơi mà học”, trò chơi là động cơ thúc đẩy để trẻ “học” và là tình huống hấp dẫn kích thích trẻ hứng thú, tự nguyện khám phá, thử nghiệm, cho phép mở rộng hiểu biết về sự vật và hiện tượng của thế giới xung quanh. Ngoài việc trẻ được thực hành, trải nghiệm thể hiện vai chơi tại các góc chơi trong nhóm, lớp thì hoạt động “Dạo chơi ngoài trời” cũng là một hoạt động được tổ chức thường xuyên của trẻ ở trường mầm non. 
Hoạt động dạo chơi ngoài trời được tổ chức ở không gian bên ngoài lớp học nhằm thỏa mãn nhu cầu thực hiện các hành động thực tiễn đối với những sự vật, hiện tượng tồn tại trong không gian bên ngoài lớp học của trẻ. Hoạt động dạo chơi ngoài trời giúp trẻ thêm tự tin, mạnh dạn, ham muốn tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh. Hoạt động này được tạo nhiều cơ hội cho trẻ tiếp xúc và hoạt động trực tiếp với các đối tượng trong môi trường tự nhiên, xã hội, giúp tăng cường sự nhận biết về các sự vật, hiện tượng [1].
Bên cạnh đó hoạt động dạo chơi ngoài trời còn mang lại cho trẻ nhiều niềm vui, giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu hoạt động, nhu cầu tìm hiểu khám phá, cung cấp vốn từ, phát triển ngôn ngữ mạch lạc [2]. Trẻ nhận thức, khám phá thế giới xung quanh bằng cách tiếp xúc trực tiếp với các sự vật, hiện tượng. Đặc biệt thông qua hoạt động dạo chơi ngoài trời trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, được hít thở không khí trong lành, được vui chơi dưới ánh nắng mặt trời nhờ vậy giúp xương trẻ rắn chắc, da dẻ hồng hào, có sức đề kháng tốt chống lại bệnh tật.
Mặc dù là một hoạt động rất quan trọng và bổ ích đối với trẻ mầm non tuy nhiên ở trường mầm non Nga Thái nói riêng và các trường mầm non nói chung chưa thực sự coi trọng hoạt động này: Sân chơi bê tông hóa nhiều, diện tích bóng mát cây xanh còn ít; việc tổ chức HĐNT chưa thường xuyên, còn mang tính hình thức, qua loa, kém hấp dẫn; mỗi khu vực hoạt động chưa có nhiều loại học liệu, đồ chơi, phương tiện đặc trưng cho từng khu vực. Việc khai thác các cơ hội, tình huống giúp trẻ có những trải nghiệm thực tiễn còn hạn chế. Vậy làm thế nào để tổ hoạt động dạo chơi ngoài trời thực sự có hiệu quả nhằm góp phần và phát triển kỹ năng nhận thức cho trẻ, cũng như tạo cho trẻ sự thoải mái, hứng thú, tự tin khi tham gia các hoạt động dạo chơi ngoài trời? 
Là một giáo viên mầm non tôi luôn nhận thức được tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động dạo chơi ngoài trời đối với trẻ mầm non đặc biệt là trẻ 24 - 36 tháng tuổi đó chính là động lực thôi thúc tôi tìm tòi ra “Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động dạo chơi ngoài trời nhằm góp phần rèn luyện kỹ năng nhận thức cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi ở trường mầm non Nga Thái”. Đó cũng chính là đề tài tôi chọn cho sáng kiến kinh nghiệm của mình năm học 2017 - 2018.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng của việc tổ chức hoạt động “ Dạo chơi ngoài trời” cho trẻ 24 - 36 tháng tại trường mầm non Nga Thái. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm giúp trẻ tích cực khám phá thiên nhiên, hiểu biết về thế giới xung quanh trẻ, hiểu về tầm quan trọng của việc phải bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường. 
Đồng thời giúp giáo viên chủ động, sáng tạo trong việc tổ chức hoạt động dạo chơi ngoài trời góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ở trường mầm non. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi và hoạt động dạo chơi ngoài trời ở trường mầm non Nga Thái.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Sưu tầm, phân tích và tổng hợp các tài liệu để tìm hiểu cơ sở lý luận cho đề tài.
- Phương pháp trực quan: Cho trẻ quan sát các sự vật hiện tượng, nắm bắt mức độ nhận thức của trẻ để tìm hiểu thực trạng. 
- Phương pháp sử dụng trò chơt: Quan sát các hoạt động chơi của trẻ để tìm hiểu thực trạng.
- Phương pháp thực hành, làm thí nghiệm đơn giản: Tìm hiểu hứng thú nhận thức của trẻ.
- Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu. 
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến
Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi đây là giai đoạn “Tiền ngôn ngữ” giai đoạn mà ngôn ngữ của trẻ đang hình thành và phát triển rất nhanh, trẻ rất ham nói. Trẻ thường có nhiều thắc mắc trước những sự vật, hiện tượng mà trẻ nhìn thấy, nghe thấy. Trẻ luôn đặt ra rất nhiều câu hỏi như: Ai đây? Cái gì? Con gì? Tiếng gì? Màu gì? Để làm gì? [2]. Chính vì vậy thông qua hoạt động dạo chơi ngoài trời trẻ thoả mãn nhu cầu hoạt động, nhu cầu tìm hiểu, khám phá, trẻ dễ dàng tham gia vào trò chơi nhưng cũng nhanh chán, nhanh bỏ cuộc.
Đối với lứa tuổi 24 - 36 tháng tuổi đây là lứa tuổi mà vui chơi là hoạt động chủ đạo, trẻ "học mà chơi, chơi mà học" hoạt động vui chơi là con đường tiếp xúc độc đáo của trẻ với cuộc sống người lớn, nhờ hoạt động này trẻ bước vào giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thành nhân cách. 
Hoạt động vui chơi có tác động giúp trẻ phát triển đầy đủ toàn diện về nhận thức, tình cảm, ý chí cũng như các nét tính cách và năng lực xã hội. Đó chính là giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thành nhân cách, chuẩn bị cho những bước phát triển sau này. Môi trường cho trẻ hoạt động ngoài trời sẽ là một môi trường hấp dẫn và lôi cuốn trẻ nếu chúng ta biết nắm bắt và tận dụng tất cả những yếu tố có sẵn trong thiên nhiên, tác động vào chúng qua các trò chơi, quan sát, tìm hiểu sự vật xung quanh trẻ trong các tình huống [4]. Những câu hỏi như: vì sao, làm thế nào... và từ sự tò mò ham hiểu biết ở trẻ, ta giáo dục cho trẻ hình thành hành vi đẹp, thói quen tốt, góp phần phát triển nhâncách trẻ. Hoạt động ngoài trời là một trong những hoạt động vui chơi mà trẻ hứng thú nhất, mang lại cho trẻ nhiều niềm vui và kiến thức cần thiết về thế giới xung quanh chúng. Trẻ nhận thức thế giới xung quanh bằng cách tiếp xúc, tìm hiểu, khám phá và quan tâm đến những gì xảy ra ở cuộc sống xung quanh mình [3]. Qua hoạt động dạo chơi ngoài trời trẻ thỏa mãn nhu cầu hoạt động, nhu cầu tìm hiểu khám phá của trẻ. Hoạt động vui chơi ngoài trời tạo cho trẻ sự nhanh nhẹn và thích ứng với môi trường tự nhiên đồng thời trẻ tự tin, mạnh dạn trong cuộc sống. Chính vì nhu cầu nhận thức của trẻ muốn khám phá thế giới xung quanh, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài này.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sang kiến kinh nghiệm 
Năm học 2017 - 2018 tôi được nhà trường phân công dạy nhóm 24 - 36 tháng, theo chương trình giáo dục mầm non hiện hành tôi đã nhận thấy những điều kiện thuận lợi và khó khăn như sau:
a. Thuận lợi:
- Được Ban giám hiệu nhà trường hỗ trợ mua sắm trang thiết bị, đồ dùng phục vụ cho hoạt động tương đối đầy đủ, diện tích sân chơi rộng rãi, có nhiều cây xanh bóng mát, có vườn hoa, cây cảnh, đồ chơi ngoài trời được bố trí phù hợp.
- Giáo viên nhận thức rất rõ tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động dạo chơi ngoài trời đối với sự phát triển nhận thức của trẻ.
- Trẻ thích thú khi được tham gia trò chơi trong hoạt động dạo chơi ngoài trời.
- Đa số phụ huynh nhiệt tình có nhận thức về việc học tập của con em mình, sẵn sàng ủng hộ kinh phí, ngày công lao động, tìm kiếm nguyên vật liệu cho việc làm đồ dùng, đồ chơi cho nhóm lớp, cho nhà trường.
b. Khó khăn: 
- Nhiều trẻ chưa học qua nhóm 12 - 18 tháng; 18 – 24 tháng tuổi.
- Phần lớn trẻ là con em nông dân sống ở vùng nông thôn nên còn rụt rè, nhút nhát, chưa mạnh dạn trong khi chơi, chưa có kỹ năng quan sát, kỹ năng tham gia các trò chơi vận động, chưa chủ động chọn trò chơi để chơi mà chủ yếu còn phụ thuộc vào giáo viên hướng dẫn. Đặc biệt một số trẻ trong nhóm, lớp còn thụ động ít tập trung nên dẫn đến việc bao quát lớp của giáo viên bị ảnh hưởng.
- Nhà trường mới được cải tạo lại từ tháng 1 năm 2017, sân trường mới được nâng cấp, điều kiện kinh phí có hạn nên các khu vực chơi ngoài trời của trẻ chưa có nhiều đồ dung, đồ chơi cho trẻ hoạt động, tìm hiểu, khám phá, thực hành trải nghiệm. 
Một bộ phận phụ huynh chưa hiểu hết ích lợi của hoạt động dạo chơi ngoài nên phê bình cô giáo hay cho trẻ chơi mà ít dạy cho trẻ tập viết, đọc chữ cái, làm toán, 
c. Kết quả của thực trạng
Từ thực tế việc tổ chức cho trẻ dạo chơi ngoài trời tại nhóm lớp tôi đã theo dõi và nhận thấy rằng: Một số trẻ chưa hứng thú khi tham gia quan sát các sự vật hiện tượng xung quanh, trẻ còn rụt rè, nhút nhát, chưa chủ động tham gia các trò chơi vận động mà chủ yếu phụ thuộc vào giáo viên khởi xướng, trong chơi tự chọn trẻ đa số trẻ chưa tự chọn trò chơi, góc chơi phù hợp cho mình. Đặc biệt là hoạt động thực hành trải nghiệm diễn ra khá ít hoạt động dạo chơi ngoài trời đạt tỷ lệ chưa cao cụ thể như sau: (Tháng 9 năm 2017)
Phụ lục 1: Khảo sát thực trạng chất lượng trên trẻ 
Từ kết quả của thực trạng tôi thấy rằng: Tỷ lệ trẻ hứng thú tham gia hoạt động quan sát, tham gia trò chơi vận động còn hạn chế, trẻ được tham gia thực hành trải nghiệm rất thấp chưa đáp ứng được yêu cầu theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm hiện nay. Từ đó tôi đã mạnh dạn đưa ra một số giải phnayaps dụng vào việc tổ chức thực hiện hoạt động dạo chơi ngoài trời đã đem lại kết quả khá khả thi như sau:
2.3. Các Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 
Hoạt động dạo chơi ngoài trời là một hoạt động không thể thiếu trong chế độ sinh hoạt hằng ngày của trẻ mầm non nói chung và trẻ nhà trẻ nói riêng. Nó là một trong những hoạt động vui chơi mà trẻ hứng thú nhất, hoạt động này đem lại cho trẻ nhiều niềm vui và kiến thức cần thiết về thế giới xung quanh. Để tổ chức tốt hoạt động dạo chơi ngoài trời thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu, nhu cầu khám phá, vui chơi của trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng, nhằm nâng cao chất lượng HĐDCNT sau đây là các giải pháp và cách tổ chức thực hiện Tôi đã đưa ra trong quá trình làm sáng kiến: 
Giải pháp 1: Xây dựng môi trường ngoài lớp học nhằm tạo hứng thú thú cho trẻ tham gia các hoạt động.
Xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non là tổ hợp những điều kiện tự nhiên, xã hội trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non. Xây dựng môi trường giáo dục phù hợp góp phần thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ. Qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện. Môi trường giáo dục có ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công trong học tập của trẻ.
Chính vì vậy, ngay từ đầu năm học tôi đã tích cực tham mưu với ban giám hiệu, ban đại diện cha mẹ phụ huynh của lớp mua sắm bổ sung trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục để cùng với nhà trường xây dựng môi trường ngoài lớp học nhằm giúp trẻ được tìm tòi khám phá, kích thích sự hứng thú của trẻ khi tham gia các hoạt động như: Vườn cổ tích; Vườn Thiên Nhiên; Vườn cây ăn quả; Sân chơi giao thông; Làm khu phát triển vận động; Khu vui chơi với cát, nước.
Tham mưu quy hoạch xây dựng khu vườn trường, khu sân chơi của trẻ nhằm đảm bảo an toàn, thuận tiện cho trẻ hoạt động.
Ví dụ: Quy hoạch vườn thiên nhiên của bé gần khu vui chơi với cát, nước, sỏi vì khi chăm sóc cây, quan sát sự phát triển của cây thì cần có nước để cho trẻ tới cây hằng ngày.
Hay vườn cổ tích được quy hoạch gần khu vui chơi với các trò chơi dân gian vì ở đó sau khi trẻ được tìm hiểu, khám phá nội dung, các nhân vật trong thơ ca, truyện kể, các trò chơi dân gian luôn được gợi mở và giới thiệu đến trẻ thì sẽ rất phù hợp, lôi cuốn.
Khu vực chơi với các đồ chơi ngoài trời gần khu phát triển vận động trẻ sẽ được leo trèo, nhảy nhót, tung, bật với các đồ chơi xích đu, nhà chòi, bóng rổ, thang leo, cầu trượt Với trẻ nhà trẻ các con được chơi với thú nhún, bập bênh, hầm chui.
Khu vực sân chơi của trẻ tôi tham mưu với nhà trường dành một khoảng giữa sân để cho trẻ tập thể dục buổi sáng. Bên cạnh là khoảng sân dành cho trẻ nhà trẻ. Lối sân rộng sát cổng trường đi vào là mô hình sân chơi giao thông dành cho các cháu thực hành luật giao thông nhằm giáo dục an toàn giao thông cho trẻ.
Phía sau dãy nhà chức năng trước đây là vườn chuối um tùm tôi đã bàn với BGH cải tạo, đổ đất dành một phần trồng các loại rau sạch, phần còn lại trồng cây ăn quả.
Sau khi được nhà trường hưởng ứng, chấp thuận tôi đã bám sát các tiêu chí về xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và mời ban đại diện phụ huynh cùng bàn bạc, thống nhất nội dung, thống kê những thiết bị, đồ dùng, đồ chơi cần mua sắm, dự kiến kinh phí, nguồn kinh phí cần huy động, phương án huy động.
Ví dụ: Huy động nguồn lực để cùng nhà trường xây dựng vườn cổ tích, vườn thiên nhiên, khu vui chơi với cát nước.
- Đối với vườn thiên nhiên: Thì cần có nhiều các loại hoa, cây cảnh để trẻ được quan sát, khám phá và được thực hành trải nghiệm. Vì vậy, tôi đã huy động phụ huynh ủng hộ những chậu hoa, cây cảnh, cây thuốc nam, các loại dụng cụ để chăm sóc cây. Tuyên truyền, kêu gọi phụ huynh tặng nhà trường các loại chim cảnh, cá cảnh để trẻ quan sát qua đó giúp trẻ rèn luyện kỹ năng nhận thức của trẻ như: Biết được đặc điểm, tên gọi, màu sắc, ích lợi của cây đối với đời sống con người, biết được các sự vật hiện tượng, thế giới xung quanh trẻ. Biết cách chăm sóc, bảo vệ vật nuôi, cây trồng
- Ở khu vực trẻ chơi với cát, nước: Tôi đã huy động phụ huynh có nghề xây dựng hỗ trợ ngày công làm khu vui chơi với cát, nước. Huy động những phụ huynh, khéo tay, có nghề thợ mộc làm cột nước bằng hai cây luồng, gáo dừa, các chai nước khoáng bỏ đi để trẻ quan sát dòng chảy của nước từ cao, xuống thấp. Làm bảng cho trẻ chơi in hình trên cát  để trẻ chơi xếp hinhf những ngôi nhà bằng sỏi đa sắc màu, đong, đo nước, theo dõi dòng chảy của nước.
- Ở khu vườn cổ tích: Để giúp trẻ được tìm hiểu về các nhân vật trong truyện mà trẻ đã được học trong các tác phẩm văn học, qua đó giáo dục trẻ lòng yêu quê hương, yêu đất nước, yêu con người Việt Nam tôi đã cùng ban đại diện phụ huynh của lớp kêu gọi phụ huynh Mai Văn Kiên là một doanh nhân có con đang học tại lớp ủng hộ 5 triệu đồng xây dựng hình tượng nhân vật trong truyện Mai An Tiêm qua truyện “Quả dưa hấu” nhằm giáo dục trẻ biết được sự tích Dưa Hấu đỏ có quê hương Nga Sơn.
- Ở khu vực phát triển vận động: Ngoài các khu vực dành cho trẻ học tập và khám phá, lớp tôi còn vận động phụ huynh hỗ nguyên vật liệu, ngày công, kinh phí, để mua một số thiết bị cho trẻ hoạt động như: Cổng chui được làm bằng lốp xe. Đường zíc zắc làm bằng vỏ hộp sữa, bập bênh, thú nhún, xe ba bánh
- Khu vườn rau, vườn cây ăn quả của bé: Vì là cải tạo từ vườn chuối nên tôi đã phối hợp với ban đại diện phụ huynh của lớp ủng hộ ngày công vận chuyển đất vào để trồng rau sạch và trồng cây ăn quả.
- Sân trường: Cũng được nhà trường chú trọng trồng nhiều cây xanh bong mát, trồng các loại hoa cây cảnh tạo môi trường xanh sạch đẹp thân thiện lại vừa có thể giúp trẻ tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh.
Các khu vực hoạt động đa dạng có không gian mở tạo điều kiện cho trẻ tham gia hoạt động một cách tích cực hiệu quả đáp ứng yêu cầu chuyên đề “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” hiện nay
( Hình ảnh: Tham mưu xây dựng vườn cổ tích )
( Hình ảnh: Khu vui chơi với cát, sỏi, nước )
Kết quả: Qua quá trình tham mưu với ban giám hiệu và công tác phối hợp với phụ huynh tại nhóm lớp tôi nhận thấy giải pháp này đạt hiệu quả rất cao.
- Nhà trường đã hoàn thiện tất cả cc khu vực chơi của trẻ theo chuyên đề “ Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”.
- 100% phụ huynh nhiệt tình ủng hộ, đóng góp được 11.650.000đ để mua nguyên vật liệu làm đồ dùng đồ chơi, tham gia được 25 ngày công khiêng đất, trồng rau, trồng hoa khu vực vườn thiên nhiên, vườn cây ăn quả và mô hình truyện Mai An Tiêm góp phần cùng nhà trường hoàn thành xuất sắc mục tiêu xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm năm học 2017 - 2018.
Giải pháp 2: Chuẩn bị các điều kiện cần thiết trước khi tổ chức HDDCNT cho trẻ.
Trong bất cứ một hoạt động nào diễn ra trong ngày ở trường mầm non thì việc chuẩn bị các điều kiện để phục vụ các hoạt động là vô cùng cẩn thiết vì nó quyết định sự thành công của hoạt động đó bởi có chuẩn bị tốt thì kết quả mới tốt. Chính vì vậy, để hoạt động dạo chơi ngoài trời đạt hiệu quả tùy vào từng chủ đề, từng hoạt động cụ thể để tôi chuẩn bị như:
2.1. Chuẩn bị về tâm lý, các phương tiện, các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương phục vụ cho hoạt động.
Chuẩn bị phương tiện cho trẻ hoạt động, ngoài các đối tượng đã có trên sân, vườn, cần chuẩn bị các dụng cụ cho trẻ hoạt động như: các đồ chơi cần thiết, các đồ dùng, dụng cụ cho trẻ tham gia lao động, làm thí nghiệm, những đồ chơi cho trẻ chơi đóng vai, đồ chơi cát 
- Tìm hiểu tâm lí và tình trạng sức khoẻ của từng trẻ trước khi cho trẻ tham gia hoạt động. Đồng thời tạo cơ hội để trẻ nói về những suy nghĩ của mình. Việc này rất quan trọng bởi đối với trẻ nhà trẻ nói chung, trẻ 24 – 36 tháng nói riêng sức khỏe còn non yếu không thể thích nghi lâu thời tiết nhiều vì vậy giáo viên cần nắm chắc tình trạng sức khỏe của trẻ, nắm chắc được tâm lý của từng cháu nhằm phân toại và nắm bắt được những trẻ nhút nhát, những trẻ hiếu động để động viên, khích lệ kịp thời hoặc hỗ trợ khi cần thiết.
Ví dụ: Chủ đề “Cây và những bông hoa đẹp – ngày hội của bà, của mẹ và cô giáo” Cô nói sắp tới ngày 20/10 rồi các con đã chuẩn bị những gì dành tặng cho mẹ của mình chưa nào? Cô cùng các con hãy chuẩn bị thật nhiều nguyên vật liệu như hột hạt, sáp màu để các con làm đồ dung, đồ chơi, vẽ hoa, di màu, xâu vòng, trang trí thiệp dành tặng mẹ của mình nhé các con thấy thế nào? Hôm nay thời tiết rất là đẹp chúng mình sẽ thực hiện ở các khu vực ngoài sân trường nhé!
Có bạn nào không tham gia không? Vì sao?... hay hôm nay lớp mình có bạn nào mệt, hay bị ốm không nhỉ? Con thấy đau ở 

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_to_chuc_hoat_dong_dao_c.doc