Một số giải pháp đổi mới nội dung sinh hoạt chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong các trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Thanh Hóa năm học 2018 - 2019

Một số giải pháp đổi mới nội dung sinh hoạt chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong các trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Thanh Hóa năm học 2018 - 2019

Giáo dục phổ thông nói chung và giáo dục Tiểu học nói riêng là nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân. Luật giáo dục 2005 đã khẳng định mục tiêu của giáo dục tiểu học là: “ Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.”

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị TW8 (Khoá XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Thanh Hoá và các Đề án về đổi mới giáo dục và đào tạo do UBND Thành phố Thanh Hóa ban hành, đội ngũ cán bộ quản lý và nhà giáo thành phố Thanh Hoá đã nỗ lực cố gắng, đã làm chuyển biến chất lượng và nâng cao hiệu quả giáo dục, góp phần hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội của thành phố. Tuy nhiên vẫn còn những tồn tại và bất cập như cơ sở vật chất, tài chính chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới; chất lượng đào tạo còn chênh lệch giữa vùng nội thành và ngoại thành; còn thiếu giáo viên ở một số môn, thiếu cán bộ hành chính; đặc biệt đội ngũ cán bộ giáo viên chưa được thường xuyên bồi dưỡng về chuyên môn, về phương pháp giảng dạy một cách bài bản nên ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy học trong các nhà trường nói riêng, đến sự phát triển của giáo dục thành phố nói chung. Bản thân tôi là một cán bộ quản lí trực tiếp chỉ đạo hoạt động chuyên môn của các nhà trường, thực tế này khiến tôi luôn băn khoăn: Làm thế nào để chỉ đạo, bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho cán bộ, giáo viên một cách hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dạy và học? Chính vì thế trong năm học này tôi chọn đề tài nghiên cứu “Một số giải pháp đổi mới nội dung sinh hoạt chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong các trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Thanh Hóa năm học 2018 - 2019”.

 

doc 23 trang thuychi01 5242
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số giải pháp đổi mới nội dung sinh hoạt chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong các trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Thanh Hóa năm học 2018 - 2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục phổ thông nói chung và giáo dục Tiểu học nói riêng là nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân. Luật giáo dục 2005 đã khẳng định mục tiêu của giáo dục tiểu học là: “ Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.” 
Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị TW8 (Khoá XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Thanh Hoá và các Đề án về đổi mới giáo dục và đào tạo do UBND Thành phố Thanh Hóa ban hành, đội ngũ cán bộ quản lý và nhà giáo thành phố Thanh Hoá đã nỗ lực cố gắng, đã làm chuyển biến chất lượng và nâng cao hiệu quả giáo dục, góp phần hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội của thành phố. Tuy nhiên vẫn còn những tồn tại và bất cập như cơ sở vật chất, tài chính chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới; chất lượng đào tạo còn chênh lệch giữa vùng nội thành và ngoại thành; còn thiếu giáo viên ở một số môn, thiếu cán bộ hành chính; đặc biệt đội ngũ cán bộ giáo viên chưa được thường xuyên bồi dưỡng về chuyên môn, về phương pháp giảng dạy một cách bài bản nên ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy học trong các nhà trường nói riêng, đến sự phát triển của giáo dục thành phố nói chung. Bản thân tôi là một cán bộ quản lí trực tiếp chỉ đạo hoạt động chuyên môn của các nhà trường, thực tế này khiến tôi luôn băn khoăn: Làm thế nào để chỉ đạo, bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho cán bộ, giáo viên một cách hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dạy và học? Chính vì thế trong năm học này tôi chọn đề tài nghiên cứu “Một số giải pháp đổi mới nội dung sinh hoạt chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong các trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Thanh Hóa năm học 2018 - 2019”.
2.1. Mục đích nghiên cứu
Sáng kiến nghiên cứu nhằm tìm ra các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học cho đội ngũ giáo viên các trường Tiểu học thành phố Thanh Hoá góp phần nâng cao chất lượng giáo dục Tiểu học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Trong khuôn khổ thời gian có hạn, tôi tập trung nghiên cứu một số giải pháp chỉ đạo đổi mới nội dung sinh hoạt chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy tại các trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Thanh Hóa năm học 2018 - 2019. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận: Sưu tầm, đọc và nghiên cứu các tài liệu, các văn bản về quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước có liên quan đến công tác quản lý của hiệu trưởng các trường Tiểu học. 
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát; điều tra (phỏng vấn, điều tra viết) ; lấy ý kiến chuyên gia; tổng kết kinh nghiệm để đánh giá thực trạng, nhằm xây dựng cơ sở thực tiễn cho đề tài.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Các vấn đề về cơ sở lý luận liên quan đến đề tài
2.1.1 Mục tiêu giáo dục Tiểu học
Mục tiêu của giáo dục Tiêủ học được ghi trong Điều 27 - Luật giáo dục 2005: “ Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.” 
2.1.2. Chất lượng giáo dục 
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Đản (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội): “Chất lượng Giáo dục là những lợi ích, giá trị mà kết quả học tập đem lại cho cá nhân và xã hội, trước mắt và lâu dài”. 
Như vậy với góc độ quản lý giáo dục Tiểu học, thì chất lượng Giáo dục bậc Tiểu học là học sinh vừa cần phải nắm được các kiến thức kỹ năng, phương pháp chuẩn mực thái độ sau một quá trình học tập, đáp ứng được yêu cầu khi lên lớp và tiếp tục học trung học cơ sở. Chất lương giáo dục là sự đáp ứng mục tiêu đề ra của giáo dục Tiểu học. 
2.1.3. Quản lý giáo dục
Theo tác giả Thái Văn Thành (Đại học Sư phạm Vinh): “Quản lý giáo dục nằm trong quản lý văn hoá - tinh thần. Quản lý giáo dục có thể xác định là tác động của hệ thống có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của hệ thống nhằm mục đích đảm bảo việc hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những qui luật chung của xã hội cũng như các qui luật của quá trình giáo dục, của sự phát triển thể lực và tâm lý trẻ em”.
Từ những quan điểm trên về quản lý giáo dục ta rút ra rằng: Quản lý giáo dục là một hệ thống nằm trong hệ thống quản lý Nhà nước, là sự tác động có mục đích, có kế hoạch, có ý thức,của chủ thể quản lý lên đối tượng bị quản lý theo những qui luật nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
2.1.4 Nhiệm vụ của tổ chuyên môn trong trường Tiểu học
Theo Điều 18 Điều lệ trường Tiểu học thuộc văn bản số 03/ VBHN-BGDĐT ngày 22/1/2014
a) Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và hoạt động giáo dục;
b) Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy, giáo dục và quản lý sử dụng sách, thiết bị của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường;
c) Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học và giới thiệu tổ trưởng, tổ phó.
d) Tổ chuyên môn sinh hoạt định kì hai tuần một lần và các sinh hoạt khác khi có nhu cầu công việc.
Như vậy : Để đổi mới nội dung sinh hoạt chuyên môn, nâng cao chất lượng dạy học, người làm công tác quản lý cần nắm rõ bản chất: Mục tiêu giáo dục tiểu học, chất lượng giáo dục, quản lý giáo dục và nhiệm vụ tổ chuyên môn trong nhà trường. Đây là các nội dung có quan hệ chặt chẽ, là cơ sở lý luận của việc thực hiện nâng cao chất lượng dạy học trong các nhà trường Tiểu học. 
2.2. Các vấn đề về cơ sở thực tiễn của đề tài 
2.2.1. Ý nghĩa đổi mới nội dung sinh hoạt chuyên môn
- Đổi mới nội dung sinh hoạt chuyên môn nhằm tạo cơ hội học tập thực sự, có ý nghĩa cho tất cả học sinh và phát triển chuyên môn cho mọi giáo viên góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường.
+ Đảm bảo cơ hội học tập thực sự có ý nghĩa cho tất cả học sinh có nghĩa là: Học sinh đã học chưa? Học sinh học như thế nào? Tại sao các em học như vậy? Việc học đó có ý nghĩa không? Việc học thực sự của học sinh thể hiện trên năng lực của các em ? trên đối tượng học sinh được phân loại ? ...
+ Phát triển chuyên môn cho mọi giáo viên nghĩa là giáo viên học các năng lực mới như: Quan sát tinh tế, nhanh nhạy việc học của học sinh và linh hoạt điều chỉnh dạy học cho phù hợp với từng đối tượng và diễn biến của tiết học. Đồng thời biết thiết kế lại kế hoạch bài học và giáo viên biết cách tự học với tư cách của chuyên gia.
2.2.2 Thực tế việc thực hiện sinh hoạt chuyên môn trong các nhà trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Thanh Hóa
a) Thuận lợi
- Cán bộ quản lý trong nhà trường đều xã định rõ ý nghĩa quan trọng của việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn. 
- Triển khai đầy đủ văn bản chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn, tổ chức đúng quy định thời lượng sinh hoạt chuyên môn 2 tuần/lần. 
- Có nhiều nhà trường xây dựng được các chuyên đề sinh hoạt chuyên môn phù hợp với kế hoạch phát triển của nhà trường trong năm học. Có nhiểu buổi sinh hoạt chuyên môn thiết thực được tổ chức ở các nhà trường Điện Biên 1, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Văn Trỗi như: “ Nâng cao công tác chủ nhiệm lớp”; “ Tổ chức tiết dạy ứng dụng công nghệ thông tin”. “Tổ chức Ngày hội học sinh”
b) Về mặt hạn chế
Qua kiểm tra chuyên môn trong năm học 2017 -2018, Tổ chuyên môn Phòng GD&ĐT thành phố kiểm tra được 20/46 trường Tiểu học, Số đông các nhà trường tổ chức sinh hoạt chuyên môn còn những hạn chế sau: 
- Nội dung các buổi sinh hoạt chuyên môn chủ yếu là triển khai công việc hành chính, tổng kết các việc đã làm và kế hoạch thực hiện các công việc trong tuần, trong tháng. Nội dung này chiếm 100% ở các trường. 
- Số đông các trường chưa xây dựng được các nội dung sinh hoạt chuyên môn thiết thực như dạy học định hướng đến năng lực của học sinh; sử dụng kỹ thuật dạy học tích cực trong các môn học; quy trình dạy tiết Mỹ thuật theo phương pháp Đan Mạch... 
- Các trường hầu hết chưa xây dựng được các nội dung sinh hoạt chuyên môn hướng đến học sinh, phát huy được năng lực học tập ở các em. Học sinh đã học chưa? Học sinh học như thế nào? Tại sao các em học như vậy? Việc học đó có ý nghĩa không? Việc học thực sự của học sinh thể hiện trên năng lực của các em ? trên đối tượng học sinh được phân loại ? ...
- Có nhiều trường đã chú ý đến việc tổ chức đổi mới sinh hoạt chuyên môn nhưng việc khai thác và thiết kế các nội dung sinh hoạt chuyên môn chưa thiết thức, chưa cụ thể hiệu quả chưa cao. 
Như vậy: Xuất phát từ những vấn đề cụ thể trên, nên ngay từ đầu năm học 2018 - 2019, tôi đã tìm các giải pháp để đổi mới nội dung sinh hoạt chuyên môn, tổ chức các nội dung sinh hoạt phù hợp với nhiêm vụ trọng tâm trong năm học của ngành, của thành phố nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong các nhà trường tiểu học trên địa bàn. 
2.3. Các giải pháp đổi mới nội dung sinh hoạt chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong các nhà trường Tiểu học 
 2.3.1. Xây dựng kế hoạch tổ chức và triển khai công văn về việc thực hiện sinh hoạt chuyên môn trong năm học 2018 - 2019
	2.3.1.1 Mục đích
- Xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể; có nội dung rõ ràng phù hợp với nhiệm vụ năm học đối với bậc Tiểu học. 
- Triển khai văn bản tổ chức thực hiện về việc đổi mới nội dung sinh hoạt chuyên môn đến các nhà trường. 
2.3.1.2. Cách thức thực hiện
a) Thời gian giữa tháng 9/2018, tham mưu với lãnh đạo phòng GD&ĐT Tổ chức cuộc họp đối với các đồng chí Phó hiệu trưởng là cốt cán chuyên môn cùng các đồng chí chuyên viên tổ Tiểu học, xây dựng các nội dung sinh hoạt chuyên môn cụm theo tháng của năm học. 
b) Sau khi thống nhất, phòng GD&ĐT thành phố triển khai công văn đến các nhà trường theo công văn số 617/CV-PGD&ĐT ngày 02/10/2018 của Trưởng phòng GD&ĐT về việc Hướng dẫn thực hiện một số nội dung sinh hoạt chuyên môn năm học 2018-2019
c) Nội dung công văn cụ thể như sau: 
I. Mục đích sinh hoạt Tổ, khối chuyên môn trong năm học 2018 - 2019
1. Tiếp tục đưa SHCM trở thành hoạt động thường xuyên, có chất lượng nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý trong chỉ đạo chuyên môn; nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm cho giáo viên trong hoạt động dạy học; kịp thời tháo gỡ những khó khăn về đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới các hoạt động đánh giá học sinh tạo cơ hội để mỗi cán bộ, giáo viên được phát huy khả năng sáng tạo, đóng góp sáng kiến kinh nghiệm dạy học. 
 2. Đổi mới nội dung sinh hoạt chuyên môn nhằm tạo cơ hội học tập thực sự, có ý nghĩa cho tất cả học sinh và phát triển chuyên môn cho mọi giáo viên góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường.
3. Ngoài hình thức tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn cấp trường theo tổ khối, chuyên đề, thao giảng ... Phòng GD&ĐT khuyến khích các hình thức giao lưu, học tập, chia sẻ kinh nghiệm, giới thiệu những sáng kiến, những mô hình nâng cao chất lượng dạy và học... giữa các trường hoặc các cụm trường. Nội dung SHCM cần hướng đến những nội dung thực tế, cần thiết, giúp nâng cao trình độ cho giáo viên, tránh chạy theo hình thức. 
II. Nội dung sinh hoạt chuyên môn trong năm học 2018 - 2019
Trong năm học 2018 - 2019, phòng GD&ĐT chỉ đạo các cụm sinh hoạt chuyên môn với các nội dung cụ thể sau: 
1. Thời gian, địa điểm, trường phụ trách, thành phần tham gia
- Thời gian sinh hoạt chuyên môn: Từ 14h00 - 16h30 các buổi theo lịch. 
- Địa điểm SHCM: Tổ chức tại các trường được phân công phụ trách nội dung sinh hoạt chuyên môn theo lịch cụ thể dưới đây. 
- Thành phần: PHT, khối trưởng, tổ trưởng chuyên môn các nhà trường. 
2. Nội dung cụ thể
- Nội dung sinh hoạt chuyên môn cụm
+ Tháng 10: Chuyên đề Tổ chức tiết dạy Môn Toán theo phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực. 
+ Tháng 12: Chuyên đề Tổ chức tiết dạy Tập làm văn theo hướng phát triển năng lực cho học sinh. 
+ Tháng 3/2019: Chuyên đề Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp kết hợp với giáo dục lịch sử địa phương. 
+ Lịch cụ thể: 
TT
Cụm CM
THÁNG 10
THÁNG 12
THÁNG 3/2019
Ngày
Trường phụ trách
Ngày
Trường phụ trách
Ngày
Trường phụ trách
1
1
11/10
Ba Đình
7/12
Lý Tự Trọng
5/3
Đông Vệ 1
2
2
12/10
Điện Biên 2
13/12
Đông Cương
6/3
Điện Biên 1
3
3
18/10
Ng.Văn Trỗi
14/12
Tân Sơn
14/3
Trần Phú
4
4
25/10
H. Hoa Thám
20/12
Đông Hải 1
15/3
Quảng Tâm
5
5
26/10
Minh Khai 1
21/12
Đông Thọ
22/3
Phù Đổng
III. Tổ chức thực hiện
1. Các nhà trường phụ trách SHCM 
- Các trường được giao tổ chức SHCM cụm tại nhà trường chủ động về việc: xây dựng nội dung SHCM, công tác tổ chức, các điều kiện về cơ sở vật chất, thời gian... để buổi SHCM diễn ra thuận lợi. 
- Tiến trình buổi sinh hoạt chuyên môn được thực hiện như sau: 
+ Công tác ổn định, điểm danh.
+ Dự giờ trên lớp
+ Thảo luận góp ý, phân tích đánh giá tiết dạy
+ Kết luận, thống nhất các nội dung.
+ Chủ trì buổi SHCM: Chuyên viên PGD, Phó Hiệu trưởng trường phụ trách. 
+ Thư ký: ghi chép nội dung buổi SHCM cụm nạp về tổ chuyên môn Tiểu học phòng GD&ĐT thành phố. 
2. Các nhà trường Tiểu học trên địa bàn
- Sắp xếp thời gian, bố trí để cán bộ quản lý, khối trưởng, tổ trưởng tham gia đúng quy định. 
- Sau khi tổ chức và tham gia SHCM cấp cụm, các trường tiến hành triển khai các chuyên đề cho giáo viên của trường. Đảm bảo tất cả các giáo viên của từng trường trong năm học đều được tiếp cận các chuyên đề và áp dụng vào thực tế giảng dạy. 
3. Phòng GD&ĐT 
- Phòng GD sẽ tống kết công tác sinh hoạt chuyên môn theo từng chuyên đề, đánh giá việc thực hiện của các cụm. 
- Kiểm tra việc áp dụng chuyên đề của giáo viên thông qua dự giờ thực tế tại các nhà trường trong suốt năm học./. 
Như vậy: Ở giải pháp này, tôi đã cùng với các đồng chí cốt cán chuyên môn trao đổi, bàn bạc để xây dựng được các nội dung về đổi mới sinh hoạt chuyên môn và tham mưu triển khai văn bản ngay từ đầu năm học. 
2.3.2. Đổi mới nội dung sinh hoạt môn Toán theo phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực 
2.3.2.1 Mục đích
- Giáo viên hiểu và sử dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực để thiết kế các hoạt động dạy học môn toán. 
- Tổ chức tiết dạy, góp ý, học tập và rút kinh nghiệm về tiết dạy. 
- Triển khai thực hiện trong năm học tại các nhà trường về dạy học các tiết Toán theo phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực. 
	2.3.2.2 Cách thức tổ chức thực hiện
         a) Định hướng mục tiêu chuyên đề môn Toán
	Tổ chuyên môn Tiểu học phòng GD&ĐT, định hướng chung cho các cụm chuyên môn các nội dung cơ bản của phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn Toán với các nội dung cụ thể sau đây: 
	- Phương pháp dạy học tích cực trong môn Toán: là phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của từng cá nhân học sinh trong quá trình học tập để tiếp thu kiến thức, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
	+ Các phương pháp dạy học tích cực thường được sử dụng trong dạy học môn Toán: Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề, Phương pháp hoạt động nhóm, Phương pháp trò chơi, Phương pháp vấn đáp, Phương pháp động não. 
- Kĩ thuật dạy học tích cực trong môn Toán: là những đơn vị nhỏ nhất của phương pháp dạy học, đây là những giải pháp, cách thức hành động của của giáo viên và học sinh trong các tình huống nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học Toán. 
	+ Các kỹ thuật dạy học tích cực thường được sử dụng trong dạy học môn Toán: Kỹ thuật đặt câu hỏi; kỹ thuật khăn trải bàn, kỹ thuật trả lời một phút, kỹ thuật sơ đồ tư duy; chúng em biết 3
	- Giáo viên sử dụng phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực trong môn Toán là để đạt được các nội dung sau: 
+ Thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập của học sinh trong tiết học để học sinh tự khám phá những điều chưa rõ; được đặt mình vào những tình huống của đời sống thực tế, được trực tiếp quan sát, thảo luận, giải quyết các vấn đề đặt ra theo suy nghĩ từ đó nắm được phương pháp “làm ra” kiến thức, kỹ năng. 
+ Học sinh trong giờ học Toán hứng thú hăng hái tham gia vào quá trình học tập, tìm tòi và vận dụng kiến thức. Có phương pháp tự học, tự phát hiện và tìm cách giải quyết vấn đề của giáo viên đưa ra, mạnh dạn nêu thắc mắc của bản thân. 
 b) Xây dựng kế hoạch bài học
- Mỗi một cụm chuyên môn chủ động lựa chọn tiết dạy và xây dựng kế hoạch bài học.
- Phó Hiệu trưởng cùng với tổ khối chuyên môn và giáo viên trực tiếp dạy chuyên đề của trường được phân công giảng dạy thực hiện các công việc sau: 
+ Cấu trúc một kế hoạch bài học được xây dựng theo 5 nội dung sau: Hoạt động khởi động; Hoạt động hình thành kiến thức; Hoạt động luyện tập; Hoạt động vận dụng; Hoạt động tìm tòi mở rộng. 
+ Chọn bài học nghiên cứu và xây dựng giáo án chi tiết: xác định mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ; thảo luận chi tiết về nội dung bài học;
+ Cách thiết kế các họat động dạy học; dự kiến những thuận lợi, khó khăn của học sinh khi học tập và các tình huống xảy ra cùng với cách xử lí tình huống nếu có;
+ Các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực được thực hiện trong các hoạt động của tiết dạy. 
+ Cụm chuyên môn hoàn thành giáo án chi tiết của tiết dạy theo 5 nội dung sau: Hoạt động khởi động; Hoạt động hình thành kiến thức; Hoạt động luyện tập; Hoạt động vận dụng; Hoạt động tìm tòi mở rộng. 
c) Tiến hành bài học và dự giờ tại các tiết dạy tại các cụm chuyên môn (có phụ lục giáo án của các cụm). 
- Theo lịch được phân công trong công văn, đúng thời gian các nhà trường sẽ chủ động đến sinh hoạt chuyên môn tại các nhà trường. 
+ Cụm 1, tại trường Tiểu học Ba Đình tổ chức tiết Toán lớp 5 “ Hec- tô-mét vuông, Đề-ca-mét vuông ” .
+ Cụm 2, tại trường Tiểu học Điện Biên 2 tổ chức tiết Toán lớp 4“Tìm số trung bình cộng ”. 
+ Cụm 3, tại trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi tổ chức tiết Toán lớp 5 “Khái niệm số thập phân”.
+ Cụm 4, tại trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám tổ chức tiết dạy Toán lớp 4 “Biểu thức có chứa ba chữ”. 
+ Cụm 5, tại trường Tiểu học Minh Khai 1 tổ chức tiết dạy Toán lớp 4 “Tính chất kết hợp của phép cộng”. 
d) Tổ chức thảo luận, góp ý, phân tích, đánh giá tiết dạy (có phụ lục sinh hoạt cụm). 
- Giáo viên dạy chia sẻ về tiết dạy đã thực hiện, cụ thể :
+ Phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực đã sử dụng
+ Những điều được, chưa được trong tiết dạy
- Người dự chia sẻ ý kiến của mình, cụ thể : 
+ Phân tích rõ ưu điểm, hạn chế việc sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực trong tiết dạy trong việc hình thành các kiến thức, kỹ năng cần đạt của tiết dạy. 
+ Đánh giá học sinh trong tiết học (tích cực ? chưa tích cực ? kiến thức, kỹ năng đã đạt ?...) 
	đ) Kết luận, thống nhất các nội dung
- Giáo viên hiểu và biết cách sử dụng phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực trong môn Toán để áp dụng vào từng tiết học cụ thể. 
- Các nhà trường cần có kế hoạch để giáo viên áp dụng phương pháp và kỹ thuật dạy hoc tích cực trong các tiết Toán hằng ngày. Cụ thể giáo viên xây dựng các tiết dạy ít nhất 3 tiết/tuần. 
- Nhân rộng việc sử dụng phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực trong tất cả các môn học để giáo viên thấy được hiệu quả và sự cần thiết của phương pháp dạy học trong việc hình thành kiến thức và kỹ năng cho học sinh. 
Như vậy: Qua sinh hoạt chuyên môn cụm các đồng chí Phó hiệu trưởng cùng các đồng chí giáo viên cốt cán trong các nhà trường đã hiểu và biết cách triển khai thực hiện việc vận dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực trong môn Toán. Học sinh hứng thu và tích cực chủ động học tập. 
2.3.3. Đổi mới nội dung sinh hoạt phân môn Tập làm văn theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh. 
 	2.3.3.1. Mục đích 
- Giáo viên hiểu được cách dạy tập làm văn theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh Tiểu học. 
- Thiết kế và tổ chức tiết dạy; góp ý, học tập và rút kinh nghiệm về tiết dạy tập làm văn theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh. 
- Triển khai thực hiện trong năm học tại các nhà trường về dạy tập làm văn theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh. 
	 2.3.3.2. Cách thức tổ chức thực hiện 
         a) Định hướng mục tiêu chuy

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_giai_phap_doi_moi_noi_dung_sinh_hoat_chuyen_mon_gop_p.doc
  • docBia SK.doc
  • docMuc lục SKKN 19.doc