Một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm lứa tuổi 24 - 36 tháng D1 trường Mầm non Ngọc Sơn năm học: 2017 - 2018

Một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm lứa tuổi 24 - 36 tháng D1 trường Mầm non Ngọc Sơn năm học: 2017 - 2018

Trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước. Một dân tộc muốn tồn tại và phát triển đều phải quan tâm tới trẻ em, đặc biệt là trẻ lứa tuổi mầm non.

Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời đã dạy:

" Giáo viên mầm non là người mẹ thứ hai của trẻ".

Để làm được điều này đòi hỏi mỗi người giáo viên phải có tâm với nghề, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là với giáo viên dạy trẻ lứa tuổi 24 - 36 tháng. Lứa tuổi mà "Chân đi chưa vững, miệng nói bi bô.", lứa tuổi vẫn cần những lời ru ầu ơ của bà của mẹ.

Trong thực tế hiện nay đối với xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng, đang dần dần từng bước xây dựng nhân cách con người mới phát triển toàn diện. Để giáo dục trẻ được tốt, đòi hỏi mỗi chúng ta phải chú ý tới việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ ở mọi hoạt động trong đó: "Tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm" là một trong những hoạt động quan trọng trong việc giáo dục trẻ mầm non đặc biệt với trẻ 24-36 tháng tuổi.

Theo ý kiến chuyên gia tại Mô đun MN1-D xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm (Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên). Các nhà nhà giáo dục đều phải thừa nhận rằng: “Cách tiếp cận để giáo dục trẻ tốt nhất đó là lấy trẻ làm trung tâm và ứng dụng phương pháp dạy học tích cực. Nhằm thúc đẩy sự phát triển tính chủ động, khả năng tư duy, sáng tạo và giải quyết vấn đề của trẻ. Từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện phù hợp" [7].

Giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục mầm non thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ từ 3 tháng đến 6 tuổi. Mục tiêu giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, ngôn ngữ, tư duy, thẩm mĩ, hình thành yếu tố đầu tiên ở trẻ. Chính vì vậy, tổ chức tốt các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm giúp giáo viên có thể điều chỉnh, hoàn thiện các hoạt động giáo dục trẻ hàng ngày ở trường thông qua các tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm [2]

 

doc 23 trang thuychi01 36624
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm lứa tuổi 24 - 36 tháng D1 trường Mầm non Ngọc Sơn năm học: 2017 - 2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GD&ĐT NGỌC LẶC
TRƯỜNG MẦM NON NGỌC SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOAT ĐỘNG GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM LỨA TUỔI 24-36 THÁNG D1 TRƯỜNG MẦM NON NGỌC SƠN NĂM HỌC: 2017-2018”
 Người thực hiện: Bùi Thị Lệ
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường Mầm non Ngọc Sơn
 SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Chuyên môn
THANH HÓA, NĂM 2018
MỤC LỤC
TT
Nội dung
Trang
1
Mở đầu
3
1.1
Lý do chọn đề tài.
3-4
1.2
Mục đích nghiên cứu.
4
1.3
Đối tượng nghiên cứu.
4
1.4
Phương pháp nghiên cứu.
4
2
Nội dung của sáng kiến.
5
2.1
Cơ sở lý luận.
5-6
2.2
Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
6-8
2.3
Một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm lứa tuổi 24-36 tháng D1 Trường Mầm non Ngọc Sơn.
8
2.3.1
Biện pháp xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
8-10
2.3.2
Biện pháp xác định mục tiêu, nội dung giáo dục
10-12
2.3.3
Biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
12-14
2.3.4
Biện pháp thực hành, trải nghiệm
14-16
2.3.5
Biện pháp công tác phối hợp với các bậc phụ huynh.
16-17
2.4
Hiệu quả của SKKN đối với lớp nhà trẻ 24-36 tháng D1 Trường Mầm non Ngọc Sơn
17-18
3
Kến luận, kiến nghị
19
3.1
Kết luận.
19
3.2
Kiến nghị.
19-20
1. Mở đầu
	1.1. Lý do chọn đề tài:
Trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước. Một dân tộc muốn tồn tại và phát triển đều phải quan tâm tới trẻ em, đặc biệt là trẻ lứa tuổi mầm non.
Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời đã dạy:
" Giáo viên mầm non là người mẹ thứ hai của trẻ".
Để làm được điều này đòi hỏi mỗi người giáo viên phải có tâm với nghề, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là với giáo viên dạy trẻ lứa tuổi 24 - 36 tháng. Lứa tuổi mà "Chân đi chưa vững, miệng nói bi bô...", lứa tuổi vẫn cần những lời ru ầu ơ của bà của mẹ...
Trong thực tế hiện nay đối với xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng, đang dần dần từng bước xây dựng nhân cách con người mới phát triển toàn diện. Để giáo dục trẻ được tốt, đòi hỏi mỗi chúng ta phải chú ý tới việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ ở mọi hoạt động trong đó: "Tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm" là một trong những hoạt động quan trọng trong việc giáo dục trẻ mầm non đặc biệt với trẻ 24-36 tháng tuổi. 
Theo ý kiến chuyên gia tại Mô đun MN1-D xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm (Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên). Các nhà nhà giáo dục đều phải thừa nhận rằng: “Cách tiếp cận để giáo dục trẻ tốt nhất đó là lấy trẻ làm trung tâm và ứng dụng phương pháp dạy học tích cực. Nhằm thúc đẩy sự phát triển tính chủ động, khả năng tư duy, sáng tạo và giải quyết vấn đề của trẻ. Từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện phù hợp" [7]. 
Giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục mầm non thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ từ 3 tháng đến 6 tuổi. Mục tiêu giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, ngôn ngữ, tư duy, thẩm mĩ, hình thành yếu tố đầu tiên ở trẻ. Chính vì vậy, tổ chức tốt các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm giúp giáo viên có thể điều chỉnh, hoàn thiện các hoạt động giáo dục trẻ hàng ngày ở trường thông qua các tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm [2]
Song trong thực tế hiện nay ở trường mầm non Ngọc Sơn, việc tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm chưa đạt được hiệu quả theo kê hoạt đề ra. Để đạt được hiệu quả cao trong công tác giáo dục thì nhân tố quyết định chính là đội ngũ giáo viên. Muốn nâng cao chất lượng giáo dục thì trước hết phải nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên: Giỏi về chuyên môn, vững vàng về nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức tốt, có kỹ năng nghiệp vụ sư phạm, nhiệt tình yêu nghề mến trẻ, gần gũi trẻ. Biết ứng dụng công nghệ thông tin để khai thác những thông tin trên mạng internet để thực hành, áp dụng vào việc tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ được tốt hơn.
Xuất phát từ những lí do trên, bản thân là một giáo viên đã nhiều năm công tác trong trường mầm non. Năm học 2017-2018 được Ban giám hiệu nhà trường phân công chủ nhiệm nhóm trẻ: 24- 36 tháng D1 trường Mầm non Ngọc Sơn. Tôi rất băn khoăn trăn trở, hiểu rõ trách nhiệm của một người giáo viên, tôi nghĩ đây là nhiệm vụ quan trọng và cần phải nỗ lực quyết tâm cao để phấn đấu. Tôi muốn trẻ của mình khi đến lớp được khám phá, trải nghiệm, tìm tòi những gì mà trẻ chưa biết trong cuộc sống một cách thoải mái mà vẫn đạt hiệu quả như mục tiêu đề ra. Vì vậy, tôi mạnh dạn chọn đề tài: " Một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm lứa tuổi 24-36 tháng D1 trường Mầm non Ngọc Sơn năm học: 2017-2018". Nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách đáp ứng với yêu cầu sự nghiệp giáo dục mầm non trong thời đại hiện nay.
	1.2. Mục đích nghiên cứu:
	Bản thân nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm lứa tuổi 24-36 tháng D1 trường Mầm non Ngọc Sơn năm học: 2017-2018". 
Nhằm giúp giáo viên có một số biện pháp linh hoạt sáng tạo trong công tác tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Tạo điều kiện cho trẻ được thực hành trải nghiệm trong các hoạt động một cách hiệu quả nhất.
 1.3. Đối tượng nghiên cứu:
	Một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm lứa tuổi 24-36 tháng D1 trường Mầm non Ngọc Sơn năm học: 2017-2018. 
	1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Để nghiên cứu đề tài này tôi chọn các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
Tham khảo các tài liệu liên quan đến tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Các môn học, các hoạt động giáo dục có liên quan đến SKKN.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
Khảo sát thực tế trên trẻ ở nhóm 24-36 tháng D1, thu thập thông tin cần thiết khi điều tra trên trẻ.
- Phương pháp thống kê sử lý số liệu.
Điều tra và khảo sát được số liệu sau đó thống kê lại để sử lý số liệu phù hợp trong sáng kiến.
 2. Nội dung
	2.1. Cơ sở lý luận:
	Trong lý luận dạy học có những quan niệm khác nhau về các vai trò, vai trò của giáo viên và vai trò của học sinh nhưng quy tụ lại có hai hướng. Hoạt động lấy giáo viên làm trung tâm hoặc hoạt động lấy học sinh làm trung tâm. Nhưng những năm gần đây các tài liệu dạy học ở nước ngoài và trong nước thường nói tới việc cần chuyển từ dạy học lấy giáo viên làm trung tâm sang dạy học lấy trẻ làm trung tâm là xu hướng tất yếu của nền giáo dục mà chúng ta nên áp dụng và đổi mới.
	Theo cố vấn chuyên môn: PGS.TS. Kay Margetts đã nói: "Như chúng ta vừa xem kết quả điều tra EDI Việt Nam, 50,68% trẻ Việt Nam trong độ tuổi từ 5-6 tuổi được điều tra bị thiếu hụt hoặc có nguy cơ thiếu hụt ít nhất là một lĩnh vực phát triển. Đây là vấn đề đáng báo động của giáo dục Mầm non Việt Nam. Để thục sự nâng cao chất lượng giáo dục Mầm non, đã đến lúc cần phải có sự thay đổi, phải có sự nhất quán trong nhận thức và trong hành động. Thực hiện chương trình Giáo dục mầm non trên quan điểm lấy trẻ làm trung tâm"[2] 
Lấy trẻ làm trung tâm trong trường Mầm non là quan điểm giáo dục tiến bộ về vị trí của trẻ em và vai trò của giáo viên. Quan điểm này định hướng cho giáo viên mầm non trong việc xây dựng, sử dụng hiệu quả môi trường giáo dục, lập kế hoạch giáo dục và tổ chức hoạt động cho trẻ trong trường Mầm non[3]. Quan điểm lấy người học làm trung tâm trong quá trình dạy học đã có từ trong tư tưởng giáo dục của các nhà giáo dục thời kỳ cổ đại và được phát triển trong quá trình lịch sử của giáo dục. Song nó chưa có những điều kiện để chiếm địa vị ưu thế như trong những năm gần đây. 
Dạy học lấy trẻ làm trung tâm được hiểu là: Trẻ vừa là mục tiêu vừa là động lực của quá trình dạy học. Trẻ là mục tiêu của quá trình dạy học việc dạy học phải xuất phát từ trẻ, bao gồm từ đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi như: Nhu cầu, động cơ, loại hình tư duy, đặc điểm tình cảm, các chức năng sinh lý của cơ thể  cho đến những đặc điểm cá nhân của từng trẻ (năng lực nhận thức, vốn hiểu biết, hoàn cảnh sống, khí chất, tính cách). Nói cách khác đó chính là sự phân hóa trong giáo dục, sự phân hóa này là cần thiết vì mỗi trẻ là một thế giới khác biệt, không trẻ nào giống trẻ nào.
 Trẻ là động lực của quá trình dạy học: Trẻ phải là chủ thể của các hoạt động bằng việc phát huy tính tích cực, chủ động tự giác khi giải quyết các nhiệm vụ dạy học. Đối với trẻ mầm non để thực hiện được điều này cần tạo hứng thú, động cơ cho trẻ đối với việc học của từng trẻ.
 	Tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong chương trình giáo dục mầm non yêu cầu đối với giáo viên cần phương pháp giáo dục: Tạo điều kiện cho trẻ tích cực chủ động tham gia vào các hoạt động. Trẻ được trải nghiệm, tìm tòi khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, áp dụng nhu 
cầu, hứng thú của trẻ theo phương châm " Chơi mà học, học bằng chơi". Chú trọng đổi mới môi trường giáo dục nhằm kích thích và tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, thử nghiệm và sáng tạo ở các khu vực hoạt động một cách vui vẻ. Kết hợp hài hòa giữa giáo dục trẻ trong nhóm với giáo dục cá nhân. Tổ chức hợp lý các hình thức hoạt động cá nhân, theo nhóm và cả lớp, phù hợp với độ tuổi, với khả năng của từng trẻ, với nhu cầu, hứng thú của trẻ và với điều kiện thực tế [3].
	Trường Mầm non Ngọc Sơn căn cứ vào kế hoạch chỉ đạo nhiệm vụ năm học: 2017-2018 của phòng GD&ĐT Huyện Ngọc Lặc. Nhà trường xây dựng kế hoạch năm học đặt ra các chỉ tiêu phấn đấu về mọi hoạt động của nhà trường trong năm, đưa ra các giải pháp phù hợp với điều kiện thục tế của nhà trường và địa phương nhằm đạt kết quả cao nhất. 
Thực hiện chương trình giáo dục mầm non theo Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình Giáo dục mầm non ban hành kèm theo thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo [4]. Tiếp tục đổi mới công tác quản lý, hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục " Lấy trẻ làm trung tâm"
	Năm học này nhà trường đã đi vào chỉ đạo các nhóm lớp thực hiện đồng bộ xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Từ đó có tác động rất lớn đến việc giúp giáo viên tổ chức tốt các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Quan điểm lấy trẻ làm trung tâm cũng được quán triệt thực hiện từ việc lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, đặc biệt là trong vai trò của giáo viên khi tổ chức hoạt động này.	 
 	 2.2. Thực trạng của việc tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm lứa tuổi 24-36 tháng D1 tại trường mầm non Ngọc Sơn trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
	Năm học: 2017-2018 nhóm trẻ lớp phụ trách tại khu trung tâm với tổng số là 14 cháu.
 Trong quá trình nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm lứa tuổi 24-36 tháng D1, bản thân tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn như sau:
2.1.1. Thuận lợi:
Nhóm trẻ 24-36 tháng D1 tôi phụ trách được đặt ở khu trung tâm nên có nhiều thuận lợi trong việc huy động trẻ ra lớp. Phần lớn các cháu trong nhóm ở khu dân cư lân cận nên duy trì sĩ số thường xuyện với tỷ lệ chuyên cần cao. Dễ dàng cho việc tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm 
	Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của BGH nhà trường, nhiệt tình tâm huyết bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên để từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong toàn trường. Đặc biệt BGH rất quan tâm bồi dưỡng cho giáo viên về công tác xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong nhà trường nói chung và nhóm trẻ 24-36 tháng D1 nói riêng.
Nhà trường đã đầu tư mua sắm trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi, chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng đồ chơi tự tạo tương đối đầy đủ. Chỉnh trang khuân viên, bố trí sắp xếp môi trường trong và ngoài lớp học phong phú, đẹp mắt, phù hợp. Điều đó cũng là điều kiện thuận lợi cho bản thân trong việc thực hiện giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đạt kết quả tốt hơn. 
100% cán bộ, giáo viên trong nhà trường có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn. Các đồng chí có năng lực chuyên môn, nhiệt tình trong công tác, thuận lợi cho việc học hỏi kinh nghiệm của mình. Bản thân có trình độ chuyên môn trên chuẩn, có năng lực chuyên môn, có nghiệp vụ sư phạm, là giáo viên giỏi cấp trường và cấp huyện trong nhiều năm. 
Bên cạnh đó có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các giáo viên phụ trách trong nhóm cùng thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ.
2.1.2. Khó khăn:
Cùng với những thuận lợi nêu trên thì bản thân còn gặp không ít những khó khăn trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và việc tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm của trẻ nói riêng cụ thể như:
Trường Mầm non Ngọc Sơn thuộc địa bàn xã miền núi, cách trung tâm Huyện Ngọc Lặc 7km và phía đông bắc. Địa hình phân bố không đồng đều, phần lớn người dân làm nông nghiệp, thu nhập thấp. Đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn nên công tác phối kết hợp với phụ huynh học sinh ở một số mặt còn hạn chế 	 
Về giáo viên:
Một số giáo viên có tuổi đời cao, việc áp dụng phương pháp dạy học mới còn gặp nhiều bất cập.
Một số giáo viên trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục trẻ đặc biệt biệt là giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Đôi lúc, đôi nơi giáo viên chưa thực sự nhiệt tình trong việc học hỏi kinh nghiệm cũng như nghiên cứu tài liệu để áp dụng vào công việc giáo dục trẻ hàng ngày.
 Về cơ sở vật chất: Trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi trong nhà trường chưa nhiều, thiếu phòng chức năng cho các cháu hoạt động. 
Đồ dùng đồ chơi phục vụ học tập và vui chơi chưa phong phú nên trẻ ít được hoạt động trải nghiệm. Vì vậy, việc tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm còn gặp nhiều khó khăn. 
	 Về trẻ: 
Phần lớn trẻ là con em dân tộc thiểu số, gia đình làm nghề nông nghiệp, đời sống kinh tế gặp nhiều khó khăn. Một số gia đình phải gửi con cho ông bà đi làm ăn xa để phát triển kinh tế, nên không có điều kiện phối hợp với giáo viên và nhà trường trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.
 Điều kiện khó khăn về mọi mặt, trẻ ít được va chạm, giao tiếp nên trẻ trở nên nhút nhát và thiếu tự tin khi trao đổi hay trò chuyện với những người xung quanh cũng như tham gia vào các hoạt động với bạn bè. 
 Để thực hiện tốt việc tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm lứa tuổi 24- 36 tháng, bản thân chưa có nhiều kinh nghiệm trong xây dựng môi trường hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Trong quá trình thực hiện chưa tổ chức được đa dạng các hình thức giúp trẻ tích cực chủ động hoạt động khám phá, trải nghiệm một cách có hệ thống phù hợp với khả năng của trẻ trong nhóm.
Từ những thuận lợi và khó khăn đã nêu trên, cùng với việc trường mầm non Ngọc Sơn bước vào thực hiện theo hướng dẫn của nghành về áp dụng phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm, nhưng thực tế việc thực hiện các hoạt động cho trẻ ( hoạt động học tập, hoạt động vui chơi) một số ít vẫn rơi vào tình trạng giáo viên làm trung tâm, mặc dù chúng ta cũng đã đổi mới chương trình và phương pháp giáo dục. 
Qua quá trình điều tra, khảo sát thực tế trẻ ở nhóm trẻ 24-36 tháng D1 về hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong năm học: 2017- 2018. Bản thân tôi nhận thấy kết quả thực trạng khả năng của trẻ cụ thể như sau:
Biểu 1
Nội dung
Số trẻ khảo sát
Đạt
Chưa đạt
Số trẻ
Tỷ lệ
Số trẻ
Tỷ lệ
 Trẻ tích cực, hứng thú, tham gia vào các hoạt động giáo dục.
14
10
71%
4
29%
 Trẻ biết thể hiện nhu cầu, cảm xúc của bản thân bằng lời nói
14
10
71%
4
29%
 Trẻ mạnh dạn, tự tin, thích được trải nghiệm và biết thực hiện các yêu cầu của cô
14
9
64%
5
36%
Từ những kết quả điều tra, thống kê trên đây ta có thể nhìn thấy rất rõ về việc tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm chưa đáp ứng được với yêu cầu giáo dục mầm non hiện nay. Vì vậy bản thân đã nghiên cứu cần phải thay đổi cách nghĩ, cách nhìn nhận về phương pháp dạy học "Lấy trẻ làm trung tâm". Làm thế nào để trẻ 24-36 tháng luôn mạnh dạn tự tin giúp trẻ tích cực hơn khi tham gia các hoạt động.Từ những suy nghĩ đó tôi mạnh dạn nghiên cứu và áp dụng "Một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm lứa tuổi 24-36 tháng D1" vào công tác chăm sóc giáo dục trẻ tại trường mầm non Ngọc Sơn năm học 2017-2018
	2.3. Một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm lứa tuổi 24-36 tháng D1 trường Mầm non Ngọc Sơn
2.3.1. Biện pháp xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
	Qua nhiều năm công tác và thực hiện nhiệm vụ giáo dục trẻ trong trường mầm non, bản thân tôi nhận thấy để tổ chức tốt các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thì biện pháp xây dựng kế hoạch là khâu đầu tiên mà người giáo viên cần làm. Đây là biện pháp vô cùng quan trọng giúp giáo viên vạch ra hướng đi đúng đắn trong tổ chức hoạt động giáo dục. Khi xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục, đặc biệt là trong hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Phải căn cứ vào khả năng của trẻ, phù hợp với độ tuổi, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương để xác định mục tiêu nội dung cụ thể. Từ đó, trẻ tham gia vào các hoạt động hứng thú hơn, dễ dàng hơn, đúng với khả năng của trẻ hơn. 
	"Có nhiều loại kế hoạch giáo dục: Kế hoạch giáo dục năm học, kế hoạch nhóm lớp, kế hoạch tháng/ chủ đề, kế hoạch tuần, kế hoạch ngày...nhưng kế hoạch tuần và ngày là quan trọng nhất bởi vì:
	 Sát với thực tiễn đang diễn ra trong lớp
	 Dễ nhìn thấy sự tiến bộ hay không của trẻ để có biện pháp giáo dục hiệu quả.
	 Giáo viên tập trung hơn vào trẻ.
 Kế hoạch ngày càng đòi hỏi giáo viên luôn phải suy nghĩ đến trẻ, làm thế nào để giúp trẻ phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo hơn trong các hoạt động giáo dục.
	 Giáo viên dễ dàng thực hiện được những gì mình muốn dạy trẻ
	 Xác định mục tiêu rò ràng, cụ thể sẽ giúp giáo viên giáo dục giúp trẻ đạt mục tiêu đặt ra thuận lợi hơn" [3].
	Khi lập kế hoạch giáo dục tôi đã dựa những hiểu biết về quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và đảm bảo: Trẻ tham gia tích cực trong việc học tập của mình, chú trong đến các hoạt động sao cho trẻ được " Chơi mà học, học bằng chơi". Trẻ học thông qua chơi và học hỏi bằng nhiều cách khác nhau.
	Trong năm học này khi xây dựng kế hoạch tôi đã bám vào thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bám vào chương trình hướng dẫn của độ tuổi 24-36 tháng, Dưa vào kế hoạch giáo dục năm của Ban giám hiệu nhà trường để xây dựng kế hoạch nhóm lớp. Ngoài ra còn phải dựa vào điều kiện thực tế của nhà trường và đặc điểm của trẻ nhóm lớp để xây dựng kế hoạch cho phù hợp.
	Các kế hoạch giáo dục khi xây dựng tôi dựa trên cơ sở những hiểu biết về quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tân và đảm bảo: 
	 Trẻ tham gia tích cực trong việc học tập của mình.
	 Từng trẻ trong lớp được hỗ trợ để phát triển.
	 Chú trong đến các hoạt động sao cho trẻ được " Chơi mà học, học bằng chơi". Trẻ học thông qua chơi và học hỏi nằng nhiều cách khác nhau.
Đối với lứa tuổi 24-36 tháng là nhận biết 3 màu cơ bản qua đồ vật đồ chơi
	Khi xây dựng kế hoạch tôi đã lựa chọn cho trẻ nhận biết từng màu vào trong từng chủ đề cho phù hợp và đủ số lượng tiết.
	"Ví dụ: Ở chủ đề: " Bé và các bạn" là chủ đề đầu tiên tôi thực hiện 
	Tôi cho trẻ nhận biết màu đỏ qua đồ dùng của bé: Đôi dép, đôi giày, cái mũ, cái nơ.
	Trong hoạt động NBPB màu đỏ
	Tôi chuẩn bị các đồ dùng cho trẻ quan sát bằng giáo án điện tử, vật thật
	Cho trẻ nhận biết tên gọi, màu sắc của đồ dùng của bé và phát âm chính sác về tên gọi, màu sắc của đồ dùng. ( Đôi dép màu đỏ; cái mũ màu đỏ...)
	Qua các hoạt động khác, mọi lúc mọi nơi tôi hỏi trẻ về tên gọi, màu sắc và đặc điểm của các đồ dùng đồ chơi. 	
	Tổ chức cho trẻ đi mua sắm: Cho trẻ chọn cho mình một đồ dùng. Tôi hỏi cho từng trẻ trả lời về tên gọi, màu sắc, công dụng của đồ dùng đó.
 Lập kế hoạch để sác định cách ứng sử của trẻ trong hoạt động đóng vai.
	Cô ngồi xuống và trò chuyện một cách tự nhiên với trẻ về những điều trẻ đang làm. Kích thích trẻ suy nghĩ và mở rộng hoạt động chơi của trẻ.
	Trò chơi đóng vai: 
Con cho cô biết con đang làm gì

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_bien_phap_to_chuc_hoat_dong_giao_duc_lay_tre_lam_trun.doc