Một số biện pháp sử dụng câu hỏi trong sách giáo khoa để nâng cao hiệu quả giờ học Lịch sử 8 ở trường THCS thị trấn Thường Xuân

Một số biện pháp sử dụng câu hỏi trong sách giáo khoa để nâng cao hiệu quả giờ học Lịch sử 8 ở trường THCS thị trấn Thường Xuân

Trong giai đoạn hiện nay, việc đổi mới dạy học là một việc làm rất cần thiết. Dạy như thế nào, học như thế nào để đạt được hiệu quả tốt nhất là điều mong muốn của tất cả thầy cô giáo chúng ta. Muốn thế phải đổi mới phương pháp, biện pháp tổ chức dạy và học. Người giáo viên phải tổ chức một cách linh hoạt các hoạt động của học sinh từ khâu đầu tiên cho đến khâu kết thúc giờ học; từ cách ổn định lớp, kiểm tra bài cũ đến cách học bài mới, củng cố, dặn dò. Những hoạt động đó sẽ giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách tự giác, chủ động, tích cực, sáng tạo và ngày càng yêu thích, say mê môn học. Tuy nhiên, ở mỗi môn học lại có những phương pháp giảng dạy khác nhau để làm sao phù hợp với đặc trưng bộ môn. Trong khuôn khổ bài viết này, tôi muốn đưa ra một vấn đề nhỏ: "Một số biện pháp sử dụng câu hỏi trong sách giáo khoa để nâng cao hiệu quả giờ học Lịch sử 8 ở trường THCS Thị Trấn Thường Xuân".

 Việc sử dụng các câu hỏi trong sách giáo khoa không phải là việc làm bình thường đơn giản. Trong quan niệm của cả người dạy và người học từ trước đến nay hầu như rất ít chú ý đến việc khai thác các câu hỏi trong sách giáo khoa. Trong tiết dạy, giáo viên chỉ chú ý đến trình tự kiến thức sách giáo khoa, và hướng dẫn soạn bài kiến thức ở sách giáo viên để sao cho truyền tải hết được dung lượng kiến thức mà sách giáo khoa đưa ra. Từ đó, câu hỏi cũng tuỳ thuộc vào ý thức chủ quan bài soạn của giáo viên. Như vậy, các câu hỏi trong sách giáo khoa mà các nhà biên soạn sách giáo khoa nêu ra thì cả người dạy và người học ít chú ý và không xác định được tầm quan trọng của nó.

 Cho nên, nếu chúng ta khai thác tốt được việc sử dụng các câu hỏi trong sách giáo khoa sẽ giúp học sinh tiếp thu lĩnh hội kiến thức của bài học, hình thành kỹ năng, kỹ xảo và bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, hình thành nhân cách cho các em. Ngoài ra, cũng sẽ giảm bớt được số lượng học sinh yếu kém trong nhà trường và phát huy hết năng lực của các em khá giỏi nắm chắc được kiến thức bài học và hiểu sâu hơn các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử.

 

doc 15 trang thuychi01 10365
Bạn đang xem tài liệu "Một số biện pháp sử dụng câu hỏi trong sách giáo khoa để nâng cao hiệu quả giờ học Lịch sử 8 ở trường THCS thị trấn Thường Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THƯỜNG XUÂN
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG CÂU HỎI TRONG
SÁCH GIÁO KHOA ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIỜ HỌC LỊCH SỬ 8 Ở TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN THƯỜNG XUÂN
	 Người thực hiện: Vũ Thị Xuân
	 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường THCS Thị Trấn Thường Xuân
 SKKN thuộc môn: Lịch sử
 THANH HOÁ NĂM 2016
MỤC LỤC
 Trang
MỤC LỤC ...........................................................................................................1
DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI ...........................2
1. MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 3
	1.1. Lí do chọn đề tài.................................................................................. 3
	1.2. Mục đích nghiên cứu........................................................................... 3
	1.3. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................... 3
	1.4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................... 4
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM................................................. 4
	2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm........................................... 4
	2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm............. 5
	2.2.1. Về phía giáo viên................................................................... 5
	2.2.2. Về phía học sinh.................................................................... 5
	2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.................................. 6
	2.3.1. Sử dụng câu hỏi SGK để kiểm tra bài cũ............................... 7
	2.3.2. Sử dụng câu hỏi SGK làm câu hỏi nêu vấn đề ở đầu giờ học.7
	2.3.3. Sử dụng câu hỏi SGK làm các câu hỏi gợi mở trong quá trình 
 tiến hành giờ học....................................................................8
	2.3.4. Sử dụng câu hỏi trong SGK dưới dạng có gắn với kênh
 hình........................................................................................ 9
	2.3.5. Sử dụng câu hỏi cuối bài của SGK dưới dạng: Sử dụng 
 tranh ảnh, sưu tầm tài liệu, bài viết về sự kiện lịch sử........ 10
	2.3.6. Sử dụng câu hỏi cuối bài của SGK với dạng: Lập bảng, thống 
 kê, biểu đồ, lập niên biểu. ....................................................10
	2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm................................................ 11
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ .......................................................................... 12
	3.1. Kết luận ............................................................................................ 12
	3.2. Kiến nghị .......................................................................................... 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 14
DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI
THCS
Trung học cơ sở
SGK
Sách giáo khoa
GD&ĐT
Giáo dục và Đào tạo
SKKN
Sáng kiến kinh nghiệm
HS
Học sinh
SL
Số lượng
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
	Trong giai đoạn hiện nay, việc đổi mới dạy học là một việc làm rất cần thiết. Dạy như thế nào, học như thế nào để đạt được hiệu quả tốt nhất là điều mong muốn của tất cả thầy cô giáo chúng ta. Muốn thế phải đổi mới phương pháp, biện pháp tổ chức dạy và học. Người giáo viên phải tổ chức một cách linh hoạt các hoạt động của học sinh từ khâu đầu tiên cho đến khâu kết thúc giờ học; từ cách ổn định lớp, kiểm tra bài cũ đến cách học bài mới, củng cố, dặn dò. Những hoạt động đó sẽ giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách tự giác, chủ động, tích cực, sáng tạo và ngày càng yêu thích, say mê môn học. Tuy nhiên, ở mỗi môn học lại có những phương pháp giảng dạy khác nhau để làm sao phù hợp với đặc trưng bộ môn. Trong khuôn khổ bài viết này, tôi muốn đưa ra một vấn đề nhỏ: "Một số biện pháp sử dụng câu hỏi trong sách giáo khoa để nâng cao hiệu quả giờ học Lịch sử 8 ở trường THCS Thị Trấn Thường Xuân". 
	Việc sử dụng các câu hỏi trong sách giáo khoa không phải là việc làm bình thường đơn giản. Trong quan niệm của cả người dạy và người học từ trước đến nay hầu như rất ít chú ý đến việc khai thác các câu hỏi trong sách giáo khoa. Trong tiết dạy, giáo viên chỉ chú ý đến trình tự kiến thức sách giáo khoa, và hướng dẫn soạn bài kiến thức ở sách giáo viên để sao cho truyền tải hết được dung lượng kiến thức mà sách giáo khoa đưa ra. Từ đó, câu hỏi cũng tuỳ thuộc vào ý thức chủ quan bài soạn của giáo viên. Như vậy, các câu hỏi trong sách giáo khoa mà các nhà biên soạn sách giáo khoa nêu ra thì cả người dạy và người học ít chú ý và không xác định được tầm quan trọng của nó.
	Cho nên, nếu chúng ta khai thác tốt được việc sử dụng các câu hỏi trong sách giáo khoa sẽ giúp học sinh tiếp thu lĩnh hội kiến thức của bài học, hình thành kỹ năng, kỹ xảo và bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, hình thành nhân cách cho các em. Ngoài ra, cũng sẽ giảm bớt được số lượng học sinh yếu kém trong nhà trường và phát huy hết năng lực của các em khá giỏi nắm chắc được kiến thức bài học và hiểu sâu hơn các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử...
1.2. Mục đích nghiên cứu
	Qua đề tài này, tôi mong muốn sẽ góp phần vào việc giúp giáo viên tiến hành một giờ dạy học hiệu quả tốt hơn, học sinh tích cực chủ động trong việc tiếp thu lĩnh hội kiến thức của bài học. Là cơ sở đưa tới kết quả cao trong dạy học bộ môn Lịch sử trong việc đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
	Học sinh khối 8 Trường THCS Thị Trấn Thường Xuân, Thanh Hoá.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
	Với đề tài này, tôi sử dụng các phương pháp: phương pháp nghiên cứu cơ sở của vấn đề; phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin; phương pháp thống kê xử lý số liệu. 
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
	Trong việc dạy học Lịch sử ở trường, mục đích của việc dạy học là người giáo viên không chỉ giúp học sinh hình dung được kết quả của quá khứ, biết và ghi nhớ các sự kiện, hiện tượng của lịch sử mà quan trọng hơn là hiểu được lịch sử, tức là phải nắm được bản chất của sự kiện. Thông thường các giáo viên sử dụng các thao tác chủ yếu như là so sánh, phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễn dịch... Để thực hiện được những thao tác như vậy có thể dùng nhiều cách, nhiều phương tiện khác nhau song việc hỏi và trả lời phù hợp với trình độ yêu cầu của học sinh sẽ đưa lại kết quả tốt. Hỏi và trả lời chính là đặt tình huống có vấn đề rồi tìm cách giải quyết vấn đề. Hỏi và trả lời không phải là sự đánh đố mà là giúp nhau hiểu sâu sắc nội dung lịch sử hơn, việc hỏi và trả lời câu hỏi có ý nghĩa giáo dục và phát triển hơn. Vì vậy, việc đặt câu hỏi có vai trò rất quan trọng trong giờ học lịch sử nói riêng và các môn học khác nó phát huy được tính tích cực của học sinh.
	Song, các câu hỏi trong sách giáo khoa thì người dạy và người học rất ít chú ý và không xác định được tầm quan trọng của nó. Nên thực tế cho thấy sau khi dạy xong một tiết bài lịch sử, nếu ai đó dùng câu hỏi ngay trong sách giáo khoa bài vừa học xong để kiểm tra học sinh thì hầu hết học sinh không trả lời được, mặc dù kiến thức bài đó được giáo viên cung cấp rất kỹ, rất nhiều. Như vậy, việc sử dụng hệ thống câu hỏi sách giáo khoa trong tiết bài lịch sử là một yêu cầu quan trọng và nghiêm túc trong giờ dạy môn Lịch sử ở trung học cơ sở nói chung và lớp 8 nói riêng. 
	Ở trường THCS Thị Trấn Thường Xuân, bên cạnh đa số học sinh có ý thức trong chuẩn bị bài và học bài thì vẫn còn số học sinh chưa tập trung, chưa có sự say mê môn học Lịch sử, cho nên việc ghi nhớ các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử... còn yếu. Bởi vậy, bản thân các em nên có một phương pháp học nào để chiếm lĩnh kiến thức từ bài giảng của giáo viên. Mặt khác, giáo viên giảng dạy bộ môn Lịch sử ở trường một phần nào đó chưa đưa ra hệ thống câu hỏi và sử dụng câu hỏi đó như thế nào cho phù hợp, cho nên chất lượng kiểm tra một số em ở một số lớp còn thấp và tỉ lệ yếu kém còn nhiều. Nhằm giảm bớt số lượng học sinh yếu kém và nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường, tôi xin đưa ra một số biện pháp học tập tích cực mà cụ thể là: "Một số biện pháp sử dụng câu hỏi trong sách giáo khoa để nâng cao hiệu quả giờ học Lịch sử 8 ở trường THCS Thị Trấn Thường Xuân". 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Về phía giáo viên
	Trong giai đoạn hiện nay, đại đa số giáo viên đều cố gắng thay đổi phương pháp giảng dạy của mình theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. Trong quá trình dạy đã kết hợp nhuần nhuyễn các đồ dùng dạy học, khai thác một cách triệt để các đồ dùng và phương tiện dạy học như tranh ảnh, bản đồ, phim video... việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử đã trở nên thường xuyên, đưa lại kết quả tích cực trong giảng dạy bộ môn, học sinh yêu thích môn học hơn. Tuy nhiên, vẫn còn một số ít giáo viên chưa thực sự thay đổi hoàn toàn phương pháp dạy học cho phù hợp với từng tiết dạy. Sau khi kiểm tra bài cũ, giáo viên vào bài luôn mà không giới thiệu bài qua việc nêu câu hỏi nhận thức, điều này làm giảm bớt sự tập trung, chú ý bài học của học sinh ngay từ hoạt động đầu tiên. Một số tiết học giáo viên chỉ nêu vài ba câu hỏi và huy động một số học sinh khá, giỏi trả lời, chưa có câu hỏi dành cho đối tượng học sinh yếu, kém. Cho nên đối tượng học sinh yếu kém ít được chú ý và không được tham gia hoạt động, điều này làm cho các em thêm tự ti về năng lực của mình và các em cảm thấy chán nản môn học của mình. 
2.2.2. Về phía học sinh
	Học sinh đa số chú ý nghe giảng, tập trung suy nghĩ trả lời các câu hỏi mà giáo viên đặt ra, song chất lượng chưa cao. Học sinh thường trả lời câu hỏi giáo viên đặt ra thông qua việc nhìn sách giáo khoa và nhắc lại, chưa có sự độc lập tư duy. Học sinh chỉ trả lời được những câu hỏi dễ, đơn giản, còn những câu tổng hợp, phân tích, giải thích... thì học sinh đang còn lúng túng khi trả lời hoặc trả lời còn mang tính chất chung chung và nhiều em đang còn lười học, chưa có sự say mê môn học, cho nên việc ghi nhớ các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử... còn yếu. 
Thực tế khảo sát chất lượng học sinh trong năm học 2013 – 2014 như sau:
Lớp
Tổng số
HS
Số HS hiểu bài
Số HS hiểu bài sâu sắc
SL
%
SL
%
8A
32
19
59
13
41
8B
30
18
60
12
40
8C
31
21
68
10
32
Như vậy, việc phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập là vô cùng cần thiết, đặc biệt là trong dạy và học lịch sử. Để làm được việc đó, giáo viên phải tạo cho học sinh có hứng thú, say sưa yêu thích môn học.
2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
	Trước hết, chúng ta thấy rằng các câu hỏi ở trong sách giáo khoa Lịch sử 8 có một vị trí, vai trò hết sức quan trọng đối với cả người dạy và người học, điều đó được thể hiện cụ thể như sau:
	* Sách giáo khoa Lịch sử 8 gồm 31 bài học, được cấu trúc chia làm hai phần:
	+ Phần I: Lịch sử thế giới với Lịch sử thế giới cận đại (từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917): Có 23 bài ( từ bài 1 đến bài 23). 
	+ Phần II: Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918: Có 8 bài (từ bài 24 đến bài 31).
	* Sách gồm: 235 câu hỏi/ 31 bài ( không tính câu hỏi thuộc phần cắt giảm và đọc thêm).
	Trong đó có:
	- 146 câu hỏi xen kẽ nội dung bài học. 
	- 74 câu hỏi cuối bài.
	- 15 câu hỏi gắn với kênh hình.
	Ngoài ra sách còn sử dụng:
	- 14 lược đồ.
	- 45 hình ảnh minh hoạ.
	- 23 bức chân dung các vị lãnh tụ, các nhà khoa học.
 (Không tính những hình ảnh, lược đồ, chân dung thuộc phần cắt giảm và đọc thêm).
	Sách còn trích dẫn nhiều đoạn sử liệu, câu danh ngôn nổi tiếng giúp cho học sinh tiếp xúc với nguồn sử liệu tốt nhất. 
	 Các câu hỏi trong sách giáo khoa, ngoài vị trí vô cùng quan trọng, còn có tác dụng rất lớn, đó là: các câu hỏi này không chỉ giúp giáo viên lựa chọn kiến thức cơ bản, mà còn giúp giáo viên lựa chọn phương pháp giảng dạy thích hợp. Câu hỏi phải có sự chuẩn bị từ khi soạn giáo án, phải có dự kiến nêu ra lúc nào ? Học sinh sẽ trả lời như thế nào? Đáp án ra sao? Từng mục sẽ sử dụng cách truyền đạt nào là dễ hiểu nhất? ... Những câu hỏi đặt ra bắt buộc học sinh phải suy nghĩ, phải kích thích được lòng ham hiểu biết, trí thông minh, sức sáng tạo của học sinh; cũng như những phương pháp đưa ra phải phù hợp với học sinh. Việc làm này giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách rõ ràng, không còn trừu tượng. Từ đó, học sinh sẽ hào hứng hơn trong giờ học, tránh giờ học trở nên khô khan, mờ nhạt. 
	Vậy làm cách nào để sử dụng những câu hỏi này có hiệu quả nhất, tôi xin đưa ra một số biện pháp cụ thể:
2.3.1. Sử dụng câu hỏi SGK để kiểm tra bài cũ
	Vấn đề này được tiến hành vào phần đầu kiểm tra miệng đầu giờ.
	Ví dụ: Khi kiểm tra bài cũ của Bài 11. Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX (trang 63).
	Giáo viên có thể sử dụng hai câu hỏi trong sách giáo khoa là có thể củng cố được cho học sinh nội dung kiến thức của toàn bài 11. Nội dung câu hỏi như sau:
	- Vì sao khu vực Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây ?
	- Hãy trình bày những nét lớn về phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX ?
2.3.2. Sử dụng câu hỏi SGK làm câu hỏi nêu vấn đề ở đầu giờ học
	Khi giáo viên đặt câu hỏi nêu vấn đề ở đầu giờ học thì sẽ có tác dụng rất lớn: đó là thu hút sự chú ý của học sinh, huy động được các khả năng nhận thức của học sinh vào việc tiếp thu bài mới. Tuy nhiên, phải lựa chọn từng bài sao cho phù hợp với yêu cầu đặt ra của bài học. Do đó, chỉ những bài lịch sử nào có câu hỏi bao hàm kiến thức cơ bản của toàn bài hay phần lớn kiến thức cơ bản thì các câu hỏi đó mới làm câu hỏi nêu vấn đề ở đầu giờ học.
	Ví dụ 1: Khi giảng Bài 12. Nhật Bản giữa thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX (trang 16)
	Yêu cầu của bài là học sinh phải nắm được: Vì sao vào cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, trong khi hầu hết các nước ở châu Á trở thành thuộc địa và phụ thuộc các nước tư bản phương Tây thì Nhật Bản vẫn giữ được độc lập và còn phát triển kinh tế nhanh chóng, trở thành nước đế quốc chủ nghĩa và đi xâm lược các nước khác.
	Xuất phát từ yêu cầu của bài, giáo viên có thể đưa ra câu hỏi ở cuối bài - câu 2 phần câu hỏi và bài tập trang 69: " Những sự kiện nào chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Nhật Bản đã trở thành nước đế quốc ?".
	Ví dụ 2: Hay trước khi dạy mục 2, 3 - Bài 15. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và Cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917 - 1921) (trang 75)
	Để dẫn dắt học sinh bước vào mục 2, 3 thì giáo viên cũng có thể lấy câu hỏi cuối bài ở phần câu hỏi và bài tập trang 82: " Vì sao ở nước Nga năm 1917 lại có hai cuộc cách mạng ?". Như vậy, muốn giải thích được năm 1917 ở nước Nga lại có hai cuộc cách mạng thì buộc học sinh phải tập trung chú ý nghe giảng ngay từ đầu thì mới hiểu được.
	Ví dụ 3: Khi giảng mục II. Nước Mĩ trong những năm 1929 - 1939 của Bài 18. Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918- 1939) (trang 94)
	Với mục này yêu cầu học sinh nắm được: Đây là thời kì nền kinh tế thế giới đang gặp khủng hoảng trầm trọng, Mĩ cũng chịu sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng đó. Nhưng bằng Chính sách mới của Tổng thống Ph. Ru-dơ-ven đã cứu nguy cho nước Mĩ không lâm vào khủng hoảng. Vậy để dẫn dắt học sinh đến được với Chính sách mới của Tổng thống Ph. Ru-dơ-ven thì giáo viên có thể sử dụng câu hỏi 2 phần câu hỏi và bài tập trang 95: " Vì sao nước Mĩ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929- 1933 ?".
	Với những câu hỏi như thế này đã thể hiện rõ nội dung chính mà học sinh cần nắm vững. Như vậy, giáo viên đã đặt trước các em một điều mới chưa biết, đòi hỏi học sinh phải chú ý theo dõi bài giảng để tìm kiếm lời giải đáp trên cơ sở tiếp thu tri thức mới.
2.3.3. Sử dụng câu hỏi SGK làm các câu hỏi gợi mở trong quá trình tiến hành giờ học
	Các câu hỏi trong sách giáo khoa, phần lớn là những câu hỏi rất cụ thể. Những câu hỏi như vậy sẽ giúp các em hiểu rõ từng phần, từng sự kiện. Đây là một điều hết sức thuận lợi giúp chúng ta có thể sử dụng các câu hỏi này làm câu hỏi gợi mở.
	Ví dụ 1: Khi dạy mục 3. Khởi nghĩa Hương Khê (1885- 1895) - Bài 26. Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX (trang 129)
	Để trả lời cho câu hỏi 2 trang 130: " Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương ?", giáo viên nên nói qua cuộc khởi nghĩa Ba Đình, khởi nghĩa Bãi Sậy (vì hai phần này là phần cắt giảm trong chương trình). Từ đó gợi mở cho học sinh những câu hỏi như:
	- Về lãnh đạo: ..............................................................
	- Thời gian tồn tại: .......................................................
	- Quy mô: ....................................................................
	- Đường lối tổ chức: ....................................................
	Ví dụ 2: Cũng câu hỏi ở bài này, câu 3 trang 130: " Em có nhận xét gì về phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX?" 
	Đây là một câu hỏi khó, để giúp học sinh trả lời nhanh và không mất nhiều thời gian, giáo viên có thể đặt ra một số câu hỏi mở như sau:
	- Kết quả của các phong trào?
	- Những người lãnh đạo các phong trào này là tầng lớp nào?
	- Lực lượng so sánh giữa ta và địch?
	- Ý nghĩa của các phong trào?
	Ví dụ 3: Khi dạy xong Bài 27. Khởi nghĩa Yên Thế (1884- 1913) (trang 131).
	Để trả lời câu hỏi trang 133: " Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời ?", giáo viên có thể gợi ý: So với các cuộc khởi nghĩa cùng thời là chỉ phong trào Cần vương, các em có thể so sánh trên các mặt như sau:
	- Mục tiêu đấu tranh: .................................................
	- Lực lượng: .............................................................
	- Địa bàn: .................................................................
	- Thời gian: ..............................................................
	Như vậy, để học sinh tự trả lời các câu hỏi lớn như trên thì quả là khó với học sinh và làm mất thời gian, nhưng khi có sự gợi ý của giáo viên thì việc giải quyết câu hỏi lại dễ dàng, gây được sự hứng thú cho học sinh khi học. Với dạng câu hỏi gợi mở này, thực sự có hiệu quả khi giải quyết những câu hỏi lớn theo kiểu: nhận xét, đánh giá xem, suy nghĩ gì, vì sao? ...
2.3.4. Sử dụng câu hỏi trong SGK dưới dạng có gắn với kênh hình
	Câu hỏi gắn với kênh hình: Đây là một dạng câu hỏi mới giúp học sinh nắm bắt kiến thức một cách trực tiếp không còn trừu tượng. Học sinh sẽ hào hứng hơn trong giờ học, và cũng tránh giờ học trở nên khô khan, mờ nhạt.
	Ví dụ 1: Hình 5. Tình cảnh nông dân Pháp trước cách mạng - Bài 2. Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII (trang 10).
	Với câu hỏi trong sách giáo khoa: Quan sát hình 5, hãy miêu tả tình cảnh người nông dân trong xã hội Pháp thời bấy giờ ?
	Bức tranh miêu tả: Một nông dân già, tay chống chiếc cuốc (tiêu biểu cho nền nông nghiệp lạc hậu), cõng trên lưng Quý tộc và Tăng lữ (chịu sự áp bức). Trong túi áo, túi quần của người nông dân có những tờ văn tự vay nợ, cầm ruộng đất. Các hình chim, thỏ nói lên đặc quyền của thế lực phong kiến (có quyền nuôi các loài vật này, nếu nhân dân bắt giết sẽ bị trừng phạt) và chuột (phá hoại mùa màng) -> Như vậy, qua bức tranh học sinh sẽ nhận biết được: người nông dân Pháp trên đầu đang bị hai tầng áp bức là Quý tộc và Tăng lữ, dưới chân là bọn cường hào, ác bá.
	Ví dụ 2: Hình 58. Áp phích năm 1921: " Chúng ta tuyên chiến với hậu quả của chiến tranh"- Bài 16. Liên Xô xây dựng Chủ nghĩa xã hội (trang 83). 
	Với câu hỏi trong sách giáo khoa: Bức áp phích nói lên điều gì ?
	Qua bức áp phích, học sinh sẽ nắm được tình hình nước Nga sau chiến tranh: Phía bên phải là ghi lại hình ảnh kiệt quệ của nước Nga sau chiến tranh với đói rét, bệnh tật, nhà máy công xưởng bị tàn phá, bạo loạn ở nhiều nơi... Phía bên trái là hình ảnh những người công nhân, nông dân, chiến sĩ tay búa, tay rìu quyết tâm tuyên chiến với hậu quả của chiến tranh, xây dựng lại đất nước.
	Ví dụ 3: Hình 65. Bãi đỗ ô tô ở Niu Oóc năm 1982; Hình 66. Công nhân xây dựng cao ốc ở Mĩ; Hình 67. N

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_bien_phap_su_dung_cau_hoi_trong_sach_giao_khoa_de_nan.doc