Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4 ở trường tiểu học

Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4 ở trường tiểu học

Đại hội Đảng lần thứ XII đã xác định: "Quán triệt sâu sắc và cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục và đào tạo trong hệ thống chính trị, ngành giáo dục và đào tạo và toàn xã hội, tạo sự đồng thuận cao coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu" (1).

 Mặt khác, sự công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và những thách thức của hội nhập quốc tế đòi hỏi chúng ta phải khẩn trương đổi mới giáo dục - đào tạo, trong đó có đổi mới chương trình dạy học bao gồm cả đổi mới về nội dung và phư¬ơng pháp dạy học. Thực hiện chủ trư¬ơng đúng đắn đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai đổi mới chư¬ơng trình dạy học và cấp học nói chung, chương trình Tiểu học nói riêng. Chính vì vậy, việc soạn thảo chư¬ơng trình Tiểu học mới góp phần chuẩn bị lớp ng¬ười phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nư¬ớc và hội nhập quốc tế đầu thế kỷ XXI là vô cùng cần thiết.

Nh¬ư chúng ta đã biết, môn Tiếng Việt ở Tiểu học là một trong những môn học giữ vị trí vô cùng quan trọng. Mục tiêu chính của môn Tiếng Việt ở Tiểu học nhằm: Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết ) giúp học sinh giao tiếp trong các môi tr¬¬ường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy học Tiếng Việt góp phần rèn luyện các thao tác của tư¬ duy .

 Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết về tự nhiên xã hội, về con ngư¬¬ời, về văn hoá, văn học Việt Nam và nước ngoài. Bồi dư¬¬ỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt góp phần hình thành nhân cách con ng¬¬ười Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

 

doc 29 trang thuychi01 10241
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4 ở trường tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTHANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỌ XUÂN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT VĂN MIÊU TẢ 
CHO HỌC SINH LỚP 4 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
Người thực hiện: Nguyễn Thị Lan
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường TH Phú Yên - Thọ Xuân
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Tiếng Việt
THANH HÓA NĂM 2018
MỤC LỤC 
TT
MỤC LỤC
Trang
1. Mở đầu
1
1.1. Lí do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
3
2.1. Cơ sở lí luận
3
2.2. Thực trạng 
4
2.3. Các giải pháp, biện pháp thực hiện dạy văn miêu tả nhằm rèn luyện kĩ năng viết bài văn cho học sinh lớp 4
5
Biện pháp 1: Rèn các kỹ năng chung cho HS khi viết văn miêu tả.
5
Biện pháp 2: Rèn tốt kĩ năng quan sát khi làm văn miêu tả cho học sinh
6
Biện pháp 3: Rèn cho học sinh biết lồng cảm xúc của người viết vào bài văn miêu tả:
9
Biện pháp 4: Rèn kỹ năng sử dụng các biện pháp nghệ thuật và tích lũy vốn từ ngữ thông qua các phân môn trong môn Tiếng Việt.
10
Biện pháp 5: Rèn kỹ năng tự kiểm tra đánh giá khả năng của mình và của bạn trong các tiết trả bài. 
15
2.4. Hiệu quả của kinh nghiệm dạy văn miêu tả ở lớp 4 nhằm rèn luyện kĩ năng viết bài văn cho học sinh
15
3. Kết luận và kiến nghị
16
3.1. Kết luận
16
3.2. Kiến nghị
1 8
1. MỞ ĐẦU
 	1.1. Lí do chọn đề tài
Đại hội Đảng lần thứ XII đã xác định: "Quán triệt sâu sắc và cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục và đào tạo trong hệ thống chính trị, ngành giáo dục và đào tạo và toàn xã hội, tạo sự đồng thuận cao coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu" (1).
 	Mặt khác, sự công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và những thách thức của hội nhập quốc tế đòi hỏi chúng ta phải khẩn trương đổi mới giáo dục - đào tạo, trong đó có đổi mới chương trình dạy học bao gồm cả đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học. Thực hiện chủ trương đúng đắn đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai đổi mới chương trình dạy học và cấp học nói chung, chương trình Tiểu học nói riêng. Chính vì vậy, việc soạn thảo chương trình Tiểu học mới góp phần chuẩn bị lớp người phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế đầu thế kỷ XXI là vô cùng cần thiết.
Như chúng ta đã biết, môn Tiếng Việt ở Tiểu học là một trong những môn học giữ vị trí vô cùng quan trọng. Mục tiêu chính của môn Tiếng Việt ở Tiểu học nhằm: Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết ) giúp học sinh giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy học Tiếng Việt góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy .
 	Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết về tự nhiên xã hội, về con người, về văn hoá, văn học Việt Nam và nước ngoài. Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
 	Môn Tiếng Việt dạy ở trường Tiểu học được chia thành nhiều phân môn như: Tập đọc, Tập viết, Chính tả, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Tập làm văn, mỗi phân môn đều có một mục đích và nhiệm vụ riêng của nó song đều có một điểm chung là hình thành và phát triển bốn kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết thông qua hoạt động giao tiếp cho học sinh. Riêng phân môn Tập làm văn có vị trí đặc biệt quan trọng trong dạy học Tiếng Việt. Đây là một phân môn mang tính chất thực hành tổng hợp. Việc dạy Tập làm văn ở bậc tiểu học có một vị trí rất quan trọng, nó góp phần rèn luyện cho học sinh năng lực sử dụng tiếng mẹ đẻ, tạo điều kiện cho các em giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày và học tập tốt các môn học khác. Nếu như các môn học và phân môn khác của môn Tiếng Việt cung cấp cho các em một hệ thống các kiến thức kỹ năng thì phân môn Tập làm văn tạo điều kiện cho các em thể hiện các kiến thức, rèn luyện các kỹ năng đó 
một cách linh hoạt thực tế và có hệ thống hơn. Chính những văn bản nói, viết các em có được từ phân môn Tập làm văn theo các nghi thức lời nói, thuyết trình ... đã thể hiện những hiểu biết thực tế, những kỹ năng sử dụng Tiếng Việt mà các em đã được học ở phân môn Tập làm văn các kiểu bài miêu tả được học nhiều nhất, nó giúp cho học sinh tái hiện lại cuộc sống con người, phong cảnh thiên nhiên hiện lên như một bức tranh nhiều mầu sắc. Nó giúp các em có tâm hồn văn học có tình yêu quê hương đất nước và cuộc sống con người.
1.2. Mục đích nghiên cứu
	Để chất lượng bài văn miêu tả của học sinh lớp 4 tốt hơn, giúp các em học sinh có hứng thú trong học tập, nâng cao chất lượng phân môn Tập làm văn nói riêng, môn Tiếng Việt nói chung và chất lượng giáo dục trong nhà trường luôn phát triển bền vững. Chính vì thế tôi đã nghiên cứu và viết đề tài: "Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4 ở Trường Tiểu học". 
1.3. Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp rèn kỹ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4 ở trường Tiểu học.
1.4. Phương pháp nghiên cứu: Trong Sáng kiến này tôi đã sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp điều tra khảo sát thực tế: Tôi đã điều tra khảo sát học sinh lớp 4B thông qua đề bài "Tả một đồ dùng học tập hoặc đồ chơi mà em yêu thích". Phương pháp thu thập thông tin qua các buổi dự giờ của đồng nghiệp trong trường. Phương pháp xây dựng cơ sở lí thuyết thông qua mối liên hệ mật thiết và bổ trợ cho nhau giữ các phân môn Tiếng Việt.
2. NỘI DUNG
 	2.1. Cơ sở lí luận
Chương trình Tiếng việt lớp 4 hiện hành được biên soạn theo các quan điểm dạy giao tiếp, quan điểm tích hợp, quan điểm tích cực hóa hoạt động của học sinh. Chính vì vậy kỹ năng sử dụng ngôn ngữ nói và viết của học sinh có phần tiến bộ hơn. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của chương trình là đổi mới phương pháp dạy học chuyển từ phương pháp truyền thụ kiến thức sang phương pháp tích cực hóa hoạt động của học sinh, trong tiết học học sinh tự quan sát, suy nghĩ, rồi rút ra kiến thức mới. Sách giáo khoa tiếng việt lớp 4 không trình bày kiến thức bằng những kết quả cho sẵn mà xây dựng hệ thống câu hỏi bài tập yêu cầu học sinh hoạt động nhằm chiếm lĩnh kiến thức và phát triển kỹ năng nhận thức của học sinh. 
Trong phân môn Tập làm văn lớp 4, các em được học về văn miêu tả theo trình tự các dạng bài sau:
- Cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vât ở tuần 14 (SGK Tiếng Việt 4 - tập 1, trang 143)(1) giúp học sinh có khái niệm về văn miêu tả nói chung. Tạo điều kiện thuận lîi cho các em học các kiểu bài: 
- Miêu tả đồ vật, miêu tả cây cối (SGK Tiếng Việt 4 - tập 2, trang 30).(2)
- Miêu tả con vật (SGK Tiếng Việt 4 - tập 2, trang 112). 
- Lên lớp 5 học tiếp về tả cảnh, tả người. 
- Ở mỗi kiểu bài, các em được thực hành, rèn luyện các kĩ năng cơ bản: quan sát đối tượng miêu tả, dựng đoạn và viết bài văn miêu tả. Ở lớp 4 các em đã được học một cách tương đối có hệ thống về kĩ năng xây dựng văn bản hoàn chỉnh (Gồm 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài).
Thực tiễn trong quá trình dạy Tập làm văn lớp 4 tôi thấy nếu học sinh chưa nắm vững kiến thức về kiểu bài, chưa hiểu rõ bản chất nội dung của đề bài nó nằm trong thể loại gì thì trong suốt quá trình diễn đạt của mình dễ bị rơi vào xu hướng lạc đề, hoặc xa đề. Học sinh chưa biết cách sắp xếp ý, liên kết câu, chưa nắm vững được bố cục bài viết thì bài viết trở nên liệt kê và thiếu sinh động, rời rạc, không lôgíc. Trước những thực trạng trên, đối với học sinh Tiểu học thường có thể hoặc rất dễ mắc phải khi viết một bài văn. Rõ ràng vấn đề đặt ra với tôi là cần có một số biện pháp giúp học sinh thực hành viết tốt một bài Tập làm văn miêu tả. 
Trước hết cần phải hiểu rõ miêu tả là làm cho đối tượng mà ta đã từng nghe, từng thấy .. như được hiện ra trước mắt người nghe, người đọc. Từ việc nắm chắc thế nào là miêu tả, giáo viên cần giúp học sinh phân biệt được miêu tả trong văn chương và miêu tả trong khoa học. Ví dụ trong bài văn miêu tả con mèo, học sinh có viết: "Con mèo nhà em dài 30 cm, nặng khoảng 12 kg, chân nó dài khoảng 10 cm, lông nó màu vàng nhạt...." Giáo viên cần nói rõ cho học sinh biết đây chưa phải là cách miêu tả trong văn học. Miêu tả trong văn học không cần sự chính xác, tỉ mỉ đến như vậy. Giáo viên có thể đọc cho học sinh nghe một số đoạn văn miêu tả về con mèo để học sinh thấy được sự khác nhau đó.
2.2. Thực trạng
	Năm học 2017 - 2018, tôi được giao chủ nhiệm và giảng dạy lớp 4B có 29 học sinh. Số học sinh con gia đình làm nông nghiệp 28/29 em = 96,5%. Con hộ nghèo và cận nghèo: 4/29 học sinh = 13,8%
a. Thuận lợi: Qua các tiết giảng dạy và dự giờ các đồng chí giáo viên trong trường có sự chuẩn bị bài chu đáo trước khi lên lớp. Giáo viên dạy đảm bảo theo yêu cầu chuẩn kiến thức kĩ năng của phân môn Tập làm văn. Tổ chức và hướng dẫn tỉ mỉ đến từng đối tượng học sinh về cách mở bài, cách quan sát đối tượng miêu tả và kết bài của bài văn.
	Học sinh lớp 4 ở trường nói chung và lớp 4B nói riêng đều rất chăm ngoan, chú ý, nắm rõ cách mở bài, kết bài. Biết cách quan sát, miêu tả đối tượng. Sử dụng từ, câu, các hình ảnh so sánh, nhân hóa trong câu văn phù hợp. Biết sắp xếp ý, đoạn trong bài văn.
b. Khó khăn: 
Khi dạy và dự giờ của đồng nghiệp tôi thấy một số tồn tại và hạn chế sau:
Việc tiếp cận với việc đổi mới phương pháp dạy học đối với một số giáo viên còn hạn chế vì thực tế hiện nay chất lượng giáo viên tiểu học của ta chưa đồng đều.
Nhiều giáo viên thiếu kiến thức về Tiếng Việt. Chưa hiểu cách “mở, dẫn, dắt” học sinh trong học tập, chưa biết cách tạo tình huống, mà phụ thuộc hoàn toàn vào sách hướng dẫn, sách Giáo viên, sách bài soạn,....chưa chú ý đến đối tượng học sinh ở lớp mình dạy, ở địa bàn mình dạy mà phân chia thời gian cho hợp lý.
 	Trong một tiết học thời gian có 40 phút là tối đa mà kiến thức phải cung cấp quá nhiều nên giáo viên chỉ hay quan tâm đến đối tượng học sinh học tốt, để tiết dạy thành công từ đó dẫn đến kết quả học tập môn Tập làm văn chưa cao.
 	Qua dự giờ tôi thấy một số giáo viên dạy còn áp đặt, mới chỉ hướng dẫn học sinh theo yêu cầu của sách mà chưa chú ý đến việc thâm nhập và khám phá cái hay, cái đẹp của bài văn.
 	Đa số giáo viên chỉ chú ý đến học ở lớp mà chưa chú ý đến việc luyện tập ở nhà, chưa hướng cho các em tham khảo thêm sách, báo...Nhiều học sinh có phát hiện rất đặc biệt về đối tượng miêu tả nhưng các em không biết diễn đạt như thế nào nên bài làm của các em không có sự liên kết giữa các ý, không diễn tả được những cái hay, cái đẹp của những cảm nhận, phát hiện đó. Nhiều học sinh khi làm bài do vốn sống có hạn nên dïng từ thiếu chÝnh xác vì thế không diễn đạt được ý muốn nói.
	Các em chưa biết quan sát, chưa biết tìm ý nên khi sắp xếp các ý còn lộn xộn, không theo một thứ tự miêu tả nào.
	Ví dụ về đoạn văn tả cây cối: “Cây toả bóng xum xuê bốn phía. Rễ bàng như con rắn bò ra xung quanh. Quả bàng khi chín có màu vàng. Thân cây xù xì, to mình em ôm không xuể. Mùa hè, lá bàng xoè ra che mát cho chúng em...” Hay tả cái cặp: “Cái cặp có dạng hình chữ nhật. Có ba ngăn. Bề mặt nhẵn bóng, in hình hai chú thỏ đang tung tăng cắp sách đến trường” Hầu hết các em chưa có cách quan sát toàn diện, chưa quan sát tỉ mỉ theo một trình tự hợp lí, chưa quan sát bằng nhiều giác quan, hay chưa phát hiện những đặc điểm riêng để phân biệt đối tượng này với đối tượng khác cùng lo¹i. Các em chỉ biết quan sát cụ thể đối tượng miêu tả theo cách nghĩ của các em. Khi tả một đồ vật, một cái cây mà không có sự đồng cảm giữa cảnh, vật .và người tả thì bài văn đó sẽ khô khan. Nhiều em có cách quan sát, có ý so sánh hay nhưng khi đọc bài văn lại không thấy có tình cảm của người tả đối với đối tượng được tả trong bài.
	Ví dụ về đoạn văn tả con mèo: 
“Chú có bộ lông trắng muốt. Chú to gần bằng cái phích, chú nặng hai cân rưỡi. Đầu chú to như quả táo tàu. Đôi mắt chú tròn, long lanh như hai hòn bi ve. Hai tai chú dựng đứng lên. Cái mũi của chú màu hồng, ươn ướt. Bốn chân chú có vuốt sắc”
	 Tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng tại lớp 4B, trong năm học 2017 - 2018, kết quả đạt được như sau: 
Đề bài: Tả một đồ dùng học tập hoặc đồ chơi mà em yêu thích.
Bảng 1: Khảo sát chất lượng làm bài văn miêu tả học sinh lớp 4B 
đầu năm học 2017 - 2018
Năm học
Tổng số học sinh
Kết quả đạt được
Điểm 9 - 10
Điểm 7 - 8
Điểm 5 - 6
Điểm dưới 5
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2017- 2018
29
4
13.8%
6
20.7%
14
48.3%
5
17.2%
2.3. Các giải pháp, biện pháp thực hiện dạy văn miêu tả nhằm rèn luyện kĩ năng viết bài văn cho học sinh lớp 4.
Biện pháp 1. Rèn các kỹ năng chung cho HS khi viết văn miêu tả.
- Tìm hiểu đề bài:
	Khi học văn miêu tả cần tìm hiểu yêu cầu của đề. Đề thường cho biết rõ đối tượng cần miêu tả (tả đồ, vật con vật hay cây cối) trong phạm vi cụ thể. Khi ra đề, giáo viên cần nắm rõ mục đích và phạm vi của đề tài, không nên nói chung chung. Ví dụ: Giáo viên không thể ra đề "Tả một đồ vật" mà phải nói rõ đó là đồ vật gì.
	Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề, giáo viên cần yêu cầu các em gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng của đề bài, các em cần xác định rõ mình sẽ tả cái gì, tả như thế nào?...
	- Quan sát, tìm ý, chọn ý:
	Cần nhấn mạnh với học sinh, khi quan sát ta không chỉ quan sát bằng mắt mà cần phải cảm nhận cả bằng các giác quan khác (xúc giác, thính giác vị giác...) và còn cả bằng tâm hồn, không phải chỉ là cảm giác đơn thuần mà còn phải gắn liền với suy nghĩ, cảm xúc của người viết... Chính vì vậy, khi quan sát, chúng ta cần biết tìm ý và lựa chọn ý phù hợp, tránh viết tràn lan vào bài văn.
	Ví dụ 1: Khi đề bài yêu cầu: Tả một cây hoa mà em yêu thích hoặc có nhiều kỉ niệm gắn bó với em", giáo viên cần giúp các em định hướng miêu tả, không phải cứ thấy gì là tả đấy mà cần phải có sự suy nghĩ, chọn lọc ý: đó là cây hoa gì, dịp nào em có nó, cây có những điểm gì làm em cảm thấy thích (hoặc gắn với kỉ niệm nào mà em không thể quên được?.....) Làm được điều đó, các em sẽ có những phát hiện mới mẻ, riêng biệt về cây mà mình định tả.
	- Sắp xếp ý:
	Khi sắp xếp ý, các em cần chú ý:
	Sắp xếp theo trình tự thời gian: Cái gì xảy ra trước thì tả trước, cái gì xảy ra sau thì tả sau.
	Sắp xếp theo trình tự không gian: Tả từ xa đến gần, từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới hoặc từ dưới lên trên, tả từng bộ phận...
	Đây chính là bước các em sẽ lựa chọn để xây dựng vào dàn ý.
Biện pháp 2: Rèn tốt kĩ năng quan sát khi làm văn miêu tả cho học sinh
	Bước đầu tiên để làm văn miêu tả tôi đã hướng dẫn cho học sinh cách quan sát. Trong văn miêu tả, quan sát có một vai trò rất quan trọng. Khi quan sát không chỉ sử dụng mắt nhìn mà còn phải dùng tất cả các giác quan: xúc giác, thính giác, vị giác,... Nếu không có quan sát thì vốn hiểu biết và trí tưởng tượng của học sinh rất khó phát triển. Văn miêu tả gắn chặt với tâm hồn, cũng như với óc quan sát tinh tế của con người. Chính những kết quả quan sát đã đem lại cho học sinh những cảm nhận về sự vật hiện tượng cần miêu tả. Chẳng hÆn, nếu học sinh chưa từng nhìn thấy cây chuối thì học sinh sẽ không thể miêu tả về cây và cũng không có ấn tượng hay nhận thức gì về cây chuối.
	Khi dạy học sinh quan sát, tôi đã nhấn mạnh rằng bất kì sự tưởng tượng dù phong phú đến đâu cũng đều bắt nguồn từ thực tế, gắn với đời sống thực tế. Và muốn có sự hiểu biết thực tế thì cần phải quan sát. Những câu văn, bài văn miêu tả hay, có hồn và sinh động là những câu văn, bài văn của người biết quan sát, có tài quan sát và chịu khó quan sát. Chỉ cần chúng ta chịu khó quan sát, chúng ta sẽ có thể thấy được rất nhiều điều trong cuộc sống mà các em chưa bao giờ thấy hoặc chưa bao giờ để ý thấy. Mỗi một nhà văn muốn viết được những bài văn miêu tả hay cần phải có sự quan sát trải nghiệm thực tế thì mới có thể viết được lên những câu văn hay, sinh động mà mỗi khi đọc, người đọc dường như tưởng tượng ra được cả sự vật đó. Từ những hiểu biết về quan sát như vậy, khi dạy học sinh về văn miêu tả, giáo viên cần dạy các em cách quan sát.
a. Quan sát: 
Tôi đã hướng dẫn các em các bước quan sát: 
	Bước 1: Quan sát bên ngoài: Cho học sinh dùng các giác quan như: thị giác, thính giác, xúc giác.... mà cảm nhận và phát hiện ra xem sự vật đó có hình dáng, đường nét, màu sắc,... như thế nào? Rồi phải xác định vị trí người quan sát, trình tự quan sát như từ xa đến gần hay từ ngoài vào trong. Giáo viên cần hướng cho các em làm quen và sử dụng tốt các từ ngữ có tính chất "công cụ" trong hoạt động quan sát: hình vẻ, dáng điệu...
	Bước 2: Quan sát bên trong là quan sát chi tiết bên trong của sự vật, nắm được đặc điểm các chi tiết bên trong.
Vĩ dụ 2: Tả cái cặp mới muaHọc sinh phải mở xem cặp thường có bao nhiêu ngăn, các ngăn dùng để làm gì?
Tôi hỏi: Bên trong của cái cặp mới này có mấy ngăn? (Có 2 đến 3 ngăn) Các ngăn có màu sắc hình dáng như thế nào? (Hình chữ nhật, có màu đen hoặc màu xanh). Tác dụng của mỗi ngăn để làm gì (để đựng sách vở và đồ dùng học tập?
Sau đó để giúp các em viết hay hơn, tôi thường đặt các câu hỏi gợi ý.
Trong các ngăn đựng đồ, em thích nhất ngăn nào? Có HS nói là ngăn đựng sách, vở riêng, ngăn đựng bút nhỏ có khóa kéo. Có em nói là em thích nhất ngăn đựng bút vì nó vừa gọn và đáng yêu. 
Tôi cho HS nêu một vài câu miêu tả để học sinh khác nhận xét rút kinh nghiệm ngay trong tiết học chính.
Bước 3: Miêu tả đồ vật với các biện pháp so sánh và nhân hóa qua cách liên tưởng sự vật một cách hợp lý:
Để thực hiện bước này, tôi đã
- Rèn cho học sinh cách liên tưởng sự vật miêu tả với cách tưởng tượng hợp lý của mình giúp học sinh có câu văn miêu tả hình ảnh sinh động, đậm nét hơn:
	Ví dụ 3: Khi hướng dẫn học sinh quan sát cây bàng, giáo viên có thể đặt ra hệ thống câu hỏi giúp học sinh liên tưởng và so sánh:
	Khi nhìn từ xa trông cây như thế nào? Cây cao thế nào? Dáng cây ra sao?
	Rễ cây trên mặt đất trông như thế nào? Nhìn rễ cây em có liên tưởng đến hình ảnh gì? Màu sắc của lá thay đổi theo mùa ra sao?.....
	Với hệ thống câu hỏi như trên, học sinh không những viết ra những điều mình quan sát được mà còn có thể viết ra những câu văn giàu hình ảnh.
	Ngoài ra, tôi cho học sinh đọc những đoạn văn, đoạn thơ có nhiều hình ảnh so sánh và liên tưởng hay.
Ví dụ 4: đoạn văn tả về quả cam: Trông những quả cam mới thích mắt làm sao! Mới ngày nào quả còn nhỏ xíu như viên bi, da dày và xanh lét. Vậy mà giờ đây, nhờ được uống sương mai và tắm trong nắng sớm bình minh cùng nguồn dinh dưỡng mát lành từ đất mẹ mà chúng như được thay áo mới. Trong những tán lá xanh mướt mỡ màng còn thấm đẫm sương đêm, lấp ló những trái cam vàng óng, với lớp da mỏng căng mượt. Mỗi lần cô gió ngang qua trêu đùa, các chú cam tinh nghịch lại cười rúc rích và khẽ đung đưa thân hình tròn lẳn của mình làm xôn xao cả vườn cam. Không chỉ đẹp mà các chú cam còn rất thơm mát nữa đấy các bạn ạ! Khi cam chín, bổ cam ra, bạn sẽ thấy những tép cam vàng óng, ngọt lành. Hương cam thơm mát như mật ong lan tỏa khắp căn phòng.
Như vậy. sự tưởng tưởng hợp lý là cách chọn từ hợp với ngữ cảnh nắng buổi sáng được dùng với ánh bình minh
- Rèn cho học sinh khi viết văn miêu tả phải biết cách sử dụng các hình ảnh so sánh, nhân hóa. 
+ Tôi đã hướng dẫn các học sinh khi muốn làm cho sự vật gần gũi đáng yêu ta dùng biện pháp nhân hóa. 
Tức là làm cho hoạt động lay động trong gió, học sinh chọn từ biện pháp nhân hóa, như: "đung đưa", "vẫy vẫy", "giang tay múa"
 Hay gọi tên sự vật như tính cách và gọi tên sự vật theo mối quan hệ hàng ngày: Tôi, chú, cô, thím
+ Kết hợp rèn cách sử dụng biện pháp so sánh, tôi cho học sinh nhớ cách so sánh: Sự vật so sánh phải tương đồng về kích thước, màu sắc, cử chỉ và điều quan trọng là làm cho sự vật cần so sánh sẽ nổi bật hơn phù hợp với ngữ cảnh.
Dưới đây là một đoạn văn mà học sinh đã quan sát, miêu tả rất kĩ về cây đào. Trong đoạn văn này, em đã biết sử dụng những hình ảnh so sánh, nhân hóa rất sinh động và gợi cảm.
	Ví dụ 5: Nhìn từ xa, cây đào giống như một cây nấm khổng lồ. Thân cây cao quá người em một chút. Gốc cây màu hơi nâu, xù xì. Cây có nhiều cành khẳng khiu đan vào nhau chằng chịt. Những ngày đông giá, cây đào trút sạch lá, chỉ còn trơ trụi những cành là cành trông thật buồn tẻ và tội nghiệp. Khi tiết trời ấm áp thì đào bắt đầu cựa mình trỗ

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_bien_phap_ren_ki_nang_viet_van_mieu_ta_cho_hoc_sinh_l.doc